Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Bài tập học kỳ môn Tội phạm học (9 điểm) “Trường phái tội phạm học thực chứng và liên hệ khả năng ứng dụng lý thuyết của nó hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.43 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
Trang:

MỞ ĐẦU
Tội phạm học là khoa học liên ngành, thực nghiệm nghiên cứu
về tội phạm (hiện thực), nguyên nhân của tội phạm và kiểm sốt tội
phạm nhằm mục đích phòng ngừa tội phạm. Với lịch sử phát triển
hàng thế kỷ, tội phạm học thế giới đã cho ra đời rất nhiều các học
thuyết, trường phái khác nhau để giải thích về nguyên nhân của tội
phạm cùng các biện pháp phịng ngừa tương ứng. Trong đó, có bốn
nhóm chính là Trường phái tội phạm học cổ điển với cách tiếp cận
dựa trên nền tảng triết học thời kỳ khai sáng, Các thuyết sinh học với
cách tiếp cận dựa trên nền tảng của lý thuyết sinh học, các tuyết
tâm lí với cách tiếp cận dựa trên nền tảng lí thuyết tâm lí, các thuyết
xã hội học với cách tiếp cận dựa trên nền tảng xã hội học. Trong đó,
em ấn tượng nhất với trường phái tội phạm học thực chứng cùng
thuyết “tội phạm bẩm sinh” của Cesare Lombroso, vì vậy, em xin
chọn đi sâu vào nghiên cứu đề bài: “Trường phái tội phạm học thực
chứng và liên hệ khả năng ứng dụng lý thuyết của nó hồn cảnh cụ
thể của Việt Nam”, để làm đề tài nghiên cứu cho bài tập học kỳ của
mình.


NỘI DUNG
I. Khái quát trường phái tội phạm học thực chứng Italia
1. Hoàn cảnh ra đời
Thời gian: Từ 1880 đến năm 1930
Học giả tiêu biểu: Cesare Lombroso. Enrico Ferri, Raffaele
Garofalo, Buckman Goring…
Cesare Lombroso (1835 - 1909) được coi là nhà tiên phong của
tội phạm học thời kì cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, tư tưởng của ông


được coi là một trong những cơ sở của phong trào “thuyết sinh học
quyết định” đầu thế kỉ XX. Ông đã hợp nhất chủ nghĩa thực chứng
của August Comte và thuyết tiến hoá Charles Darwin và rất nhiều
nghiên cứu khác về mối quan hệ giữa tội phạm và cơ thể như các
công trình nghiên cứu cùa France Joseph Gall (1758 - 1828), Johann
Kaspar Lavater (1741- 1801), Chaler Caldwell (1772- 1853). Trong
tác phẩm “Người phạm tội” (Criminal Man), ông đã đưa ra thuật ngữ
nổi tiếng “người phạm tội bẩm sinh” (bom criminals) thông qua
“thuyết sinh học quyết định”. Từ đây, tội phạm học đã thực sự trở
thành ngành khoa học nghiên cứu về nguyên nhân cùa tội phạm.
Cesare Lombroso đã thay thế quan niệm của tội phạm học cổ điển
(cho rằng tự do ý chí, sự lựa chọn của cá nhân là nguyên nhân của
tội phạm) bằng quan điểm cho rằng nguồn gốc phát sinh tội phạm
bắt nguồn từ nguyên nhân liên quan đến đặc điểm của cơ thể. Ông
đã phát triển tội phạm học theo hướng mới, giải thích nguyên nhân
của tội phạm thơng qua những nghiên cứu khoa học và thí nghiệm,
từ đó tạo nên trường phái thứ hai trong tội phạm học trường phái tội
phạm học thực chứng hay còn gọi là trường phái Italia. 1
2. Nội dung
Trên cơ sở nghiên cứu xương và chân dung qua ảnh của những
người bị phạm tội khét tiếng đã bị hành hình, bị chết trong tù, những
tù nhân đang sống ở các nhà tù ở Italia cùng với sự so sánh những
1 Trường đại học luật Hà Nội, 2015, Giáo trình tội phạm học (Tái xuất bản lần thứ 3, có sửa đổi, bổ sung), Nhà
xuất bản Công an nhân dân, Tr 39

2


người dân bình thường, Cesare Lombroso đã có những kết luận nổi
tiếng làm nên tên tuổi của mình. Cesare Lombroso cho rằng, có thể

dựa vào hộp sọ, diện mạo khuân mặt và hình dáng con người có thể
đốn biết được một người có phải là tội phạm bẩm sinh hay không.
Đồng thời, ông cũng chỉ ra những đặc điểm cơ thể đặc trưng bẩm
sinh của những người được coi là tội phạm. Những người này khơng
có sự hồn thiện về sinh học so với các cơng dân bình thường, cịn về
mặt sinh lí học người phạm tội giống với động vật hơn là so với người
đương thời. Cụ thể là người phạm tội có đặt điểm giống với tổ tiên
lồi người hơn là cơng dân bình thường. Có thể nhận ra người phạm
tội trong những người không phạm tội bởi những dấu hiệu khác
thường của “bệnh lai giống” (atavism) – những đặc điểm nổi bật của
loài người ở giai đoạn phát triển thấp, trước khi họ hoàn toàn trở
thành người. Ông đã chỉ ra rằng, những người có 5 đặc điểm bẩm
sinh sau đây thì là người phạm tội bẩm sinh. Cụ thể:
- Miệng rộng và hàm răng khỏe, những đặc điểm của loài ăn thịt
sống, trán dốc, ngắn;
- Xương gị má nhơ cao, mũi bẹt;
- Tai hình dáng quai xách (dáng vểnh);
- Mũi diều hâu, môi to dày, mắt gian giảo, lông mày rậm;
- Không nhạy cảm với đau đớn, cánh tay dài hơn cẳng chân
giống như loài khỉ đi lại trên mặt đất.
Một cá nhân sinh ra mà đặc điểm cơ thể mơ tả như trên thì là
người phạm tội bẩm sinh. Cesare Lombroso cho rằng gần 90% người
phạm tội thực hiện hành vi phạm tội là do ảnh hưởng của lai giống. 2
3. Hạn chế
Những phát hiện của Cesare Lombroso trong tội phạm học có
nhiều điểm cho đến nay vẫn gây tranh luận và một số quan điểm bị
các nhà tội phạm học phê phán. Ngày nay, các nhà tội phạm học đã
chứng minh có nhiều trường hợp cá nhân tuy khơng có đặc điểm “lai
giống” nói trên nhưng vẫn là người phạm tội nguy hiểm. Kết luận của
Cesare Lombroso chỉ giải thích được phần nào nguyên nhân của tội

2 Trường đại học luật Hà Nội, 2015, Giáo trình tội phạm học (Tái xuất bản lần thứ 3, có sửa đổi, bổ sung), Nhà
xuất bản Cơng an nhân dân, Tr 40, 41

3


phạm. Hạn chế trong học thuyết của ông là ở chỗ ông nhấn mạnh tới
đặc điểm sinh học mà coi nhẹ vai trị của mơi trường sống cũng như
tác động của môi trường sống đối với cá nhân.3
4. Ý nghĩa
Mặc dù có những hạn chế nhất định, những nghiên cứu của ông
đã dẫn đến sự ra đời thuyết định mệnh sinh học làm thay đổi về bản
chất vấn đề mà các học giả đi trước đã kết luận. Ảnh hưởng tư tưởng
của ông là vô cùng to lớn không chỉ trong thời đại của ơng mà cịn
ảnh hưởng sang tận thế kỷ XX, XXI. Các nhà tội phạm học sau này
nhắc tới ơng với thái độ thành kính bởi sự đóng góp vơ cùng lớn lao
của ơng đối với tội phạm học. “Bất kể học giả nào thành công trong
việc định hướng cho rằng hàng trăm đồng nghiệp của mình đi tìm
kiếm sự thật và có những ý tưởng có sức sống hàng nửa thế kỷ đều
xứng đáng có một vị trí quan trọng trong lịch sử tư tưởng”. Thậm chí,
nhiều nhà tội phạm học cịn cho rằng những cơng trình nghiên cứu
của ơng đã đánh dấu mốc cho sự ra đời của tội phạm học hiện đại.
Ông thực sự xứng đáng với danh hiệu cha đẻ của tội phạm học. 4
II. Liên hệ thực tiễn khả năng ứng dụng lý thuyết của
trường phái tội phạm học thực chứng Italia qua một số vụ án
ở Việt Nam
1. Một số vụ án tiêu biểu gắn với những tên tội phạm có
dấu hiệu của tội phạm bẩm sinh ở Việt Nam
* Lê Văn Luyện
- Khi nhắc đến những tên tội phạm trong nước nổi tiếng nhất

chắc chắn không thể bỏ qua cái tên Lê Văn Luyện, hung thủ gây
ra vụ giết người cướp của tại tiệm vàng Ngọc Bích (Phương Sơn, Lục
Nam, Bắc Giang) ngày 24/08/2011. Lê Văn Luyện sinh tại Bắc Giang
năm 1993, là con trai của Lê Văn Miên và Trương Thị Thơm, tại Sơn
Đình 2 (xã Thanh Lâm, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang). Do đã cầm

3 Trường đại học luật Hà Nội, 2015, Giáo trình tội phạm học (Tái xuất bản lần thứ 3, có sửa đổi, bổ sung), Nhà
xuất bản Công an nhân dân, Tr 41
4 PGS.TS Dương Tuyết Miên, Tội phạm học đương đại (sách chuyên khảo), Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính,
Tr 65, 66

4


cố xe máy của người khác nhưng tiêu hết tiền, Luyện nảy sinh ý định
trộm cắp.
Sáng ngày 24/08/2011, Luyện đột nhập vào tiệm vàng Ngọc Bích
để trộm nhưng bị chủ nhà phát hiện ra, hắn đã ra tay dã man giết
hại 2 vợ chồng cùng con gái thứ 2 và chặt đứt tay con gái đầu của
chủ tiệm vàng.
Sau khi gây án hắn đập tủ kính lấy vàng, trang sức, sau đó gọi
người đến đón và bỏ trốn. Sau 6 ngày chạy trốn luyện bị lực lượng
biên phòng ở Thụy Hùng, Văn Lãng, Lạng Sơn bắt giữ. Khi gây án
Luyện mới 17 tuổi, 10 tháng 6 ngày nên chỉ bị tuyên án 18 năm tù.

Qua hai bức ảnh trên, ta dễ dàng có thể nhận thấy gương mặt
của Luyện bật lên là một tên tội phạm có hầu hết các dấu hiệu của
“tội phạm bẩm sinh” theo Cesare Lombroso như: Xương gị má nhơ
cao, tai hình dáng quai xách (dáng vểnh), mũi diều hâu, môi to dày,
mắt gian xảo, lông mày rậm,… Lê Văn Luyện hoàn toàn phù hợp với

những mô tả của nhà tội phạm học Cesare Lombroso về “tội phạm
bẩm sinh”.
* Nguyễn Hải Dương
Vụ thảm sát chấn động dư luận cả nước xảy ra vào rạng sáng
ngày 7/7/2015, nạn nhân của vụ thảm sát là 6 người trong gia đình
ơng Mỹ - chủ xưởng gỗ ngụ tại tổ 3, ấp 2, xã Minh Hưng, huyện Chơn
Thành, tỉnh Bình Phước. Sau q trình điều tra, cơ quan cơng an đã
xác định chủ mưu trong vụ án chính là Nguyễn Hải Dương, người yêu
cũ của Lê Thị Ánh Linh - con gái ông Mỹ cũng đồng phạm là Vũ Văn
Tiến.
5


Sau một thời gian yêu đương đến tháng 4/2015, nạn nhân Linh
nói lời chia tay với dương, nghi ngờ do gia đình ơng Mỹ ngăn cấm,
Dương đã ơm mối hạn lên kế hoạch trả thù. Rạng sáng ngày
7/7/2015 Dương rủ Tiến đột nhập vào nhà ông Mỹ để trộm cắp tài
sản, Tiến khống chế các nạn nhân để Dương trực tiếp dùng dao sát
hại 6 người trong nhà. Duy nhất có cháu Na - con gái út của ơng Mỹ
đang ngủ trong phịng thốt nạn. Nguyễn Hải Dương và Vũ Văn Tiến
đã phải nhận án phạt cao nhất là tử hình cho tội ác dã man mà
chúng đã gây ra. Nguyễn Hải Dương là một trong những tên tội
phạm trong nước nổi tiếng nhất với vụ án chấn động này.

Qua bức chân dung trên của Nguyễn Hải Dương được chụp tại
phiên toàn phúc thẩm, ta thấy được khá rõ phần nào dấu hiệu của
“tội phạm bẩm sinh” theo Cesare Lombroso hiện trên khuôn mặt của
hắn như sau: Mũi diều hâu, mơi to dày, mắt gian xảo, lơng mày rậm,
… Ngồi ra, theo quan niệm dân gian Việt Nam về tướng số học còn
cho rằng, mắt trắng (tức lòng trắng nhiều hơn lịng đen), mơi thâm là

dạng người vơ cùng gian ác. Qua đó, ta thấy Nguyễn Hải Dương có
đặc điểm của “tội phạm bẩm sinh”.
* Lê Thanh Đại
Ngày 22/12/2012, sau khi quan hệ tình dục, Đại được bạn gái là
Nguyễn Thanh Tâm (SN 1980) rủ về nhà tại địa chỉ số 5/14, phố Doãn
Khuê, tổ 14 phường Phúc Khánh, Thành phố Thái Bình ăn cơm cùng
gia đình. Sau khi ăn xong, Đại và Tâm lên phòng tại tầng 2. Tại đây,
6


Đại dùng khúc gỗ chân giường bất ngờ đập chết chị Tâm. Tiếng động
mạnh phát ra từ phòng con gái, bà Đoàn Thị Cún (mẹ chị Tâm) hốt
hoảng chạy vào thì bị Đại dùng khúc gỗ trên đập đến chết. Sau đó,
Đại xuống tầng 1, nơi ơng Tịa đang tiếp khách. Dù trời lạnh nhưng
Đại chỉ mặc quần đùi, áo may ô đi xuống, sau khi ông khách về, hắn
tiếp tục dùng chân tủ gỗ ra tay sát hại ông Tòa. Sau khi sát hại cả
nhà người yêu, Đại chốt cửa bên trong và ở trong nhà rồi về nhà trọ
ở khu vực Cầu Đen và mang theo số tài sản cướp được gồm 1 xe máy
Honda Wave, 1 máy tính xách tay và 2 điện thoại di động rồi bỏ trốn
về Hải Phòng.

Qua bức ảnh chân dung của Lê Thanh Đại, ta thấy hắn có những
đặc điểm phù hợp với mô tả của Cesare Lombroso về “tội phạm bẩm
sinh” như lông mày rậm, mắt gian giảo, mũi bẹt, tai hình quai xách,
trán dốc, mơi to dày, má bạnh, qua đó, dựa vào các mơ tả của
Cesare Lombroso ta có thể thấy rõ ràng, Lê Thanh Đại có dấu hiệu
của “tội phạm bẩm sinh”.
2. Một số trường hợp ngoại lệ
* Phạm Văn Phú
Vào tháng 1/2013, Phú tình cờ quen biết với chị Nguyễn Hiếu H

(SN 1993, ngụ quận 1). Thấy H dễ thương, Phú đem lịng u. Với vẻ
ngồi đẹp trai, hiền lành, anh ta nhanh chóng chinh phục trái tim cơ
gái. Đến tháng 3/2013, hai người chính thức u nhau. Giữa tháng
6/2013, H sang Đan Mạnh du lịch, đồng thời thăm lại bạn trai cũ

7


đang sinh sống ở đây. Đến ngày 18/7/2013, cô gái mới về Việt Nam.
Chiều cùng ngày, khi Phú đang đi làm thì H. nhắn tin cho biết mình
vừa về nước và có đến nhà trả cho mẹ Phú 10 triệu đồng vay trước
khi đi du lịch. Cơ nói thêm là đã trả lại những món q mà Phú tặng
vì muốn chấm dứt chuyện yêu đương. Nghe người yêu nói vậy, Phú
liền chạy xe tới nhà H. trên đường Hàm Nghi (Quận 1) để nói chuyện.
Trước khi đi, anh ta bỏ vào cốp xe 1 con dao Thái Lan với mục đích
nếu bạn gái vẫn giữ ý định chia tay thì sẽ đâm chết. Khoảng 19h
cùng ngày, khi gặp nhau, H cho biết thời gian tới mình đi nước ngồi
để học nên muốn chấm dứt chuyện yêu đương. Hai người xảy ra cãi
cọ rồi Phú hậm hực lên xe máy bỏ đi. Khi chạy đến cổng trường
Quách Thị Trang (quận 1), thanh niên này vịng xe lại gọi H ra nói
chuyện tiếp. Khi chị này đi ra thì có người bạn gọi điện đến. Thấy
người yêu nói chuyện vui vẻ với người khác, thờ ơ với mình cộng với
sự ấm ức vì bị chia tay vơ cớ, Phú liền bật cốp xe lấy dao ra đâm gần
chục nhát vào ngực H. khiến chị gục xuống đường. Chưa dừng lại ở
đó, hung thủ cịn nắm tóc nạn nhân kéo lên để đâm thêm một nhát
vào cổ. Lúc này, bảo vệ một công ty gần đó nhìn thấy sự việc nên
chạy lại can thiệp. Phú liền vứt dao bỏ trốn nhưng bị người dân đuổi
theo bắt giữ giao cho công an xử lý. Còn nạn nhân, do vết thương
quá nặng nên đã tử vong trên đường đi cấp cứu.


Qua chân dung của Phạm Văn Phú, ta không hề thấy rõ nét một
dấu hiệu nào của “tội phạm bẩm sinh” như theo mô tả của Cesare
8


Lombroso. Đây cũng là điểm hạn chế trong quan điểm về tội phạm
học của ông, ông đã quá coi trọng, đặc điểm sinh học mà coi nhẹ vai
trị của mơi trường sống cũng như tác động của môi trường sống đối
với cá nhân cũng như các nguyên nhân từ gia đình, giáo dục, hoặc
các tình huống cụ thể,… dẫn tới hình thành tội phạm. Được biết
Phạm Văn Phú (Ngụ quận 10, TP.HCM) là con đầu trong một gia đình
có 2 anh em, thiếu thốn tình cảm của cha do người này bỏ vợ từ khi
Phú cịn nhỏ. Một mình mẹ già sớm hôm bán bánh tét chiên nuôi anh
em Phú khơn lớn. Học hết lớp 8, thấy cảnh nhà khó khăn, anh ta bỏ
học đi làm phụ giúp mẹ. Nghỉ học văn hóa, Phú theo nghề sơn mài
rồi xin vào làm trong một tiệm tranh. Lương tháng được vài triệu
đồng nhưng do chi tiêu tiết kiệm, hàng tháng dư được ít tiền Phú đưa
cho mẹ. Cuộc sống yên bình tưởng cứ thế trôi qua, nhưng rồi bi kịch
ập đến khi Phú đem lòng yêu một người con gái nhỏ hơn mình 4 tuổi.
Từ đó có thể thấy, Phú là một người có hồn cảnh gia đình bất hạnh,
khơng có được đầy đủ sự giáo dục cả cả cha lẫn mẹ, không được học
hành đến nơi đến chốn, lại bị người yêu phản bội,… Những thành tố
tiêu cực đó góp phần quan trọng dẫn tới hành vi phạm tội của hắn
mà khơng cần phải có dấu hiệu của “tội phạm bẩm sinh”.
* Trần Vương Nhựt Tân
Theo án sơ thẩm, Trần Vương Nhựt Tân là tổ trưởng tổ bảo vệ
làm nhiệm vụ sắp xếp lịch trực, điều động quân số và báo cáo tình
hình an ninh cho một cơng ty có trụ sở tại huyện Bến Cát, tỉnh Bình
Dương.
Khoảng 2 giờ ngày 16/2/2012, Tân đến cơng ty kiểm tra tình hình

an ninh. Khi đi ngang phịng nữ thơng dịch viên L.T.V. (SN 1974, ngụ
quận 1-TPHCM) thì phát hiện chị V đang ngủ trong phịng nên dùng
hung khí cạy bung khóa.

9


Sau đó, Tân đến dùng tay bóp cổ đến khi chị V làm cho V bất
động rồi hiếp dâm nạn nhân. Sau

khi thỏa mãn, Tân còn giết

chết nạn nhân để bịt đầu mối.
Biết khó thốt, sáng hơm sau kẻ sát nhân đã ra đầu thú và khai
nhận toàn bộ hành vi phạm tội.

Cũng như Phạm Văn Phú, trên gương mặt của Trần Vương Nhựt
Tân hiện lên nét lương thiện, không có dấu hiệu “tội phạm bẩm sinh”
giống như mơ tả của Cesare Lombroso, thậm chí phóng viên của báo
điện tử Vietnamnet cho biết: “Khi biết tin hung thủ sát hại nữ nhân
viên thông dịch viên của Công ty Frama Group đã ra cơ quan điều
tra đầu thú, chúng tôi đã tức tốc đến ngay Cơ quan CSĐT Cơng an
tỉnh Bình Dương. Khi ấy, trong tâm trí tơi ln nghĩ hung thủ sẽ là kẻ
máu lạnh, mặt mày bặm trợn mới dám thực hiện hành vi dã man đến
thế. Bởi khi tơi xuống hiện trường thì phát hiện thi thể nạn nhân lõa
thể, không mảnh vải che thân rất đáng thương. Khi tơi vừa bước vào
phịng lấy lời khai thì bắt gặp gã đàn ơng nhìn tơi với ánh mắt e ngại.
Hắn có khn mặt khá điển trai, dáng người khỏe mạnh nhưng lại rất
rụt rè khiến tôi cứ ngỡ chàng trai này đang độ tuổi “ăn chưa no, lo
chưa tới”. Ai ngờ đó chính là Trần Vương Nhựt Tân, thủ phạm gây ra

vụ trọng án”.
Về hoàn cảnh của Tân, Tân sinh ra trong một gia đình nghèo ở tổ
5, khu phố Nguyễn Trãi, phường Lái Thiêu, thị xã Thuận An, Bình
Dương. Tính đến thời điểm bị bắt, hắn vừa bước sang tuổi 21. Thuở
10


nhỏ, hồn cảnh gia đình của Tân khó khăn, mẹ đi bán hàng rong ở
chợ Lái Thiêu, còn bố đi bốc xếp kiếm miếng cơm, manh áo. Ngày
ngày, thấy bố mẹ “một nắng, hai sương” tần tảo với bộ quần áo ướt
đẫm mồ hơi khiến hắn đắng lịng suy nghĩ. Cho nên, học đến lớp 3,
Tân quyết định nghỉ học để giúp đỡ cha mẹ kiếm sống nuôi hai đứa
em thơ. Trước khi xảy ra vụ án, Tân đã có mâu thuẫn với chị L.T.V thông dịch viên của Công ty Frama Group từ trước, Tân kể lại, “Chị
ấy chửi em là thằng thất học…”. Lúc ấy, Tân nghĩ thầm: “Tuy tao
không được cha mẹ cho học hành đến nơi, đến chốn nhưng đó là do
hồn cảnh gia đình khốn khó. Mà người có học thức rộng cũng chưa
chắc sẽ đối nhân, xử thế hơn người ít học”. Những ngày sau đó, hắn
gắng quên đi mọi hận thù nhưng nỗi ám ảnh về câu nói của chị V cứ
ám ảnh ngay cả trong những lúc làm việc.
Chiều 15/2/2012, Tân đi uống bia cùng với các “chiến hữu” nhằm
giải sầu, suy cho cùng uống cũng để trút bầu tâm sự. Khi đã ngà ngà
say cùng người bạn tại quán nhậu khu vực gần cầu Ông Bố (thị xã
Thuận An), Tân xin nghỉ trước để về kiểm tra tình hình trực gác tại
các chốt bảo vệ của Công ty Frama Group. Đêm hơm đó, cũng là
đêm hắn đã gây ra tội ác.
Mặc dù khơng có dấu hiệu “tội phạm bẩm sinh”, nhưng qua
những dữ kiện trên, ta thấy Tân sinh ra trong một gia đình có hồn
cảnh khó khăn, khơng được ăn học đến nơi đến trốn, cùng với việc bị
xúc phạm tới danh dự khiến hận thù trong hắn tăng lên, cộng thêm
việc uống bia say, máu liều tăng lên, là những nguyên nhân dẫn đến

hành vi phạm tội của hắn. Đó là những thành tố tiêu cực, từ mơi
trường gia đình cũng như giáo dục, mơi trường làm việc, hình thành
nên nhân cách lệch lạc, cộng thêm tình huống cụ thể, đó là việc bị
nạn nhân sỉ nhục, cộng với việc sử dụng rượu bia cũng khiến hắn khó
kiểm sốt bản thân hơn. Tất cả những yếu tố đó đã dẫn tới hành vi
phạm tội của hắn.

11


3. Đánh giá chung
Trường phái tội phạm học thực chứng, cùng với quan điểm “nguồn
gốc phát sinh tội phạm bắt nguồn từ nguyên nhân liên quan đến đặc
điểm của cơ thể” đã thay thế quan niệm của tội phạm học cổ điển
cho rằng “Tự do ý chí, sự lựa chọn của cá nhân là nguyên nhân của
tội phạm”, mở ra hướng nghiên cứu mới, giải thích nguyên nhân của
tội phạm thơng qua những nghiên cứu khoa học và thí nghiệm. Với
trường phái tội phạm học thực chứng và thuyết tội phạm bẩm sinh
của Cesare Lombroso, áp dụng vào thực tế ở Việt Nam, ta có thể
thấy khá nhiều điểm tương đồng và chính xác khi so sánh chân dung
những tên tội phạm này. Bên cạnh đó, vẫn cịn một số vụ án với
những tên tội phạm nguy hiểm nhưng không mang trong mình
những đặc điểm về “tội phạm bẩm sinh” như mơ tả của Cesare
Lombroso. Qua đó, ta có thể thấy, trường phái tội phạm học thực
chứng và thuyết “tội phạm bẩm sinh” của Cesare Lombroso chỉ có độ
chính xác tương đối. Để hình thành được một tội phạm, khơng chỉ
căn cứ vào đặc điểm sinh học của họ, mà cịn do tác động tiêu cực
của mơi trường xã hội, ảnh hưởng đến quá trình diễn biến tâm lý,
hình thành các tâm lý tiêu cực, cùng với những tình huống cụ thể,
gián tiếp hoặc trực tiếp dẫn đến hành vi phạm tội cũng như hình

thành tội phạm.

12


KẾT LUẬN
Từ khi ra đời và phát triển, tội phạm học đã đóng một vai trị vơ
cùng quan trọng trong cơng tác phịng ngừa tội phạm. Với tình hình
tội phạm ngày càng gia tăng và có nhiều diễn biến phức tạp ở Việt
Nam nói riêng và trên thế giới nói chung, thì vai trị của tội phạm học
lại trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Việc nghiên cứu các thuyết,
các trường phái ở các giai đoạn lịch sử khác nhau có ý nghĩa vơ cùng
quan trọng trong nghiên cứu tội phạm học, vì nó giúp đánh giá được
những thành tựu, những hạn chế của các học thuyết để tiếp tục
nghiên cứu hồn thiện việc giải thích về tội phạm cũng như xây dựng
các biện pháp phòng ngừa tội phạm sát hợp. Các học thuyết, trường
phái nghiên cứu về nguyên nhân của tội phạm tựu chung đều có
những mặt hợp lý và hạn chế riêng của nó, nhưng khơng thể phủ
nhận sự đóng góp của các học thuyết đó vào sự phát triển của tội
phạm học, nhiều học thuyết trong số đó vẫn cịn ngun giá trị ứng
dụng cho đến ngày nay, góp phần quan trọng trong cơng cuộc ngăn
ngừa tội phạm.

130


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường đại học luật Hà Nội, 2015, Giáo trình tội phạm học (Tái xuất
bản lần thứ 3, có sửa đổi, bổ sung), Nhà xuất bản Công an nhân dân
2. PGS.TS Dương Tuyết Miên, Tội phạm học đương đại (sách chuyên

khảo), Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính
3. Cảnh sát tồn cầu, Giết người, dâm ô với tử thi, rồi mơ... hướng
thiện, Báo điện tử Vietnamnet, Truy cập ngày 13/04/2017
/>4. Duy Kiên, Hung thủ giết – hiếp nữ thông dịch viên cao cấp tại Bình
Dương ra đầu thú, Báo điện tử Báo mới, Truy cập ngày 13/04/2017
/>5. Lê Phương, Top 4 những tên tội phạm trong nước nổi tiếng nhất,
Báo điện tử Đời sống & Pháp luật, Truy cập ngày 13/04/1017
/>6. Trí thức trẻ, Những gương mặt hotboy tàn ác, lĩnh án tử hình, Kênh
giải trí xã hội Kenh14.vn, Truy cập ngày 13/04/2017
/>7. Tất Thảo, Xét xử sát thủ máu lạnh thảm sát cả một gia đình ở Thái
Bình, Báo Lao động, Truy cập ngày 13/04/2017
/>


×