Tải bản đầy đủ (.ppt) (13 trang)

Tài liệu CHUYEN DE LOP 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.72 KB, 13 trang )


Phòng giáo dục và đào tạo hảI lăng
TRường tiểu học số 1 hảI chánh
Báo cáo lí thuyết chuyên đề
Môn : Tiếng Việt
Phân môn: Học vần
Lớp: 1 - Tổ: 1, 2,
Bài dạy: Bài 34: ui - ưi
Ngày báo cáo lý thuyết : 30 - 10 - 2008
Người báo cáo: lê thị thu hà
Ngày dạy: 30 - 10 - 2008
Người dạy: lê thị minh hồng

A. Mục tiêu.
I. Mục tiêu của môn học.
- Mục tiêu chung của môn Tiếng Việt ở tiểu học là:
- Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết
để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.
- Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt. HS
nghe nói một cách tự nhiên. Cung cấp cho học sinh hiểu biết về xã
hội, tự nhiên và con người.
- Giáo dục học sinh tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ
gìn sự trong sáng và giàu đẹp của Tiếng Việt.
II. Mục tiêu của chuyên đề:
- Thống nhất các bước lên lớp quy trình dạy, với dạng bài dạy âm, vần.
Cách vận dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học trong dạy
học vần để tất cả học sinh cùng làm việc.
- Thống nhất các phương pháp rèn cho học sinh những kĩ năng: (nghe,
nói, đọc, viết).
- Thống nhất cách trình bày bảng, sử dụng đồ dùng trong dạy học.


B. thực trạng của việc dạy - học phân môn Học vần.
1. Về phía giáo viên.
a. Việc nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy các môn học lớp 1
và chương trình SGK.
- Nhìn chung GV đã nắm bắt đầy đủ nội dung chương trình của môn
Tiếng Việt và nội dung dạy học của phân môn học vần lớp 1.
*Phần Học vần với ba dạng cơ bản là:
- Dạng bài làm quen với âm và chữ ghi âm.
- Dạng bài dạy - học âm và âm mới.
- Dạng bài ôn tập âm và vần.
b. Về phương pháp giảng dạy.
-
Nhìn chung các đồng chí giáo viên trong tổ đều coi trọng giờ học vần,
các đồng chí đều xác định được rõ mục tiêu, kiến thức, kĩ năng và nhiệm
vụ chính của giờ học. Bên cạnh đó do có 1 đồng chí giáo viên là những
năm đầu tiên dạy lớp 1 nên còn rất nhiều bỡ ngỡ trong giảng dạy đặc biệt
là dạy học vần lớp 1.
-
Các bước dạy học vần còn nhiều bước nhỏ nên việc nhớ, thực hiện qui
trình tiết dạy còn lúng túng, đặc biệt là với giáo viên mới vào dạy lớp 1.

c. Về đồ dùng.
-
Nhìn chung các đồng chí còn gặp nhiều khó khăn trong việc
sử dụng đồ dùng trong quá trình dạy học. Ví dụ như:
+ Sử dụng bộ đồ dùng dạy Tiếng Việt giới thiệu âm, vần mới.
+ Sử dụng tranh để tìm ra từ khoá và giải nghĩa từ.
+ Sử dụng bảng phụ cho việc củng cố kiến thức.
2. Về phía học sinh
- Học sinh lắng nghe thầy cô giảng bài, hoạt động tích cực theo tổ

chức của giáo viên. Song bên cạnh đó vì các em mới ở cấp học mầm
non lên bậc Tiểu học nên các nề nếp của lớp còn có nhiều hạn chế ít
nhiều ảnh hưởng đến việc tiếp thu kiến thức của lớp.
- Một số ít học sinh tiếp thu bài chưa nhanh, đọc chưa trôi chảy, chữ
viết còn chưa đúng về khoảng cách, cỡ chữ

C. Biện pháp để nâng cao chất lượng môn học vần.
1. Các biện pháp đặc trưng cho tiết học vần.
- Tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động học tập: Làm việc với
bộ đồ dùng, với bảng con và SGK.
- Tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm trong giải nghĩa từ hoặc
trong luyện đọc, phân tích từ.
- Tổ chức cho các em phân tích tổng hợp.
- Làm việc theo lớp ( trao đổi, thuyết trình, làm mẫu )
- Tổ chức cho các em tham gia trò chơi.
2. Các vấn đề có liên quan đến thành công của tiết dạy.
a. Đối với GV
- Nghiên cứu kĩ kiến thức phục vụ cho tiết dạy.
- Chuẩn bị đầy đủ phương tiện dạy, phục vụ tiết dạy: bộ đồ dùng
bảng phụ, bảng con, tranh minh hoạ, vật thật
- Xác định rõ các bước lên lớp, hình thức tổ chức dạy học, sử dụng
nhiều phương pháp dạy học khác nhau, ( Phương pháp dùng lời,
phương pháp hỏi đáp, phương pháp trực quan, phương pháp rèn
luyện theo mẫu, phương pháp sử dụng trò chơi, phương pháp nêu
vấn đề)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×