Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Tài liệu Mau Quy che

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.04 KB, 14 trang )

TRƯỜNG: TH. NINH THỚI B CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CĐCS: TH. NINH THỚI B Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 01/QC-PH Ninh Thới, ngày 1 tháng 9 năm 2010
QUY CHẾ
PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG VÀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC
GIỮA
NHÀ TRƯỜNG VÀ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ

CHƯƠNG I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Ban lãnh đạo Nhà trường và Ban chấp hành Công đoàn cơ sở (CĐCS)
hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều lệ trường
Tiểu học và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Điều 2. Lãnh đạo Nhà trường và Ban chấp hành Công đoàn cơ sở có nhiệm vụ
phối hợp trong công tác nhằm tổ chức cho cán bộ giáo viên, đoàn viên công đoàn
(CBGV-ĐVCĐ) chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước và nhiệm vụ mà Ngành đã giao.
Ban lãnh đạo Nhà trường có nhiệm vụ tạo mọi điều kiện cho Ban chấp hành Công
đoàn tham gia công tác quản lý, giám sát các hoạt động Giáo dục về những vấn đề có
liên quan đến quyền và lợi ích của CBGV-ĐVCĐ đúng theo Luật định.
Ban chấp hành Công đoàn cơ sở có trách nhiệm vận động CBGV-ĐVCĐ phát
huy tốt tốt chức năng đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao
động.
Ban lãnh đạo Nhà trường và Ban chấp hành công đoàn cơ sở phối hợp chặt chẽ
trong công tác chăm lo đời sống vật chất lẫn tinh thần (trong điều kiện cho phép) và tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho CBGV-ĐVCĐ học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ và tay nghề.
CHƯƠNG II: MỐI QUAN HỆ PHỐI HỢP.
Điều 3. Khi xây dựng kế hoạch năm học hoặc sửa đổi, bổ sung những vấn đề lớn
trong Nhà trường thì Lãnh đạo nhà trường phải thông báo cho Ban chấp hành Công
đoàn được biết.
Điều 4. Khi triển khai các văn bản pháp quy có liên quan đến chế độ chính sách


của CBGV-ĐVCĐ trong đơn vị, lãnh đạo nhà trường cần phối hợp với Ban chấp hành
CĐCS để hai bên cùng phối hợp chỉ đạo.
Điều 5. Đại diện Ban chấp hành CĐCS là thành viên trong các hội đồng của nhà
trường do Hiệu trưởng ra quyết định.
Điều 6. Lãnh đạo nhà trường và Ban chấp hành CĐCS phối hợp chặt chẽ trong
công tác Thi đua – Khen thưởng ở đơn vị.
Điều 7. Khi phát hiện cá nhân hay tập thể có biểu hiện tiêu cực thì Ban chấp hành
CĐCS có quyền kiến nghị lãnh đạo nhà trường xác minh và xử lý cá nhân hay tập thể vi
phạm.
Điều 8. Lãnh đạo nhà trường và Ban chấp hành CĐCS có trách nhiệm giải đáp
thắc mắc, kiến nghị của CBGV,NV trong phạm vi mình quản lý. Nếu các thắc mắc, các
kiến nghị thuộc thẩm quyền của Lãnh đạo cấp trên thì Ban lãnh đạo nhà trường và Ban
chấp hành CĐCS làm thủ tục kiến nghị về cấp trên.
Điều 9. Lãnh đạo nhà trường phối hợp với Ban chấp hành CĐCS xây dựng kế
hoạch tổ chức các phong trào văn hoá – văn nghệ - thể dục – thể thao trong đơn vị.
CHƯƠNG III: CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC
Điều 10. Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng phải dành thời gian họp với Ban chấp
hành Công đoàn theo định kỳ, để lắng nghe ý kiến của Ban chấp hành CĐCS.
Điều 11. Chủ tịch CĐCS tham dự các cuộc họp do Lãnh đạo nhà trường tổ chức,
nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động; Đồng thời đề xuất các ý
kiến, tâm tư nguyện vọng của người lao động cho lãnh đạo trường xem xét và giải quyết
thỏa đáng.
Điều 12. Trong quá trình làm việc có những vấn đề không thống nhất giữa hai
bên thì báo cáo lên cấp có thẩm quyền giải quyết.
CHƯƠNG IV: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 13. Hiệu trưởng, Chủ tịch CĐCS cùng toàn thể CBGV,NV và ĐVCĐ phải
tuân thủ theo các điều khoản đã được quy định trong quy chế này.
Mọi sửa chữa, bổ sung chỉ được giải quyết khi tiến hành Hội nghị Cán bộ công
chức đầu năm học.
Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

TM. LÃNH ĐẠO TRƯỜNG TM. BCH CĐCS
HIỆU TRƯỞNG CHỦ TỊCH
Lâm Hoàng Khải Hồ Xuân Huy
CĐGD HUYỆN CẦU KÈ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIẾT NAM
CĐCS: TH. NINH THỚI B Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 02/QC-CĐCS Ninh Thới, ngày 01 tháng 9 năm 2010
QUY CHẾ
HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ
NĂM HỌC 2010 – 2011
Căn cứ:
- Điều lệ Công đoàn Việt Nam;
- Phương hướng hoạt động của Ban Thường vụ Công đoàn Giáo dục huyện Cầu
Kè;
- Phương hướng, nhiệm vụ năm học 2010 -2011 của Ban chấp hành Công đoàn cơ
sở Tiểu học Ninh Thới B;
Nay Ban chấp hành Công đoàn cơ sở Tiểu học Ninh Thới B đề ra Quy chế hoạt
động Công đoàn năm học 2010 - 2011 như sau:
A. NHIỆM VỤ CHUNG:
- Ban chấp hành Công đoàn cơ sở (BCH CĐCS) trường Tiểu học Ninh Thới B ra
sức thực hiện tốt nhiệm vụ mà Công đoàn giáo dục huyện Cầu Kè đề ra.
- BCH CĐCS sẽ làm tốt công tác chăm lo đời sống và bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp chính đáng của Đoàn viên Công đoàn (ĐVCĐ).
- Vận động Cán bộ, giáo viên, nhân viên và Đoàn viên Công đoàn (CBGV,NV –
ĐVCĐ) chấp hành tốt quy chế dân chủ trong cơ quan.
- BCH CĐCS làm tốt công tác tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng
và pháp luật của Nhà nước. Vận động ĐVCĐ quán triệt và thực hiện các cuộc vận động
mà Ngành phát động như: cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung, cuộc vận động
“Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, cuộc vận động
“Học tập và làm theo tấm gương của Bác” và phong trào thi đua “Hai tốt”, phong trào
thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

- Phát động phong trào thi đua trong đơn vị.
- Xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh.
B. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ:
1. Chủ tịch:
a) Nhiệm vụ:
- Chỉ đạo chung các hoạt động của tổ chức CĐCS.
- Xây dựng quy chế hoạt động của BCH CĐCS năm học.
- Xây dựng kế hoạch hoạt động năm, quý, tháng và kế hoạch chuyên đề...
- Tổ chức triển khai tinh thần chỉ đạo của Công đoàn cấp trên.
- Tổ chức cho ĐVCĐ học tập, quán triệt Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
- Chỉ đạo cho các chức năng công đoàn cơ sở hoạt động theo kế hoạch đã đề ra.
- Giám sát mọi hoạt động của nhà trường đúng theo Điều lệ. Đảm bảo quyền và
lợi ích của CBGV,NV-ĐVCĐ theo quy định.
- Phối hợp với chính quyền chuyên môn xây dựng và phát động các phong trào
thi đua theo từng thời điểm trong năm học.
- Tuyên truyền giáo dục ĐVCĐ chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách
pháp luật của Nhà nước.
- Tham mưu với Ban chấp hành Công đoàn Giáo dục huyện nhằm giải quyết các
vấn đề khó khăn của cơ sở.
- Thực hiện các loại hồ sơ-sổ sách theo quy định.
- Củng cố và xây dựng tổ chức Công đoàn cơ sở.
b) Quyền hạn:
- Quyền giải quyết, uốn nắn tư tưởng ĐVCĐ khi có biểu hiện tiêu cực về tư
tưởng cũng như trong hoạt động nhà trường.
- Quyền quyết định thành lập Ban thanh tra Nhân dân; Quyền đề nghị ĐVCĐ
phụ trách Uỷ ban kiểm tra Công đoàn cơ sở.
- Quyền quyết định thu, chi kinh phí hoạt động Công đoàn theo Điều lệ.
- Quyền đề xuất với Hội đồng thi đua trường xét khen thưởng cá nhân, tập thể có
thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua của nhà trường.
- Quyền đề xuất với Hội đồng kỷ luật nhà trường kỷ luật đối với những cá nhân,

tập thể cố tình làm trái với quy định của nhà trường, quy chế chuyên môn, gây đoàn kết
nội bộ nghiêm trọng...
c) Quyền được hưởng:
- Được tham dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng công tác công đoàn do Công đoàn
cấp trên tổ chức.
- Được hưởng phụ cấp hàng quý theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
2. Ban thanh tra Nhân dân:
a) Nhiệm vụ:
- Chịu sự chỉ đạo của Ban chấp hành CĐCS.
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát các hoạt động của Nhà trường.
- Phải có kế hoạch năm, tháng. Có sơ kết hàng tháng và báo cáo về Ban chấp
hành CĐCS.
- Xác minh, thu nhập thông tin của cá nhân, tập thể khi xảy ra tình trạng thắc
mắc, khiếu nại của cá nhân hay tập thể trong đơn vị, rồi trình lên Ban châp hành CĐCS
giải quyết theo Điều lệ.
b) Quyền hạn:
- Được quyền kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của Nhà trường (kể cả hoạt động
của nhà trường và đoàn thể).
c) Quyền được hưởng:
- Được tham dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng công tác thanh tra, kiểm tra.
- Được hưởng phụ cấp hàng quý theo quy định.
3. Uỷ ban kiểm tra Công đoàn:
a) Nhiệm vụ:
- Xây dựng kế hoạch hoạt động năm, tháng. Hàng tháng có sơ kết và báo cáo về
Ban chấp hành CĐCS.
- Kiểm tra, giám sát các hoạt động của Công đoàn cơ sở.
- Vận động ĐVCĐ chấp hành tốt Điều lệ Công đoàn Việt Nam và thực hiện Nghị
quyết của Ban chấp hành CĐCS.
b) Quyền hạn:
- Quyền đựơc kiểm tra, giám sát các hoạt động của tổ chức CĐCS theo Điều lệ.

- Quyền được đề xuất với Ban chấp hành Công đoàn cấp mình và Uỷ ban kiểm
tra Công đoàn cấp trên có hình thức xử lý các cá nhân, tập thể vi phạm Điều lệ Công
đoàn Việt Nam.
c) Quyền được hưởng:
- Được tham dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng công tác thanh tra, kiểm tra.
- Được hưởng phụ cấp hàng quý theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
4. Thư ký:
a) Nhiệm vụ:
- Nghiên cứu và đóng góp các kế hoạch hoạt động của Ban chấp hành CĐCS.
- Lập biên bản các cuộc sinh hoạt Ban chấp hành và sinh hoạt Công đoàn toàn thể
cấp cơ sở.
- Lâp biên bản khi xảy ra các sự việc theo yêu cầu của chủ tịch CĐCS.
- Lập biên bản các hoạt động phong trào do CĐCS phối hợp với chính quyền
chuyên môn tổ chức.
- Thông tin, tuyên truyền Nghị quyết CĐCS cho ĐVCĐ.
b) Quyền hạn:
- Quyền được lập biên bản các sự việc diễn ra trong suốt các cuộc sinh hoạt công
đoàn.
- Quyền lập biên bản khi Chủ tịch CĐCS yêu cầu chỉ đạo.
c) Quyền được hưởng:
- Được tham dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
- Được hưởng phụ cấp hàng quý theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
5. Tài vụ:
a) Nhiệm vụ:
- Lập dự trù kinh phí hoạt động Công đoàn năm, quý và trình lên Ban chấp hành
CĐCS đầu năm học.
- Ghi chép, theo dõi các chứng từ thu, chi kinh phí.
- Tổng hợp các chứng từ thu, chi kinh phí công đoàn mỗi quý. Lập tổng hợp
chứng từ quyết toán theo định kỳ quý.
b) Quyền hạn:

- Đựợc xuất tiền mặt theo phiếu chi do chủ tịch CĐCS lý duyệt, đóng dấu.
c) Quyền được hưởng:
- Được tham dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
- Được hưởng phụ cấp hàng quý theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
6. Tổ trưởng tổ Công đoàn:
a) Nhiệm vụ:
- Tuyên truyền và vận động ĐVCĐ trong tổ do mình quản lý, chấp hành tốt Điều
lệ Công đoàn Việt Nam và Nghị quyết của Ban chấp hành CĐCS; Tuyên trưyền chủ
trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
- Phối hợp với tổ chuyên môn phát động và tổ chức các phong trào thi đua. Có sơ
kết và lập đề nghị về Ban chấp hành CĐCS xem xét khen thưởng qua từng đợt và cuối
năm học.
- Tiếp thu các ý kiến đóng góp của ĐVCĐ trong tổ nhằm giải đáp và nếu ngoài
quyền hạn thì đề nghị lên Ban chấp hành CĐCS cùng tháo gỡ.
- Lập kế hoạch sinh hoạt tháng và tổ chức sinh hoạt trong tổ 02 lần/tháng.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×