Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.69 KB, 2 trang )
Điều trị đau gót chân bằng Đông y
Đau gót chân là tình trạng bệnh lý thường gặp, nhất là ở
những người có tuổi. bệnh phát sinh chủ yếu do xương
gót bị thoái hóa mọc gai xương, viêm bao hoạt dịch phần
gót, viêm lớp đệm xương gót, viêm xung quanh gân cơ
gót, viêm màng gân cơ bàn chân...,
Điều trị đau gót chân bằng Đông y
ThS. Hoàng Khánh Toàn
Đau gót chân là tình trạng bệnh lý thường gặp, nhất là ở
những người có tuổi. bệnh phát sinh chủ yếu do xương gót bị thoái hóa mọc gai xương, viêm
bao hoạt dịch phần gót, viêm lớp đệm xương gót, viêm xung quanh gân cơ gót, viêm màng gân
cơ bàn chân..., được biểu hiện bằng triệu chứng đau nhức ở gót chân với các mức độ khác
nhau, đặc biệt là khi đột ngột đứng dậy, khi đi lại nhiều, ngồi nghỉ thì đỡ đau. Bệnh không nguy
hiểm nhưng nhiều khi ảnh hưởng lớn đến việc đi lại, gây cảm giác khó chịu và rất dễ tái phát
nếu điều trị không triệt để.
Huyệt thừa sơn Huyệt giải khê Huyệt côn lôn
Khi không may lâm vào tình trạng này, bạn có thể mạnh dạn tự tiến hành một số
biện pháp chữa trị đơn giản của Đông y như sau:
Cách 1: Trước hết dùng tay ấn nhẹ vùng gót để xác định cho được vị trí đau nhất
(Đông y gọi là á thị huyệt hay thống điểm) rồi sau đó lấy ngón tay cái day điểm
này từ ngoài vào trong, từ nhẹ đến nặng, theo chiều kim đồng hồ chừng 5 phút.
Tiếp đó vẫn dùng ngón tay cái bấm với cường độ vừa phải trong khoảng 1 phút.
Cuối cùng, xác định và day ấn huyệt dũng tuyền chừng 1 phút. Vị trí huyệt dũng
tuyền: là điểm nối 2/5 trước với 3/5 sau của đoạn nối đầu ngón chân thứ 2 và
điểm giữa bờ sau gót chân, trong chỗ lõm ở gan bàn chân. Để gia tăng tác dụng,
trước khi tiến hành day bấm có thể ngâm chân trong nước ấm chừng 7-10 phút.
Cách 2: Xác định và day bấm huyệt phong trì chừng 5 phút. Vị trí huyệt phong trì:
ở trong góc lõm do đáy hộp sọ và bờ ngoài khối cơ phía sau cổ (cơ thang) tạo
nên, mỗi bên một huyệt. Phong trì là huyệt hội hợp giữa hai đường kinh túc thiếu