Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Bài giảng Yêu thương những điều gần gũi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.23 KB, 2 trang )

Yêu thương những điều gần gũi
Cập nhật: 25.11.2010 08:02 |
Từ cuộc sống và trải nghiệm của mình, nguyên hiệu trưởng Trường Đoàn Lý Tự Trọng Hà Trung Thành
chia sẻ cùng Nhịp sống trẻ câu chuyện của mình, mà ở đó ta có thể tìm thấy cách sống, cách ứng xử.
Anh Hà Trung Thành nói chuyện với các bạn trẻ tại trại kỹ năng sống do Tuổi Trẻ tổ
chức tháng 8-2010 - Ảnh: T.Thắng
Trước khi gắn bó với nghiệp cán bộ Đoàn hơn 20 năm có lẻ, tôi từng là một thầy giáo. Ngày đó tôi thi vào nghề giáo
chỉ vì học không phải tốn tiền, lại còn được cấp gạo, nhu yếu phẩm và một khoản tiền hằng tháng cũng đủ giúp tôi
phụ mẹ trang trải sinh hoạt gia đình.
Bài học đầu đời
Tuổi thơ của tôi là một buổi đi học và một buổi đội mâm bánh ít đi bán khắp nơi. Sau đó tôi lại đi bán đồ la - tức phải
luôn miệng rao món hàng mình đang bán để người khác biết đến. Mùa nào thức ấy, có khi là mấy đôi dép nhựa, khi
vài bó củi, lúc là kem thoa mặt cho phụ nữ, gần tết lại chuyển qua bán đồ chùi bóng lư hương kiêm thợ đánh bóng lư
hương tại nhà.
Lắng nghe, chia sẻ và tích lũy
Có lần tôi nhận được điện thoại
vào giữa đêm. Đầu dây bên kia
là một nam sinh viên ở Hà Nội
cho biết đang khủng hoảng vì
“không cùng thế hệ” với cha mẹ.
Bạn ấy hỏi tôi khá lâu về nhiều
vấn đề, tôi cũng gợi ý cho bạn
vài cách ứng xử. Ít ngày sau
bạn đó gọi lại, khoe rằng thấy
thoải mái hơn khi trò chuyện với
cha mẹ mình.
Đôi khi chỉ là tin nhắn của bạn
nào đó, tôi sẽ gọi lại để xem có
giúp gì cho bạn ấy không. Mà
thật ra khi lắng nghe chuyện của
các bạn và chia sẻ cũng là lúc


tôi nạp thêm vào kho tư liệu của
mình, nhờ vậy mà có thêm chất
liệu để chia sẻ khi gặp những
tình huống khác nhau.
Khi là sinh viên tôi lại có cách kiếm tiền khác. Vì biết chơi đàn nên tham gia một ban nhạc sinh viên coi như cũng có
thêm thu nhập duy trì cuộc sống.
Ra trường, tôi hăm hở xung phong về vùng đất cuối cùng của Tổ quốc công tác. Hai năm làm thầy giáo ở Cà Mau
cũng là khoảng thời gian tôi gắn bó với nghề nông. Thời bao cấp, chuyện giải quyết cái ăn hằng ngày đôi khi cũng trở
thành vấn đề không đơn giản, nên ngoài giờ lên lớp chúng tôi được giao mấy công ruộng để có gạo ăn.
Đến bây giờ trong đầu tôi vẫn còn nguyên hình ảnh lần đánh phạt cậu học trò vì trong giờ địa lý mà không có cuốn
bản đồ. Thế rồi tình cờ một hôm dừng xe trên đường, tôi giật mình khi cậu học trò ấy bước đến chào thầy với mâm
bánh trên tay. Quá bất ngờ và còn chưa kịp phản ứng thì cậu đã bước đi với tiếng rao mời mua bánh. Tôi day dứt
mãi vì điều ấy, nhìn theo dáng cậu học trò bước đi mà khóe mắt mình cay sè.
Trong thâm tâm tôi hứa sẽ mua tặng em cuốn bản đồ. Thế nhưng, ngay giờ học sáng hôm sau tôi vừa bước vào lớp,
cậu ấy đã chạy thẳng đến trình trước mặt tôi cuốn bản đồ mới tinh vừa mua. Đó là thành quả của những ngày em
phải đội nắng, chắt chiu từng đồng lời kiếm được từ mâm bánh. Tôi thật sự thấy xấu hổ với trò, lại giận vì mình quá
nóng nảy. Giá mà tôi chịu tìm hiểu kỹ hơn về hoàn cảnh của học trò mình trước khi ra hình phạt.
Sau này, nhiều năm làm hiệu phó, rồi hiệu trưởng Trường Đoàn Lý Tự Trọng, mỗi khi có dịp trò chuyện với các bạn
trẻ, tôi đều đem câu chuyện này chia sẻ với các bạn. Tôi chỉ nói với các bạn một điều: phải chuẩn bị cho mình kỹ
năng tự kiểm soát để có thể bình tĩnh xử lý trong bất cứ tình huống nào, mà cũng là để không phải ân hận vì mình đã
thiếu kiềm chế.
Gia đình luôn có trong mỗi người
Nhiều người nghĩ gia đình gần gũi quá đến mức thờ ơ và quên rằng có những điều cần bắt đầu từ trong nhà mình
chứ không phải đâu đó trong những mối quan hệ xã giao ngoài đường. Những lần nói chuyện với sinh viên học sinh,
tôi hỏi nhiều bạn về ngày sinh nhật của cha mẹ họ nhưng không nhiều trong số ấy trả lời được. Nhưng hỏi dịp kỷ
niệm, ngày sinh của người yêu, của bạn thân thì ai cũng biết và nhớ rất rõ. Tôi hỏi có phải các bạn không quan tâm,
không yêu thương cha mẹ mình như những mối quan hệ khác thì ai cũng lắc đầu nhưng chẳng ai giải thích được vì
sao.
Lỗi lớn nhất không phải vì các bạn quên ngày sinh của đấng sinh thành mà là các bạn hay vô tâm với mối quan hệ
ruột thịt, hay mặc nhiên rằng người một nhà cần gì nhớ hay làm những chuyện lễ nghi như thế, nó kỳ kỳ và có người

còn cho là... sến. Tôi nói với các bạn rằng nếu không yêu thương, quan tâm đến chính những người ruột thịt của
mình, thì liệu những quan tâm dành cho ai đó bên ngoài có thật sự bền vững. Khó có thể tin được ai đó nói yêu Tổ
quốc nhưng họ lại không yêu chính cha mẹ, anh em mình.
Điều tạm kết luận ấy khiến nhiều bạn trẻ ngỡ ngàng một hồi nhưng cuối cùng ai cũng gật gù vì “sao nó đúng quá,
gần gũi quá mà bấy lâu nay mình không nghĩ ra!”.

×