SỞ GD & ĐT HÀ TĨNH
Trường THPT Mai Thúc Loan
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2010 – 2011
MÔN ĐỊA LÍ LỚP 12
Thời gian: 90' (không kể thời gian giao đề)
Đề ra:
I. Phần chung cho tất cả thí sinh (8,0 điểm)
Câu I. (3,0 điểm) Dựa vào Atlats địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
1. Nêu tóm tắt ý nghĩa về tự nhiên của vị trí địa lý nước ta.
2. Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của các quốc gia nào? Kể tên các hệ sinh thái
vùng ven biển nước ta.
3. Nêu ý nghĩa của việc khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và
Hoàng Sa?
Câu II. (2,0 điểm) Trình bày biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới gió mùa qua các thành phần địa
hình, sông ngòi ở nước ta.
Câu III. (3,0 điểm)
Cho bảng số liệu sau
Tổng diện tích rừng, rừng tự nhiên, rừng trồng ở nước ta qua các năm
(Đơn vị: triệu ha )
Năm 1943 1976 1983 1995 1999 2003 2008
Rừng tự nhiên 14,3 11,0 6,8 8,3 9,4 10,0 10,3
Rừng trồng 0 0,1 0,4 1,0 1,5 2,1 2,8
Tổng diện tích rừng 14,3 11,1 7,2 9,3 10,9 12,1 13,1
Tổng diện tích đất tự nhiên nước ta là 33,1 triệu ha.
a. Tính độ che phủ rừng của nước ta qua các năm.
b. Vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện sự biến động về diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng và độ che
phủ rừng của nước ta từ năm 1943 đến 2008
II. Phần riêng (2,0 điểm):
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu IV.a hoặc câu IV.b)
Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm)
Giải thích sự phân hóa thiên nhiên của vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc
Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm)
Dựa vào bảng số liệu sau: (Đơn vị: mm)
Địa điểm Lượng mưa Lượng bốc hơi Cân bằng ẩm
Hà Nội 1678 989 +687
Huế 2868 1000 +1868
TP. Hồ Chí Minh 1931 1686 +245
Hãy nhận xét và giải thích sự khác nhau về lượng mưa, lượng bốc hơi, cân băng ẩm của ba
địa điểm trên.
- HẾT -
Lưu ý:
- Giám thị không giải thích gì thêm
- Thí sinh được sử dụng Atlats Địa lí Việt Nam
1
Đáp án
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (8,0 điểm)
Câu I. (3 đ)
1. Tóm tắt ý nghĩa về tự nhiên của vị trí địa lí nước ta (1 điểm):
- Nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới và chịu ảnh hưởng của khu vực gió mùa châu Á làm cho
thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Giáp biển Đông nên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, thiên nhiên bốn mùa xanh tốt.
- Nằm ở nơi gặp gỡ của nhiều luồng di cư động thực vật tạo nên sự đa dạng về động – thực vật.
- Nằm trên vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương – Địa Trung Hải nên có nhiều tài nguyên
khoáng sản.
- Có sự phân hoá đa dạng về tự nhiên: phân hoá Bắc – Nam, miền núi và đồng bằng…
* Khó khăn: bão, lũ lụt, hạn hán…
2. (1 điểm) - Vùng biển nước ta giáp với vùng biển của các quốc gia: Trung Quốc, Philippin,
Brunây, Malaixia, Inđônêxia, Xingapo, Campuchia, Thái Lan.
- Hệ sinh thái vùng biển nước ta: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái trên đất phèn và hệ sinh
thái rừng trên các đảo
3. Ý nghĩa của việc khẳng định chủ quyền đồi với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa (1
điểm):
- Về mặt kinh tế: Mở rộng phạm vi lãnh hai, vùng đặc quyền kinh tế, tài nguyên và nhiều lợi
ích khác
- Về chính trị: Khẳng định giá trị lịch sử, vai trò Việt Nam trên biển Đông
- Về quốc phòng – an ninh: Góp phần bảo vệ an toàn cho chủ quyền lãnh hải Việt nam trên
biển Đông. Là tiền tiêu bảo về cho sự an toàn của vùng ven biển và thềm lục địa Việt Nam.
Câu II.
a.Địa hình (1 điểm)
-Xâm thực mạnh ở miền đồi núi:
+Trên các sườn dốc mất lớp phủ thực vật, bề mặt địa hình bị cắt xẻ, đất bị xói mòn rửa trôi nhiều
nơi trơ sỏi đá.
+Địa hình xâm thực mạnh còn biểu hiện là những hiện tượng đất trượt, đá lở, hang động ngầm,
suối cạn, thụng khô.
-Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông.
b.Sông ngòi: (1 điểm)
-Mạng lưới sông ngòi dày đặc, dọc bờ biển cứ 20 km lại gặp 1 cửa sông.
-Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa
-Chế độ nước theo mùa: nhịp điệu dòng chảy của sông ngòi nước ta theo sát nhịp điệu mưa.
Câu III.
1 Tính độ che phủ rừng nước ta (1 điểm)
Ta có độ che phủ rừng của nước ta qua các năm như sau:
Cách tính: ĐCPR =
S
R
S
TN
(%)
Trong đó: - ĐCPR: độ che phủ rừng
- S
R
: Tổng diện tích rừng
- S
TN
: Tổng diện tích đất tự nhiên
Ta có kết quả theo bảng sau:
Độ che phủ rừng qua các năm:
Năm 1943 1976 1983 1995 1999 2003 2008
2
Độ che phủ (%) 43,2 33,5 21,8 28,1 32,9 36,5 39,6
Vẽ biểu đồ (2 điểm)
Biểu đồ thể hiện sự biến động diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng và độ che phủ rừng của
nước ta từ năm 1943 - 2008
(Trường hợp sai khoảng cách năm, thiếu chú giải, tên biểu đồ, số liệu trên biểu đồ. Mối ý trừ 0,5 điểm)
II. PHẦN RIÊNG (2,0 điểm)
Câu IV.a. . Giải thích sự phân hóa thiên nhiên của vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc
+
Vùng núi Đông Bắc: hướng vòng cung của các dãy núi đón nhận trực tiếp khối khí lạnh (gió mùa
Đông Bắc) từ phương Bắc tràn xuống làm cho mùa Đông đến có mùa đông lạnh rõ rệt nhất toàn quốc. Vùng
Đông Bắc có nhiệt độ thấp hơn vùng Tây Bắc từ 2 - 3
0
C, ở vùng núi thấp cảnh quan thiên nhiên mang sái
thái cận nhiệt.
+
Vùng núi Tây Bắc: khuất sau dãy Hoàng Liên Sơn nên ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc.
Mùa đông khô, ít có mưa phùn, vào mùa hạ gió mùa Đông Nam bị các khối núi, cao nguyên nằm ở phía Nam
(như cao nguyên Mộc Châu) ngăn cản. Luồng gió này chỉ luồn theo các thung lũng sông vào vùng Tây Bắc,
nên mùa mưa ở đây thường đến muộn và kết thúc sớm. Phần phía Nam của vùng (thung lũng sông Mã, Yên
Châu...) còn chịu ảnh hưởng của gió Phơn Tây Nam khô nóng, ở đây có cảnh quan rừng thưa nhiệt đới khô.
Vùng Tây Bắc có khí hậu lạnh chủ yếu do độ cao. phần phía Bắc của vùng tập trung nhiều khối núi cao trên
2000m, nhiều đỉnh núi vượt trên 3000m, xuất hiện đai rừng cận nhiệt và đai rừng ôn đới trên núi
Câu IV.b. Nhận xét và giải thích:
- Lượng mưa: Huế có lương mưa cao nhất trong 3 địa điểm do bức chắn của dãy Bạch
Mã đón gió đông bắc từ biển vào theo hướng đông bắc, do bão và dãy hội tụ nhiệt đới, frông lạnh.
TP. Hồ Chí Minh có lượng mưa lớn hơn Hà Nội nhưng chênh lệch nhau không nhiều.(0,75)
- Lượng bốc hơi: TP. Hồ Chí Minh có lượng bốc hơi cao nhất do có nhiệt độ cao quanh
năm, có mùa khô sâu sắc. Hà Nội và Huế có lượng bốc hơi thấp hơn do trong năm có thợi gian
nhiệt độ thấp, hạn chế sự bốc hơi. (0,5)
-Cân bằng ẩm: Huế có lượng cân bằng ẩm lớn nhất trong 3 địa điểm do có lượng mưa lớn,
lượng bốc hơi cao hơn thấp hơn TP. Hồ Chí Minh. Hà Nội có cân bằng ẩm đứng thứ hai do lượng
bốc hơi thấp nhất trong 3 địa điểm. TP. Hồ Chí Minh có cân bằng ẩm thấp nhất do lượng bốc hơi
cao nhất trong 3 địa điểm. (0,75
3