Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

TỔNG HỢP CÂU HỎI TỰ LUẬN MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ FTU (CÓ VÍ DỤ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.54 KB, 17 trang )

TỔNG HỢP CÂU HỎI ƠN THI KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Câu 1. Trình bày điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa?
Khái niệm: sản xuất hàng hóa là mơ hình tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra để trao đổi
hoặc mua bán trên thị trường. SX hàng hóa là 1 bước tiến trong sự phát triển của nền sxxh, và nó chỉ ra đời
khi có những điều kiện nhất định.
Sản xuất hàng hóa chỉ ra đời khi có đủ 2 điều kiện sau:
Thứ nhất là Phân công lao động xã hội.
Khái niệm: phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động thành các ngành nghề sản xuất khác nhau.
Vai trò: Trong phân công LĐXH mỗi người sản xuất chỉ sản xuất ra một số sản phẩm nhất định. Song cuộc
sống của họ cần nhiều sản phẩm khác nhau do đó tất yếu nảy sinh nhu cầu trao đổi sản phẩm giữa những
người sản xuất.
Ví dụ: Người sản xuất trong ngành dệt may chỉ sản xuất ra quần áo. Tuy nhiên nhu cầu của họ lại cần cả
giầy để đi. Do đó, họ phải tiến hành trao đổi mua bán sản phẩm của mình với sản phẩm của người sản xuất
trong ngành da giầy.
 Phân công lao động xã hội chỉ mới là điều kiện cần cho sự ra đời của sản xuất hàng hóa.
Hai là sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất.
Chế độ sở hữu tư hữu chính là nguồn gốc làm cho những sản xuất tách biệt tương đối với nhau về mặt kinh
tế, làm cho những người sản xuất trở nên độc lập và đối lập với nhau. Tuy nhiên vì họ cùng nằm trong một
hệ thống phân công lao động xã hội. Vì vậy, họ phụ thuộc vào nhau về cả sản xuất và tiêu dùng. Trong điều
kiện ấy để người này có thể sử dụng sản phẩm của người khác thì phải thơng qua trao đổi mua bán.
Ví dụ: Trong XH ấn độ cổ đại, Mác chỉ ra rằng phân công lao động ra đời đã phát triển ở 1 trình độ cao
nhất định. Song sx hàng hóa chưa ra đời ở đó bởi xh ấn độ cổ đại dựa trên chế độ quốc hữu ruộng đất, do
đó chưa có sự tách biệt tương đối.
 Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất là điều kiện đủ của sản xuất hàng
hóa
Câu 2: So sánh sản xuất hàng hóa giản đơn với sản xuất tự cung tự cấp?
Khái niệm sản xuất tự cung tự cấp: là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được làm ra để thỏa mãn nhu
cầu của người sản xuất.
Khái niệm sản xuất hàng hóa: là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra để trao đổi hoặc
mua bán trên thị trường.
a)


Giống nhau:
Dù là sản xuất tự cung tự cấp hay sản xuất hàng hóa đều là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó đều có sự kết hợp
các yếu tố sản xuất để tạo ra sản phẩm.
b)
Khác nhau: trình bày đoạn
Tiêu chí so sánh
SX tự cung tự cấp
Sản xuất hàng hóa
1, Mục đích
Thỏa mãn nhu cầu của người sản xuất Thỏa mãn nhu cầu của thị trường
2, Lực lượng sản xuất Trình độ thấp
Trình độ cao
3, Quan hệ kinh tế
Hiện vật
Vừa là hiện vật vừa là quan hệ giá trị
Câu 3: Phân biệt sản xuất hàng hóa giản đơn và sản xuất hàng hóa TBCN?
Khái niệm sản xuất hàng hóa giản đơn: là hình thức sản xuất hàng hóa dựa trên tư hữu nhỏ về tư liệu sản
xuất. Khi lực lượng sản xuất chưa phát triển và cịn thủ cơng, lạc hậu, SXHH giản đơn dựa trên cơ sở vật
chất kỹ thuật thủ công, năng suât lao động thấp.
Khái niệm sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa: là hình thức sản xuất hàng hóa dựa trên sở hữu tư nhân tư
bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và bóc lột lao động làm th.
c)
Khác nhau: trình bày đoạn
Tiêu thức
SX hàng hóa giản đơn
Sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa
1, Cơ sở
dựa trên tư hữu nhỏ về tư liệu dựa trên sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư
sản xuất
liệu sản xuất và bóc lột lao động làm thuê.

2, Lực lượng sx
Trình độ thấp
Trình độ cao hơn
Quy mô sản xuất nhỏ, NSLĐ Quy mô sản xuất lớn, NSLĐ cao hơn, số lượng
thấp, số lượng chủng loại hàng chủng loại hàng hóa phong phú đa dạng
3, Đặc trưng
hóa cịn ít


Câu 4: Trình bày đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa. Ví dụ minh họa?
Khái niệm: sản xuất hàng hóa là mơ hình tổ chức kinh tế mà ở đó sản phẩm được sản xuất ra để trao đổi
hoặc mua bán trên thị trường.
Đặc trưng của sản xuất hàng hóa
- Sản xuất hàng hóa là sản xuất để trao đổi mua bán trên thị trường.
- Lao động sản xuất hàng hóa có tính chất hai mặt là tính chất tư nhân và tính chất xã hội. Mâu thuẫn
giữa tính chất tư nhân và tính chất xã hội của lao động sản xuất hàng hóa chính là nguồn gốc đẻ ra các cuộc
khủng hoảng kinh tế trong nền sản xuất hàng hóa.
- Mục đích của sản xuất hàng hóa là giá trị và lợi nhuận mà khơng phải là giá trị sử dụng.
Ưu thế của sản xuất hàng hóa. (so ánh ngầm với sx tự cung tự cấp)
Sự phát triển của sx hàng hóa làm cho phân cơng lao động xh ngày càng trở nên sâu sắc , sự liên hệ
giữa ngành sx ngày càng trở nên chặt chẽ, nhờ đó xóa bỏ tình trạng tự cung tự cấp của nkt, đồng thời thúc
đẩy quá trình sx và lao động. Mục đích của sản xuất hàng hóa là để trao đổi mua bán trên thị trường.tức là
thỏa mãn nhu cầu của thị trường, sự gia tăng không giới hạn nhu cầu của thị trường là động lực mạnh mẽ
thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển.
Ví dụ: Trong sản xuất tự cung tự cấp người thợ dệt vải dệt ra vải là để đáp ứng nhu cầu mặc của mình mà
thơi cịn trong nền sản xuất hàng hóa thì vải của người thợ dệt được đem ra mua bán trao đổi trên thị trường
nhằm thỏa mãn nhu cầu mặc của nhiều người và nhu cầu này không ngừng gia tăng trên thị trường để đáp
ứng nhu cầu đó địi hỏi người thợ dệt phải khơng ngừng cải tiến chất lượng vải, số lượng vải….
- Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa người sản xuất dẫn tới cạnh tranh gay gắt. Cạnh tranh thúc
đẩy những người sản xuất phải năng động, khơng ngừng tìm cách cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa q trình

sản xuất, thúc đẩy lực lượng sản xuất không ngừng phát triển.
VD: Các xưởng thời trang phải nắm bắt xu hướng thời trang đang thịnh hành để thu hút được khách hàng.
Sản xuất hàng hóa diễn ra trong 1 quy mơ lớn hơn hẳn sx tự cung tự cấp do đó phù hợp với sự phát
triển của sx hiện đại.
Sản xuất hàng hóa là hệ thống mở. Tính chất mở của sản xuất hàng hóa tạo ra cơ sở cho việc mở
rộng giao lưu kinh tế, chính trị, văn hóa. Từ đó tạo ra tiền đề cho xã hội khơng ngừng phát triển.
Ví dụ: so sánh nền kinh tế nước ta trước thời kỳ đổi mới đó là nền kinh tế chỉ huy khơng phát huy được lợi
thế, hàng hóa khan hiếm, đời sống nhân dân gặp khó khăn. Sau jhi chuyển sang kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần khai thác được lợi thế so sánh của từng vùng, từng địa phương, các hàng hóa đa dạng đời sống
tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt.
Bên cạnh ưu thế trên của sản xuất hàng hóa thì SXHH cũng có mặt trái của nó như phân hóa giàu nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa, tiềm ẩn trong nó các cuộc khủng hoảng kinh tế, phá hoại mơi
trường… ví dụ như trước đây tình trạng nghèo là chung, hiện nay chênh lệch thu nhập năm 2000 là 4,2 lần
và năm 2009 là 8,4 lần và nay hơn 15 lần.
Câu 5: Khái niệm, hai thuộc tính cơ bản của hàng hóa, mối quan hệ giữa 2 thuộc tính?
Kn: Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người, thơng qua trao đổi
mua bán.
Hai thuộc tính của hàng hóa.
Đã là hàng hóa thì phải có đủ hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng.
a) Thuộc tính giá trị sử dụng của hàng hóa.
Khái niệm: giá trị sử dụng là cơng dụng của vật phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người, khơng
kể là sự thỏa mãn trực tiếp (tư liệu sinh hoạt) hay sự thỏa mãn gián tiếp (tư liệu sản xuất).
Đặc điểm của giá trị sử dụng:
- Giá trị sử dụng do các thuộc tính tự nhiên của vật phẩm quy định, với ý nghĩa đó giá trị sử dụng là
một phạm trù vĩnh viễn. Nó khơng phải do ý chí chủ quan của người sản xuất quy định mà do thuộc tính vốn
có, bản chất của vật phẩm ấy. Ví dụ như gạo cơng dụng thỏa mãn nhu cầu ăn của con người là do tính chất
lý hóa có tinh bột, vitamin trong gạo tạo nên và nó khơng thay đổi cho dù do ai sản xuất ra hay trong xã hội
nào thì gạo vẫn có cơng dụng là thỏa mãn nhu cầu ăn của con người giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh
viễn.
- Số lượng giá trị sử dụng của hh phụ thuộc vào trình độ nhận thức của con người.Trình độ phát triển
của khoa học kỹ thuật ngày càng cao thì càng khám phá ra nhiều giá trị sử dụng của hàng hóa Ví dụ như



than đá ban đầu chỉ làm chất đốt, ngày nay còn được dùng để làm kim cương, máy lọc nước/ Ngành cơng
nghiệp hóa dầu
- Giá trị sử dụng chỉ được thể hiện ra trong q trình tiêu dùng nó. Khi chưa tiêu dùng thì giá trị sử
dụng tồn tại ở dạng nội dung vật chất của của cải.
- Với tư cách là thuộc tính của hàng hóa, giá trị sử dụng khơng phải cho người sản xuất ra nó mà cho
người khách thơng qua trao đổi mua bán. Do đó, giá trị sử dụng là vật mang trong nó giá trị trao đổi.
=> Vật là hàng hóa thì dứt khốt phải có giá trị sử dụng. Tuy nhiên vật mang giá trị sử dụng chưa
chắc đã phải là hàng hóa. Ví dụ như nước suối, hoa quả rừng, vải người thợ dệt ra tự tiêu dung, gạo người
nông dân trồng để ăn…
b) Thuộc tính giá trị của hàng hóa.
- Giá trị trao đổi: là một quan hệ số lượng, là một tỷ lệ mà theo đó những giá trị sử dụng loại này được trao
đổi với giá trị sử dụng loại khác.
Ví dụ: 1m vải = 10kg thóc
Sở dĩ vải có thể trao đổi được với thóc là do giữa vải và thóc phải tồn tại một cơ sở chung để cả vải và
thóc phải quy được về cơ sở chung đó theo một tỷ lệ nhất định.Cơ sở chung đó khơng phải là giá trị sử dụng
bởi giá trị sử dụng của vải và thóc là khác nhau. Do đó, nếu gạt bỏ giá trị sử dụng sang một bên thì giữa
chúng tồn tại một cơ sở chung là để sản xuất ra vải và thóc thì người sản xuất phải hao phí lao động. Hao phí
lao động của người sản xuất kết tinh trong vật phẩm chính là cơ sở chung để vải và thóc có thể trao đổi được
với nhau và trao đổi theo một tỷ lệ nhất định => Giá trị trao đổi là hình thức biêt hiện ra bên ngoài của
giá trị
- Giá trị hàng hóa là hao phí lao động xã hội kết tinh trong hàng hóa, cịn giá trị trao đổi là sự biểu hiện
ra bên ngoài của giá trị.
Đặc điểm của giá trị:
+ Thuộc tính giá trị là 1 phạm trù lịch sử chỉ tồn tại trong nền sản xuất hàng hóa.Nếu khơng có sx hàng
hóa, ko có trao đổi thì ko nhất thiết phải đi tìm cơ sở chung cho sự trao đổi. Do đó sẽ ko có phạm trù giá trị
+ Nếu giá trị sử dụng là thuộc tính tự nhiên, thì giá trị là thuộc tính xã hội của hh
KL: giá trị là hao phí lao động của con người được kết tinh trong hàng hóa. Tuy nhiên, ko phải mọi
hao phí lao động của con người được kết tinh trong vật phẩm đều mang hình thái giá trị. VD: những

vật phẩm tự cung tự cấp cũng chứa đựng hao phí của con người nhưng nó ko mang hình thái giá trị.
c, Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa.
Hàng hóa là sự thống nhất giữa hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị nhưng là sự thống nhất giữa hai mặt
đối lập.
Mặt thống nhất thể hiện ở chỗ: Chúng là hai thuộc tính của một thực thể của một hàng hóa thống nhất mà
thiếu một trong hai thuộc tính đó khơng thành hàng hóa.(giá trị sử dụng là cơ sở để hình thành giá trị còn giá
trị là phương tiện để giá trị sử dụng được thể hiện).
Ví dụ: nước suối, hoa quả rừng chúng là những vật phẩm có giá trị sử dụng nhưng khơng có giá trị nên
khơng được coi là hàng hóa.hay nếu một sản phẩm có giá trị nhưng khơng có giá trị sử dụng như máy tính
vừa sản xuất ra bị lỗi.
Mặt đối lập thể hiện như sau: Đối với người bán chỉ quan tâm tới giá trị của hàng hóa (mục tiêu). Tuy
nhiên, để có được giá trị thì người bán phải tạo ra một giá trị sử dụng nào đó (phương tiện). Bởi giá trị sử
dụng là vật mang trong nó giá trị trao đổi và giá trị. Còn đối với người mua họ chỉ quan tâm đến giá trị sử
dụng của hàng hóa (mục tiêu). Tuy nhiên, để có được giá trị sử dụng mình cần thì người mua phải trả giá trị
cho người bán (phương tiện). Như vậy, q trình thực hiện hai thuộc tính giá trị và giá trị sử dụng là 2 quá
trình tách rời nhau, tính tách rời đó phản ánh tính mâu thuẫn giữa 2 thuộc tính của hàng hóa. Thuộc tính giá
trị thực hiện trước, thực hiện trên thị trường. Thuộc tính giá trị sử dụng được thực hiện sau, thực hiện trong
tiêu dùng.
Câu 6: Tính hai mặt của lao động sx hàng hóa. Vì sao hh có 2 thuộc tính. Mâu thuẫn giữa Lđ tư nhân
và Lđ xã hội
Sở dĩ hàng hóa có hai thuộc tính là bởi vì lao động sản xuất hàng hóa có tính hai mặt đó là lao động cụ
thể và lao động trìu tượng. Trong đó lao động cụ thể tạo giá trị sử dụng, lao động trìu tượng tạo ra giá trị của
hàng hóa.
Lao động cụ thể: là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất
định.
Các đặc điểm cơ bản của lao động cụ thể.
- Phạm trù vĩnh viễn tồn tại gắn liền với vật phẩm


- Mỗi lao động cụ thể đều có mục đích riêng, đối tượng riêng, phương pháp, phương tiện và kết quả

riêng. Ví dụ lao động cụ thể của người thợ dệt có mục đích là sản xuất ra vải,đối tượng là sợi,phương pháp
là tập hợp các thao tác dệt,phương tiện là máy dệt và kết quả là vải được dệt ra.
- Mỗi lao động cụ thể chỉ tạo ra một hoặc một số giá trị sử dụng nhất định. Do vậy, lao động cụ thể
càng phong phú giá trị sử dụng được tạo ra càng nhiều. Ví dụ lao động của người nơng dân tạo ra thóc để
thỏa mãn nhu cầu ăn của con người. Còn lao động của người thợ dệt tạo tư liệu sản xuất để thỏa mãn nhu
cầu sản xuất.
- Các lao động cụ thể được tập hợp lại với nhau tạo nên hệ thống phân công lao động xã hội. Lao động
cụ thể càng phong phú, đa dạng bao nhiêu phản ánh trình độ phân cơng lao động xã hội càng cao bấy nhiêu.
Ví dụ: Ngày nay để sản xuất ra một chiếc may bay Bô-ing xuất xưởng tại Mỹ là sự kết hợp sản xuất ở trên
650 công ty khác nhau đặt trên 300 quốc gia khác nhau.
- Lao động cụ thể là một trong hai nguồn gốc tạo ra giá trị sử dụng. Giá trị sử dụng được tạo ra bởi vật
chất và lao động với ý nghĩa là nguồn gốc tạo ra giá trị sử dụng thì lao động cụ thể là một phạm trù vĩnh
viễn tồn tại gắn liền với vật phẩm. Ví dụ trong thời phong kiến người thợ dệt dệt vải bằng khung cửi thì ngày
nay ở các nước phát triển người thợ dệt dùng máy móc dây chuyền để tạo ra vải. Nội dung của lao động cụ
thể không thay đổi chỉ có hình thức của lao động cụ thể là thay đổi tùy thuộc vào sự phát triển của lực
lượng sản xuất và sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật.
- Là biểu hiện của lao động tư nhân
Lao động trừu tượng: là lao động của ngoòi sản xuất hàng hóa khi đã gạt bỏ những hình thức cụ thể của nó
hay chính là sự tiêu hao sức lao động(sự hao phí sức ép, sức thần kinh, sức cơ bắp) của người trong sản xuất
hh nói chung.
Đặc điểm của lao động trừu tượng:
- Lao động trừu tượng là một phạm trù lịch sử. Nếu khơng có sản xuất hàng hóa, khơng có trao đổi
hàng hóa thì khơng cần thiết phải quy các lao động vốn rất khác nhau về lao động đồng chất tức là lao động
trìu tượng tức là khơng có lao động trìu tượng.
- Nếu như lao động cụ thể chỉ là một trong hai nguồn gốc tạo ra giá trị sử dụng thì lao động trìu tượng
là nguồn gốc duy nhất tạo ra giá trị, tạo cơ sở cho sự ngang bằng trong trao đổi.
- Biểu hiện của lao động xã hội
KL:
- Lao động cụ thể và lao động trìu tượng khơng phải là hai loại lao động khác nhau mà là hai mặt của lao
động sản xuất hàng hóa hai mặt này phản ánh tính chất tư nhân và tính chất xã hội của người sản xuất

hàng hóa.
- Trong nền sản xuất hàng hóa mỗi một người sản xuất là một chủ thể kinh tế kinh tế độc lập họ tự quyết
định sản xuất ra cái gì và sản xuất như thế nào đó là tính chất tư nhân của lao động sản xuất hàng hóa.
Lao động cụ thể là sự thể hiện của lao động tư nhân. Mặt khác nếu lao động sản xuất hàng hóa được
xem xét như là hao phí lao động xã hội nói chung thì lao động trừu tượng là sự thể hiện của lao động
xã hội. Lao động tư nhân và lao động xã hội cũng không phải là hai loại lao động khác nhau mà là hai
mặt của lao động sản xuất hàng hóa. Hai mặt này vừa có quan hệ thống nhất vừa có quan hệ mâu thuẫn.
Quan hệ mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội là mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng
hóa giản đơn.
- Sản phẩm sản xuất ra của việc sản xuất hàng hóa có thể khơng đáp ứng (ko ăn khớp, không
phù hợp) được nhu cầu của xã hội. Bởi vì, việc sản xuất ra cái gì, sản xuất như thế nào là cơng việc của
người sản xuất cho nên sản phẩm họ sản xuất ra có thể có thể phù hợp hoặc có thể khơng phù hợp với nhu
cầu của xã hội. Nếu sản phẩm mà không phù hợp với nhu cầu của xã hội thì sẽ khơng bán được và khi đó
mâu thuẫn giữa tính chất tư nhân và tính chất xã hội trong sản xuất hàng hóa chưa được giải quyết.
- Hao phí lao động cá biệt của người sản xuất hàng hóa có thể cao hơn hoặc thấp hơn hao phí lao
động xã hội cần thiết. Bởi vì, mỗi người sản xuất là một chủ thể kinh tế khác nhau. Có trình độ chun
mơn, nghề nghiệp khác nhau cho nên hao phí lao động cá biệt sẽ khác nhau. Vì vậy những người mà có hao
phí lao động cá biệt cao hơn hao phí lao động xã hội cần thiết thì sẽ bị thua lỗ vì hàng hóa của họ khơng
thể cạnh tranh được với người khác. Cịn những người có hao phí lao động xã hội thấp hơn hao phí lao
động xã hội cần thiết thì sản phẩm của họ sẽ bán được và thu được lợi nhuận.
- Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội luôn tiềm ẩn khả năng khủng hoảng “sản
xuất thừa”. Bởi vì vấn đề sản xuất cái gì, sản xuất cho ai, san xuât như thế nào, sản xuất bao nhiêu là công
việc độc lập của các chủ thể kinh tế cho nên có thể dẫn đến cung lớn hơn cầu về hàng hóa. Đây là nguyên


nhân trực tiếp dẫn đến cuộc khủng hoảng thừa. Mà sản xuất thừa hiện nay là căn bệnh nan giải của nền sản
xuất hàng hóa trong nền kinh tế thị trường.
Như vậy, mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xà hội được giải quyết thông qua trao đổi. Nếu hàng
hóa bán được thì mâu thuẫn này được giải quyết và ngược lại. Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động
xã hội 1 mặt là động lực thúc đẩy nkt hàng hóa phát triển, mặt khác nó lại tiềm ẩn nguy cơ các cuộc khủng

hoảng kinh tế.
Câu 7: Trình bày lượng giá trị hàng hóa? Cơ cấu, cơng thức đo lượng giá trị hàng hóa
Lượng giá trị hàng hóa: là lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa.
- Thời gian lao động cá biệt: hao phí thời gian (lao động) cá biệt để sản xuất hàng hóa => Quyết định
lượng giá trị cá biệt.
- Thời gian lao động xã hội cần thiết: là thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm trong điều
kiện xã hội trung bình (trình độ kỹ thuật trung bình, trình độ thành thạo trung bình, cường độ lao động trung
bình so với hồn cảnh xã hội nhất định).
Ví dụ:
Nhó
Chi phí thgian LĐ để SX
Số lượng hhoá A do mỗi Thời gian LĐXH cần thiết quyết định
m
1đơn vị hàng hố A (giờ)
nhóm SX đưa ra thị trường
lượng giá trị của 1 đvhh A (giờ)
I
6
100
II
8
500
8
II
10
200
Do trình độ sản xuất khác nhau, điều kiện sản xuất khác nhau mà chi phí thời gian lao động cá biệt của
những người sản xuất để sản xuất ra 1đơn vị sản phẩm là khác nhau. Do vậy, để đo lượng giá trị hàng hóa
người ta đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.
Cơ cấu: lượng giá trị hàng hóa: G = c + v + m


- Cơng thức: trong đó: ti là hao phí lao động cá biệt; qi là sản lượng cá biệt
Câu 8: Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa? (2 nhân tố).
1, Năng suất lao động
- Năng suất lao động là năng lực sản xuất của lao động được xác định bằng số lượng sản phẩm được
sản xuất ra trong một đơn vị thời gian. Ví dụ 1 người cơng nhân mất 2h để tạo ra một đơn vị sản phẩm.
W = qi/ti (1)
W = ti/qi (2) trong đó ti: tgld của nsx để sx ra qi sản phẩm, qi: sản lượng nsx sx ra trong ti
- Năng suất lao động có hai loại là năng suất lao động cá biệt và năng suất lao động xã hội. Trong đó,
NSLĐ cá biệt quy định giá trị cá biệt của hh, NSLĐ xã hội ảnh hưởng tới giá trị thị trường của hh.
- Khi NSLĐXH tăng lên thì số lượng sản phẩm làm ra trong một đơn vị thời gian tăng. Do vậy,
lượng thời gian để làm ra một đơn vị sản phẩm giảm tức là lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm giảm và
ngược lại.
Ví dụ: Người cơng nhân trong đkiện bình thường 1h tạo ra được 2 đơn vị sản phẩm. Vậy thời gian lao động
xã hội cần thiết để làm ra một đơn vị sản phẩm là ½ giờ. Tăng năng suất lao động xã hội lên bao nhiêu lần
thì số lượng hàng hóa tăng lên bấy nhiêu lần. Nhưng tổng lượng giá trị hàng hóa vẫn khơng đổi trong ví dụ
trên nó vẫn bằng 1h, chỉ có giá trị của một đơn vị hàng hóa giảm i t ẵ xung cũn ẳ gi. Ngc li khi
nng suất lao động xã hội giảm thì lượng giá trị của 1 đơn vị sản phẩm tăng từ ½ giờ lên 1 giờ.
 Lượng giá trị của 1đơn vị hàng hóa tỷ lệ nghịch với năng suất lao động xã hội
- Các cách tăng NSLĐ:
1. Trình độ tay nghề, trình độ quản lý của nld
2. Trình độ phát triển KHKT và việc ứng dụng các thành tựu đó vào quá trình sx


3. Các điều kiện tự nhiên thuận lợi
4. Qui mô và hiệu suất của các tư liệu sx (vốn)
*So sánh NSLĐ và Cường độ lao động
- Cường độ lao động phản ánh sự căng thẳng, mệt nhọc của người lao động, được đo bằng lượng hao phí lao
động trong một đơn vị thời gian. Ví dụ trong 1h lao động người lao động hao phí 200calo
- Khi cường độ lao động tăng thì sản lượng/1dvtg tăng -> lượng hao phí lao động/1đvtg tăng -> Lượng

hao phí lao động trên một sản phẩm khơng đổi. -> Lượng giá trị hàng hóa cũng khơng đổi và ngược lại
Ví dụ: trong điều kiện bình thường cứ 1h lao động thì người lao động hao phí 200calo và sản xuất ra 2 đơn
vị sản phẩm. Khi cường độ lao động tăng lên gấp đôi thì 1 giờ lao động hao phí 400calo và sản xuất ra 4
đơn vị sản phẩm.
 CDLD k phải là nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa
Giống nhau: đều tỉ lệ thuận với sản lượng
Khác nhau:
- NSLD tỉ lệ nghịch đến lượng giá tị hh, còn CDLD không ảnh hưởng đến lượng giá trị hh.
- NSLD không có giới hạn, cịn CDLD bị giới hạn bởi thể lực, tâm sinh lý của NLD
- NSLD không ảnh hưởng đến tổng giá trị hàng hóa, cịn CDLD tỉ lệ thuận với tổng giá trị hàng hóa.
2, Mức độ phức tạp của lao động.
Lượng giá trị của hàng hóa được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết. Tuy nhiên lao động được chia
thành lao động giản đơn và lao động phức tạp.
Lao động giản đơn là lao động mà bất cứ một người bình thường nào cũng có thể thực hiện được. Ví dụ lao
động của một người rửa bát,nội trợ gia đình…
Lao động phức tạp là lao động phải thông qua đào tạo, huấn luyện thành lao động chun mơn lành nghề
mới có thể thực hiện được. Ví dụ lao động của người sữa chữa đồng hồ, sữa chữa điện thoại, kế toán doanh
nghiệp…
Trong cùng 1 đơn vị th.gian lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn so với LĐ giản đơn, trong quá trình
trao đổi người ta quy mọi LĐ phức tạp thành lao động giản đơn. Như vậy, lượng giá trị của hàng hóa được
đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết, giản đơn, trung bình.
 Mức độ phức tạp của lao động tỉ lệ thuận với LGTHH.
Câu 9: Tại sao nói việc phát hiện ra tính 2 mặt của q trình sxhh giúp chúng ta có cơ sở lý luận để
giải thích 1 hiện tượng kinh tế: khối lượng của cải trong xh ngày càng tăng lên và đi kèm với nó là xu
hướng lượng giá trị hàng hóa giảm xuống hay không đổi?
1. Ý nghĩa lý luận:
- Học thuyết về tính hai mặt của sản xuất hàng hóa đã tao ra cơ sở khoa học cho học thuyết giá trị. Bởi vì
các nhà kinh tế trước Mác cũng chỉ dừng lại ở chỗ giá trị do lao động tạo nên. Với việc phát hiện học
thuyết về tính hai mặt của sản xuất hàng hóa.Mác đã chỉ rõ lao động trừu tượng tạo ra giá trị hàng hóa.
- Tạo ra cơ sở cho học thuyết giá trị thặng dư nhờ đó Mác giải thích được nguồn gốc thực sự của giá trị

thặng dư là do lao động trìu tượng của người cơng nhân tạo ra trong q trình sản xuất.
2. Ý nghĩa thực tiễn:
- Học thuyết về tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa giúp chúng ta giải thích được hiện tượng
trong thực tế: Khối lượng của cải vật chất ngày càng tăng lên đi liền với giá trị ngày càng giảm hoặc
khơng đổi. Bởi vì ngày nay, lao động sản xuất hh ngày càng phát triển, khoa học kỹ thuật càng hiện đại
dẫn tới hao phí lao động để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm giảm xuống. Cụ thể:
- Năng suất lao động tăng -> Số lượng sản phẩm/1đvtg tăng -> Lượng thời gian làm ra 1 đơn vị sản
phẩm giảm -> lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm giảm.
- Mức độ phức tạp của lao động ngày càng giảm -> Lượng thời gian làm ra 1 đơn vị sản phẩm giảm ->
lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm giảm.
 Vì vậy của cải ngày càng tăng nhưng đi liền với giá trị của nó ngày càng giảm hoặc không đổi.
Câu 10: Nguồn gốc và bản chất của tiền tệ?
1. Nguồn gốc: tiền tệ ra đời là kết quả phát triển lâu dài của hình thái giá trị


a, Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên: Là hình thái phơi thai của hình thái giá trị, nó gắn với
sx hàng hóa ở giai đoạn đầu của trao đổi hàng hóa. Được thể hiên ra là sự trao đổi ngẫu nhiên giữa hàng hóa
này với hàng hóa khác.
Ví dụ: 10m vải = 5kg thóc
Cụ thể: trong phương trình trao đổi giữa vải và thóc thì vải ko tự thể hiện được giá trị của nó, mà giá trị của
vải được thể hiện thơng qua thóc. Do đó, giá trị của vải được gọi là hình thái tương đối của giá trị, cịn thóc
là phương tiện biểu hiện giá trị của vải. Vì thế giá trị của thóc là hình thái ngang giá của giá trị, cịn bản thân
thóc là hình thái vật ngang giá.
- Các đặc điểm của hình thái giản đơn.
+ Giá trị sử dụng trở thành hình thức biểu hiện của giá trị
+ Lao động cụ thể trở thành hình thức biểu hiệnlao động trừu tượng
+ Lao động tư nhân trở thành hình thức biểu hiện lao động xã hội
+ Mỗi hàng hóa chỉ trao đổi được với một hàng hóa duy nhất khác biệt với nó. (vải chỉ trao đổi được
với thóc mà khơng trao đổi được với hàng hóa khác). Quy mơ trao đổi hẹp và cố định, trao đổi diễn ra trực
tiếp và tỷ lệ trao đổi chưa cố định.

b, Hình thái giá trị mở rộng.
Khi lực lượng sản xuất và trình độ phân công lao động xã hội phát triển ở một trình độ mới thì trao đổi
hàng hóa trở nên thường xuyên hơn. Khi đó, mỗi một loại hàng hóa khơng chỉ quan hệ duy nhất khác mà
cịn có thể quan hệ với nhiều hàng hóa khác. Khi đó, ra đời hình thái giá trị mở rộng.
Ví dụ:
2kg thóc
2 con gà
10m2 vải =
2 con lợn
-

Các đặc điểm của hình thái giá trị mở rộng:
+ Trong hình thái giá trị mở rộng, mỗi hàng hóa khơng chỉ quản hệ với một hàng hóa duy nhất mà cịn
có quan hệ với một số hàng hóa khác
+ Trao đổi vẫn diễn ra một cách trực tiếp và tỷ lệ trao đổi chưa cố định.
c, Hình thái chung của giá trị.

Khi lực lượng sản xuất và phân công lao động tiếp tục phát triển, trao đổi hàng hóa ngày càng trở nên
thường xuyên và phức tạp hơn điều đó được thể hiện ở chỗ: Người có vải thì cần thóc nhưng người có thóc
thì khơng cần vải mà cần một hàng hóa khác. Do đó trao đổi phải thực hiện theo con đường vịng. Có nghĩa
là, người ta đem hàng hóa của mình đổi lấy hàng hóa được nhiều người ưa chuộng, sau đó dùng hàng hóa đó
để đổi lấy hàng hóa mình cần. Khi đó hình thành hình thái chung của giá trị.
Ví dụ:
2kg thóc
2 con gà
2 con lợn
= 10m2 vải
- Các đặc điểm của hình thái chung của giá trị.
+ Trong hình thái chung của giá trị hình thái vật ngang giá được thống nhất ở một hàng hóa. Tuy nhiên
vật ngang giá chưa được cố định, ở các địa phương khác nhau thì có hình thái vật ngang giáchung

khác nhau.
+ Trong hình thái chung của giá trị tỷ lệ trao đổi cũng chưa được cố định.
d, Hình thái tiền tệ.
LLSX và phân công lao động xh tiếp tục phát triển lên 1 trình độ cao nữa, trao đổi hàng hóa trở nên phổ
biến. Do vậy việc tồn tại nhiều hình thái vật ngang giá khác nhau cản trở quá trình trao đổi, từ đó tất yếu địi
hỏi hình thành 1 vật ngang giá chung thống nhất. Khi vật ngang giá chung được cố định lại ở 1 hàng hóa độc
tơn phổ biến, khi đó tiền tệ ra đời.
VD: 2kg thóc
2 con gà
= 1 chỉ vàng
2 con lợn


-

Các đặc điểm của hình thái tiền tệ.
+ Khi hình thái tiền tệ ra đời thì tất cả hàng hóa điều được biểu thị giá trị của mình ở hình thái vật ngang
giá thống nhất đó là tiền.
+ Tỷ lệ trao đổi được cố định nhờ đó mà trao đổi có điều kiện phát triển mạnh mẽ.
2. Bản chất của tiền tệ:
Các nhà kinh tế học tể học trước mác phân tích bản chất tiền tệ từ hình thái cao nhất của nó. Do vậy mà
khơng chỉ ra được bản chất đích thực của tiền tệ. Mác nghiên cứu bản chất đích thực của tiền tệ từ lịch sử
phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa, từ lịch sử phát triển của các hình thái giá trị nhờ vậy Mác chỉ ra
được bản chất đích thực của tiền tệ. Như vây, tiền tệ là một hàng hóa đặc biệt được tách ra từ thế giới hàng
hóa làm vật ngang giá chung thống nhất. Nó thể hiện lao động xã hội và biểu hiện mối quan hệ giữa những
người sản xuất với nhau.
Câu 11: Phân tích các chức năng của tiền tệ? Trong các chức năng đó chức năng nào là quan trọng
nhất? Chức năng nào cần là tiền vàng?
Theo Mác tiền tệ có 5 chức năng sau đây:
1. Chức năng thước đo giá trị. (Phải là tiền vàng và đây là chức năng quan trọng nhất)

- Với tư cách là thước đo giá trị. Tiền tệ được dùng để đo lượng giá trị các hàng hóa khác.Để đo lường
đc thìbản thân tiền phải có đủgiá trị tức phải là tiền vàng. Tuy nhiên khi đo lường giá trị các hàng hóa khác
khơng nhất thiết phải có tiền mặt (vàng) mà chỉ cần so sánh với một lượng vàng nhất định trong ý tưởng. Sở
dĩ có thể làm như vậy là bởi vì giữa giá trị của vàng và giá trị của hàng hóa có một cơ sở chung là thời gian
lao động xã hội cần thiết để làm ra hàng hóa đó.
- Giá trị của hàng hóa được biểu hiện bằng tiền được gọi là giá cả, giá cả phụ thuộc vào các nhân tố cơ
bản sau: giá trị của hàng hóa, giá trị của tiền (sức mua của tiền), qua hệ cung cầu. Trong 3 nhân tố đó giá trị
giữ vai trị quyết định vì giá trị là nội dung của giá cả.
=> Để đo lường được giá trị hàng hóa thì bản thân tiền tệ cũng phải đc đo lường. Đơn vị đo lường tiền
tệ và các phần phân chia của nó được gọi là tiêu chuẩn của giá cả. Với tư cách là thướcđo giá trị, tiền tệđc
dùng đểđo lường giá trị cảu các hàng hóa khác; với tư cách là tiêu chuẩn của giá cả thì tiền tệ đo lường bản
thân kim loại được sử dụng làm tiền.
Ví dụ: 1USD = 0,736662gr vàng, 1 đồng Frăng = 0,160000 gr vàng
3. Chức năng phương tiện lưu thông.
- Với tư cách là phương tiện lưu thông thì tiền tệ được sử dụng là mơi giới trung gian trong q trình
trao đổi hàng hóa và khi đó làm cho hành vi bán và mua tách rời nhau về cả không gian và thời gian.sự tách
rời này tiềm ẩn các cuộc khủng hoảng kinh tế.
- Trao đổi hàng hóa lấy tiền làm mơi giới trung gian được gọi là lưu thơng hàng hóa. Lưu thơng hàng
hóa được vận động theo công thức: H-T-H.
Trong lưu thông ban đầu tiền tham gia với hình thức vàng thoi, bạc nén, sau đó được thay thế bằng
tiền đúc. Trong q trình lưu thơng tiền đúc bị hao mịn mất đi một phần giá trị.xong nó vẫn được xem là đủ
giá trị. Sở dĩ như vậy là bởi vì tiền chỉ đóng vai trị là mơi giới trung gian trong trao đổi hàng hóa và thực
hiện chức năng đó trong chốc lát.
Lợi dụng vào tình hình đó, nhà nước tìm cách đúc tiền nhỏ hơn giá trị thật của nó điều đó làm cho giá
trị thật của tiền và giá trị danh nghĩa của nó tách rời nhau. Sự tách rời này chính là nguồn gốc ra đời tiền
giấy. Bản thân tiền giấy khơng có giá trị. Tuy nhiên khơng vì thế có thể phát hành tùy tiện tiền giấy mà
lượng tiền giấy được đưa vào lưu thông phải tuân theo quy luật lưu thơng tiền giấy. Quy luật đó là: “Lượng
tiền giấy được phát hành vào lưu thông phải bằng lượng tiền thật đáng ra phải tham gia vào lưu thông mà
lượng tiền giấy biểu trưng. Khi lượng tiền giấy được phát hành vào lưu thông lớn hơn lượng tiền giấy cần
thiết trong lưu thông sẽ dẫn tới lạm phát.”

Tổng tiền tệ =Tổng giá cả hh trong lưu thơng/vịng quay của đồng tiền
3. Chức năng cất trữ (phải là tiền vàng)
Với tư cách là phương tiện cất trữ thì tiền được rút ra khỏi lưu thông đi vào cất trữ. Sở dĩ tiền được sử
dụng làm phương tiện cất trữ là bởi vì tiền là đại biểu cho của cải xã hội dưới hình thái giá trị nên cất trữ tiền
là một hình thức để cất trữ của cải.để thực hiện chức năng cất trữ thì tiền phải có giá trị tức là tiền
vàng.Chức năng cất trữ của tiền tệ có vai trò điều tiết một cách tự phát lượng tiền trong lưu thơng. Khi sản
xuất hàng hóa tăng lượng hàng hóa trong lưu thông tăng lên tiền được rút ra khỏi cất trữ đi vào lưu thông.
Ngược lại khi sản xuất hàng hóa giảm, tiền được rút ra khỏi lưu thơng đi vào cất trữ.


4. Chức năng phương tiện thanh toán
Với tư cách là phương tiện thanh tốn thì tiền được sử dụng để nộp thuế, trả nợ và thanh toán các
khoản mua bán chịu. Nền sản xuất hàng hóa phát triển tới một trình độ nhất định nào đó sẽ xuất hiện hiện
tượng mua bán chịu thì chỉ khi đến kỳ hạn thanh tốn thì tiền mới được đưa vào lưu thơng. Điều đó làm cho
lượng tiền cần trong lưu thơng có sự thay đổi.sự thay đổi đó được xác định bằng cơng thức sau:
T= (G – Gc – Tk + Tt)/N
T là lượng tiền cần cho lưu thông.
G là tổng giá cả hàng hóa trong lưu thơng.
Gc là tổng giá cả hàng hóa bán chịu.
Tk là tổng giá cả hàng hóa khấu trừ cho nhau.
Tt là tổng giá cả hàng hóa bán chịu đến kỳ hạn phải thanh tốn.
N là số vịng quay trung bình của các đồng tiền trong lưu thơng
Trong hiện tượng mua bán chịu thì nó tạo ra khả năng thanh tốn khấu trừ cho nhau, điều đó sẽ làm
thay đổi lượng tiền trong lưu thông. Trong hiện tượng mua bán chịu thì người bán là chủ nợ, người mua là
con nợ. Trong q trình vận động, nếu có 1 khâu nào đó gặp trục trặc thì sẽ làm cho hệ thống bị đổ vỡ, khi
đó sẽ tạo ran guy cơ các cuộc khủng hoảng kinh tế.
5. Chức năng tiền tệ thế giới (phải là tiền vàng)
Khi trao đổi hàng hóa vượt ra khỏi phạm vi quốc gia thì tiền tệ đóng vai trị là tiền tệ thế giới. để thực
hiện chức năng là tiền tệ thế giới thì tiền phải quay trở lại hình thái đầu tiên của nó là tiền vàng. Đến đây
vàng đc dùng làmphương tiện mua bán hàng hóa, phương tiện thanh tốn quốc tếvà biểu hiệncủa cải chung

của xã hội.
Kết luận: Tiền tệ có 5 chức năng, 5 chức năng của tiền tệ được hình thành và phát triển cùng với sự
phát triển của nền sản xuất hàng hóa và có quan hệ mật thiết với nhau.
Câu 12: TS Vàng được coi là tiền tệ? Vì sao tiền tệ được gọi là hàng hóa đặc biệt?
+ VÌ VÀNG CĨ NHỮNG THUỘC TÍNH TỰ NHIÊN ĐẶC BIỆT THÍCH HỢP VỚI VAI TRỊ TIỀN TỆ:
thuần nhất (đồng chất), khơng bị ơ xi hóa (dễ bảo quản), dễ dát mỏng, chia nhỏ, trọng lượng nhỏ nhưng có
giá trị cao.
+ Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt bởi vì khi nó ra đời thì tồn bộ thế giới hàng hóa được chia thành hai cực: một
bên là tiền cịn bên kia là tất cả các hàng hóa cịn lại.
+ Các hàng hóa thơng thường thì chỉ chứa đựng một số giá trị sử dụng nhất định. Do đó, chỉ thỏa mãn một
số nhu cầu nào đó của con người. Cịn tiền tệ với tư cách là hình thái vật ngang giá chung thống nhất thì nó
giúp con người thỏa mãn nhiều nhu cầu.
Câu 13: Quy luật lưu thông tiền tệ? Lạm phát và nguyên nhân của hiện tương lạm phát là gì?
1. Quy luật lưu thơng tiền tệ.
Khái niệm: là quy luật các định lượng tiền cần thiết cho lưu thông. C.Mác cho rằng, số lượng tiền tệ
cần cho lưu thông do ba nhân tố quy định: số lượng hàng hóa lưu thơng trên thị trường, giá cả trung bình của
hàng hóa và số vịng lưu thơng của những đơn vị tiền tệ cùng loại. Sự tác động của ba nhân tố này đối với
khối lượng tiền tệ cần cho lưu thông diễn ra theo quy luật phổ biến là: Tổng số giá cả của hàng hóa chia cho
số vịng lưu thơng của các đồng tiền cùng trong một thời gian nhất định.
- Khi tiền thực hiện chức năng là phương tiện lưu thơng có cơng thức:
M= (P.Q)/V
M: là lượng tiền cần thiết cho lưu thông.
P: là mức giá cả.
Q: khối lượng hàng hóa đem ra lưu thơng.
P.Q: Tổng giá cả hàng hóa trong lưu thơng
V: là số vịng ln chuyển trung bình của một đơn vị tiền tệ.
tổng giá cả hàng hóa đem ra lưu thơng
Khi
tiền tệ Tức là M =
thực

Số
vịng
ln
chuyển
trung
bình
của
một
đơn
vị
tiền
tệ
hiện cả
chức
năng phương tiện thanh tốn thì số lượng tiền cần thiết cho lưu thông được xác định như sau: (như trên)


3. Lạm phát:
KN: Lạm phát là tình trạng mức giá chung của toàn bộ nền kinh tế tăng lên trong một thời gian nhất định”.
Nguyên nhân: khi vàng và bạc được dùng làm tiền thì số lượng tiền vàng hay bạc được thích ứng một cách
tự phát với số lượng tiền cần thiết cho lưu thông. Khi phát hành tiền giấy thì tình hình sẽ khác.Tiền giấy chỉ
là ký hiệu của giá trị thay thế tiền vàng hay bạc trong chức năng phương tiện lưu thông, bản thân tiền giấy
không có giá trị thực.do đó số lượng tiền giấy phải bằng số lượng tiền vàng hoặc bạc mà nó tượng trưng.
Khi số lượng tiền giấy đưa vào lưu thông vượt q số lượng tiền vàng mà nó đại diện thì sẽ dẫn đến hiện
tượng SL tiền cần thiết > số lượng hàng hóa trong lưu thơng; dẫn đến lạm phát.
Biểu hiện: Lạm phát là một hiện tượng kinh tế phổ biến ở nhiều nước trên thế giới đó là hiện tượng khủng
hoảng tiền tệ, nhưng nó phản ánh và thể hiện trạng thái chung của toàn bộ nền kinh tế, có nhiều quan niệm
khác nhau về lạm phát, nhưng đều nhất trí rằng: Căn cứ vào mức giá tăng lên có thể chia lạm phát thành:
lạm phát vừa phải (chỉ số giá cả tăng dưới 10%/năm), lạm phát phi mã(trên 10%/năm) và siêu lạm phát(chỉ
số giá cả tăng lên hàng trăm,hàng nghìn lần và hơn nữa).

Hậu quả: khi lạm phát xảy ra sẽ dẫn tới sự phân phối lại các nguồn thu nhập giữa các tầng lớp dân cư:
người nắm giữ hàng hóa, người đi vay được lời. Người có thu nhập và nắm giữ tài sản bằng tiền, người cho
vay bị thiệt. (do sức mua của đồng tiền giảm sút). Đầu cơ hàng hóa, cản trở sản xuất kinh doanh, các hoạt
động kinh tế bị méo mó biến dạng, tâm lý người dan hoang mang…
Câu 14: Phân tích nội dung và yêu cầu, tác động của quy luật giá trị?
a, Vị trí của quy luật.
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của nền sản xuất hàng hóa.Ở đâu có sản xuất hàng hóa ở đó
có sự tác động của quy luật giá trị.
b, Nội dung của quy luật giá trị
Yêu cầu chung: sản xuất và trao đổi hh phải dựa trên hao phí lao động xã hội cần thiết. (vì cơ sở của gía
trị là hao phí lao động xã hội cần thiết)
- Trong nền sản xuất hh, mỗi người sản xuất là một chủ thể kinh tế độc lập. Họ tự quyết định sx cái
gì và hao phí lao động cá biệt của mình trong q trình sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên, giá trị của hàng hóa
khơng xác định dựa trên hao phí lao động cá biệt của người sản xuất mà dựa trên cơ sở hao phí lao động xã
hội cần thiết. Do vậy, để sản xuất có lãi thì người sản xuất phải điều chỉnh hao phí lao động cá biệt của mình
theo hao phí lao động xã hội cần thiết.
- Trong lưu thơng, trao đổi: Trao đổi hàng hóa cùng phải dựa trên hao phí lao động xã hội cần thiết
tức là phải trao đổi theo nguyên tắc ngang giá. (Vì cơ sở của trao đổi là giá trị)
- Sự vận động của quy luật giá trị biểu hiện ở sự vận động giá cả trên thị trường. giá cả là sự biểu hiện
bằng tiền của giá trị. Như vậy, giá cả chịu sự chi phối bởi giá trị ngoài ra giá cả còn bị tác động bởi các nhân
tố như: giá trị của tiền, cạnh tranh và quy luật cung cầu. Các nhân tố này làm cho giá cả tách rời khỏi giá trị
và vận động lên xuống xung quanh trục giá trị. Sự vận động đó của giá cả thể hiện cơ chế vận động của quy
luật giá trị.
giá trị
giá cả
Ví dụ: Cung = cầu: giá cả = giá trị
Cung < cầu: giá cả > giá trị
Cung > cầu: giá cả < giá trị
Sự vận động đó phản ánh cơ chế hoạt động của quy luật giá trị xét ở từng thời điểm thì giá trị và giá cả
có thể khơng bằng nhau, nhưng nếu xét trên phạm vi toàn xã hội và ở 1 khoảng t/g nhất định thì giá cả ln

ln bằng giá trị.
c Tác động của quy luật giá trị
- Điều tiết sản xuất và lưu thơng hàng hóa.
Khái niệm: Điều tiết sản xuất và lưu thơng hàng hóa là điều phối, phân bổ các yếu tố của sản xuất và
lưu thông trong nền kinh tế.
Đối với sản xuất: tác động của quy luật giá trị trong việc điều tiết sx được thể hiện thông qua sự vận
động của giá cả dưới sự chi phối của quan hệ cung cầu. Những ngành sản xuất có cung nhỏ hơn cầu thì giá
cả cao hơn giá trị, người sản xuất ở ngành đó sẽ có lãi, thu hút những người sản xuất ở ngành khác tìm cách


chuyển sang ngành đó. Do vậy sản xuất ngành đó không ngừng được mở rộng. Ngược lại, những ngành sản
xuất nào có cung nhỏ cầu, giá cả nhỏ hơn giá trị thì người sản xuất ở ngành đó sẽ bị thua lỗ. Do vậy sản xuất
ở ngành đó sẽ bị thu hẹp.
Ví dụ: Vào các dịp lễ, tết giá cả hầu hết các loại hàng hóa đều tăng do nhu cầu mua sắm, đi lại…của
người dân tăng. Vì vậy các cơng ty, doanh nghiệp đều có động thái mở rộng quy mô sản xuất. Cụ thể như
các doanh nghiệp, công ty hoặc các chủ xe sẽ có động thái tăng số xe chạy hoặc chuyến xe chạy trong
những dịp này.
Đối với trao đổi hàng hóa: tác động của quy luật giá trị cũng được thể hiện thông qua sự vận động
của giá cả. Hàng hóa có xu hướng chảy từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao hơn, nhờ vậy mà hàng
hóa được lưu thơng thơng suốt.
Ví dụ: Rau xanh thường được mua ở nơng thơn thông qua các thương lái được chuyển ra thành phố
lớn bán. Bởi vì, giá cả của rau khi bán ở thành phố cao hơn bán ở nông thôn.Các thành phố lớn các hàng
hóa thường rất đa dạng và phong phú.Bởi vì chính yếu tố giá cả đã chi phối luồng vận động của hàng hóa
từ nơi có giá trị thấp hơn đến nơi có giá trị cao hơn.
- Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động, thúc đẩy lực lượng sản
xuất xã hội phát triển.
Trong nền sản xuất hàng hóa mỗi người sx có điều kiện sản xuất khơng giống nhau. Do đó, chi phí lao
động cá biệt của mỗi người sản xuất cũng khơng giống nhau. Người nào có chi phí lao động cá biệt thấp hơn
chi phí lao động xã hội cần thiết thì giành được lợi thế. Cịn những người sản xuất nào mà có chi phí lao
động cá biệt cao hơn chi phí lao động xã hội cần thiết thì rơi vào tình thế bất lợi. Do đó để sx có lãi và tạo

lợi thế trong cạnh tranh, họ phải khơng ngừng tìm cách cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa q trình sản xuất…
nhờ đó mà thúc đẩy lực lượng sản xuất ko ngừng phát triển.
VD: Dừa ở bến tre
- Thực hiện sự phân hóa giàu nghèo và sự chọn lọc tự nhiên trong nền kinh tế hàng hóa.
Trong nền sản xuất hàng hóa người sản xuất nào mà có chi phí lao động cá biệt thấp hơn chi phí lao
động xã hội cần thiết, sẽ làm ăn có lãi và ngãy càng trở nên giàu có. Ngược lại người sản xuất nào mà có chi
phí lao động cá biệt cao hơn chi phí lao động xã hội cần thiết thì làm ăn thua lỗ và ngày càng trở nên nghèo
khó. Như vậy, quy luật giá trị đã thực hiện sự chọn lọc tự nhiên và phân hóa giàu nghè một cách mạnh mẽ
trong đời sống xã hội.
Ví dụ: Ở Việt Nam nếu như trước thời kỳ đổi mới người Việt Nam nằm trong cái nghèo là chung.
Nhưng bắt đầu từ năm 1986 đến nay chúng ta thực hiện phát triển kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo
cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Thành tựu lớn nhất là đã đưa nước ta thốt khỏi tình trạng
khủng hoảng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhưng mặt trái của nó là ở chỗ sự phân hóa giàu nghèo. Tính
đến năm 2000 chênh lệch giàu nghèo ở nước ta là 4,2 lần và đến năm 2009 con số này tăng lên gấp đôi là
8,4 lần và cho đến nay con số đó đã tăng lên 15 lần.
Câu 15: Vì sao trên thị trường giá cả hàng hóa ln xoay quanh trục giá trị? Cho ví dụ chứng minh?
Trong nền kinh tế hàng hóa thì giá trị hàng hóa là cơ sở, là nội dung bên trong của giá cả và quyết định
giá cả hàng hóa. Giá cả hàng hóa là hình thức biểu hiện của giá trị ra bên ngồi, do đó giá cả hàng hóa cịn
chịu sự tác động của cung – cầu, cạnh tranh và sức mua của tiền. Với sự tác động của các nhân tố đó làm
cho giá cả hàng hóa vận động lên xuống xung quanh trục giá trị nhưng phải lấy giá trị làm cơ sở và không
bao giờ thốt ly khỏi giá trị. Hay như Mác nói “ giá cả hàng hóa xoay quanh giá trị hàng hóa”.
Ví dụ minh họa:
Khi cung= cầu thì giá cả = giá trị
Khi cung > cầu thì giá cả < giá trị
Quy luât cung - cầu
Khi cung< cầu thì giá cả > giá trị
Cạnh tranh
Cạnh tranh giữa người bán với người bán. Cùng một loại hàng hóa nhưng hai cửa
hàng khác nhau có thể bán với giá khác nhau. Ví dụ: cùng là mặt hàng
Sức mua của tiền


Dưới tác động của sức mua của tiền thì nếu giá trị của đồng tiền tăng lên thì giá cả
sẽ giảm xuống. Nếu giá trị đồng tiền giảm thì giá cả hàng hóa sẽ được tăng lên.
Câu 16: Phân tích cơng thức chung của tư bản? So sánh cơng thức lưu thơng hàng hóa giản đơn H –T
– H và công thức lưu thông của tư bản T – H – T
Điều kiện để tiền trở thành tư bản:


+ Điều kiện 1: Tiền phải đủ lớn để mua được tư liệu sản xuất và tiến hành hoạt động sxkd. Lượng tiền là
bao nhiêu phụ thuộc vào quy mô sx, tính chất ngành, sự phát triển của khoa học công nghệ
+ Điều kiện 2: Tiền phải được đưa vào lưu thông, tức là tiền phải được đưa vào trong sxkd
+ Điều kiện 3: Tiền phải được sử dụng để bóc lột lao động làm thuê nhằm mang lại tiền phụ thêm. Đây là
điều kiện quyết định tiền trở thành tư bản.
So sánh cơng thức lưu thơng hàng hóa giản đơn H –T – H và công thức lưu thông của tư bản T – H – T
Trong lưu thông hàng hóa giản đơn thì tiền tham gia được coi là tiền thông thường, vận động theo công
thức: H – T – H (hàng – tiền – hàng)
Ví dụ: 1kg thịt gà bán được 120000đ và 120000đ đó mua được 1 áo len, nghĩa là sự chuyển hóa của hàng
hóa thành tiền, rồi tiền lại chuyển thành hàng hóa. Ở đây tiền chỉ là phương tiện để đạt tới một mục đích bên
ngồi lưu thơng. Hình thức lưu thơng hàng hóa này thích hợp với nền sản xuất nhỏ của những người thợ thủ
cơng và nơng dân.
Cịn tiền được coi tư bản thì vận động theo cơng thức: T – H – T (Tiền – hàng – tiền)
Ví dụ 100000đ – 1 quạt điện – 150000đ, tức là sự chuyển hóa của tiền thành thành hàng hóa, rồi hàng lại
chuyển hóa ngược lại thành tiền.
- Giống nhau: cả hai sự vận động đều do hai giai đoạn đối lập nhau là mua và bán hợp thành. Trong mỗi
giai đoạn đều có hai yếu tố vật chất đối diện nhau là tiền và hàng, và hai người có quan hệ kinh tế với nhau
là những người mua và người bán.
- Khác nhau (phải trình bày theo đoạn văn)
HH giản đơn (tiền thơng thường)
Tư bản
Trong lưu thơng hàng hóa giản đơn H-T-H thì bắt đầu làTrong lưu thơng TB T-H-T thì bắt đầu là hành vi

hành vi bán và kết thúc là hành vi mua.
mua và kết thúc là hành vi bán.
Trong lưu thơng hàng hóa giản đơn tiền đóng vai trị là Trong lưu thơng TB (T-H-T) thì hàng đóng vai trị là
mơi giới trung gian trong trao đổi.
mơi giới trung gian.
Mục đích của lưu thơng hàng hóa giản đơn là giá trị sử Mục đích của lưu thơng tư bản không phải là giá trị
dụng để thỏa mãn nhu cầu, nên các hàng hóa trao đổi sử dụng mà là giá trị hơn nữa là giá trị tăng thêm.
phải có giá trị sử dụng khác nhau.
Nếu lượng tiền thu về chỉ bằng lượng tiền ứng ra thì
sự vận động là vơ nghĩa. Do đó, số tiền thu về phải
lớn hơn số tiền ứng ra, nên công thức vận động đầy
đủ của tư bản là T – H – T’, trong đó T’ = T + ▲T.
C.Mác gọi là giá trị thặng dư. Số tiền ứng ra ban đầu
đã chuyển hóa thành tư bản. Vậy, tư bản là giá trị
mang lại giá trị thặng dư.
Giới hạn của sự vận động: Vì mục đích của lưu thơng Mục đích lưu thơng tư bản là sự tăng thêm tức là sự
hàng hóa giản đơn là giá trị sử dụng. Do đó q trình lớn lên của giá trị, là giá trị thặng dư, nên sự vận
lưu thông sẽ kết thúc khi người tham gia lưu thơng có động của tư bản là khơng giới hạn, vì sự lớn lên của
được giá tri sử dụng mà họ cần đến. Như vậy, lưu thônggiá trị khơng có giới hạn.
hh giản đơn là sự vận động có giới hạn.
Câu 17: Phân tích mâu thuẫn trong cơng thức chung của tư bản, mối quan hệ giữa mâu thuẫn trong
cơng thức chung với hàng hóa sức lao động?
Xét trong lưu thông: dù trao đổi theo nguyên tắc ngang giá hay ko ngang giá thì cũng ko sinh ra giá trị
thặng dư
+ Trường hợp trao đổi ngang giá
Nếu hàng hóa được trao đổi ngang giá, thì chỉ có sự thay đổi hình thái của giá trị, từ tiền thành hàng và
hàng thành tiền, còn tổng giá trị cũng như phần giá trị nằm trong tay mỗi bên trao đổi trước sau vẫn khơng
thay đổi. Do đó chỉ có sự thay đổi vị trí của giá trị mà khơng đẻ ra giá trị tăng thêm
+ Trường hợp trao đổi không ngang giá
Có thể xảy ra ba trường hợp đó là

Thứ nhất: giả định rằng có một nhà tư bản nào đó bán hàng hóa của mình cao hơn giá trị của nó 10%
chẳng hạn. Giá trị hàng hóa của anh ta là 100 đồng sẽ được bán cao lên 110 đồng và do đó thu được 10 đồng
giá trị thặng dư. Nhưng thực tế không nhà tư bản nào lại chỉ đóng vai trị là người bán hàng hóa, mà lại
không là người đi mua các yếu tố để sản xuất ra các hàng hóa đó. Vì vậy đến lượt anh ta là người đi mua thì
anh ta cũng phải mua hàng hóa cao hơn giá trị của nó 10%, vì các nhà tư bản khác bán các yếu tố sản xuất
cũng muốn bán cao hơn giá tri 10% để có lời. Thế là 10% nhà tư bản thu được khi là người bán cũng sẽ mất


đi khi anh ta là người mua. Kết hợp 2 hành vi mua và bán của nhà tư bản, nhà TB ko làm ra giá trị tăng
thêm.
Thứ hai: giả định rằng có một nhà tư bản nào đó, có hành vi mua hàng hóa thấp hơn giá trị của nó
10% và bán thấp hơn giá trị của nó 10% -> không thu được giá trị tăng thêm
Thứ ba: Giả sử nhà TB mua được hàng hóa thấp hơn giá trị của nó 10% và bán cao hơn giá trị của nó
10%. Xét hành vi mua và bán của nhà TB này thì ơng ta thu được 20% giá trị tăng thêm. Tuy nhiên nếu xét
trên phạm vi toàn xã hội thì 20% giá trị tăng thêm mà nhà TB có được là do sự mất đi của người khác mà có.
Tổng giá trị của xã hội khơng thay đổi
Như vậy, “Lưu thông không đẻ ra giá trị thặng dư”.Vậy phải chăng giá trị thặng dư có thể đẻ ra ở
ngồi lưu thơng?
Xét ngồi lưu thơng, chúng ta xem xét hai trường hợp
+ Nếu người trao đổi đứng một mình với hàng hóa của anh ta thì giá trị của hàng hóa khơng thể tăng
thêm
+ Nếu người sản xuất muốn giá trị hàng hóa của mình có giá trị tăng thêm thì phải chi phí thêm lao
động vào hàng hóa đó.
Ví dụ: một người thợ may mua một miếng vải là 10USD để may thành một cái áo có giá là 15USD.
Như vậy giá trị của chiếc áo lớn hơn giá trị của miếng vải là 5$, thì ko phải là do giá trị của miếng vải tăng
thêm mà do hao phí lao động của người thợ may kết tinh trong chiếc áo đó tạo ra
=> Từ sự phân tích cả trong lưu thơng và ngồi lưu thơng. Mác đã chỉ ra rằng “Tư bản không xuất
hiện trong lưu thông mà cũng khơng thể xuất hiện ngồi lưu thơng. Nó vừa xuất hiện trong lưu thông mà
đồng thời không phải trong lưu thơng. Đó chính là mâu thuẫn trong cơng thức chung của tư bản”. Để giải
quyết những mâu thuẫn này, Mác chỉ rõ “phải lấy những quy luật nội tại của lưu thơng hàng hóa làm cơ sở

để giải thích sự chuyển hóa tiền thành tư bản. Nghĩa là phải căn cứ vào nguyên tắc trao đổi ngang giá để giải
thích sự chuyển hóa của tiền thành tư bản. Với việc tìm ra hàng hóa sức lao động, Mác đã tìm ra được chìa
khóa giải quyết mâu thuẫn trong cơng thức chung tư bản.
* Mối quan hệ trong công thức chung tư bản và hàng hóa sức lao động là: hàng hóa sức lao động
là chìa khóa giải quyết mâu thuẫn trong cơng thức chung tư bản bởi vì. Hàng hóa sức lao động có tính chất
đặc biệt là khi tiêu dùng nó lại chính là q trình người cơng nhân kết hợp tư liệu sản xuất với sức lao động
để sản xuất ra hàng hóa mà trong giá trị hàng hóa có giá trị tăng thêm (tính chất đặc biệt của hàng hóa sức
lao động là tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của nó). Đó là nguồn gốc đẻ ra giá trị thặng dư.
Câu 18: So sánh hàng hóa thơng thường với hàng hóa sức lao động
Khái niệm: Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người, thông
qua trao đổi mua bán.
Sức lao động là tổng hợp thể lực trí lực của con người được sử dụng để sản xuất ra những vật có ích.
Chỉ tiêu so Hàng hóa thơng thường
Hàng hóa sức lao động
sánh
Giá trị
- Giá trị của hàng hóa thơng thường là - Giá trị hàng hóa sức lao động là sự kết tinh gián
sự kết tinh trực tiếp của hao phí lao tiếp của hao phí lao động xã hội cần thiết và các tư
động xã hội cần thiết
liệu sinh hoạt tiêu dùng cho người công nhân để tái
- Giá trị của hàng hóa thơng thường tạo slđ của mình.
đo trực tiếp bằng thời gian LĐXHCT - Giá trị hàng hóa sức lao động được đo gián tiếp
để làm ra hàng hóa đó.
bằng TGLĐ XHCT để sx ra các tư liệu sinh hoạt
tiêu dùng cho người công nhân.
- Giá trị sức lao động còn mang yếu tố tinh thần
và lịch sử
Giá trị sử - Trong quá trình sử dụng thì cả giá - Trong q trình tiêu dùng nó. Giá trị sử dụng có
dụng
trị và giá trị sử dụng đều bị mất đi

thể mất đi nhưng có khả năng tái tao thơng qua tiêu
- Không tạo ra giá trị mới
dùng tư liệu sinh hoạt.
- Hàng hóa sức lao động tạo ra một giá trị lớn
hơn giá trị của bản thân nó(= giá trị bản thân nó +
giá trị thăng dư)
Đặc điểm Bán quyền sử dụng và mất quyền sở Bán quyền sử dụng nhưng ko mất quyền sở hữu
mua bán
hữu


Câu 19: Hàng hóa sức lao động là gì? Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa? Phân tích hai
thuộc tính của hàng hóa sức lao động? Tại sao nói hàng hóa sức lao động là hàng hóa đăc biệt
1. Khái niệm hh slđ và điều kiện để slđ trở thành hàng hóa
Khái niệm: sức lao động là tồn bộ thể lực, trí lực của con người được sử dụng trong q trình sản
xuất ra những vật có ích. Sức lao động là yếu tố tất yếu của mọi quá trình sản xuất. Tuy nhiên sức lao động
chỉ có thể trở thành hàng hóa khi có những điều kiện nhất định sau:
+ Người lao động phải được tự do về thân thể, đc quyền làm chủ và được quyền bán lao động của
mình. Ví dụ xét trong xã hội chiếm hữu nô lệ, người nô lệ không được tự do về thân thể do đó sức lao động
của người nơ lệ khơng phải là hàng hóa.
+ Người lao động phải bị tước đoạt hầu hết các tư liệu sản xuất tư bản. Do đó, để tồn tại họ phải bán
sức lao động của mình. Ví dụ trong xã hội phong kiến sức lao động của người nông dân khơng phải là hàng
hóa vì người nơng dân ít nhiều có tư liệu sản xuất họ dùng tư liệu sản xuất đó để sản xuất ra hàng hóa bán
mà khơng bán sức lao động của mình.
Sức lao động chỉ trở thành hàng hóa khi có cả hai điều kiện cơ bản trên. Thiếu một trong hai điều kiện
đó thì sức lao động khơng thể trở thành hàng hóa. Khi sức lao động trở thành hàng hóa là điều kiện cơ bản
để tiền chuyển hóa thành tư bản và là dấu hiệu ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
2. Hai thuộc tính của của hàng hóa sức lao động:
Cũng giống như hàng hóa thơng thường, hàng hóa sức lao động cũng có hai thuộc tính là giá trị và giá
trị sử dụng.

a, Giá trị
-

Giá trị của hàng hóa sức lao động do số lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra nó
quyết định. Giá trị của sức lao động được quy về giá trị của toàn bộ tư liệu sinh hoạt cần thiết để sản
xuất và tái sản xuất ra sức lao động quyết định, để duy trì đời sống của cơng nhân làm th và gia đình
họ.
- Giá trị hàng hóa sức lao động do các yếu tố sau hợp thành:
Một là, giá trị những tư liệu sinh hoạt về vật chất và tinh thần cần thiết để tái sản xuất sức lao động,
duy trì nịi giống cơng nhân
Hai là, phí tổn đào tạo cơng nhân
Ba là, giá trị những tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cho con cái cơng nhân
- Là hàng hóa đặc biệt, giá trị sức lao động khác với hàng hóa thơng thường ở chỗ: Giá trị hàng hóa
sức lao động cịn mang yếu tố tinh thần và lịch sử. Có nghĩa là, ngồi nhu cầu về vật chất người lao động
cịn cần nhu cầu về văn hóa, tinh thần.... Tuy rằng, giá trị sức lao động mang yếu tố tinh thần và lịch sử
nhưng ở mỗi thời kỳ nhất định của xã hội, tổng các nhu cầu ấy lại là một đại lượng xác định.
- Sự vận động, biến đổi của giá trị sức lao động phụ thuộc vào hai nhân tố cơ bản sau:
+ Nhu cầu trung bình của XH: nếu như nhu cầu trung bình của xh tăng lên thì giá trị slđ tăng lên.
+ NSLĐ XH: khi NSLĐ XH tăng lên thì giá trị slđ sẽ giảm xuống. Do giá trị slđ được đo gián tiếp qua
giá trị tư liệu sinh hoạt (hh). Khi NSLĐ tăng thì giá trị 1 đơn vị hh giảm, giá trị slđ giảm.
 KL: Sự tác động của 2 nhân tố trái chiều nhau làm cho giá trị slđ diễn biến một cách phức tạp
b, Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động: cũng giống như hàng hóa thơng thường hàng hóa hóa
sức lao động cũng chỉ thể hiện ra trong q trình tiêu dùng nó, tức là q trình lao động của người công
nhân. Tuy nhiên khác biệt với hàng hóa thơng thường trong q trình tiêu dùng cả giá trị và giá trị sử dụng
đều bị mất đi. Còn trong q trình tiêu dùng hàng hóa sức lao động là quá trình sản xuất ra giá trị mới lớn
hơn giá trị bản thân nó (giá trị mới = giá trị bản thân nó v + m). Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động
có tính chất đặc biệt, nó là nguồn gốc sinh ra giá trị thặng dư, Đó là chìa khóa để giải thích mâu thuẫn trong
cơng thức chung của tư bản. Chính đặc tính này đã làm cho sự xuất hiện của hàng hóa sức lao động trở
thành điều kiện để tiền tệ trở thành tư bản.
Câu 20. Sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng và quá trình sản xuất ra ra giá trị

thặng dư.
- Mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là là giá trị sử dụng mà là giá trị thặng dư.
Giá trị thặng dư là mục đích của tư bản vì: Giá trị thặng dư phản ánh mối quan hệ bóc lột của nhà tư bản
đối với công nhân làm thuê khi giá trị hàng hóa tạo ra do sức lao động của công nhân nhưng lại bị nhà tư
bản chiếm không. Giá trị thặng dư là cội nguồn sinh ra sự giàu có, sung túc vì xuất hiện giá trị mới, là mục


đích của bất kì nhà tư bản nào. Giá trị thặng dư càng tăng chứng tỏ nhà tư bản đó càng giàu có, khiến họ
khơng ngừng sản xuất ra giá trị thặng dư, thúc đẩy tái sản xuất, mở rộng quy mơ và tăng cường bóc lột. Tuy
nhiên để sản xuất ra giá trị thặng dư thì nhà tư bản phải sản xuất ra giá trị sử dụng nào đó bởi giá trị sử dụng
là vật mang trong nó giá trị thặng dư. Do đó q trình sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự thống nhất giữa quá
trình sản xuất ra giá trị sử dụng và quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư.
- Quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa có những đặc điểm sau:
+ Người công nhân làm việc dưới sự quản lý của nhà tư bản, lao động của người công nhân thuộc về
nhà tư bản giống như những yếu tố khác của sản xuất
+ Sản phẩm là do lao động của người công nhân tạo ra, nhưng nó khơng thuộc về người cơng nhân mà
thuộc sở hữu của nhà tư bản.
Ví dụ về quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản
+ Giả định:
_Lao động sản xuất trong điều kiện trung bình, thời gian lao động cá biệt bằng thời gian lao động xã hội
_Giá trị của nguyên vật liệu được bảo toàn và chuyển hết vào sản phẩm mới (giá trị=giá cả), hàng hóa được
trao đổi dựa trên nguyên tắc ngang giá.
Ta xét ví dụ sản xuất sợi bông của một nhà tư bản với giả định giá bông là 1$/kg, tiền thuê 1 nhân công là 3$
và 1h 1 nhân cơng tạo ra 0,5$
Chi phí sản xuất (10kg sợi-6h)
Giá trị sản phẩm mới
NVL (Bông) :$10
Giá trị bơng được chuyển vào sợi :$10
Hao mịn máy móc :$2
Giá trị máy móc được chuyển vào sợi :$2

Tiền cơng (GTSLĐ) :$3
Giá trị do sức lao động tạo ra :$0.5.6h=$3
Tổng chi phí :$15
Giá cả của 10kg sợi : $15
Từ bảng trên cho thấy nếu quá trình lao động chỉ kéo dài đến điểm bù đắp giá trị lao động, tức là bằng thời
gian lao động tất yếu thì chưa sản xuất giá trị thặng dư (m=0).
Chi phí sản xuất (20kg sợi-12h)
Giá trị sản phẩm mới
NVL (Bông) :$20
Giá trị bông được chuyển vào sợi :$20
Hao mịn máy móc :$4
Giá trị máy móc được chuyển vào sợi :$4
Tiền công (GTSLĐ) :$3
Giá trị do sức lao động tạo ra :$0.5.12h=$6
Tổng chi phí :$27
Giá cả của 10kg sợi : $30
Cũng với giả định trên, khi nhà tư bản buộc cơng nhân làm 12h-20kg sợi thì tổng chi phí lúc này là $27
trong khi giá cả hàng hóa là $30. Điều này đã đem lại cho nhà tư bản một giá trị thặng dư m=$3.
=> Từ sự nghiên cứu quá trình sản xuất giá trị thặng dư, ta có những kết luận sau:
Một là: phân tích quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư chúng ta thấy giá trị sản phẩm bao gồm 2 phần
là giá trị các tư liệu sản xuất nhờ lao động cụ thể của cơng nhân mà đươc bảo tồn và di chuyển vào sản
phẩm, phần giá trị đó được gọi là giá trị cũ (c). Giá trị do lao động trừu tượng của cơng nhân tạo ra trong q
trình sản xuất gọi là giá trị mới. Phần giá trị này lớn hơn giá trị sức lao động, bằng giá trị sức lao động cộng
với giá trị thặng dư (v+m). Công thức xđ gtri hàng hóa=c+v+m
Vậy “Giá trị thặng dư là một bộ phận của giá trị mới dơi ra ngồi giá trị sức lao động do công nhân làm
thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không”.
Hai là: Ngày lao động của công nhân bao giờ cũng được chia thành hai phần: phần ngày lao động mà
người công nhân tạo ra một lượng giá trị ngang với giá trị sức lao động của mình gọi là thời gian lao động
tất yếu và lao động trong khoảng thời gian đó là lao động tất yếu. Phần còn lại của ngày lao động gọi là thời
gian lao động thặng dư và lao động trong khoảng thời gian đó gọi là lao động thặng dư.

Ba là, nghiên cứu quá trình sx ra giá trị thặng dư cho ta chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn của cơng
thức của TB đó là: chỉ trong lưu thơng thì nhà TB mới mua được 1 loại hh đặc biệt đó là hh slđ. Do đó nhà
TB sử dụng hh đó trong sx để tạo ra giá trị thặng dư. Do vậy mà TB ko xuất hiện từ lưu thơng và ko xuất
hiện ở bên ngồi lưu thông.
Việc nghiên cứu giá trị thặng dư được sản xuất ra như thế nào đã vạch rõ được bản chất bóc lột của
chủ nghĩa tư bản.


Câu 21. Bản chất của tư bản, tư bản bất biến và tư bản khả biến
a, Bản chất của tư bản
Các nhà kinh tế học trước Mác thường cho rằng mọi yếu tố của tư liệu sản xuất đều là tư bản. Còn
Mác chỉ ra rằng bản thân tư liệu sản xuất khơng phải là tư bản, nó chỉ là yếu tố cơ bản của sản xuất trong bất
cứ xã hội nào. Tư liệu sản xuất chỉ trở thành tư bản khi chúng là sở hữu của các nhà tư bản và được nhà TB
dùng để bóc lột lao động làm thuê. Từ đó Mác chỉ ra bản chất của tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư
bằng cách bóc lột lđ ko cơng của người cơng nhân. TB là 1 QHSX XH nhất định mà trong đó nhà TB chiếm
giá trị thặng dư do người cơng nhân sx ra.
b, Tư bản bất biến và tư bản khả biến
Để tiến hành sản xuất ra hh thì nhà tư bản phải ứng ra một lượng tư bản nhất định để mua tư liệu sản
xuất và sức lao động. Tức là phải chuyển hóa tư bản tiền tệ thành tư bản sản xuất.
Xét bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thức tư liệu sản xuất. Tư liệu sản xuất có nhiều loại và được
phân chia thành hai loại cơ sau:
- Máy móc, thiết bị, nhà xưởng…loại tư liệu sản xuất này tham gia vào tồn bộ q trình sản xuất
nhưng chỉ dịch chuyển một phần giá trị của nó vào sản phẩm trong một chu kỳ sản xuất.
- Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu…loại này cũng tham gia vào tồn bộ q trình sản xuất nhưng dịch
chuyển tồn bộ giá trị vào sản phẩm trong 1 chu kỳ sản xuất.
Cho dù bất kỳ loại tư liệu sản xuất nào thì đều nhờ vào lao động cụ thể của người cơng nhân mà giá trị của
nó được bảo tồn và dịch chuyển vào sản phẩm. Giá trị của nó trong sản phẩm khơng hề lớn hơn giá trị của
nó đã bị tiêu dùng. Bộ phận tư bản này được C.Mác gọi là tư bản bất biến (ký hiệu là c).
Khái niệm: “Tư bản bất biến là bộ phận tư bản biến thành tư liệu sản xuất; nhờ lao động cụ thể mà giá trị
của nó được bảo tồn và dịch chuyển vào sản phẩm. Giá trị của nó khơng hề lớn lên về mặt lượng”

Xét Bộ phận tư bản biến thành sức lao động. Một mặt giá trị của nó biến thành các tư liệu sinh hoạt
của người cơng nhân và mất đi trong tiêu dùng của công nhân. Mặt khác, trong quá trình lao động, bằng lao
động trìu tượng, công nhân tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân sức lao động, nó bằng giá trị
sức lao động cộng với giá trị thặng dư. C.mác gọi bộ phận TB này được Mác gọi là tư bản khả biến (v)
Khái niệm: “Tư bản khả biến là bộ phận tư bản biến thành sức lao động; nhờ lao động trìu tượng của
người cơng nhân mà được lớn lên về mặt lượng. Tức noa chuyển từ đại lượng bất biến thành đại lượng khả
biến”
=> TB bất biến là điều kiện cần thiết cho quá trình sx ra giá trị thặng dư, cịn TB khả biến có vai trị
quyết định q trình sx ra giá trị thặng dư.
Câu 22: Tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư.
Tỷ suất giá trị thặng dư m’
- Khái niệm: tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ số tính theo phần theo phầm trăm giữa giá trị thặng dư và tư
bản khả biến cần thiết để sản xuất ra giá trị thặng dư đó.
Cơng thức tính
m
m’ =

x100%
v

Trong đó: m’ là tỷ suất giá trị thặng dư
m là giá trị thặng dư
v là tư bản khả biến cần thiết để sx giá trị thặng dư

- Ý nghĩa: cơng thức này chỉ ra rằng trong tồn bộ giá trị mới của sản phẩm do sức lao động tạo ra thì
người cơng nhân được hưởng bao nhiêu phần và nhà tư bản chiếm không bao nhiêu.
Tỷ suất giá trị thặng dư cịn được xđ theo cơng thức:
Thời gian lao động thặng dư t’
m’ =


x100(%)
Thời gian lao động tất yếu t


=> Ý nghĩa chung: Tỷ suất giá trị thặng dư phản ánh trình độ bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân làm
thuê.
Khối lượng giá trị thặng dư (M)
Khái niệm: là tích số giữa giá trị thặng dư và tổng tư bản khả biến đã được sử dụng
Công thức tính
m
M=

x V = m’ x V
v

Trong đó: M là khối lượng giá trị thặng dư
M: giá trị thặng dư
v: tư bản khả biến
V: tổng tư bản khả biến cho gtrị của tổng số sức lao động

Ýnghĩa:Khối lượng giá trị phản ánh quy mơ bóc lột của nhà tư bản đối với lao động làm thuê. Chủ nghĩa tư
bản càng phát triển thì khối lượng giá trị thặng dư càng tăng, vì trình độ bóc lột sức lao động càng tăng.



×