Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Giáo án Ngữ văn 7 - Quyển 3 - Năm học 2008 - 2009 - Tuần 19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.39 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngữ văn 7 Quyển 3 - Năm học 2008 - 2009. Tuần 19 NGỮ VĂN - BÀI 17 Kết quả cần đạt : - Tiếp tục khắc phục những lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương tạo nên. - Nắm vững các nội dung cơ bản của cả ba phần trong SGK và biết vận dụng những kiến thức và kĩ năng Ngữ văn đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung và hình thức kiểm tra đánh giá mới. Ngày soạn:21/12/2007. Ngày giảng:27 /12/2008. Tiết 70. Tiếng Việt: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (Phần tiếng Việt ) A. Phần chuẩn chuẩn bị: I. Mục tiêu bài dạy: - Giúp HS khắc phục một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương. - Rèn kĩ năng viết đúng chính tả. II. Chuẩn bị: - GV : Nghiên cứu SGK, SGV soạn giáo án. - HS : Đọc bài này trong SGK và chuẩn bị bài. B. Phần lên lớp: * Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số HS lớp 7B:...../18 I. Kiểm tra bài cũ: (5′) - Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS – GV nhận xét, nhắc nhở chung. II. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: Trong quá trình chấm bài do các em viết, các em còn mắc một số lỗi chính tả. Vậy các lỗi đó như thế nào, cần khắc phục ra sao ? Tiết học hôm nay chúng ta cùng xem xét, khắc phục. ( GV ghi tên bài lên bảng) HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS. GV đọc cho chép. Sau đó HS soát lỗi mình và đổi soát lại lỗi bạn.. HS cho của vở cho. NỘI DUNG. I- Yêu cầu : (3’) Viết đúng tiếng có các phụ âm đầu dễ mắc lỗi, ví dụ: tr /ch; s /x; r /d/ gi; l /n II- Luyện tập: (35’) 1- Viết những đoạn, bài chứa các âm, dấu thanh dễ mắc lỗi. a) Nghe - viết một đoạn trong bài: Một thứ quà của lúa non: Cốm. Từ đầu đến: “ … chất quý trong sạch của trời.” Chú ý các từ có phụ âm đầu dễ nhầm lẫn như : l / n (lướt, nếp, nắmg, lúa, nặng…) tr / ch ( trước, trĩu, trong, trắng, chất…) s / x ( sen, xanh, sữa, sạch…) b) Nhớ viết bài thơ Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng) cả phiên Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu Lop7.net. 89.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Ngữ văn 7 Quyển 3 - Năm học 2008 - 2009. HS thực hành âm và dịch thơ. Chú ý các lỗi chính tả thường mắc như bài tương tự như bài nghe viết trên. tập a. 2- Bài tập 2 ( 195) HS đọc bài tập 2 a) Điền vào chỗ trống: - Điền một chữ cái, một dấu thanh hoặc một vần vào chỗ trống. (T.195). Cho HS tự làm bài + xử lí, sử dụng, giả sử, xét xử. tập vào vở. Gọi + tiểu sử, tiêu trừ, tiểu thuyết, tuần tiễu. một số HS lên - Điền một tiếng hoặc một từ chứa âm, vần dễ mắc lỗi vào chỗ bảng làm bài. trống: + chung sức, trung thành, thuỷ chung, trung đại. + mỏng manh, dũng mãnh, mãnh liệt, mảnh trăng. b) Tìm từ theo yêu cầu: - Tìm tên các sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất: + Tên các loài cá bắt đầu bằng ch: cá chép, cá chim, cá chích, cá chầy… + Tên các loài cá bắt đầu bằng tr : cá trắm, cá trôi, … - Tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái chứa tiếng có thanh hỏi: ví dụ nghỉ ngơi, ngả lưng, ngủ ngáy, nhảy nhót, phảng phất, chỉ trỏ, rửa ráy… Hoặc thanh ngã: ví dụ : suy nghĩ, ngẫm nghĩ, dẫm chân, sửa chữa… - Tìm các từ hoặc cụm từ dựa theo nghĩa và đặc điểm ngữ âm đã cho sẵn, ví dụ : tìm những từ chứa tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc gi có nghĩa như sau: + Không thật, vì được tạo ra một cách không tự nhiên: giả dối, giả tạo… + Tàn ác, vô nhân đạo: dã man, man rợ… + Dùng ánh mắt, cử chỉ làm dấu hiệu để báo cho người khác biết: ra hiệu … c) Đặt câu phân biệt các từ chứa những tiếng dễ lẫn như: dành, giành ; tắt, tắc. Ví dụ: - Em cất quả cam để dành cho mẹ. - Hai đứa trẻ tranh giành nhau món đồ chơi. - Em với công tắc tắt điện. III. Hướng dẫn HS học ở nhà: (2′) - Về nhà lập sổ tay chính tả viết những chữ em hay nhầm lẫn vào đó để có ý thức sử chữa thường xuyên. - Chuẩn bị bài cho học kì 2: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất =============================. 90. Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Ngữ văn 7 Quyển 3 - Năm học 2008 - 2009. Ngày soạn: 22/12/2008. Ngày kiểm tra: 29/12/2008. Tiết 71 + 72: KIỂM TRA HỌC KÌ I (đề tổng hợp) A. Phần chuẩn chuẩn bị: I. Mục tiêu bài dạy: - Kiểm tra đánh giá nhận thức của học sinh về những kiến thức cơ bản môn Ngữ văn đã học trong học kì I. - Rèn kĩ năng tổng hợp kiến thức. - Giáo dục ý thức tự giác học tập. II. Chuẩn bị: - GV : Nghiên cứu SGK, SGV; ra đề, đáp án - biểu điểm. - HS : Ôn tập theo yêu cầu của GV. B. Phần lên lớp: I. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số HS lớp 7B:...../18 II. Kiểm tra: (GV phát đề cho HS): A. ĐỀ BÀI I. Trắc nghiệm khách quan. (3 điểm;10 câu, mỗi câu 0,25 điểm; riêng câu 3, 4: 0,5 điểm) Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng. Câu 1: Ở nước ta, bài thơ Sông núi nước Nam thường được gọi là gì? A. Hồi kèn xung trận. C. Áng thiên cổ hùng văn. B. Khúc ca khải hoàn. D. Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên. Câu 2: Bài thơ Sông núi nước Nam được viết cùng thể thơ với bài nào? A. Phò giá về kinh. C. Bánh trôi nước. B. Bài ca Côn Sơn. D. Qua đèo Ngang. Câu 3: Bài thơ Sông núi nước Nam ra đời trong hoàn cảnh nào? A. Ngô Quyền đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. B. Lý Thường Kiệt chống quân Tống trên sông Như Nguyệt. C. Trần Quang Khải chống giặc Nguyên ở bến Chương Dương. D. Quang Trung đại phá quân Thanh. Câu 4: Bài thơ Sông núi nước Nam đã nêu bật điều gì? A. Nước Nam là đất nước có chủ quyền và không một kẻ thù nào xâm phạm được. B. Nước Nam là một đất nước có truyền thống văn hiến từ ngàn xưa. C. Nước Nam rộng lớn và hùng mạnh, có thể sánh ngang với các cường quốc khác. D. Nước Nam có nhiều anh hùng sẽ đánh tan giặc ngoại xâm. Câu 5: Từ nào sau đây không đồng nghĩa với từ sơn hà? Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu Lop7.net. 91.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Ngữ văn 7 Quyển 3 - Năm học 2008 - 2009. A. Giang sơn. C. Đất nước. B. Sông núi. D. Sơn thuỷ. Câu 6: Nghệ thuật nổi bật của bài thơ Sông núi nước Nam là gì? A. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu cảm xúc B. Sử dụng điệp ngữ và các yếu tố trung điệp C. Ngôn ngữ sáng rõ, cô đúc hoà trộn giữa ý tưởng và cảm xúc D. Nhiều hình ảnh ẩn dụ và tượng trưng Câu 7: Trong các bài thơ sau, bài nào là thơ Đường? A. Phò giá về kinh. C. Cảnh khuya. B. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh. D. Rằm tháng giêng. Câu 8: Nhận xét nào sau đây không đúng về tác phẩm trữ tình? A. Tác phẩm trữ tình thuộc kiểu văn bản biểu cảm. B. Tác phẩm trữ tình chỉ dùng lối bày tỏ trực tiếp tình cảm, cảm xúc. C. Tác phẩm trữ tình có ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm. D. Tác phẩm trữ tình có thể có yếu tố tự sự và miêu tả. Câu 9: Thành ngữ trong câu: “Mẹ đã phải một nắng hai sương vì chúng con.” giữ vai trò gì? A. Chủ ngữ. C. Bổ ngữ. B. Vị ngữ. D. Trạng ngữ. Câu 10: Lối chơi chữ nào được sử dụng trong hai câu sau: “Con cá đối bỏ trong cối đá Con mèo cái nằm trên mái kèo” A. Từ ngữ đồng âm. C. Nói lái. B. Cặp từ trái nghĩa. D. Điệp âm. II. Tự luận: (7điểm) Câu 1: (2 điểm) Tìm một ví dụ về phép điệp ngữ trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh và nêu tác dụng của phép điệp ngữ đó. Câu 2: (5 điểm) Cảm nghĩ của em về một bài ca dao mà em thích. B. ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM I. Trắc nghiệm khách quan. (3 điểm;10 câu, mỗi câu 0,25 điểm; riêng câu 3, 4: 0,5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp D C B A C C B B B C án II. Tự luận: (7 điểm) 92. Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu Lop7.net.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Ngữ văn 7 Quyển 3 - Năm học 2008 - 2009. Câu 1: (2 điểm) - Tìm được một ví dụ về phép điệp ngữ trong bài thơ Tiếng gà trưa. (1 điểm) - Nêu được tác dụng của phép điệp ngữ vừa tìm được. (1 điểm) Câu 2: (5 điểm) 1. Hình thức: - Viết đúng kiểu bài văn biểu cảm. (1 điểm) - Diễn đạt có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả. (1 điểm) 2. Nội dung: - Trình bày được những cảm xúc, suy nghĩ của bản thân về nội dung cảm xúc và nghệ thuật của một bài ca dao mà mình thích. (3 điểm). Cụ thể: a) Mở bài: (0,5 điểm) + Chép bài ca dao mà mình yêu thích. + Nêu lên ấn tượng sâu sắc nhất mà bài ca dao tác động đến mình, khiến mình yêu thích. b) Thân bài: (4 điểm) + Trình bày từng khía cạnh của cảm xúc mà từng câu ca dao gợi lên. + Dựa vào các nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài ca dao mà mình thấy rung động nhất để trình bày rõ từng khía cạnh của cảm xúc. Có thể dùng hình dung, liên tưởng, phân tích,... để làm rõ cảm xúc của mình. c) Kết bài: (0,5 điểm) + Nhấn mạnh thêm cảm xúc của mình. + Có thể nêu ý nghĩa tác dụng của bài ca dao đối với bản thân. Tổ chuyên môn duyệt. Giáo viên ra đề. Lò Điệp Hồng CM. nhà trường duyệt. Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu Lop7.net. 93.

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

×