Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

đánh giá kiến thức, thái độ và tuân thủ phác đồ điều trị của người bệnh sốt xuất huyết dengue

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (521.39 KB, 49 trang )

SỞ Y TẾ NGHỆ AN
BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ VINH

Trần Thị Thu Hà

ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ TUÂN THỦ
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ CỦA NGƯỜI BỆNH SỐT XUẤT
HUYẾT DENGUE TẠI KHOA BỆNH NHIỆT ĐỚI,
BVĐKTP VINH TỪ THÁNG 9/2019 ĐẾN THÁNG 3/2020

TP Vinh, năm 2020


SỞ Y TẾ NGHỆ AN
BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ VINH

ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ TUÂN THỦ
PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ CỦA NGƯỜI BỆNH SỐT XUẤT
HUYẾT DENGUE TẠI KHOA BỆNH NHIỆT ĐỚI,
BVĐKTP VINH TỪ THÁNG 9/2019 ĐẾN THÁNG 3/2020

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ
Chủ nhiệm đề tài: Trần Thị Thu Hà
Cộng sự

: Chu Thị Yến
Hoàng Thị Tình

TP Vinh, năm 2020



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
SXH :

Sốt xuất huyết Dengue

WHO :

Tổ chức y tế thế giới

BNĐ :

Bệnh Nhiệt Đới

TPHCM :

Thành phố Hồ Chí Minh

BS :

Bác sỹ

Hct :

Hemacrotit

BVĐKTP : Bệnh viện Đa khoa Thành phố


MỤC LỤC
Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................................
1
1

3

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN......................................................................................
3
9

3

1.1. Tình hình mắc sốt xuất huyết trên thế giới và Việt Nam....................................
4
9

5

1.1.1 Tình hình sốt xuất huyết trên thế giới…………………………..

6

1.1.2 Tình hình sốt xuất huyết khu vực Đơng Nam Á ………………...

6

1.1.3. Tình hình sốt xuất huyết tại Việt Nam………………………...

7


1.2 Đặc điểm bệnh sốt xuất huyết…………………………………..…

8

1.2.1 Tác nhân gây bệnh……………………………………………...

10

1.2.2 Nguồn bệnh, tác nhân truyền bệnh…………………………..…

10

1.2.3. Biểu hiện của bệnh:………………………………………….…

13

1.2.4.. Cận lâm sàng : …………………………………………….……

15

1.2.5. Chẩn đoán bệnh:………………………………………….……

17

1.2.6 . Điều trị :………………………………………………….…….

18

1.3 Các biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết:………………….


18

1.4 Bệnh nhân cần tuân thủ những vấn đề gì ?........................................

18

CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

18

2.1. Đối tượng : ………………………………………………………..

18

2.1.1 Đối tượng nghiên cứu : …………………………………..………

18

2.1.2 Tiêu chuẫn chẩn đoán bệnh sxh :…………………………………

18

2.2 Phương pháp nghiên cứu: ………………………………………….

19

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu :……………………………………………..

20


2.2.2 Các bước tiến hành :……………………………………………...

20

2.2.3 Các thông số đánh giá :…………………………………………... 20


2.3 Xử lý số liệu : ……………………………………………………… 20
2.4 Địa điểm nghiên cứu :……………………………………………… 20
2.5 Thời gian nghiên cứu :……………………………………………..

21

2.6 Đạo đức y học …. ………………………………………………….

21

2.7 Hạn chế của đề tài: ………………………………………………... 21
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................
21
22

22

3.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ……………………….………

22

3.1.1 Độ tuổi đối tượng nghiên cứu :…………………………………... 22
3.1.2 Trình độ học vấn : ……………………………………………….


23

3.1.3 Dịch tể đi từ vùng dịch :……………………………………...

24

3.2 Đặc điểm lâm sàng , cận lâm sàng , biến chứng của bệnh sởi :……

24

3.2.1 .Các triệu chứng hay gặp ở giai đoạn sốt ………………………..

25

3.2.2. Các triệu chứng hay gặp ở giai đoạn nguy hiểm :……………….

25

3.2.3 Các triệu chứng ở giai đoạn hồi phục : ………………………….

27

3.2.4. Sự tuân thủ trong giai đoạn hồi phục :…………………………..

27

3.2.5 Sự tuân thủ hướng dẫn sau khi ra viện :…………………………

27


3.2.6. Biến đổi về số lượng tiểu cầu :…………………………………

28

3.2.7. Xét nghiệm test NS1, IgM, IgG:………………………………..

28

3.3.Kiến thức thái độ đối tượng : ………………………………………

29

3.3.1.Kiến thức về nguồn lây sốt xuất huyết :…………………………

30

3.3.2. Kiến thức của đối tượng về thời điểm muỗi gây sốt xuất huyết :

31

3.3.3 Quan điểm về khả năng phòng bệnh : …………………………… 31
3.3.4 Kiến thức về diệt muỗi và phòng muỗi đốt :……………………..

34

3.3.5. Kiến thức khi nào được ra viện : ………………………………..

36


CHƯƠNG 4 : BÀN LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

37

Bàn luận :……………………………..…………………………
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Phân bố bệnh theo lứa tuổi

Trang
21

Bảng 3.2: Phân bố bệnh theo trình độ

21

Bảng 3.3: Phân bố bệnh theo dịch tể

22

Bảng 3.4: Các triệu chứng giai đoạn sốt

22


Bảng 3.5: Các triệu chứng giai đoạn nguy hiểm

23

Bảng 3.6: Các triệu chứng giai đoạn hồi phục

24

Bảng 3.7: Sự tuân thủ điều trị tại bệnh viện

24

Bảng 3.8: Sự tuân thủ hướng dẫn sau ra viện

25

Bảng 3.9 : Biến đổi về số lượng tiểu cầu giai đoạn nguy hiểm và

25

hồi phục
Bảng 3.10 : Xét nghiệm huyết thanh

26

Bảng 3.11: Nguồn lây sốt xuất huyết dengue

27

Bảng 3.12: Thời điểm muỗi gây bệnh


27

Bảng 3.13 : Quan điểm về khả năng phòng bệnh

28

Bảng 3.14: Biện pháp diệt muỗi

28

Bảng 3.15: Theo dõi dấu hiệu sốt xuất huyết dengue

29

Bảng 3.16: Tiêu chuẫn để người bệnh ra viện

30


DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1 : Phân bố sốt xuất huyết Dengue trên thế giới năm 2019

Trang
4

Hình 2 : Muỗi Aedes

8


Hình 3 : Biểu hiện của người mắc sốt xuất huyết Dengue

9

Biểu đồ 1: Các triệu chứng giai đoạn nguy hiểm

23

Biểu đồ 2: Biến đổi về số lượng tiểu cầu giai đoạn hồi phục

26

Biểu đồ 3: Quan điểm về khả năng phòng bệnh

29



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sốt xuất huyết Dengue là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi
trùng tên là Dengue gây ra. Bệnh lây do muỗi vằn hút máu truyền siêu vi
trùng từ người bệnh sang người lành. Muỗi vằn có nhiều khoang trắng ở lưng
và chân, thường sống ở trong nhà, đậu trong những chỗ tối như gầm bàn, gầm
giường, hốc tủ. Quần áo treo trên vách…, chích hút máu người cả ngày lẫn
đêm.
Sốt xuất huyết Dengue (SXH) được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp
vào loại bệnh đáng quan tâm nhất do muỗi truyền. Đây là bệnh lan truyền với
tốc độ rất nhanh, ước tính số ca bệnh tăng lên hơn 30 lần trên toàn cầu trong

50 năm qua.
Thực tế có hơn 3,9 tỷ người và hơn 100 quốc gia phải đối mặt với nguy
cơ mắc bệnh SXH. Các đợt dịch SXH đáng quan tâm nhất gần đây thường
xảy ra ở khu vực Đông Nam Á, châu Mỹ và Tây Thái Bình Dương. Mỗi năm
ước tính trên tồn thế giới có khoảng 390 triệu ca nhiễm vi-rút Dengue, trong
số này có khoảng 500.000 ca phát triển thành thể nặng và ước tính có trên
25.000 ca tử vong mỗi năm trên toàn thế giới.
Tại Việt Nam, sốt xuất huyết xảy ra quanh năm, cao điểm là vào mùa
mưa (từ tháng 4 đến tháng 10 ở miền Bắc và tháng 6 đến tháng 12 ở miền
nam).Những vùng có tỉ lệ sốt xuất huyết cao tập trung ở khu vực đồng bằng
sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, các huyện ven biển và thị xã miền
trung Việt Nam. Các khách du lịch hoặc người nước ngoài làm việc tại Việt
Nam đến các vùng này trong mùa mưa sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh sốt xuất
huyết.
Bệnh sốt xuất huyết đã tăng khắp nơi trong 10 tháng đầu năm 2019 .
Theo số liệu cục y tế dự phòng, số mắc sốt xuất huyết của riêng Hà Nội đã
vượt qúa 8.000 ca , tăng rất mạnh so với năm 2018 . Các tỉnh miền trung , Tây


2

Ngun ,TP. HCM cũng có tình trạng tương tự , nâng số mắc sốt xuất huyết
toàn quốc lên trên 200.000 ca , tăng gấp 3 lần so với năm 2018, 50 người đã
tử vong .
Sốt xuất huyết là một căn bệnh khơng dễ xóa sổ và ngăn chặn, hiện nay
vẫn chưa có một loại vaccine hiệu quả nào được đưa vào ứng dụng lâm sàng
để phòng chống cũng như chưa có thuốc điều trị triệt để bệnh sốt xuất huyết.
Bệnh sốt xuất huyết ln rình mị, ẩn nấp xung quanh ta, và khi chúng ta lơ là
trong việc đấu tranh chống lại nó thì nó sẽ gây bệnh cho chúng ta và những
người xung quanh. Vì vậy bản thân người bệnh và người nhà người bệnh phải

có kiến thức hiểu biết về bệnh và có thái độ đúng đối với bệnh sốt xuất huyết
Dengue,cũng như tuân thủ điều trị theo đúng phác đồ đảm bảo hiệu quả điều
trị .Trước tình hình bệnh sốt xuất huyết hiện nay ,chúng tơi tiến hành một
cuộc khảo sát người bệnh và người nhà người bệnh về kiến thức , thái độ sự
tuân thủ phác đồ điều trị của người bệnh sốt xuất huyết,thu thập số liệu để làm
cơ sở nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe của nhân dân.
Cuộc khảo sát này được thực hiện với hai mục tiêu chính:
- Mơ tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của người bệnh sốt xuất
huyết Dengue tại khoa Bệnh Nhiệt Đới từ tháng 9/2019 đến tháng 3/2020 .
- Đánh giá kiến thức, thái độ tuân thủ phác đồ điều trị của người bệnh
sốt xuất huyết Dengue tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Vinh từ 09/2019
đến 03/2020.


3

Chương 1 :
TỔNG QUAN
1.1 Tình hình mắc sốt xuất huyết trên thế giới và Việt Nam
1.1.1. Tình hình sốt xuất huyết trên thế giới
Sốt xuất huyết là bệnh virut do muỗi truyền, bệnh giống như cúm
nặng, đôi khi gây ra biến chứng nguy hiểm tiềm tàng gọi là bệnh sốt xuất
huyết nặng. Sốt xuất huyết là bệnh virut có thể gây ra đại dịch, đang nổi lên
nhanh chóng ở nhiều nơi trên thế giới. Bệnh phát triển mạnh ở các vùng đô thị
nghèo, ngoại ô và nông thôn, nhưng cũng ảnh hưởng đến các khu dân cư khá
giả ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Tỷ lệ mắc sốt xuất huyết toàn cầu đã tăng gấp 30 lần trong 50 năm qua.
Ước tính hiện nay có đến 50 - 100 triệu ca sốt xuất huyết hàng năm tại hơn
100 quốc gia có dịch, gây nguy cơ cho gần một nửa dân số thế giới.
Trước năm 1970 chỉ có 9 quốc gia trải qua dịch bệnh sốt xuất huyết

nặng, đến bây giờ đã có hơn 100 quốc gia ở châu Phi, châu Mỹ, Đông Địa
Trung Hải, Đông Nam Á, và Tây Thái Bình Dương có SXH lưu hành. Trong
đó, châu Mỹ, Đơng Nam Á và Tây Thái Bình Dương là khu vực có dịch bệnh
lưu hành nghiêm trọn nhất. Ở châu Mỹ, trong năm 2010 hơn 1.7 triệu ca sốt
xuất huyết đã được báo cáo, với 50.235 trường hợp nặng và 1.185 trường hợp
tử vongvà năm 2013 đã tăng lên 2,35 triệu trường hợp mắc SXH . Ở Châu
Phi, trong suốt 50 năm từ 1960 đến năm 2010, hai mươi dịch SXH đã được
báo cáo ở 15 quốc gia của châu Phi, nỗi bật nhất là phía đơng châu Phi .
Số lượng các trường hợp không chỉ gia tăng khi bệnh lây lan đến các
khu vực mới, mà cịn có các vụ dịch bùng nổ ở các nơi đang diễn ra. Các mối


4

đe dọa của một vụ dịch SXH có thể đang tồn tại ở các vùng kể trên và nguy
cơ lan rộng rất lớn .

Hình 1: Phân bố sốt xuất huyết Dengue trên thế giới năm 2019
1.1.2. Tình hình sốt xuất huyết Dengue ở khu vực Đông Nam Á và Châu
Á- Thái Bình Dương
Từ những tháng đầu năm 2019, một số quốc gia châu Á đã có số mắc
sốt xuất huyết cao bất thường. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã kêu gọi hành
động để giảm thiểu bệnh tật và tử vong do sốt xuất huyết.
Khoảng 1,8 tỉ (hơn 70%) dân số có thế giới có nguy cơ mắc SXH sống
tại các khu vực Đông Nam Á và Châu Á-Thái Bình Dương, đây là vùng chịu
75% gánh nặng bệnh tật do SXH gây ra.
WHO thông báo số ca sốt xuất huyết (SXH) - hay sốt dengue - ở:
- Campuchia đã tăng vọt đến hơn 12.000 ca, làm 21 người chết cho đến
giữa tháng 6/2019 vừa qua.
- Lào có 4.216 ca, 14 người thiệt mạng - mức cao nhất trong năm qua.

- Singapore có 3.886 trường hợp, tăng bốn lần so với cùng kỳ năm ngoái.


5

- Tại Malaysia, có 52.941 người mắc bệnh, 81 người chết - tăng gấp đôi so
với các con số của cả năm 2018.
- Tại Philippines, có 77.040 ca với 328 bệnh nhân bị thiệt mạng - tăng gấp
đôi so với cùng kỳ năm ngoái...
- Tại Việt Nam Theo Cục Y tế Dự phòng, trong sáu tháng đầu năm nay, số
ca SXH ở Việt Nam lên đến 80.000 trường hợp ở 60/63 tỉnh thành, tăng gấp
ba lần so với cùng thời gian năm ngối. Có sáu người thiệt mạng vì mắc căn
bệnh này, trong đó năm ở TP.HCM và một ở Đồng Nai.
Bệnh phổ biến trên khắp các tỉnh thành Việt Nam, đặc biệt các tỉnh
duyên hải miền Trung và miền Nam. Theo bác sĩ (BS) chuyên khoa 2 Hoàng
Ngọc Quý thuộc Bệnh viện Nhi đồng 2 tại TP.HCM, vi rút dengue có bốn loại
và bốn loại này đều có thể gây bệnh cho người. Như vậy, một người có thể
mắc bốn loại SXH khác nhau. Nếu người bệnh lần đầu mắc một trong bốn
loại vi rút dengue thì lần sau có thể bị nhiễm loại vi rút khác. “Bệnh nhân vì
thế sẽ có nguy cơ mắc bệnh thể nặng hơn”.
Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM cho biết hiện đã vào mùa dịch SXH
2019-2020. Từ thời điểm mùa mưa bắt đầu, số ca SXH điều trị tại bệnh viện
và ngoại trú gia tăng mỗi tuần. Tính đến nay, TP.HCM đã có 24.768 trường
hợp mắc bệnh, tăng gần ba lần so với gần 9.000 ca cùng kỳ năm ngoái.
Ngày 19-8, theo báo cáo về tình hình dịch bệnh của Sở Y tế Hà Nội,
trong tuần (từ ngày 12-8 đến 18-8), trên địa bàn thành phố ghi nhận 301
trường hợp sốt xuất huyết, phân bố tại 145 xã, phường, thị trấn của 26 quận,
huyện, thị xã.
1.1.3 Tình hình sốt xuất huyết ở Việt Nam
Tại Việt Nam báo cáo ổ dịch sốt xuất huyết đầu tiên xảy ra ở miền Nam

vào năm 1959, cho đến nay bệnh này đã lan toàn quốc. Bệnh có ảnh hưởng
nặng ở tuổi dưới 15 và có xu hướng gây bệnh nặng ở các nhóm tuổi khác.


6

Năm 1963, dịch có xác định mần bệnh ở đồng bằng song Cửu Long. Từ
đây, bệnh phát ra rộng ra nhiều vùng khác nhau trên cả nước xu hướng tăng
vào các năm 1975, 1977, 1980, 1983, 1987 với số ca mắc tăng dần. Trong đó
vụ dịch SXH lớn nhất vào năm 1987dịch bùng phát với số mắc trên 300.000
và tử vong trên 1000 trường hợp.
Giai đoạn 2000- 2014 là giai đoạn Việt Nam thiết lập và thực hiện
chương trình phịng chống SXH quốc gia thì tình hình dịch bệnh đã giảm,
trung bình mỗi năm ghi nhận 50.000 - 100.000 trường hợp mắc, riêng 2010 có
số mắc cao nhất là 128.831 trường hợp, 109 tử vong. Số mắc giảm dần qua
các năm, năm 2014 là năm có số mắc thấp nhất trong vòng 10 năm qua với
17.766 trường hợp mắc và 17 tử vong.
Theo Sở Y tế Hà Nội, tính đến tháng 10.2019, tồn thành phố có
khoảng 6.000 ca mắc sốt xuất huyết. Các ca mắc bệnh tập trung ở một số
quận, huyện như Thanh Trì, Đống Đa, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Hà Đơng và
khơng có trường hợp nào tử vong.
Hơn 62.000 người ở miền Trung mắc bệnh sốt xuất huyết (SXH) trong
10 tháng đầu năm 2019, tăng khoảng 3 lần so với cùng kỳ. Đáng lo ngại, SXH
hiện nay khơng cịn diễn biến theo chu kỳ mà xuất hiện quanh năm, với
những diễn biến khó lường khi đã có 8 trường hợp bệnh nhân tử vong được
ghi nhận.
1.2 Đặc điểm sốt xuất huyết Dengue
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịchdo
vi rút Dengue gây ra. Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin
phịng bệnh

1.2.1 Tác nhân gây bệnh
Vi rút Dengue thuộc nhóm Flavivirus. Vi rút này có 4 chủng huyết
thanh khác nhau là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Bệnh nhân nhiễm với


7

chủng vi rút nào thì chỉ có khả năng tạo nên miễn dịch suốt đời với chủng vi
rút đó mà thơi. Chính vì vậy mà những người sống trong vùng lưu hành dịch
dengue có thể mắc bệnh sốt xuất huyết nhiều hơn một lần trong đời. Nhiễm vi
rút dengue gây nên triệu chứng lâm sàng khác nhau tùy từng cá thể. Bệnh có
thể chỉ biểu hiện như một hội chứng nhiễm vi rút không đặc hiệu hoặc bệnh lý
xuất huyết trầm trọng và đưa đến tử vong.
- Thời kì ủ bệnh và lây truyền:
- Từ 3- 14 ngày trung bình là 5- 7 ngày.
- Bệnh nhân là nguồn lây bệnh trong thời kì có sốt, nhất là 5 ngày đầu của
sốt là giai đoạn trong máu có nhiều vi rút.
1.2.2 Nguồn bệnh, tác nhân truyền bệnh
Người bệnh nhiễm vi rút Dengue do muỗi Aesdes đốt mang vi rút rồi
truyền cho người lành. Ở Việt Nam, hai loài muỗi truyền bệnh sốt Dengue/sốt
xuất huyết Dengue là Aedes aegypti vad Aedes albopictus, trong đó quan
trọng nhất là Aedesaegypti.
Muỗi Aedes là một lồi muỗi có kích thước từ nhỏ đến trung bình.
Muỗi Aedesaegypti vad Aedes albopictuscó màu đen, thân và chân có những
đốm trắng nênthường được gọi là muỗi vằn.
+ Muỗi vằn thường trú đậu ở các góc/xó tối trong nhà, trên quần áo, chăn
màn, dây phơi và các đồ dùng trong nhà.
+ Muỗi vằn đẻ trứng, sinh sản ở các ao, vũng nước hoặc các dụng cụ chứa
nước sạch ở trong và xung quanh nhà như bể nước, chum, vại, lu, khạp, giếng
nước, hốc cây... các đồ vật hoặc đồ phế thải có chứa nước như lọ hoa, bát

nước kê chạn, lốp xe, vỏ dừa... Muỗi vằn phát triển mạnh vào mùa mưa, khi
nhiệt độ trung bình hàng tháng vượt trên 20ºC.
+ Muỗi vằn hoạt động hút máu và truyền bệnh chủ yếu vào ban ngày,
nhiều nhất là vào lúc sáng sớm và chiều tối và chỉ có muỗi cái mới đốt người
và truyền bệnh. Khi muỗi cái Aedes hút máu bệnh nhân nhiễm virus dengue,


8

virus này sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi khoảng 8 đến 11 ngày. Trong khoảng
thời gian sống còn lại sau đó, muỗi có nguy cơ truyền bệnh cho người. Khi
virus vào cơ thể người, chúng tuần hoàn trong máu từ 2 đến 7 ngày. Trong
khoảng thời gian này nếu muỗi Aedes hút máu thì virus được truyền cho
muỗi.
Người là ổ chứa vi rút chính. Sự lan truyền dịch xảy ra ở những vùng
có nhiều muỗi Aedes, vệ sinh mơi trường kém, dân cư sống chen chúc.

Hình 2 : Muỗi Aedes
1.2.3 Biểu hiện của bệnh:
Bệnh sốt xuất huyết Dengue có những biểu hiện lâm sàng rất đa dạng,
biểu hiện từ nhẹ đến nặng, nếu không được phát hiện và xử lý sớm có thể dẫn
đến tử vong do xuất huyết.
Bệnh diễn biến qua 3 giai đoạn bao gồm: Giai đoạn sốt, giai đoạn nguy
hiểm và giai đoạn phục hồi.
Giai đoạn sốt: Thường trong 3 ngày đầu của bệnh với những biểu hiện:


9




Bệnh nhân xuất hiện sốt cao đột ngột 39-40 độ C.



Mệt mỏi, đau đầu, đau nhức hốc mắt, đau các khớp, đau mỏi người, có

thể có viêm long đường hơ hấp trên.


Chán ăn, cảm giác buồn nôn và nôn.



Da xung huyết, có thể có biểu hiện những chấm xuất huyết dưới da.

Hình 3 : Biểu hiện của người mắc sốt xuất huyết Dengue
Giai đoạn nguy hiểm (hay gọi là giai đoạn xuất huyết): Thường vào
ngày thứ 3 - 7 của bệnh. Biểu hiện sốt có thể giảm hoặc vẫn cịn sốt, xuất hiện
các dấu hiệu xuất huyết từ nhẹ đến nặng, có những biểu hiện xuất huyết rất đa
dạng (do giảm tiểu cầu trong máu), là giai đoạn nhiều biến chứng xảy ra.


Nhẹ nhất là hiện tượng xuất huyết dưới da: Bệnh nhân thấy các điểm

xuất huyết dưới da, thường kèm theo cảm giác ngứa da.


Chảy máu cam, chảy máu chân răng, phụ nữ có thể chảy máu khơng liên


quan tới chu kỳ kinh hay rong kinh.


Xuất huyết đường tiêu hóa với biểu hiện: Đi ngồi phân đen, đi ngồi

phân lẫn máu hay nôn ra máu tươi hoặc máu đông.


10



Xuất huyết nặng hơn có thể là dấu hiệu xuất huyết não, xuất huyết trong

ổ bụng nguy hiểm đến tính mạng.


Do hiện tượng cô đặc máu nếu không bù đủ dịch bệnh nhân có thể bị hạ

huyết áp, nặng hơn sốc do giảm khối lượng tuần hồn.


Khi người bệnh có những biểu hiện như: Vật vã, kích thích hay li bì, nơn

nhiều, đau bụng khơng rõ ngun nhân, đau đầu dữ dội, tiểu ít, dấu hiệu xuất
huyết cần đưa người bệnh đến viện để được điều trị kịp thời.
Giai đoạn hồi phục: Bệnh nhân hết sốt trên 48 giờ, đỡ mệt, tổng thể
khỏe lên, thèm ăn và tiểu tiện nhiều hơn, Xét nghiệm tiểu cầu bắt đầu tăng.
1.2.4 Cận lâm sàng
Giai đoạn sốt :

- Dung tích hồng cầu (Hematocrit) bình thường.
- Số lượng tiểu cầu bình thường hoặc giảm dần (nhưng còn trên
100.000/mm3).
- Số lượng bạch cầu thường giảm.
Giai đoạn nguy hiểm :
Hematocrit tăng so với giá trị ban đầu của người bệnh hoặc so với giá
trị trung bình của dân số ở cùng lứa tuổi. Số lượng tiểu cầu giảm dưới
100.000/mm3 (<100 G/L). Enzym AST, ALT thường tăng. Trong trường hợp
nặng có thể có rối loạn đơng máu. Siêu âm hoặc xquang có thể phát hiện tràn
dịch màng bụng, màng phổi.
Giai đoạn hồi phục :
Hematocrit trở về bình thường hoặc có thể thấp hơn do hiện tượng pha
lỗng máu khi dịch được tái hấp thu trở lại. Số lượng bạch cầu máu thường
tăng lên sớm sau giai đoạn hạ sốt. Số lượng tiểu cầu dần trở về bình thường,
muộn hơn so với số lượng bạch cầu.
1.2.5 : Chẩn đoán bệnh :


11

Bệnh sốt xuất huyết được chia làm 3 mức độ (Theo Tổ chức Y tế Thế
giới năm 2009):
- Sốt xuất huyết Dengue.
- Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo.
- Sốt xuất huyết Dengue nặng.
Sốt xuất huyết Dengue
Lâm sàng: Sốt cao đột ngột, liên tục từ 2-7 ngày và có ít nhất 2 trong
các dấu hiệu sau. Biểu hiện xuất huyết có thể như nghiệm pháp dây thắt
dương tính, chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu
cam. Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn. Da xung huyết, phát ban. Đau cơ, đau

khớp, nhức hai hố mắt.
Cận lâm sàng: Hematocrit bình thường (khơng có biểu hiện cơ đặc
máu) hoặc tăng. Số lượng tiểu cầu bình thường hoặc hơi giảm. Số lượng bạch
cầu thường giảm.
Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo.
Bao gồm các triệu chứng lâm sàng của sốt xuất huyết Dengue, kèm
theo các dấu hiệu cảnh báo như vật vã, lừ đừ, li bì. Đau bụng vùng gan hoặc
ấn đau vùng gan. Gan to > 2 cm. Nôn nhiều. Xuất huyết niêm mạc. Tiểu ít.
Xét nghiệm máu: Hematocrit tăng cao và tiểu cầu giảm nhanh chóng. Nếu
người bệnh có những dấu hiệu cảnh báo trên phải theo dõi sát mạch, huyết áp,
số lượng nước tiểu, làm xét nghiệm hematocrit, tiểu cầu và có chỉ định truyền
dịch kịp thời.
Sốt xuất huyết Dengue nặng
Khi người bệnh có một trong các biểu hiện thốt huyết tương nặng dẫn
đến sốc giảm thể tích (Sốc sốt xuất huyết Dengue), ứ dịch ở khoang màng
phổi và ổ bụng nhiều. Xuất huyết nặng.Suy tạng.
Sốc sốt xuất huyết Dengue


12

- Suy tuần hoàn cấp, thưởng xảy ra vào ngày thứ 3-7 của bệnh, biểu hiện
bởi các triệu chứng như vật vã; bứt rứt hoặc li bì; lạnh đầu chi, da lạnh ẩm;
mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt (hiệu số huyết áp tối đa và tối thiểu ≤ 20
mmHg) hoặc tụt huyết áp hoặc không đo được huyết áp; tiểu ít.
- Sốc sốt xuất huyết Dengue được chia ra 2 mức độ để điều trị bù dịch: Sốc
sốt xuất huyết Dengue: Có dấu hiệu suy tuần hồn, mạch nhanh nhỏ, huyết áp
kẹt hoặc tụt, kèm theo các triệu chứng như da lạnh, ẩm, bứt rứt hoặc vật vã li
bì. Sốc sốt xuất huyết Dengue nặng: Sốc nặng, mạch nhỏ khó bắt, huyết áp
khơng đo được.

- Chú ý: Trong q trình diễn biến, bệnh có thể chuyển từ mức độ nhẹ sang
mức độ nặng, vì vậy khi thăm khám cần phân độ lâm sàng để tiên lượng bệnh
và có kế hoạch xử trí thích hợp.
Xuất huyết nặng
- Chảy máu cam nặng (cần nhét gạc vách mũi), rong kinh nặng, xuất huyết
trong cơ và phần mềm, xuất huyết đường tiêu hóa và nội tạng, thường kèm
theo tình trạng sốc nặng, giảm tiểu cầu, thiếu oxy mơ và toan chuyển hóa có
thể dẫn đến suy đa phủ tạng và đông máu nội mạch nặng.
- Xuất huyết nặng cũng có thể xảy ra ở người bệnh dùng các thuốc kháng
viêm như acetylsalicylic acid (aspirin), ibuprofen hoặc dùng corticoid, tiền sử
loét dạ dày, tá tràng, viêm gan mạn.
Suy tạng nặng
- Suy gan cấp, men gan AST, ALT ≥ 1000 U/L.
- Suy thận cấp.
- Rối loạn tri giác (Sốt xuất huyết thể não).
- Viêm cơ tim, suy tim, hoặc suy chức năng các cơ quan khác.


13

Chẩn đoán căn nguyên vi rút Dengue
Xét nghiệm huyết thanh: Xét nghiệm nhanh tìm kháng nguyên NS1
trong 5 ngày đầu của bệnh, tìm kháng thể IgM từ ngày thứ 5 trở đi. Xét
nghiệm ELISA tìm kháng thể IgM: xét nghiệm từ ngày thứ năm của bệnh; tìm
kháng thể IgG: lấy máu 2 lần cách nhau 1 tuần tìm động lực kháng thể (gấp 4
lần).
Xét nghiệm PCR, phân lập vi rút: Lấy máu trong giai đoạn sốt (thực
hiện ở các cơ sở xét nghiệm có điều kiện).
Chẩn đốn phân biệt
Các bệnh cần chẩn đoán phân biệt là Sốt phát ban do virus, sốt mò, sốt

rét, nhiễm khuẩn huyết do liên cầu lợn, não mô cầu, vi khuẩn gram âm, sốc
nhiễm khuẩn, các bệnh máu, bệnh lý ổ bụng cấp…
1.2.6 Điều trị
Phần lớn các trường hợp đều được điều trị ngoại trú và theo dõi tại y tế
cơ sở, chủ yếu là điều trị triệu chứng và phải theo dõi chặt chẽ phát hiện sớm
sốc xảy ra để xử trí kịp thời.
Điều trị triệu chứng: Nếu sốt cao ≥ 390C, cho thuốc hạ nhiệt, nới lỏng
quần áo và lau mát bằng nước ấm. Thuốc hạ nhiệt chỉ được dùng là
paracetamol đơn chất, liều dùng từ 10 - 15 mg/kg cân nặng/lần, cách nhau
mỗi 4-6 giờ. Chú ý tổng liều paracetamol không quá 60mg/kg cân nặng/24h.
Không dùng aspirin (acetyl salicylic acid), analgin, ibuprofen để điều trị vì có
thể gây xuất huyết, toan máu.
Bù dịch sớm bằng đường uống: Khuyến khích người bệnh uống nhiều
nước oresol hoặc nước sôi để nguội, nước trái cây (nước dừa, cam, chanh, …)
hoặc nước cháo loãng với muối.
Điều trị Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo


14

- Người bệnh được cho nhập viện điều trị, chỉ định truyền dịch: Nên xem
xét truyền dịch nếu người bệnh khơng uống được, nơn nhiều, có dấu hiệu mất
nước, lừ đừ, hematocrit tăng cao; mặc dù huyết áp vẫn ổn định. Dịch truyền
bao gồm: Ringer lactat, NaCl 0,9% (xem Phụ lục 4: Sơ đồ truyền dịch trong
sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo).
- Chú ý: ở người bệnh ≥ 15 tuổi có thể xem xét ngưng dịch truyền khi hết
nôn, ăn uống được. Sốt xuất huyết Dengue trên cơ địa đặc biệt như phụ nữ
mang thai, trẻ nhũ nhi, người béo phì, người cao tuổi; có các bệnh lý kèm theo
như đái tháo đường, viêm phổi, hen phế quản, bệnh tim, bệnh gan, bệnh thận,
…; người sống một mình hoặc nhà ở xa cơ sở y tế nên xem xét cho nhập viện

theo dõi điều trị.
Điều trị sốt xuất huyết Dengue nặng: Người bệnh phải được nhập
viện điều trị cấp cứu
Điều trị sốc sốt xuất huyết Dengue
Sốc sốt xuất huyết Dengue:
- Cần chuẩn bị các dịch truyền Ringer lactat, dung dịch mặn đẳng trương
(NaCl 0,9%), dung dịch cao phân tử (dextran 40 hoặc 70, hydroxyethyl starch
(HES)).
- Cách thức truyền: Phải thay thế nhanh chóng lượng huyết thanh mất đi
bằng Ringer lactat hoặc dung dịch NaCl 0,9%, truyền tĩnh mạch nhanh với tốc
độ 15-20 ml/kg cân nặng/giờ. Đánh giá lại tình trạng người bệnh sau 1 giờ;
truyền sau 2 giờ phải kiểm tra lại hematocrit: Nếu sau 1 giờ người bệnh ra
khỏi tình trạng sốc, huyết áp hết kẹt, mạch quay rõ và trở về bình thường,
chân tay ấm, nước tiểu nhiều hơn, thì giảm tốc độ truyền xuống 10 ml/kg cân
nặng/giờ, truyền trong 1-2 giờ; sau đó giảm dần tốc độ truyền xuống 7,5ml/kg
cân nặng/giờ, truyền 1-2 giờ; đến 5ml/kg cân nặng/giờ, truyền 4-5 giờ; và 3
ml/kg cân nặng/giờ, truyền 4-6 giờ tùy theo đáp ứng lâm sàng và hematocrit.


15

Nếu sau 1 giờ truyền dịch mà tình trạng sốc không cải thiện (mạch nhanh,
huyết áp hạ hay kẹt, tiểu vẫn ít) thì phải thay thế dịch truyền bằng dung dịch
cao phân tử. Truyền với tốc độ 15-20 ml/kg cân nặng/giờ, truyền trong 1 giờ.
Sau đó đánh giá lại:
• Nếu sốc cải thiện, hematocrit giảm, thì giảm tốc độ truyền cao phân tử
xuống 10 ml/kg cân nặng/giờ, truyền trong 1-2 giờ. Sau đó nếu sốc tiếp tục
cải thiện và hematocrit giảm, thì giảm tốc độ truyền cao phân tử xuống 7,5
ml/kg cân nặng/giờ, rồi đến 5 ml/kg cân nặng/giờ, truyền trong 2-3 giờ. Theo
dõi tình trạng người bệnh, nếu ổn định thì chuyển truyền tĩnh mạch dung dịch

điện giải (xem chi tiết trong phụ lục 2).
• Nếu sốc vẫn chưa cải thiện, thì đo áp lực tĩnh mạch trung ương (CVP) để
quyết định cách thức xử trí. Nếu sốc vẫn chưa cải thiện mà hematocrit giảm
xuống nhanh (mặc dù còn trên 35%) thì cần phải thăm khám để phát hiện xuất
huyết nội tạng và xem xét chỉ định truyền máu. Tốc độ truyền máu 10 ml/kg
cân nặng/1 giờ.
- Chú ý: Tất cả sự thay đổi tốc độ truyền phải dựa vào mạch, huyết áp,
lượng bài tiết nước tiểu, tình trạng tim phổi, hematocrit một hoặc hai giờ một
lần và CVP (xem Phụ lục 5: Sơ đồ truyền dịch trong sốc sốt xuất huyết
Dengue ở trẻ em
1.3 Các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết Dengue
1. Chính quyền các cấp chỉ đạo việc cải tạo vệ sinh môi trường, khơi thông
cống rãnh, không để tồn động các vũng nước động, bãi rác… phát động các
phong trào vệ sinh mơi trường phịng bệnh.
2.Đối với cộng đồng, mỗi tuần, mỗi gia đình hay dành 10 phút để thực hiện:
3. Cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, bọ gậy (lăng quăng) và phòng
chống muỗi đốt.


16

- Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt bọ gậy (lăng quăng) bằng cách:
- Thường xuyên cọ, súc rửa lu, khạp, chum vại, phi…, dùng bàn chà chà
sát
- Để loại bỏ trứng muỗi bám vào thành dụng cụ. Đậy nắp không cho muỗi
vào đẻ trứng.
- Đối với những dụng cụ chứa nước lớn không thể xúc rửa hoặc đậy nắp
được ta có thể thả cá hoặc mê zơ vào tất cả các vật chứa nước trong nhà (bể,
giếng, chum, vại, lu, khạp...) để diệt bọ gậy (lăng quăng).
- Đối với các dụng cụ: bát kê chân chạn, lọ hoa, chậu cây cảnh… thay

nước ít nhất một lần trong một tuần, cho muối ăn hoặc dầu vào bát kê chân
chạn, cọ rửa thành của vật dụng để loại bỏ trứng.
- Không để cho các hốc cây, máng xối động nước.
- Thu gom, hủy các vật dụng phế thải xung quanh nhà như chai lọ vỡ, ống
bơ, vỏ dừa..., dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không
dùng đến.
- Phát quang bụi rậm.
- Trong nhà: Dọn dẹp nhà cửa gọn gàng sạch sẽ, không treo quần áo bừa
bộn để giảm bớt chỗ cư ngụ của muỗi
Lưu ý: Khi xảy ra dịch cần tăng cường các biện pháp chống dịch, làm
giảm nhanh mật độ muỗi trong cộng đồng bằng cách phun hóa chất diệt muỗi
vào khơng gian.
Phịng chống muỗi đốt:
+ Mặc quần áo dài tay.
+ Ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày.
+ Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi...
+ Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi.


×