Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Bài thi kể chuyện tấm gương đạo đức HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42.46 KB, 2 trang )

Họ tên: Dương Hữu Đức
Đơn vò: Chi bộ trường THCS Nguyễn Du, phường 11, GV
NỘI DUNG CHÍNH BÀI DỰ THI:
KỂ CHUYỆN TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
“Bác Hồ, Người là niềm tin thiết tha nhất trong lòng dân và trong trái tim nhân
loại”. Cả cuộc đời Người sống khí phách, nhân hậu, Người nâng niu hạnh phúc và đem
hạnh phúc đến cho mọi người. Chính xuất phát từ tình yêu thương con người mà đạo đức
cách mạng trong Bác luôn tỏa sáng.
Vào một ngày cuối năm 1949, trong một lần lên Tây Bắc thăm bộ đội và nắm tình
hình chiến dòch biên giới, Bác Hồ đã nghỉ chân và trò chuyện với đơn vò bộ đội ở Thái
Nguyên. Bác và bộ đội trò chuyện rất thân mật như tình cha con trong nhà, khi sắp kết
thúc trò chuyện, Bác động viên mọi người:
- Có cháu nào băn khoăn thắc mắc gì thì nói cho Bác biết nào ?
Nghe bác động viên mọi người nêu băn khoăn, ai cũng im lặng suy nghó vì đa số là
sung sướng và thõa mãn vì được trò chuyện khá lâu với Bác Hồ. Trong ánh mắt mọi người
ánh lên niềm kính yêu Bác. Bỗng cuối hàng có một cánh tay rụt rè giơ lên rồi hạ xuống.
Bác nhìn thấy liền nhanh chóng gọi và động viên người lính trẻ ấy:
- Nào cháu có điều gì muốn hỏi thì lên đây nói cho Bác và mọi người cùng nghe
nào!
Anh lính trẻ mạnh dạn bước lên nhưng điệu bộ vẫn rụt rè, giọng vẫn còn ấp úng một
lát rồi thưa:
- Thưa bác, Bác có… có … tật xấu nào không ạ?
Một câu hỏi thật bất ngờ, táo bạo vượt qua mọi suy nghó, tưởng tượng của mọi
người. Ai cũng im lặng, từ chính ủy đến chỉ huy đều thất thần, sự lo lắng hiện rõ trên
khuôn mặt, mọi người đều không biết phải phản ứng như thế nào. Mọi người lo lắng cho
anh thế nào cũng phải viết kiểm điểm, viết báo cáo. Người khó tính chắc chắn sẽ trách
anh tại sao, tạo sao lại hỏi vô lễ thế? Ngay cả người lính trẻ vừa hỏi cũng run bần bật. Chỉ
có một người rất vui và cười sảng khoái đó là Bác. Vì đối với Bác thanh niên Việt Nam là
con cháu trong nhà, anh lính trẻ hỏi như vậy có nghóa là Bác và anh ấy đã xóa đi được
khoảng cách, giữa Bác và anh bây giờ gần lắm, gần như là cha con rồi. Sau đó Bác trả lời
rất tự nhiên và chân thật:


- Cháu hỏi hay lắm. Ai cũng có thói hư tật xấu phải không nào. Bác tự kiểm thì
thấy mình có hai tật xấu là: hút thuốc nhiều và không lấy vợ. Bác muốn các
cháu đừng giống Bác ở hai tật xấu đó.
Bác trả lời xong, cả đoàn quân vỗ tay reo hò trong sự thoải mái, trong sự vỡ oà của
hạnh phúc và vui sướng.
Câu chuyện này thật thú vò, có tình huống đầy bất ngờ. Anh lính trẻ kia có câu hỏi
không có gì sai trái nhưng hỏi một câu như thế với vò lãnh tụ vó đại thì quả thật táo bạo, hơi
trẻ con, đối với người nghiêm khắc có thể bò cho là vô lễ, là bất kính đối với Bác. Thế
nhưng đối với Bác của chúng ta lại xem như một câu hỏi hay và còn khen ngợi người lính
trẻ ấy, có lẽ trên chiến trường, người lính trẻ ấy là một chiến sỹ rất dũng cảm vì anh không
biết sợ uy quyền của lãnh đạo, không hỏi theo kiểu xu nònh lãnh đạo. Rồi Bác trả lời câu
hỏi của người lính trẻ cũng rất thật. Điều này khiến cho mỗi chúng ta thấy Bác vó đại biết
chừng nào! Ở Bác không hề có sự phân biệt vò trí giữa lãnh tụ và người thường, đối với
Bác trong các phẩm chất đạo đức thì trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất quan trọng
nhất và yêu thương con người là một trong những phẩm chất cao đẹp nhất. Đây chính là
hai trong bốn tư tưởng đạo đức cơ bản của con người Việt Nam trong thời đại mới. Và
chính những chẩm chất đó đã tạo nên bao điều huyền diệu cho cách mạng, làm bao trái
tim Việt Nam và trên thế giới tin yêu vào con đường cách mạng nước ta. Bác thực sự là
đứa con vó đại của mẹ Việt Nam.
“ Toàn dân theo Đảng vượt trùng dương.
Trải bao mưa nắng, bao gian khó.
Có Đảng vườn xuân rực ngát hương. “
Nói đến hai tật xấu của Bác là hút thuốc nhiều và không lấy vợ, chúng ta dễ dàng
cảm thông với Bác, làm sao có được tình yêu nam nữ khi cả núi công việc đang cần Bác
giải quyết, làm sao vượt qua bao khó khăn chồng chất chất của cách mạng trong thời kỳ
non trẻ và điếu thuốc là liệu pháp giúp Bác làm nhẹ cơn đau đầu. Cả cuộc đời của Bác
sống cần mẫn, tiết kiệm từng đồng cho cách mạng, liêm chính, chí công vô tư trong mọi
công việc chỉ để mong ước có một điều, làm sao giành được hòa bình độc lập cho dân tộc
ta, làm sao để mọi người được ấm no hạnh phúc sống trong Chủ Nghóa Xã Hội. Tuổi xuân
của Bác đã đi qua nhưng giặc vẫn chưa để miền bắc yên, miền nam ruột thòt vẫn chưa liền

một mối, “nhân dân miền nam mong Bác, nỗi mong cha”. Có lẽ chính phẩm chất này đã
giúp Bác vượt qua ham muốn cá nhân mà cống hiến trọn vẹn tài trí lực của mình cho cách
mạng.
Yêu Bác, kính trọng Bác, lớp lớp cha anh đi trước muôn vạn con cháu đời sau theo
Bác làm cách mạng, họ thuộc những dân tộc khác nhau ở những vò trí khác học tập Bác thì
chắc rằng họ sẽ là nhưng hương thơm ngạt ngào với những sắc màu đẹp tươi. Họ đoàn kết
với nhau xây dựng mối quan hệ rộng lớn, vượt qua khuôn khổ quốc gia dân tộc để giờ đây
Việt Nam vươn mình trỗi dậy, uy tín không chỉ ở châu lục mà mang tầm thế giới. Quả thật
tinh thần quốc tế trong sáng của Bác có sức sống và lan tỏa mãnh liệt.
Qua những câu chuyện kể về Bác, tôi tin rằng không chỉ bản thân tôi mà rất nhiều
người trong chúng ta học tập được nhiều điều. Đối với bản thân tôi là một giáo viên thì
phải thường xuyên học tập, rèn luyện theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Mặt khác,
bên cạnh việc truyền thụ kiến thức tôi còn phải xây dựng cho được những viên gạch đạo
đức cách mạng làm nền tản trong lòng các em để mai đây các em trưởng thành thì chính
các em sẽ là người nối tiếp cha anh xây dựng Chủ Nghóa Xã Hội, các em hoàn tất công
việc mà chúng ta còn đang làm dở dang. Tôi xin lấy hai câu thơ của Tố Hữu để thay lời
kết câu chuyện này:
“ Chỉ biết quên mình cho hết thảy.
Như dòng sông chảy nặng phù sa.”
Bác của chúng ta vó đại như thế! Vậy chúng ta hãy: “Yêu Bác lòng ta trong sáng
hơn” ./.
Ngày 27 tháng 7 năm 2007.

×