Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

văn hóa doanh nghiệp nestle

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.28 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH




BÁO CÁO THẢO LUẬN
ĐỀ TÀI: Phân tích văn hóa kinh doanh của một
doanh nghiệp cụ thể
Giáo viên hướng dẫn:
Nhóm thực hiện:
Mã lớp học phần:

TRẦN THỊ HỒNG HÀ
NHĨM 6
2053BMGM1221

Hà Nội - 2020


PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐIỂM CÁC THÀNH VIÊN
Nhóm 6
Mơn: Văn hóa kinh doanh
Lớp học phần: 2053BMGM1221
STT

HỌ VÀ TÊN

LHC

1



Tạ Thị Khánh Linh

K54A3

2

Trần Diệu Linh

K54A1

3

Trần Thị Khánh Linh

K54A6

4

Nguyễn Thị Lộc
(Nhóm trưởng)

K54A6

5

Nguyễn Hồng Long

K54A4


6

Nguyễn Thành Long

K54A3

7

Trịnh Thị Phương Long
(Thư ký)

K54A5

8

Nguyễn Khánh Ly

K54A1

9

Phạm Thị Linh

K54A5

10

Lê Lệ Mai

K54A4


Điểm cá
nhân tự
nhận

Điểm
nhóm
đánh giá

Ký tên

Ghi
chú

Hà Nội, ngày 9 tháng 11 năm 2020
NHÓM TRƯỞNG

1


Trường Đại học Thương Mại

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – tự do – hạnh phúc

Môn: Văn hóa kinh doanh

Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 2020
BIÊN BẢN HỌP NHÓM
(lần 01)


I. Thời gian, địa điểm:
 Thời gian: 17h30 ngày 14/10/2020
 Địa điểm: Họp offline, phòng V104
II. Số người tham gia:
 Có mặt: 10/10
 Vắng mặt: 0
III. Nội dung và kết quả cuộc họp:
 Nội dung
 Cùng thảo luận và đưa ra ý kiến
 Kết quả
 Thống nhất được ý kiến của cả nhóm và bắt đầu phân chia cơng việc cho từng
thành viên

Thư ký
Long
Trịnh Thị Phương Long

2

Nhóm trưởng
Lộc
Nguyễn Thị Lộc


Trường Đại học Thương Mại

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đôc lập – tự do – hạnh phúc


Môn: Văn hóa kinh doanh

Hà Nội, ngày 21 tháng 10 năm 2020
BIÊN BẢN HỌP NHÓM
(lần 02)

I. Thời gian, địa điểm:
 Thời gian: 17h30 ngày 21/10/2020
 Địa điểm: Họp offline, phòng V104
II. Số người tham gia:
 Có mặt: 10/10
 Vắng mặt: 0
III. Nội dung và kết quả cuộc họp:
 Nội dung
 Thống nhất lại ý kiến cuối cùng
 Kết quả
 Phân chia công việc cho từng thành viên
 Thuyết trình: Thành Long
 Slide: Khánh Linh
 Word:
 Biên bản họp, danh sách nhóm (Phương Long)
I. Cơ sở lý thuyết: (Phương Long)
II. Giới thiệu chung về doanh nghiệp Nestlé (Khánh Linh A6)
1. Thông tin chung
2. Các mốc phát triển
3. Cơ cấu tổ chức.
III. Phân tích văn hóa doanh nghiệp của Nestlé:
1. Giá trị hữu hình:
a. Kiến trúc của doanh nghiệp (Khánh Linh A6: 1a, 1b)
b. Logo

c. Nghi thức
d. Hình thức sản phẩm
(Hồng Long: 1c, 1d, 1e, 1g)
e. Trang phục các thành viên trong doanh nghiệp.
g. Ứng xử trong doanh nghiệp.
2. Giá trị vơ hình: (Lệ Mai: 2a. 2b)
a. Triết lý doanh nghiệp:
3


- Sứ mệnh và mục tiêu cơ bản của Nestlé
- Phương thức hành động của Nestlé.
- Cách ứng xử của doanh nghiệp với mơi trường bên ngồi.
b. Chuẩn mực đạo đức
c. Niềm tin (Ly: 2c + 3)
3. Giá trị cốt lõi (Phương châm kinh doanh)
4. Phong cách lãnh đạo. (Phạm Linh)
IV. Nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa: (Diệu Linh)
1. Nhân tố khách quan
2. Nhân tố chủ quan.
V. Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của văn hóa doanh nghiệp Nestlé.
(Phạm Linh)
Thư ký
Long
Trịnh Thị Phương Long

MỤC LỤ

4


Nhóm trưởng
Lộc
Nguyễn Thị Lộc


LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................6
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................7
Phần 1. Cơ sở lý thuyết................................................................................................8
I. Khái niệm và vai trị của văn hóa doanh nghiệp..................................................8
1. Khái niệm văn hóa văn nghiệp.........................................................................8
2. Vai trị văn hóa doanh nghiệp..........................................................................8
II. Chức năng của văn hóa doanh nghiệp................................................................8
III. Các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp.....................................................9
1. Giá trị hữu hình...............................................................................................9
2. Giá trị vơ hình..................................................................................................9
Phần 2. Văn hóa doanh nghiệp Nestlé......................................................................10
I. Giới thiệu chung về Nestlé...................................................................................10
1. Nguồn gốc của Nestlé:...................................................................................10
2. Quá trình phát triển Nestlé ở Việt Nam..........................................................10
II. Những đặc trưng văn hóa doanh nghiệp Nestlé................................................11
1. Giá trị hữu hình..............................................................................................11
1.1. Kiến trúc của doanh nghiệp:....................................................................11
1.2. Biểu tượng...............................................................................................12
1.3. Khẩu hiệu................................................................................................13
1.4. Nghi thức.................................................................................................13
1.5. Hình thức sản phẩm.................................................................................13
1.6. Trang phục các thành viên trong doanh nghiệp........................................14
1.7. Ứng xử trong doanh nghiệp.....................................................................14
2. Giá trị vơ hình................................................................................................16
2.1. Triết lý doanh nghiệp...............................................................................16

2.1.1. Sứ mệnh............................................................................................16
2.1.2. Mục tiêu cơ bản của Nestlé...............................................................16
2.1.3. Phương thức hoạt động của Nestlé....................................................16
2.2. Cách ứng xử của doanh nghiệp với môi trường bên ngồi.......................17
2.3. Chuẩn mực đạo đức.................................................................................17
2.4. Niềm tin...................................................................................................18
2.4.1. Lịng tin của nhân viên và các cổ đơng..............................................18
2.4.2. Lịng tin của khách hàng với doanh nghiệp.......................................18
3. Giá trị cốt lõi của Nestlé................................................................................19
4. Phong cách lãnh đạo của ông Peter Brabeck- Letmathe của Nestlé.............20
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp của Nestlé:....................20
1. Nhân tố khách quan:......................................................................................20
2. Nhân tố chủ quan:.........................................................................................21
IV. Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của văn hóa doanh nghiệp Nestlé..............21
1. Điểm mạnh của văn hóa doanh nghiệp Nestlé:..............................................21
2. Điểm yếu của văn hóa doanh nghiệp Nestlé..................................................22
V. Giải pháp cải thiện văn hóa Nestlé....................................................................22
KẾT LUẬN.................................................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................24

5


LỜI CẢM ƠN
Nhóm 6 xin chân thành gửi lời cảm ơn đến cơ Trần Thị Hồng Hà của trường Đại
học Thương Mại đã tạo điều kiện cho chúng em hoàn thành bài thảo luận này.Chúng
em đã học được rất nhiều điều bổ ích khơng chỉ từ trong những trang giáo trình mà cịn
là những hành trang chuẩn bị cho tương lai của chúng em. Với cách học tập và làm
việc theo nhóm đã tạo cho chúng em sự tự tin, năng động và hỗ trợ nhau về mặt kiến
thức lẫn khả năng giao tiếp. Dưới sự dìu dắt của cơ giáo- thế hệ đi trước trong lĩnh vực

ngành nghề của chúng em; chúng em đã cảm nhận được sự nhiệt huyết với nghề, sự
chân thành, sự tận tình và những hy vọng của cô đang dành cho chúng em và tương lai
của ngành học Quản trị kinh doanh. Chúng em thật sự muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc tới
cô. Tuy thời gian nghiên cứu học phần không dài, nhưng có lẽ những lời giảng của cơ
ln sát cánh và là một trong những bài học đầu đời của chúng em.
Trong q trình thực hiện chắc chắn nhóm cịn nhiều sai sót và hạn chế, mong cơ
và các bạn có những ý kiến đóng góp thiết thực, giúp nhóm hồn thiện kiến thức để
thực hiện tốt hơn những bài thảo luận sau. Xin chân thành cảm ơn!

6


LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh thế giới đang chuyển mình trong thời đại cơng nghệ thơng tin và số
hóa, các doanh nghiệp đang tạo dựng cho mình những màu sắc riêng để tạo điểm nhấn
cho mình trong cuộc chiến. Cái màu sắc riêng đó chính là nền văn hóa của doanh
nghiệp. Người ta ví văn hóa doanh nghiệp là sự sống của doanh nghiệp đó bởi sự quý
và khó bắt chước của nó. Văn hóa doanh nghiệp có thể làm cho doanh nghiệp lụi tàn
nếu thiếu nó hoặc nó khơng được phát huy những mặt tích cực. Nhưng một văn hóa
doanh nghiệp phù hợp thì giá trị của doanh nghiệp đó có thể sẽ đem lại nguồn giá trị
và lợi nhuận khủng lồ cho doanh nghiệp.
Dựa trên những kiến thức được học trên lớp và tìm hiểu qua tài liệu, nhóm 6 đã
hồn thành bài tiểu luận với đề tài “Phân tích văn hóa doanh nghiệp của 1 doanh
nghiệp cụ thể”. Sau một thời gian thực hiện, bài tiểu luận đã được các bạn thành viên
góp ý và chỉnh sửa, tuy nhiên có những hạn chế khách quan và chủ quan nên vẫn còn
những nội dung cần tiếp tục được bổ sung và sửa đổi. Rất mong sẽ nhận được ý kiến
đóng góp của cơ và các bạn.

7



Phần 1. Cơ sở lý thuyết
Văn hóa kinh doanh là việc sử dụng các nhân tố văn hóa vào hoạt động kinh doanh
của chủ thể, là một hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi do
chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình kinh doanh, được thể hiện trong cách ứng xử
của họ với xã hội, tự nhiên ở một cộng đồng hay khu vực nào đó.
I. Khái niệm và vai trị của văn hóa doanh nghiệp
1. Khái niệm văn hóa văn nghiệp
Có nhiều khái niệm khác nhau về văn hóa doanh nghiệp dựa trên các góc độ tiếp
cận khách nhau, tuy nhiên các định nghĩa đều có những điểm chung nhất định như giá
trị, niềm tin, chuẩn mực, hành vi tổ chức,… Trên cơ sở đó, có thể rút ra khái niệm như
sau:
Văn hóa doanh nghiệp là tồn bộ các giá trị văn hố được gây dựng nên trong suốt
q trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan
niệm tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối
tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc
theo đuổi và thực hiện các mục đích của doanh nghiệp.
2. Vai trị văn hóa doanh nghiệp
Định hình tính cách doanh nghiệp: Những giá trị, niềm tin, tư tưởng, nguyên tắc
trong văn hóa của doanh nghiệp. Văn hóa làm nên tính cách của doanh nghiệp, ngược
lại doanh nghiệp được biết đến qua văn hóa của mình.
Tạo mơi trường làm việc hiệu quả, chế độ nhân sự rõ ràng: Văn hóa doanh nghiệp
sẽ thúc đẩy mối quan hệ lành mạnh, giao tiếp và tương tác hiệu quả giữa các nhân
viên. Họ sẽ hiểu được vai trị và trách nhiệm của mình trong tổ chức và biết cách
hồn thành chúng trước thời hạn mà khơng cần phải có người nhắc nhở.
Giữ chân và thu hút nhân tài: Văn hóa doanh nghiệp ngày càng quan trọng hơn
trong cuộc chiến giữ chân và thu hút nhân tài của các cơng ty trên thế giới, đặc biệt là
tình trạng “chảy máu chất xám” đang phổ biến hiện nay.Lương và thu nhập chỉ là một
phần của động lực làm việc
Tạo dựng lòng tin và thu hút các khách hàng, đối tác: Văn hóa doanh nghiệp đại

diện cho cơng ty bạn về các giá trị, hành vi, cách thức quản lý của tổ chức và đạo đức
nghề nghiệp. Tất cả những điều này sẽ được thể hiện qua các phương tiện truyền thông
hiện hữu như website, mạng xã hội… sẽ được khách hàng, đối tác đánh giá cao.
II. Chức năng của văn hóa doanh nghiệp
Chức năng nhân hịa : tạo ra sự liên kết và thống nhất cao giữa các thành viên
trong tổ chức để giảm thiểu xung đột, cùng hướng tới mục tiêu đã cam kết bằng những
hành động tự nguyện, nhịp nhàng như một nguồn nội lực riêng của doanh nghiệp.
Chức năng điều tiết hành vi : là công cụ điều tiết “mềm” thông qua hệ thống giá
8


trị, chuẩn mực truyền thống, tập tục đã được tạo dựng, duy trì, chấp nhận trong một tổ
chức.
Chức năng tạo động cơ ngầm định: là một nguồn lực tinh thần, là tài sản vơ giá
trong q trình kinh doanh bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới tinh thần thái độ của mỗi con
người khi tham gia vào quá trình kinh doanh.
Chức năng xã hội hóa tạo bản sắc riêng: là việc tập hợp các giá trị riêng biệt,
những chuẩn mực truyền thống, tập tục nghi lễ, … được xây dựng, duy trì và lưu
truyền trong nội bộ và qua những giá trị vật thể thể hiện bên ngoài.
Chức năng liên kết : là năng lực khác biệt mà các nhà kinh doanh muốn tạo dựng
và phát triển, tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp.
III. Các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp
1. Giá trị hữu hình
Giá trị hữu hình được biểu hiện qua các yếu tố biểu thị trực quan mà con người dễ
dàng nhìn thấy, nghe thấy, sờ thấy ngay từ lần tiếp xúc đầu tiên với doang nghiệp. Nó
mang lại một hình ảnh riêng, đặc trưng của doanh nghiệp trong mắt khách hàng, đối
tác và cộng đồng. Những giá trị hữu hình gồm:
 Kiến trúc doanh nghiệp bao gồm: kiến trúc ngoại thất (kiến trúc cổng, mặt tiền trụ
sở công ty, bố cục các bộ phận….) và kiến trúc nội thất công sở (bố trí các trang thiết
bị văn phịng, bàn ghế, bố cục không gian, đường đi lại, vận động của nhân viên, vật

dụng trang trí).
 Biểu tượng (Logo) là sự biểu trưng những giá trị, những ý nghĩa tiềm ẩn bên trong
của doanh nghiệp thông qua những biểu tượng vật chất cụ thể.
 Khẩu hiệu (Slogan) thường ngắn gọn hay sử dụng các ngôn từ đơn giản, dễ nhớ,
dễ nhập tâm để cách diễn đạt cô đọng nhất triết lý kinh doanh của doanh nghiệp.
 Nghi lễ là một trong những giá trị văn hóa điển hình, bề nổi, phản ánh đời sống
sinh hoạt của doanh nghiệp.
 Hình thức bìa sản phẩm là hình thức biểu hiện bên ngồi của sản phẩm qua cách
bài trí hình ảnh, biểu tượng, logo… trên bìa sản phẩm.
 Trang phục hay đồng phục của các thành viên không chỉ đơn thuần là “sự lặp lại
giống nhau”, mà còn ẩn chứa bên trong sự “giống nhau” ấy là tinh thần đoàn kết,
thống nhất, thể hiện một sức mạnh tập thể lớn lao.
 Nguyên tắc ứng xử góp phần xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp bền
vững, mỗi doanh nghiệp phải xây dựng được những ngun tắc ứng xử trong doanh
nghiệp.
2. Giá trị vơ hình
Được biểu hiện qua các yếu tố biểu thị trực quan mà con người khó có thể cảm
nhận được ngay bởi nó tạo nên những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Cùng với giá trị
9


hữu hình, các giá trị vơ hình tạo nên văn hóa đặc thù của mỗi doanh nghiệp. Bao gồm:
 Triết lý doanh nghiệp : là tư tưởng, quan điẻm của doanh nghiệp về kinh doanh,
được khái quát thành tôn chỉ, phương châm hành động, chỉ dẫn hoạt động của doanh
nghiệp.
 Chuẩn mực đạo đức :là tổng hợp các quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ
nó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích và hạnh
phúc của con người, với tiến bộ xã hội trong quan hệ cá nhân - cá nhân và quan hệ cá
nhân - xã hội.
 Niềm tin của doanh nghiệp đề cập đến việc con người có cảm giác chắc chắn

những cái gì đúng, những cái gì sai. Đó chính là niềm tin vào đồng nghiệp, vào cấp
trên, tin vào uy tín của doanh nghiệp.

Phần 2. Văn hóa doanh nghiệp Nestlé
I. Giới thiệu chung về Nestlé
1. Nguồn gốc của Nestlé:
Nestlé công ty thực phẩm và giải khát lớn nhất thế giới, có trụ sở chính đặt tại
Vevey, Thụy Sĩ. Các sản phẩm hiện nay của Nestlé bao gồm từ nước khoáng, thực
phẩm cho trẻ em, cà phê và các sản phẩm từ sữa.
Vào những năm 1860, dược sĩ Henri Nestlé đã phát minh ra một loại thức ăn cho
những trẻ sơ sinh không thể được nuôi bằng sữa mẹ. Thành công đầu tiên của ông là
đã cứu sống một đứa bé sinh non không thể được nuôi bằng sữa mẹ hay những thực
phẩm thay thế thông thường khác. Giá trị của sản phẩm mới này nhanh chóng được
cơng nhận kể từ sau khi cơng thức mới của Nestlé đã cứu sống đứa bé sinh non. Từ đó,
sữa bột Farine Lactée Henrie Nestlé đã được bày bán rộng rãi tại Châu Âu.
2. Quá trình phát triển Nestlé ở Việt Nam
Văn phòng kinh doanh đầu tiên của Nestlé tại Sài Gòn được thành lập từ năm
1912. Dưới đây là những cột mốc ghi lại sự phát triển nhanh chóng của cơng ty tại
Việt Nam:
1992: Cơng ty La Vie, một liên doanh giữa Perrier Vittel thuộc Nestlé và một cơng ty
thương mại Long An được thành lập
1993: Nestlé chính thức trở lại Việt Nam và mở văn phòng đại diện tại TP.HCM
1995: Nestlé Việt Nam ra đời. Chính thức khởi công xây dựng nhà máy Đồng Nai
2002: Đưa vào hoạt động nhà máy thứ hai của La Vie tại Hưng Yên
2007: Lựa chọn Dielthem là nhà phân phối chính thức cho các sản phẩm sô cô la và
bánh kẹo
2008: Thành lập Bộ phận Dinh dưỡng Đặc biệt
2011: Tháng 8 xây dựng nhà máy Trị An, tháng 11 mua lại nhà máy Bình An (Gannon)
tại Đồng Nai
10



2013: Nestlé Việt Nam khánh thành nhà máy NESCAFÉ mới tại Khu cơng nghiệm
Amata, Đồng Nai. Văn phịng chính của Nestlé Việt Nam chuyển về địa điểm mới tại
Lầu 5, Tòa nhà Empress Tower, Quận 1 từ tháng 9
10/2014: Nestlé khánh thành phân xưởng sản xuất trị giá 37 triệu đơ la Mỹ tại nhà máy
Nestlé Bình An
II. Những đặc trưng văn hóa doanh nghiệp Nestlé
1. Giá trị hữu hình
1.1. Kiến trúc của doanh nghiệp:
Khi nhắc đến Nestlé, người ta sẽ nghĩ đến ngay hình ảnh của tổ yến- hình ảnh
tượng trưng cho sự đoàn tụ, sum vầy của gia đình. Kiến trúc của Nestlé cũng vậy, cũng
lấy hình ảnh tổ yến làm nét đặc trưng của kiến trúc. Tạo ấn tượng mạnh ở khu vực
sảnh chờ là quầy lễ tân cách điệu từ ý tưởng tổ chim - nest, lấy cảm hứng từ chính cái
tên doanh nghiệp - Nestlé (nghĩa là "tổ chim nhỏ" trong tiếng Đức). Đây không chỉ là
hình ảnh ẩn dụ cho phong cách thiết kế mà còn thể hiện mục tiêu "ươm mầm tài năng
trẻ" trong hoạt động của tập đoàn.
Do lực lượng lao động trẻ chiếm đa số, Nestlé thường xuyên tổ chức các hoạt động
đào tạo, tập huấn kỹ năng và hoạch định lộ trình phát triển sự nghiệp cho các bạn trẻ.
Cơng ty cũng quan tâm đến đời sống của nhân viên thông qua thiết kế không gian
làm việc sáng tạo, nhiều màu sắc, bổ sung mảng xanh, tạo khu vực thư giãn như ăn
uống, chơi thể thao... Phòng thư giãn cũng được bố trí riêng tư để giúp nhân viên nghỉ
ngơi khi cần tái tạo năng lượng.
Nhằm tăng tính liên kết trong đội ngũ, các bức vách ngăn cách cũ được loại bỏ,
tăng tối đa không gian chung và khu vực làm việc mở. Thay vì những khối hộp khép
kín bí bách, khu làm việc bố trí dãy bàn dài để tăng tương tác giữa nhân viên. Thiết kế
các phòng họp cũng chú trọng tạo cảm giác vừa thoải mái, vừa ấm cúng và tiện nghi
nhằm thúc đẩy trao đổi hiệu quả. Ứng dụng xu hướng thiết kế tăng cường mảng xanh
trong văn phịng, Nestlé bố trí nhiều khu vực trồng cây len lỏi trong ba tầng lầu, vừa
giúp lọc sạch khơng khí vừa tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên cho người làm việc.

Phong cách thiết kế văn phòng mới của Nestlé phù hợp xu hướng thiết kế không
gian làm việc sáng tạo, vượt ra khỏi khuôn khổ văn phịng ngăn ơ thơng thường... đang
phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây.
Ông Dan Levin - Giám đốc khu vực Đơng Nam Á, tập đồn kiến trúc B&H cho
biết, tổ thiết kế dành nhiều tháng nghiên cứu các xu hướng thiết kế mới và yêu cầu đối
với không gian làm việc cho người trẻ để phác thảo ý tưởng cho Nestlé Việt Nam.
Theo đó, văn phịng mới sẽ là sự kết hợp giữa tính linh hoạt, tính kết nối, khả năng
truyền cảm hứng và xu hướng gym tại nơi làm việc. Đơn vị sử dụng phong cách tối
giản hiện đại làm nền tảng thiết kế, tạo cảm giác thoải mái cho người làm việc, tăng
11


cường sự tập trung và hiệu quả hoạt động. Các bức vách ngăn cũng được dỡ bỏ nhằm
tăng tương tác. Yếu tố công nghệ được khai thác tối đa khi mỗi phòng họp đều trang bị
thiết bị di động hỗ trợ lên lịch họp tự động.
Sự cân bằng giữa không gian làm việc chung và riêng được chú trọng khi bên cạnh
các dãy bàn dài là khu vực phòng họp ngăn bằng kính mờ, đảm bảo riêng tư, yên tĩnh
nhưng khơng q tách biệt với khơng gian bên ngồi. Yếu tố ánh sáng, màu sắc và vật
liệu nội thất cũng đóng vai trị quan trọng trong việc tạo cảm giác thoải mái, truyền
cảm hứng sáng tạo và năng lượng tích cực nơi làm việc.
Cùng với đó, thiết kế mới cũng giải quyết bài tốn tiêu tốn q nhiều diện tích văn
phịng cho khơng gian lưu trữ sản phẩm, hồ sơ, tài liệu. Lời giải cho bài toán này nằm
ở các khu vực tủ kệ được bố trí đan cài khéo léo giữa các khu vực làm việc chung. Sản
phẩm chủ lực của Nestlé cũng được sử dụng tại quầy ăn uống, không gian thư giãn và
khu vực bếp trưng bày để nhân viên thưởng thức, tái tạo năng lượng và tăng độ nhận
diện thương hiệu sản phẩm.
Tập đoàn thiết kế 70 năm tuổi đến từ Canada còn ứng dụng phong thủy trong văn
hóa Á Đơng để thiết kế khơng gian phù hợp môi trường công sở tại Việt Nam. Theo đó
những vật liệu như đá, gỗ, cây cối... được lồng ghép khéo léo, màu sắc xám, vàng,
xanh dương, xanh lá... giao thoa phù hợp nhằm tạo sự cân đối về màu sắc trong không

gian chung.
1.2. Biểu tượng
Logo Nestlé – cảm hứng từ gia đình

Nhà sáng lập hãng - ơng Henri Nestlé là một trong số những hãng đầu tiên tại
Thụy Sĩ xây dựng nhận diện thương hiệu thông qua logo. Logo Nestlé lấy ý tưởng từ
huy hiệu của gia đình ông – biểu tượng chú chim nằm trong một cái tổ. Tên gia đình
ơng là Nestlé theo tiếng Đức có nghĩa là “tổ chim”. Logo Nestlé lấy cảm hứng từ ý
nghĩa này và biến đổi một chút khi thêm vào hình ảnh chim mẹ đang mớm mồi cho 3
chú chim non. Biểu tượng trong logo Nestlé này còn tạo mối gắn kết với sản phẩm bột
12


ngũ cốc sơ sinh thuở ban đầu của công ty ông. Biểu tượng logo Nestlé chính thức được
sử dụng làm biểu tượng thương mại kể từ năm 1868.
Hình ảnh ý nghĩa trong thiết kế logo Nestlé này được sử dụng trên tất cả các sản
phẩm mang thương hiệu Nestlé trên tồn cầu. Tuy nhiên, theo thời gian, logo Nestlé có
biến đổi đôi chút để phù hợp hơn với thị trường. Dù trải qua một số lần thay đổi nhưng
logo Nestlé vẫn giữ được cốt lõi biểu tượng và hình ảnh được thiết kế mềm mại hơn,
tên thương hiệu đậm nét hơn, rõ ràng hơn và nhấn mạnh hơn. Màu sắc được sử dụng
trong thiết kế logo Nestlé chủ yếu là màu bạc và màu xanh. Font chữ sử dụng trong
logo Nestlé là kiểu chữ Helvetica cổ điển.Tổng thể logo Nestlé đồng nhất từ biểu
tượng đến ý nghĩa tên thương hiệu, cùng với thời gian thiết kế logo đã trở nên nổi
tiếng và gắn bó với cuộc sống của người tiêu dùng trên toàn thế giới.
1.3. Khẩu hiệu
“Good Food, Good Life” - Tạm dịch là “thực phẩm tốt cho cuộc sống chất lượng”.
Slogan của Nestlé đã đi theo thương hiệu từ những năm tháng mới thành lập và hiện
vẫn là câu khẩu hiệu được hãng sử dụng như một thông điệp cốt lõi. Câu khẩu hiệu
vừa mang tính đặc trưng ngành nghề - thực phẩm vừa truyền tải thơng điệp có tính
cam kết với người tiêu dùng. Đó là cam kết của hãng mỗi ngày, ở khắp mọi nơi, người

tiêu dùng sẽ được cung cấp các lựa chọn thực phẩm và đồ uống tốt cho sức khỏe, nâng
cao chất lượng cuộc sống. Câu khẩu hiệu vẻn vẹn 4 chữ nhưng như người ta nói là 4
chữ “vàng” khi ngắn gọn, súc tích, sử dụng từ ngữ thơng dụng và dễ hiểu. Không cần
sử dụng những từ hoa mỹ nhưng câu khẩu hiệu lại mang đến những thơng điệp tốt đẹp,
góp phần làm cho thương hiệu trở nên quen thuộc và dễ ghi nhớ.
1.4. Nghi thức
Ngày hội đi bộ Milo là hoạt động thường niên của chương trình Năng động Việt
Nam, sáng kiến của Nestlé MILO. Ngày hội đi bộ đang dần lớn mạnh trong hành trình
xây dựng thế hệ Việt Nam năng động.
Liên tiếp 9 năm liền, Nestle Việt Nam và nhãn hàng Milo đồng hành cùng giải
bóng đá Hội Khỏe Phù Đổng do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động, đã mang đến cho
các em nhỏ lứa tuổi học đường một sân chơi bổ ích, hướng các em vào những hoạt
động thể lực rèn luyện sức khỏe, đem lại cho các em một phong cách sống tự tin, năng
động sau những giờ học tập miệt mài trên ghế nhà trường
“Nestlé vì sức khỏe trẻ em tồn cầu” là chương trình gồm các dự án giáo dục về
dinh dưỡng và hoạt động thể chất, hướng tới giải quyết những vấn đề và thách thức đối
với thế giới hiện nay như tỉ lệ suy dinh dưỡng và béo phì đang gia tăng, đặc biệt ở lứa
tuổi học đường. Tính đến nay, chương trình đã được mở tại hơn 100 quốc gia trên thế
giới
1.5. Hình thức sản phẩm
13


Để lựa chọn những thực phẩm dinh dưỡng và an tồn cho sức khỏe của bản thân
và gia đình, người tiêu dùng cần biết rõ thành phần của sản phẩm đó. Thấu hiểu được
điều này, Nestlé đã phát triển một cơng cụ xuất hiện trên tất cả bao bì sản phẩm của
mình với tên gọi Nestlé Nutritional Compass ® (tạm dịch là La bàn Dinh dưỡng
Nestlé) Nestlé Nutritional Compass ® bao gồm bốn thơng tin chính:
 Giá trị dinh dưỡng: Là Bảng thông tin về giá trị dinh dưỡng, sẽ cung cấp những
thông tin về năng lượng, đường, chất béo, chất đạm, natri… có trong sản phẩm.

 Bạn thắc mắc: Là câu hỏi liên quan đến việc sử dụng sản phẩm trong chế độ ăn
cân bằng.
 Bạn có biết: Phần thông tin này sẽ cung cấp thông tin dinh dưỡng về sản phẩm,
giải thích một hoặc nhiều yếu tố của bảng giá trị dinh dưỡng hoặc những lợi ích của
các thành phần dinh dưỡng.
 Mách bạn: Cung cấp các mẹo nhỏ và thông tin liên quan đến việc sử dụng sản
phẩm hoặc lời khuyên về lối sống lành mạnh đi kèm với chế độ ăn cân bằng.
 Tư vấn: Bạn có thể tìm thấy số điện thoại và địa chỉ trang web để liên hệ với
chúng tơi khi có thắc mắc hoặc cần tư vấn. Ngoài ra, trên một số sản phẩm, bạn có thể
quét mã QR để biết thêm về thông tin và thực đơn dinh dưỡng của sản phẩm.
Khi nhìn vào bao bì sản phẩm Nestlé, người tiêu dùng cịn có thể đốn trước được
những thành phần chính có trong sản phẩm và những điều Nestlé muốn gửi gắm đến
người tiêu dùng thơng qua màu sắc bao bì. Ví dụ: sữa milo có màu sắc bao bì chủ đạo
là màu xanh lá cây- màu của tuổi trẻ, của sự lạc quan, năng nổ, hết mình; bao bì của
các sản phẩm cà phê có tone màu chủ đạo là nâu và đen- màu của cà phê, vừa ấm nóng
mà vừa thư giãn,…
Tên thương hiệu Nestlé có thể được in cùng với tên sản phẩm hoặc có thể được in
ẩn trên các nắp chai. Kiểu chữ ghi trên bao bì các sản phẩm Nestlé thường đơn giản,
có phần hơi cách điệu để phù hợp với những màu sắc chủ đạo đơn giản của Nestlé.
Điều đặc biệt nữa ở hình thức sản phẩm Nestlé đó là Nestlé đưa ra cam kết đến
năm 2025 sẽ sử dụng 100% bao bì có thể tái chế hoặc tái sử dụng được.
1.6. Trang phục các thành viên trong doanh nghiệp
Những chiếc áo đồng phục Nestlé đẹp góp một phần khơng nhỏ vào thành cơng
của các sự kiện quảng cáo, tiếp thị thương hiệu Nestlé đến với khách hàng. Ngoài ra,
mẫu áo đồng phục đẹp cho nhân viên còn giúp nhân viên làm việc chuyên nghiệp hơn,
tạo sự gắn kết với công ty.
Mẫu áo đồng phục Nestlé còn được nhiều khách hàng đánh giá cao về tính thẩm
mỹ, rất phù hợp cho nhân viên sử dụng để tư vấn khách hàng, đồng thời tạo ấn tượng
tốt với khách hàng ngay từ lần gặp đầu tiên
1.7. Ứng xử trong doanh nghiệp

14


Là một trong những môi trường làm việc đáng mơ ước, Nestlé đã “thu phục” lòng
người bằng các quy tắc vô cùng đơn giản: đáp ứng những nhu cầu cần thiết về sức
khỏe và dinh dưỡng, đồng thời, tôn trọng văn hóa khác nhau và giá trị nền tảng của tất
cả nhân viên.
Việc cung cấp những yếu tố cần thiết để nhân viên có một cuộc sống tốt là điều mà
bất cứ công ty nào cũng cần, phải và đang thực hiện. Nhưng hiếm có cơng ty nào làm
tốt như Nestlé. 85% trên tổng số 2.300 nhân viên của công ty ln hài lịng với chính
sách lương bổng và phúc lợi mà họ đang được hưởng. Trong 2 năm qua (2017 và
2018), tỉ lệ nghỉ việc của nhân viên trong công ty chỉ dao động từ 7,3% đến 7,8%. Để
đạt được kết quả đó, trong suốt 5 năm, ban giám đốc công ty đã luôn chia sẻ với tất cả
nhân viên về chính sách phát triển một cách cụ thể nhất, giúp cho nhân viên nhận biết
và định hướng bản thân rõ ràng.
Bên cạnh đó, tất cả các quản lý ở Nestlé luôn động viên, cổ vũ tinh thần cấp dưới
của họ mỗi khi gặp khó khăn. Khơng chỉ dừng lại ở lời nói, họ cịn tìm cách cải tiến
cơng việc, tạo ra bầu khơng khí vui vẻ, ln đề cao sự đổi mới. Họ khuyến khích các
nhân viên của mình ra các ý tưởng táo bạo, mới mẻ, như chính con người bạn đang là,
để khắc phục những điều chưa tốt ở công ty. Mỗi ý tưởng đều nên được nói ra, khơng
phù hợp thì sửa, hay và phù hợp thì áp dụng.
Áp dụng quy tắc vàng 3T:
Cơng thức thành cơng của tập đồn 150 năm tuổi được gói gọn trong bộ ba giá trị cốt
lõi với công thức 3T: Thẳng thắn – Tôn trọng – Tin tưởng.
 Thứ nhất: Mơi trường Nestlé địi hỏi nhân viên “Thẳng thắn” trong cơng việc. Đó
là yếu tố quan trọng giúp mỗi cá nhân hay tập thể đánh giá chính xác hiệu quả hoạt
động của mình để cải thiện và phát triển.
 Thứ hai: Mọi ý kiến, quan điểm đều được luôn được “Tôn trọng” từ lãnh đạo tới
đội ngũ nhân viên. Mỗi thành viên dù đang đảm nhiệm vị trí nào cũng cần không
ngừng trau dồi để nâng cao kiến thức và kỹ năng của bản thân. Tinh thần ham học hỏi

được xem là điều kiện không thể thiếu nếu muốn làm việc tại Nestlé.
 Thứ ba: “Món quà tuyệt vời nhất có thể dành cho một người, là tin vào họ” – một
điều tuyệt vời tại Nestlé khi mọi người đều “Tin tưởng” lẫn nhau trong công việc, tin
tưởng vào sứ mệnh đang thực hiện hàng ngày, cùng nhau đem đến những sản phẩm tốt
nhất cho người tiêu dùng. Họ cịn ln sẵn sàng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm với
những đồng nghiệp của mình.
Lương thưởng và phúc lợi: Từ minh bạch đến cực kì hấp dẫn
Nestlé xây dựng lộ trình phát triển nghề nghiệp rõ ràng theo cấp bậc hàm thúc đẩy
sự phát triển của các thành viên. Với quy mơ của một Tập đồn tồn cầu, Nestlé mang
đến cho nhân viên cơ hội phát triển bản thân không biên giới, sự nghiệp phát triển rõ
15


nét.
Ngồi các kỹ năng, hiểu biết chun mơn, năng lực và mong muốn áp dụng các
nguyên tắc của công ty cũng là tiêu chí chính để từng cá nhân có cơ hội thăng tiến
trong công ty. Tại Nestlé, mọi người đều có cơ hội như nhau, bất kể nguồn gốc, quốc
tịch, tơn giáo, sắc tộc, giới tính hoặc độ tuổi.
Gần đây, Nestlé đã hào phóng trả đủ lương cho cơng nhân trong ít nhất 3 tháng
dừng hoạt động chống đại dịch Covid 19, nhằm ngăn chặn sự lây lan trong cộng đồng
2. Giá trị vơ hình
2.1. Triết lý doanh nghiệp
2.1.1. Sứ mệnh
Trở thành công ty dinh dưỡng, sức khỏe và chăm sóc sức khỏe hàng đầu thế giới.
Nhiệm vụ của công ty là "Thực phẩm tốt, cuộc sống tốt" cung cấp cho người tiêu dùng
những lựa chọn ngon nhất, bổ dưỡng nhất trong một loạt các loại thực phẩm và đồ
uống và các dịp ăn uống, từ sáng đến tối.
2.1.2. Mục tiêu cơ bản của Nestlé
Nỗ lực trở thành một mơ hình mẫu trong việc đem đến cho xã hội sự thịnh vượng
một cách vững chắc và bền vững.

Trong hơn 150 năm hoạt động nhằm mục đích “Nâng cao chất lượng cuộc sống và
góp phần vào một tương lai khỏe mạnh hơn”, Nestlé đã luôn và sẽ tiếp tục thực hiện
cam kết của mình trong việc tạo ra ảnh hưởng vào các lãnh vực: Cá nhân và Gia Đình;
Cộng Đồng và Hành tinh
2.1.3. Phương thức hoạt động của Nestlé
Hoạt động kinh doanh của Nestlé được thực hiện theo những nguyên tắc kinh
doanh toàn cầu của Tập đoàn, đã được phát triển trong hơn 140 năm qua. Song song
đó, hành vi của mỗi nhân viên Nestlé được hướng dẫn bởi những nguyên tắc quản lý
và lãnh đạo của Nestlé. Điều này thể hiện năng lực có thể tự thích nghi đối với bất kỳ
sự thay đổi nào mà vẫn không mất đi niềm tin và các giá trị cốt lõi của Nestlé
Mỗi nhà quản lý Nestlé được yêu cầu động viên và vận động nhân viên, ln tìm
cách cải tiến trong cách làm việc, tạo ra khơng khí thay đổi, đề cao sự đổi mới. Cá
nhân họ được trải qua kinh nghiệm làm việc trong môi trường quốc tế, luôn tôn trọng
các nền văn hóa của thế giới, coi trọng hướng tiếp cận chiến lược lâu dài hơn là ngắn
hạn.
Nestle hoạt động dựa trên 10 nguyên tắc:
(1) Dinh dưỡng, sức khỏe, sống vui khỏe
(2) Bảo đảm chất lượng và an toàn thực phẩm
(3) Truyền thông tới người tiêu dùng
(4) Nhân quyền trong các hoạt động kinh doanh của công ty
16


(5) Sự lãnh đạo và trách nhiệm cá nhân
(6) Sự an toàn và sức khỏe nơi làm việc
(7) Mối quan hệ với khách hàng và nhà cung cấp
(8) Nông nghiệp và phát triển nông thôn
(9) Sự bền vững của môi trường
(10) Nguồn nước
2.2. Cách ứng xử của doanh nghiệp với mơi trường bên ngồi

Nestlé cam kết thực hiện việc kinh doanh với ý thức bảo vệ mơi trường và đóng
góp những sáng kiến công nghệ bền vững. Nestle rất chú trọng đến việc bảo vệ mơi
trường, coi đó như một trách nhiệm đối với xã hội và cộng đồng. Các nhà máy của
Netsle luôn nhắm đến việc giảm thiểu lượng nước và điện năng sử dụng trong sản
xuất.
Nestlé Việt Nam hoạt động tích cực trong lĩnh vực phát triển bền vững, bảo vệ môi
trường và giáo dục dinh dưỡng, thể chất, sống vui khỏe cùng người tiêu dùng trong
gần 25 năm qua. Năm 2018, tập đoàn đăt ra mục tiêu tái chế và tái sử dụng 100% bao
bì sản phẩm đến 2025. Nestlé Việt Nam đã hiện thực hóa nhiều chương trình liên quan
nhằm góp phần thực hiện hóa cam kết trên, trong đó có thể kể như hồn thành mục
tiêu khơng có rác thải chơn lấp, chất thải rắn ra môi trường, bao gồm tái chế và tái sử
dụng vỏ hộp sản phẩm sữa.
Ngày 30/05, Nestlé Việt Nam đồng hành cùng mGreen triển khai chương trình
“Phân loại và Tái chế rác thải” tại các tòa nhà dân cư và trường học tại khu đơ thị
Vinhomes Central Park, Quận Bình Thạnh. Đây là sáng kiến nằm trong chuỗi các hoạt
động do Nestlé Việt Nam và mGreen thực hiện nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi
hành vi góp phần bảo vệ môi trường và hành tinh
2.3. Chuẩn mực đạo đức
Là một đơn vị kinh doanh về thực phẩm sức khỏe, dinh dưỡng, Nestlé rất thấu
hiểu, để nhận được lòng tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm là điều khơng dễ
dàng. Vì vậy, Nestlé Việt Nam ln tn thủ “Chính sách chất lượng của tập đồn
Nestlé” ln đặt khách hàng ở vị trí trung tâm với nhiều cam kết đặc biệt: An toàn thực
phẩm và tuân thủ luật pháp; sự ưa thích của người tiêu dùng và tính ổn định của sản
phẩm; khơng sai sót và khơng lãng phí; sự cam kết của tất cả nhân viên.
Nestlé đã đặt ra những quy tắc nghiêm khắc cho tất cả các dòng sản phẩm. Các sản
phẩm của Nestlé được kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt và theo đúng tần suất quy định
bởi đội ngũ 8.000 chuyên gia chất lượng trên toàn cầu. Đảm bảo tất cả cơ sở kinh
doanh của mình có hệ thống bảo vệ sức khỏe và an tồn cơ bản cho tất cả nhân viên;
Tăng cường cân bằng giới trong lực lượng lao động của Nestlé; Tôn trọng nhân
quyền trong suốt chuỗi giá trị; Loại bỏ lạm dụng lao động trẻ em...Đẩm bảo một môi

17


trường làm việc hiệu quả với những sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất phục vụ người
tiêu dùng
2.4. Niềm tin
2.4.1. Lịng tin của nhân viên và các cổ đơng
“Làm ơn không nhắn tin, lướt facebook khi di chuyển trong khuôn viên nhà
máy”... là 2 điều trong 12 quy tắc bắt buộc mà nhân viên của tập đoàn này phải tuân
thủ về an tồn lao động. Những quy tắc này có thể gây khó hiểu đối với nhiều người
nhưng lại rất... có lý khi được hiểu cặn kẽ. Vì vừa đi đường vừa dán mắt vào chiếc
điện thoại sẽ gây xao lãng cơng việc hoặc có thể đâm sầm vào người khác, gây những
hậu quả khơng đáng có, ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và chất lượng công việc.
Việc đưa ra các nguyên tắc trên không phải quá đặc biệt với các tập đoàn lớn trên thế
giới nhưng để thực hiện nghiêm túc, xuyên suốt nhiều năm hoạt động như Nestlé thì
khơng dễ dàng. Từ các hành động nhỏ đó, Nestlé đã âm thầm loại bỏ được rất nhiều lý
do khiến nhân viên muốn nghỉ việc, sự chăm chút đến môi trường làm việc khiến nhân
viên yên tâm, tin tưởng đặt hết tâm huyết của mình vào cơng cuộc sản xuất, tạo ra giá
trị.
Nestlé quan niệm, con người là tài sản lớn nhất, đội ngũ nhân viên là trọng tâm,
với ưu tiên hàng đầu là đảm bảo môi trường làm việc an tồn, có lợi cho sức khỏe và
gắn kết. Nếu cuộc sống của nhân viên được đảm bảo sẽ khiến họ đem hết tâm huyết,
sáng tạo, sản xuất ra những thực phẩm an toàn cho cộng đồng. Và Nestlé đã làm được
điều này với những nguyên tắc riêng để duy trì sự phát triển ổn định của tập đồn
trong suốt nhiều năm. Là một tập đoàn lớn toàn cầu, Nestlé luôn học hỏi để trở nên
linh hoạt hơn trước một thế giới thay đổi nhanh chóng và một thị trường lao động cạnh
tranh cao độ. Bởi vậy Nestlé đã tạo dựng được niềm tin cho chính những nhân viên,
các cổ đơng trong tập đồn mình, kết quả là tính đến 2019, Nestle liên tiếp 3 năm liền
lọt top 3 trong “Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam”
2.4.2. Lòng tin của khách hàng với doanh nghiệp

Đối với khách hàng, Nestlé đưa ra những lời hứa thương hiệu: “Nâng cao chất
lượng cuộc sống và góp phần vào một tương lai khoẻ mạnh hơn” và gắn chặt với các
mục tiêu trọng tâm: Cá nhân và gia đình, cộng đồng, hành tinh. Cụ thể mục tiêu đến
2030: “Giúp đỡ 50 triệu trẻ em có cuộc sống lành mạnh hơn”; “Cải thiện cuộc sống
của 30 triệu người trong các cộng đồng kết nối trực tiếp với các hoạt động kinh doanh
của Nestle”; “Cố gắng giảm thiểu khơng có tác động vào mơi trường trong hoạt động
sản xuất”;…
Cụ thể, cam kết về chất lượng của Nestlé được thể hiện trên 2 phương diện chính:
 Chất lượng liên quan tới vấn đề an tồn thực phẩm và chất lượng liên quan tới sản
phẩm, dịch vụ và hệ thống.
18


 Về phương diện an toàn, Nestlé tuân thủ triệt để các quy định về an toàn thực
phẩm của Việt Nam, xa hơn nữa với bề dày kinh nghiệm và trách nhiệm đạo đức,
Nestlé áp dụng cả những quy chuẩn nghiêm ngặt về an toàn sản phẩm của quốc tế. Về
phương diện sản phẩm, dịch vụ và hệ thống, Nestlé xây dựng niềm tin của người tiêu
dùng thông qua việc mang lại những sản phẩm hợp khẩu vị và tốt hơn cho sức khỏe
người tiêu dùng. Ngoài ra các sản phẩm như hạt nêm, dầu hào, nước tương MAGGI
được bổ sung i-ốt hay thức uống dinh dưỡng MILO được bổ sung sắt nhằm đáp ứng
nhu cầu dinh dưỡng của người Việt.
Song song với hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm, chất lượng sản phẩm
được chú trọng trong suốt hệ thống quản lý chất lượng từ việc xây dựng nguồn nguyên
liệu đầu vào chất lượng cao cho tới quy trình sản xuất nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn
tồn cầu của tập đồn. Thơng qua dự án NESCAFÉ Plan, Dự án hợp tác công tư về cà
phê (PPP), Nestlé Viêt Nam hỗ trợ người nông dân trong hoạt động canh tác nông
nghiệp bền vững, nâng cao chất lượng hạt cà phê, đảm bảo chất lượng đầu vào, góp
phần mang lại những ly NESCAFE chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng Việt
Nam.
Được thành lập từ năm 1866, Nestlé từng bước phát triển, hoàn thiện doanh

nghiệp, và các sản phẩm, thực hiện những lời hứa thương hiệu, cam kết của mình. Qua
những nỗ lực thấu hiểu khách hàng của mình cùng những bước đi táo bạo, vượt lên
định kiến và thói quen người Việt, Nestle đã thu được vô số thành quả, trái ngọt xứng
đáng, tạo được niềm tin vững chắc vào doanh nghiệp cho khách hàng.
3. Giá trị cốt lõi của Nestlé
Dẫn dắt bởi các giá trị bắt nguồn từ sự tôn trọng, Nestlé hợp tác chặt chẽ với các
đối tác để tạo giá trị chung - đóng góp vào xã hội trong khi vẫn đảm bảo sự thành công
lâu dài trong kinh doanh. Đó được gọi là Tạo Giá Trị Chung, và Nestlé gắn chặt vào
mọi hoạt động của mình. Hiện nay, với thơng điệp “Good food, good life”, Nestle đã
thể hiện rất rõ ràng niềm tin về Tạo giá trị chung cho mọi khách hàng. Tại Việt Nam,
chiến lược "Tạo giá trị chung" được thực hiện thống nhất thông qua nhiều dự án, nhất
là trong các lĩnh vực dinh dưỡng, nguồn nước và phát triển nông thôn.
Mỗi ngày Nestlé hiện diện trong cuộc sống của hàng tỷ người. Nestlé mong muốn
góp phần tạo nên một thế giới tốt hơn và khỏe mạnh hơn cho các cá nhân và gia đình,
cho cộng đồng và cho hành tinh. Từ phương châm đến hành động “Sáng tạo giá trị
chung” là mục tiêu lâu dài và xuyên suốt cho tất cả hoạt động kinh doanh của Nestlé.
Điều này có nghĩa Nestlé khơng chỉ tạo ra giá trị cho nội bộ nhân viên, các cổ đơng mà
cịn cho tồn xã hội bằng những hành động cụ thể và thiết thực. Không tự hài lịng với
thành quả đạt được cùng với mong muốn đóng góp nhiều hơn nữa, Nestlé Việt Nam
ln đề ra những giải pháp và kế hoạch mới nhằm cải thiện môi trường sống địa
19


phương và chất lượng sống của con người.
4. Phong cách lãnh đạo của ông Peter Brabeck- Letmathe của Nestlé
Công việc cần có quy trình, có phân nhóm nhiệm vụ, có rà sốt: Mỗi một cơng
việc để hồn thành được chúng tốt nhất cần có quy trình cụ thể được lập lên một cách
bài bản. Để làm được từng bước trong quy trình đó cần tìm đến nguồn lực bao gồm
nhân lực, tài lực, vật lực phù hợp và chia từng nhiệm vụ cụ thể cho từng đối tượng.
Sau khi phân nhiệm vụ, để công việc diễn ra đúng như kế hoạch thì người lãnh đạo cần

phải có sự giám sát và rà sốt. Để làm được điều đó thì rất cần đến nghệ thuật lãnh đạo
của nhà quản trị.
Làm việc trên tinh thần đam mê, nghiêm túc với công việc: Khi làm việc có đam
mê thì con người sẽ tự giác tìm tịi, tự giác hồn thiện mình mà khơng cần ai nhắc nhở
hay thưởng phạt. Từ đó những sản phẩm họ làm ra cũng chất lượng hơn, tự nhiên hơn,
khơng bị gị bó bởi sự ép buộc. Tình huống tâm lý nghệ thuật lãnh đạo có vững vàng
hay khơng phụ thuộc rất nhiều vào tinh thần.
Lắng nghe những phản hồi từ khách hàng: Đây là một trong phương pháp mà
nhiều doanh nghiệp bỏ qua, bảo thủ luôn cho rằng sản phẩm của mình là tốt, là chất
lượng. Tuy nhiên, dù có thế nào đi chăng nữa thì khách hàng vẫn là những người trực
tiếp tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp phát triển hơn. Là một
nhà lãnh đạo ông chú ý đến phản hồi để biết rằng sản phẩm của mình có được ưa
chuộng hay khơng? Có những ưu điểm và nhược điểm gì? Ngun nhân nhược điểm
xuất phát từ đâu,… Khi trả lời được hết tất cả những câu hỏi đó thì cũng là lúc bạn đưa
ra được những công việc mà bạn cần làm tiếp theo.
Là người có sự sáng tạo,biết nắm bắt cơ hội,xu hướng đi trước thời đại:ông đưa ra
những quyết định liều lĩnh và mạo hiểm nhưng không kém sự sáng suốt để giúp Nestle
phát triển đến ngày hôm nay.
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp của Nestlé:
1. Nhân tố khách quan:
Bản thân văn hóa doanh nghiệp là một nền văn hóa nằm trong văn hóa dân tộc.
Một doanh nghiệp có thể tồn tại được lâu dài và phát triển cần phải nắm rõ được nền
văn hóa tại nơi mà doanh nghiệp đó muốn tiến xa. Nestlé cũng là một doanh nghiệp
như vậy.
Nestlé là một doanh nghiệp lớn có mặt ở rất nhiều các quốc gia trên thế giới, việc
tìm hiểu về văn hóa của quốc gia Nestlé hướng đến luôn là điều quan trọng với mọi
nhà quản trị doanh nghiệp tại quốc gia đó. Các nhà quản trị của Nestlé tại mỗi quốc
gia sẽ phải tìm hiểu nếp sống, thói quen sinh hoạt,... của người tiêu dùng để từ đó đưa
ra các chiến lược kinh doanh khác nhau để đánh vào tâm lý của người tiêu dùng tại
mỗi quốc gia đó.

20


Bên cạnh đó, việc tơn trọng nền tảng văn hóa của các quốc gia cũng được các nhà
quản trị của Nestlé đề cập đến. Chính những điều nhỏ nhặt này đã tạo nên thành công
của Nestlé như ngày hôm nay.
2. Nhân tố chủ quan:
Hiện nay, Nestlé Việt Nam được điều hành trực tiếp bởi Binu Jacob. Trước khi đến
Việt Nam, ông Binu Jacob đã kinh qua các vị trí lãnh đạo gồm Giám đốc kinh doanh
Vùng và Phó chủ tịch Cấp cao, phụ trách kinh doanh các dòng sản phẩm Dinh dưỡng
cho Trẻ nhỏ của Tập đoàn Nestlé tại Trung Quốc. Sự kiên định gắn phát triển kinh
doanh với tầm nhìn và sự tập trung phát triển nguồn nhân lực đã giúp ông đưa mảng
kinh doanh này phát triển mạnh. Ông cũng có hơn 22 năm kinh nghiệm làm việc cho
Tập đoàn lần lượt qua các thị trường châu Âu, Mỹ và châu Á.
Ơng cũng khẳng định nền móng cho một doanh nghiệp bền vững chính là quản trị
doanh nghiệp, đồng thời nhấn mạnh “Doanh nghiệp cần thiết lập cơ cấu phù hợp, đảm
bảo sự rõ ràng và ổn định khi thị trường có sự bất ổn và rối loạn. Con người là quan
trọng nhất, các yếu tố khác xếp thứ hai. Chúng ta cần đảm bảo thông tin thông suốt,
hành động nhanh và hơn lúc nào hết khủng hoảng là lúc chúng ta cần cho đi, không
phải lúc trục lợi”.
“Chúng tôi coi phát triển bền vững là cốt lõi trong tất cả các hoạt động của doanh
nghiệp, là khoản đầu tư để tăng trưởng có trách nhiệm, khơng phải là chi phí phát sinh
và sự cam kết của người lãnh đạo là yếu tố then chốt”ông chia sẻ thêm.
Với việc trở thành Tổng Giám đốc mới từ 1/4, Tập đoàn Nestlé tiếp tục đặt kỳ
vọng, kinh nghiệm và năng lực dẫn dắt đội ngũ mạnh mẽ của ông Binu Jacob sẽ giúp
đưa Nestlé phát triển và lớn lên cùng với thị trường Việt Nam.
IV. Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của văn hóa doanh nghiệp Nestlé
1. Điểm mạnh của văn hóa doanh nghiệp Nestlé:
Nestlé có những chính sách phù hợp với các nền văn hóa thế giới để khi đưa sản
phẩm mới vào thị trường quốc tế đều được các nước cơng nhận và tơn trọng.

Nestle có một số thương hiệu được công nhận trên thế giới dưới tên của nó như
Nescafe, KitKat, Gerber, Milo và Maggi. Bên cạnh đó, nhờ vào nền văn hóa hài hịa,
có sự thông hiểu rộng rãi đối với các nước trên thế giới mà nó có mối quan hệ vững
chắc với các thương hiệu đáng tin cậy và mạnh mẽ khác như Colgate Palmolive,Coca
Cola,L’Oresal..
Mối quan hệ trong nội bộ Nestlé luôn hài hòa bởi sự thấu hiểu giữa cấp trên và cấp
dưới.
Nestlé rất chú trọng đến việc bảo vệ môi trường và coi đó là trách nhiệm đối với
xã hội và cộng đồng. Qua đó, ta thấy được sự tơn trọng về văn hóa,ứng xử,đạo đức của
doanh nghiệp đối với các nước trên thế giới. Chính vì thế, cả hai có sự tôn trọng lẫn
21


nhau và ngày càng phát triển tốt đẹp hơn.
Thông qua giá trị mà Nestlé mang lại cho khách hàng, niềm tin, sự đánh giá cao
của khách hàng và kết quả thành công của hoạt động kinh doanh đã thể hiện rõ sự phù
hợp của văn hóa Nestlé
2. Điểm yếu của văn hóa doanh nghiệp Nestlé
Do văn hóa của cơng ty hoặc cũng có thể do văn hóa của từng cá thể trong công ty
khác nhau mà một số lượng lớn các thương hiệu thuộc cùng một nhóm ơ, điều này gây
khó khăn cho việc quản lý QUẢN TRỊ LỚN, một số lượng lớn các thương hiệu riêng
lẻ thường có thể dẫn đến bất hịa và xung đột lợi ích.
V. Giải pháp cải thiện văn hóa Nestlé
Nâng cao nhận thức về văn hóa doanh nghiệp: Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu,
tuyên truyền vai trị của văn hóa doanh nghiệp ( như một số phương tiện truyền thơng :
báo chí, truyền hình, hội thảo, … ).
Người lãnh đạo cần là một tấm gương về văn hóa doanh nghiệp: cần xác định
chiến lược hoạt động một cách hợp lý trong ngắn hạn và dài hạn. Có các quy định
khuyến khích nhân viên sáng tạo, tiếp thu và phát triển văn hóa hướng tới. Đồng thời
tiếp thu và xây dựng những giá trị văn hóa mới, tiên tiến nhưng khơng mất đi giá trị

cốt lõi ban đầu.
Nâng cao ý thức của các nhân viên như: các quy định. lưu truyền tài liệu, tiếp thu
các ý kiến của nhân viên khi được phản ánh hoặc khi cần đổi mới văn hóa trong doanh
nghiệp.
Kết hợp hài hịa, khéo léo giữa các nền văn hóa với nhau trong sản phẩm của
Nestlé.
Có hệ thống kiểm sốt chất lượng làm việc tại các công ty ở các quốc gia khác
nhau.
Thường xuyên tổ chức các hoạt động khác nhau như: hội hè, vui chơi giải trí,
party, sinh nhật,… hay các chế độ lương thưởng, đồng phục, trang thiết bị làm việc,
những nghi thức khi làm việc, … Đồng thời tổ chức làm việc theo nhóm giữa các bộ
phận để nâng cao tinh thần đồng đội.
Liên tục xây dựng hình ảnh, uy tín của Nestlé với khách hàng cũng như đối tác,
nhà cung cấp như: Nâng cao chất lượng phục vụ, xây dựng hệ thống tư vấn và hỗ trợ
cho khách hàng ở mức tốt nhất. Nghiêm túc xử lý các trường hợp nhân viên có thái độ
khơng đúng, đi ngược lại với quy định đề ra. Có các chính sách hỗ trợ và bảo vệ khách
hàng.
Xây dựng “văn hóa tuyển dụng”: Khi tuyển dụng khơng chỉ chú trọng trình độ kỹ
năng cịn cần quan tâm đến tính cách, giá trị đạo đức,… sự phù hợp với phong cách
của doanh nghiệp. Thường xuyên kiểm tra và theo dõi cơ cấu tổ chức doanh nghiệp.
22


KẾT LUẬN
Tóm lại, khi nhắc đến Nestlé, người ta sẽ nhớ đến ngay văn hóa “tạo giá trị chung”
của Nestlé. Nestlé luôn lắng nghe và thấu hiểu những mong muốn của nhân viên,
những tập khách hàng có sẵn hoặc tiềm năng của mình để mang lại những giá trị cốt
lõi và tốt nhất đến với họ. Chính điều này đã tạo nên một Nestlé nhân văn và là “cha
đẻ” của nhiều sản phẩm mang giá trị dinh dưỡng cao cung cấp năng lượng ươm mầm
cho sự phát triển qua các thế hệ. Nestlé đã khẳng định được vị trí của mình trên thị

trường nhờ vào sự thành cơng trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp của Nestlé.

23


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Văn hóa kinh doanh - Trường Đại học Thương Mại
/> /> />
24


×