Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Nghiên cứu bệnh đạo ôn trên một số dòng, giống lúa của viện cây lương thực và cây thực phẩm, vụ xuân 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.88 MB, 129 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
----------





----------


PHẠM TỰ BẮC



NGHIÊN CỨU BỆNH ðẠO ÔN TRÊN MỘT SỐ DÒNG,
GIỐNG LÚA CỦA VIỆN CÂY LƯƠNG THỰC
VÀ CÂY THỰC PHẨM, VỤ XUÂN 2010


LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP


Chuyên ngành : BẢO VỆ THỰC VẬT
Mã số : 60.62.10
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. VŨ TRIỆU MÂN




HÀ NỘI - 2010


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .............
i


LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung
thực và chưa từng ñược sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ công trình nào
khác.
Mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã ñược cám ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược ghi rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn





Phạm Tự Bắc








Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .............
ii



LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thiện luận văn này tôi xin
bày tỏ lòng biết ơn chân thành và kính trọng ñến:
Tập thể các thầy, cô giáo trong bộ môn Bệnh cây – Nông dược -
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã tận tình giúp ñỡ và ñóng góp ý kiến
quý báu ñể tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñối với thầy giáo hướng dẫn Gs.TS.
Vũ Triệu Mân ñã tận tình chỉ bảo phương pháp nghiên cứu và tạo mọi ñiều
kiện thuận lợi ñể tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành ñến TS. Nguyễn Văn Viên, phó
trưởng khoa Nông học ñã nhiệt tình chỉ bảo và tạo nhiều ñiều kiện thuận giúp
tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn ñến Viện Cây lương thực và Cây thực
phẩm, ñặc biệt là bộ môn Bảo vệ thực vật – Trung tâm lúa thuần ñã tạo mọi
ñiều kiện thuận lợi trong suốt thời gian tôi học tập và thực tập.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia ñình, bạn bè ñã ñộng viên, khích lệ và tạo
ñiều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập và làm luận văn tốt nghiệp.
Xin chân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn


PHẠM TỰ BẮC



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .............
iii



MỤC LỤC

Lời cam ñoan
i
Lời cảm ơn
ii
Mục lục
iii
Danh mục bảng
v
Danh mục hình
vii
1 MỞ ðẦU
1
1.1 ðặt vấn ñề
1
1.2 Mục ñích, yêu cầu
2
2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
4
2.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
4
2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
23
3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
35
3.1 Vật liệu nghiên cứu
35

3.3 Nội dung nghiên cứu
37
3.4 Phương pháp nghiên cứu
39
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
47
4.1 Tình hình diễn biến của bệnh ñạo ôn trên lúa trong vụ Xuân 2010
tại Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm.
47
4.1.1 Tình hình bệnh ñạo ôn trên lúa vụ Xuân năm 2010 khu vực Viện
Cây lương thực và Cây thực phẩm.
47
4.1.2 Diễn biến của bệnh ñạo ôn trên giống lúa AC5 trong vụ Xuân
năm 2010 tại Viện Cây lương thực và cây thực phẩm.
50
4.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của một số bệnh pháp canh tác ñến bệnh
ñạo ôn.
53
4.2.1 Ảnh hưởng của yếu tố mật ñộ gieo sạ ñến bệnh ñạo ôn trên giống P6
53
4.2.3 Ảnh hưởng của thời vụ (trà lúa) ñến bệnh ñạo ôn trên giống lúa
P6 tại Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, vụ xuân 2010
55
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .............
iv


4.3 Nghiên cứu xác ñịnh nòi sinh lý nấm Pyricularia oryzae Cav.
59
4.3.1 Cấp bệnh ñạo ôn trên các giống lúa chỉ thị của Nhật Bản thông

qua lây nhiễm bệnh nhân tạo trong nhà lưới bởi các mẫu phân
lập nấm Pyricularia oryzae Cav.
59
4.3.2 Phản ứng kháng nhiễm bệnh của nhóm giống lúa chỉ thị của Nhật
Bản với các mẫu nấm Pyricularia oryzae Cav. thông qua lây
nhiễm nhân tạo.
62
4.3.3 Kết quả xác ñịnh mã số của một số nòi sinh lý nấm Pyricularia
oryzae Cav. thu thập ñược tại Viện Cây lương thực và Cây thực
phẩm.
63
4.3.2 Khả năng sinh bào tử của một số nòi sinh lý nấm Pyricularia
oryzae Cav. khi nuôi cấy trên các môi trường khác nhau
64
4.3.3.Ảnh hưởng của nhiệt ñộ ñến sự phát triển của nấm Pyricularia
oryzae Cav.
66
4.3.4 Thời gian tiềm dục của một số chủng sinh lý nấm Pyricularia
oryzae Cav. trên một số giống lúa.
68
4.4 Khảo sát khả năng kháng bệnh ñạo ôn của một số dòng, giống
lúa triển vọng của Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm
69
4.5 Nghiên cứu hiệu lực của một số loại thuốc ñối với nấm
Pyricularia oryzae Cav. cây bệnh ñạo ôn hại lúa.
76
4.5.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thuốc hóa học ñến sự phát
triển của nấm Pyricularia oryzae Cav. trên môi trường cám agar.
76
4.5.2 Kết quả phòng trừ bệnh ñạo ôn hại trên lá lúa bằng thuốc hóa học.

78
5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3
5.1 Kết luận
3
5.2 Kiến nghị
4
TÀI LIỆU THAM KHẢO
5
PHỤ LỤC
16

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .............
v


DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
4.1 Tình hình phát sinh, phát triển của bệnh ñạo ôn trên một số
giống lúa ở một số giai ñoạn sinh trưởng tại Viện Cây lương
thực và Cây thực phẩm, vụ Xuân 2010 47
4.2 Diễn biến của bệnh ñạo ôn trên giống lúa AC5 tại Viện Cây
lương thực và Cây thực phẩm, vụ xuân 2010 50
4.3 a Ảnh hưởng của mật ñộ sạ ñến bệnh ñạo ôn trên giống P6 tại
Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, vụ xuân 2010 53
4.3 b Ảnh hưởng của mật ñộ sạ ñến một số chỉ tiêu năng suất trên
giống P6 tại Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, vụ xuân
2010 55
4.4 Ảnh hưởng của thời vụ (trà lúa) ñến bệnh ñạo ôn trên giống lúa
P6 tại Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, vụ xuân 2010 58

4.5 Cấp bệnh ñạo ôn trên các giống lúa chỉ thị của Nhật Bản thông
qua lây nhiễm bệnh nhân tạo trong nhà lưới bởi các mẫu phân
lập nấm Pyricularia oryzae Cav. 60
4.6 Phản ứng kháng nhiễm bệnh ñạo ôn của các giống lúa chỉ thị
của Nhật Bản ñược lây nhiễm bởi một số mẫu phân lập nấm
Pyricularia oryzae Cav. 62
4.7 Kết quả xác ñịnh các nòi sinh lý nấm Pyricularia oryzae Cav.
từ các mẫu phân lập thu thập ñược tại khu vực Viện Cây lương
thực và Cây thực phẩm, vụ xuân 2010 63
4.8 Khả năng hình thành bào tử của một số nòi sinh lý nấm Pyricularia
oryzae Cav. sau khi cấy 14 ngày trên một số môi trường nhân
tạo. 65
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .............
vi


4. 9 Ảnh hưởng của nhiệt ñộ ñến sự phát triển của nấm Pyricularia
oryzae Cav. trên môi trường PSA 67
4.10 Thời gian tiềm dục của một số nòi sinh lý nấm Pyricularia
oryzae Cav. trên một số giống lúa. 68
4.11 Cấp bệnh ñạo ôn trên một số dòng, giống lúa của Viện Cây
lương thực và Cây thực phẩm do lây nhiễm nhân tạo một số
chủng sinh lý nấm Pyricularia oryzae Cav. 71
4.12 Mức ñộ kháng bệnh ñạo ôn của một số dòng , giống lúa của
Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm do lây nhiễm nhân tạo
một số chủng sinh lý nấm Pyricularia oryzae Cav. 72
4.13 Một số ñặc ñiểm chính của một số dòng, giống mới kháng ñạo
ôn trong vụ xuân 2010 73
4.14 Khảo sát hiệu lực của một số loại thuốc hóa học ñến sự phát
triển của chủng sinh lý 404.0 nấm Pyricularia oryzae Cav. trên

môi trường cám agar 76
4.15 Hiệu lực phòng trừ của một số loại thuốc hóa học ñối với bệnh
ñạo ôn lá trên giống AC5 tại Viện Cây lương thực và Cây thực
phẩm, vụ xuân 2010 79

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .............
vii


DANH MỤC HÌNH
STT Tên hình Trang
4.1 ðiều tra tình hình bệnh ñạo ôn hại lúa tại Viện Cây lương thực và
cây thực phẩm, xụ xuân 2010 49
4.2 Ruộng giống lúa P6 bị bệnh ñạo ôn cục bộ hại nặng cấp tính gây
lùn tại Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, vụ xuân 2010 49
4.3 Diễn biến của bệnh ñạo ôn trên giống lúa AC5 tại Viện Cây
lương thực và Cây thực phẩm, vụ xuân 2010 51
4.4 Bệnh ñạo ôn cổ bông gây hại trên giống lúa AC5, tại Viện Cây
lương thực và Cây thực phẩm, vụ xuân 2010 52
4.5 Bệnh ñạo ôn gây hại cấp tính trên giống lúa AC5 tại Viện Cây
lương thực và Cây thực phẩm, vụ xuân 2010. 52
4.6 Chỉ số bệnh ñạo ôn ở các mức mật ñộ gieo vãi trên giống P6 tại
Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, vụ xuân 2010. 54
4.7 Ảnh hưởng của thời vụ (trà lúa) ñến chỉ số bệnh ñạo ôn trên
giống lúa P6 tại Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, vụ xuân
2010 59
4.8 Phân lập nấm ñạo ôn trong phòng thí nghiệm tại Viện Cây lương
thực và Cây thực phẩm, vụ Xuân 2010. 63
4.8 Bào tử và sợi nấm Pyricularia oryzae Cav. Phân lập tại Viện Cây
lương thực và Cây thực phẩm, vụ xuân 2010 64

4.9 Thí nghiệm lây bệnh nhân tạo trên các dòng giống lúa triển vọng
của Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, vụ xuân 2010 75
4.10 Chỉ số bệnh của các công thức phòng trừ bệnh ñạo ôn lá bằng
một số loại thuốc hóa học trên giống lúa AC5 1

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .............
1


1. MỞ ðẦU

1.1. ðặt vấn ñề
Cây lúa (Oryza sativa L.) là cây trồng có lịch sử trồng trọt lâu ñời nhất,
ñược gieo trồng ở tất cả các châu lục nhưng tập trung chủ yếu ở Châu Á -
chiếm gần 90% diện tích và hơn 91% sản lượng lúa gạo của thế giới.
Trong lúa gạo có mặt ñầy ñủ các chất dinh dưỡng như tinh bột, protein,
lipit, vitamin…Vì vậy, khoảng 40% dân số thế giới coi lúa gạo là nguồn
lương thực chính. Tổ chức dinh dưỡng Quốc tế ñã gọi “Hạt gạo là hạt của sự
sống”. Tại kỳ họp thứ 57 thường niên của Hội ñồng Liên hiệp Quốc ñã chọn
năm 2004 là năm lúa gạo Quốc tế với khẩu hiệu “cây Lúa là cuộc sống”.
Cây lúa là cây trồng chính ở nước ta, là cây trồng cung cấp nguồn
lương thực chính và xuất khẩu hàng năm. Trong những năm gần ñây Việt
Nam ñã có nhiều thành tựu trong sản xuất nông nghiệp, hàng năm chúng ta ñã
xuất khẩu ñược hàng triệu tấn gạo. Tuy nhiên năng suất lúa gạo vẫn bấp bênh
với nhiều nguyên nhân trong ñó dịch hại là nguyên nhân thường xuyên và ñe
dọa mạnh mẽ ñến năng suất và sản lượng lúa gạo.
Bệnh ñạo ôn là một trong những bệnh hại trên lúa nguy hiểm ñã ñược
phát hiện và nghiên cứu từ lâu trên thế giới. Theo ước tính của FAO thiệt hại
do bệnh ñạo ôn gây ra hàng năm gây giảm năng suất lúa trung bình từ 0.7-
17.5%, những nơi bệnh nặng có thể làm giảm năng suất tới 80%[1]. Mỗi năm

làm thế giới mất một lượng lúa ñủ ñể nuôi sống 60 triệu người - một ước tính
khá khiêm tốn. Chúng ñặc biệt gây hại mạnh ở các quốc gia nóng ẩm như
Việt Nam, Thái Lan và Philippines.
Công tác nghiên cứu bệnh ñạo ôn ñã ñược tiến hành từ lâu trên thế giới
và cả tại Việt Nam, ñã có nhiều kết quả nghiên cứu cơ bản và ứng dụng phục
vụ hiệu quả cho sản xuất. Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm là cơ quan
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .............
2


nghiên cứu và chọn tạo giống có uy tín, ñã cho ra ñời nhiều giống cây trồng
tốt và ñược sản xuất chấp nhận trong ñó có những giống lúa kháng bệnh ñạo
ôn, năng suất và phẩm chất tốt : CH3, CH133, Xuân số 2, HYT102 …
Tuy vậy thực tế diễn biến bệnh ñạo ôn rất phức tạp cũng như thành
phần giống lúa rất ña dạng tại các vùng khiến công tác chỉ ñạo và chủ ñộng
phòng chống bệnh còn kém hiệu quả.
Xuất phát từ những vấn ñề trên, ñược sự phân công của Bộ môn Bệnh
cây, Khoa Nông học trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội, dưới sự hướng dẫn
của GS.TS Vũ Triệu Mân, chúng tôi tiến hành nghiên cứu, thực hiện ñề tài:
“Nghiên cứu bệnh ñạo ôn trên một số dòng giống lúa của Viện Cây lương
thực và Cây thực phẩm, vụ Xuân 2010”
1.2. Mục ñích, yêu cầu
1.2.1. Mục ñích
Nhằm nắm ñược tác hại và ñặc ñiểm phát sinh, phát triển của bệnh ñạo
ôn hại trên một giống lúa tại Viện Cây lương thực – Cây thực phẩm trong vụ
xuân 2010 và xác ñịnh chủng sinh lý của nấm Pyricularia oryzae Cav. và
nghiên cứu 1 số ñặc tính của chúng.
1.2.2. Yêu cầu
- ðiều tra tác hại, ñặc ñiểm phát sinh, phát triển của bệnh ñạo ôn trên
một số giống lúa ñang trồng tại Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm.

- Ảnh hưởng của một số yếu tố canh tác ñến bệnh ñạo ôn trên một số
giống lúa của Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm.
- Thu thập mẫu bệnh ñạo ôn, xác ñịnh chủng sinh lý của nấm
Pyricularia oryzae Cav.
- Nghiên cứu khả năng kháng bệnh ñạo ôn của một số dòng giống triển
vọng do Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm chọn tạo.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt ñộ ñến sự phát triển của nấm
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .............
3


Pyricularia oryzae Cav. trên môi trường nhân tạo.
- Nghiên cứu khả năng hình thành bào tử của nấm Pyricularia oryzae
Cav. trên một số môi trường nhân tạo
- Nghiên cứu thời gian tiềm dục của nấm Pyricularia oryzae Cav. trên
một số giống lúa của Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm.
- Khảo sát hiệu lực của một số loại thuốc hóa học ñối với nấm
Pyricularia oryzae Cav. ở trong phòng thí nghiệm và bệnh ñạo ôn hại lúa
ngoài ñồng ruộng.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .............
4


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
2.1.1. Lịch sử phát hiện và nghiên cứu bệnh ñạo ôn.
Bệnh ñạo ôn do nấm Pyricularia oryzae Cavara (Pyricularia grisea
Sacc) gây ra có lịch sử nghiên cứu lâu ñời nhất trong các bệnh hại lúa. Từ
nhiều thế kỷ trước bệnh ñã ñược quan sát thấy ở các nước châu Á như Nhật

Bản, Ấn ðộ, Trung Quốc, các nước vùng Trung Á, Tây Á; ở Bắc Mỹ, Nam
Mỹ, quần ñảo Antin; ở châu Âu: Ý, Bungari, Rummani, Bồ ðào Nha, Liên
Xô, …ðến những năm 1560 bệnh ñã ñược phát hiện chính thức ở Ý [26]. Sau
ñó bệnh ñược phát hiện ở Trung Quốc năm 1637, Nhật Bản năm 1760, Mỹ
năm 1906, Ấn ðộ năm 1913 [19]. Cho ñến nay bệnh ñạo ôn ñã ñược ghi nhận
có mặt và gây hại ở trên 85 quốc gia trên thế giới bao gồm Châu Á, Châu Mỹ,
Châu Âu, Châu Phi …
2.1.2. Phân loại và ñặt tên.
Theo Pidoplichko, N. M (1987), nấm ñạo ôn thuộc họ Mucedinaceae,
bộ Hyphomycetales, lớp nấm bất toàn (Deuteromicetes), ngành nấm (fungi).
Nấm còn ñược phân chia theo những phạm trù phân loại dưới loài là dạng
chuyên hóa (forme specialis), nhóm nòi (race group) và nòi sinh lý
(physiologic race).
Dạng chuyên hóa của nấm theo loài cây ký chủ như nấm trên cây
Brachiaria mutica ñược gọi là P.Grisea f. brachiariae [79].
Nấm ñạo ôn ñược gọi bằng một số tên gọi khác nhau. Do nấm chỉ tồn
tại ở dạng phát triển không hoàn toàn trong ñiều kiện tự nhiên nên ñược
Saccardo ñặt tên ñầu tiên năm 1880 là Pyricularia grisea. Năm 1891 Cavara
mô tả Pyricularia trên cây lúa và ñặt tên khác là Pyricularia oryzae Cavara,
cho rằng nấm P. oryzae phân biệt với P. grisea mà Saccardo mô tả. Tuy nhiên
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .............
5


về sau nhiều nhà khoa học nhận thấy hai loại nấm trên không khác biệt với
nhau [79].
Theo Rossman, A.Y., Howard, R.T và Valent, B (1990) thì hebert năm
1971 phát hiện dạng phát triển hoàn toàn của nấm và Barr năm 1977 ñã ñặt
tên nấm là Magnaporthe grisea [90].
Cho ñến nay mặc dù tranh luận về tên gọi chính thức nấm ñạo ôn chưa

kết thúc nhưng P. grisea là tên ñặt trước tiên nên Ban lãnh ñạo quốc tế về ñịnh
tên thực vật ñã dùng nó [69].
2.1.3. Triệu chứng bệnh.
Theo Peresipkin V.Ph. (1974), triệu chứng bệnh ñược chia làm ba dạng
là ñạo ôn lá, ñạo ôn ñốt thân và ñạo ôn cổ bông. Boman J. M, Vergel de Dios,
T.I, Khin. M.M. (1986) và Torres C. Q. (1986) căn cứ vào tính chất và vị trí
bộ phạn bị nhiễm chia bệnh làm 4 dạng là ñạo ôn lá, ñạo ôn cổ lá, ñạo ôn ñốt
thân và ñạo ôn cổ bông.
2.1.3.1. ðạo ôn lá.
Vết bệnh ban ñầu trên phiến lá lúa là những chấm nhỏ màu hơi vàng,
về sau phát triển thành dạng hình thoi ñiển hình, ở giữa màu xám tro, chung
quanh viền nâu và quầng vàng. Trong ñiều kiện ẩm ướt, dinh dưỡng ñạm quá
nhiều, ở các giống nhiễm xuất hiện vết bệnh cấp tính hình tròn hay hình bầu
dục, nâu xanh tái, dạng thấm nước, về sau cũng chuyển thành dạng mãn tính
ñiển hình. Kích thước vết bệnh 0,2-0,4 x 0,5-25 mm. Nhiều vết bệnh liên kết
với nhau làm lá khô lụi [79].
2.1.3.2. ðạo ôn cổ lá.
Vết bệnh hình khum theo chiều cong giữa cổ lá và phiến lá. Từ cổ lá,
bệnh lan ra bẹ lá và phiến lá làm lá lúa khô lụi gãy gục.
2.1.3.3. ðạo ôn ñốt thân.
Lúc ñầu là một ñốm nhỏ màu nâu sau lớn rộng ra thành một vành tròn
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .............
6


bao quanh ñốt thân làm cho thân lõm tóp lại, màu ñen. Khi trời mưa ẩm ñốt
thân mềm nhũn dễ bị gãy gập khi gắp mưa giông,gió [19].
2.1.3.4. ðạo ôn cổ bông, gié lúa.
Trên cổ bông, gié lúa vết bệnh lúc ban ñầu là ñốm nhỏ, sau lan ra theo
chiều dài làm cả ñoạn cổ bông có màu nâu xám, khô tóp. Nếu nhiễm bệnh

sớm (ngay sau trỗ) làm cho toàn bộ bông bị lép trắng; nhiễm bệnh muộn (vào
thời kỳ làm hạt-chín) gây ra hiện tượng bông lúa nhỏ, có nhiều hạt lép lửng,
dễ gãy, gié lúa dễ rụng dẫn ñến làm giảm năng suất lúa [25].
2.1.3.5. ðạo ôn hạt.
Vết bệnh gây hại trên hạt không ñồng nhất về hình dạng như trên lá lúa
như trên lá lúa mà có dạng ñốm tròn hoặc không ñịnh hình, có màu nâu ñen
hoặc xám. Nấm ký sinh ở vỏ trấu và có thể ở bên trong hạt. Hạt giống bị
nhiễm bệnh là nguồn bệnh lây truyền từ vụ này sang vụ khác [19].
Trên bề mặt vết bệnh ở các bộ phận lá, ñốt thân, cổ bông ñều có thể
hình thành bào tử trông như lớp mốc xám.
2.1.4. Hình thái nấm.
Theo Ou S. H. 1985, cơ quan sinh sinh trưởng là tản nấm không màu,
ña bào, ñơn bội thể (n), ñường kính 5-20 µm, sống ký sinh bên trong mô cây.
Từ sợi nấm có thể hình thành bào tử hậu (clamydospore) màu nâu, cành bào
tử phân sinh dạng thon dài. Bào tử phân sinh hình quả lê kích thước 19-23 x
7-9 µm không màu. Bào tử nảy mầm thành ống mầm và vòi bám hình cầu
màu nâu nhạt, trơn nhẵn, ñường kính 5x15 µm. Sinh sản hữu tính với nấm
Pyricularia trên cỏ tạo thành quả thể bầu perithecium bên trong có bào tử túi.
2.1.5. Nguồn bệnh.
Nguồn bệnh ñược bảo tồn chủ yếu là sợi nấm và bào tử. Trên hạt thóc
có thể tìm thấy nấm ở trong phôi, nội nhũ, ñôi khi cả ở vỏ trấu.
Nguồn bệnh có thể là nấm ở cỏ dại ]79]. Ở vùng nhiệt ñới do ñiều kiện
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .............
7


khí hậu nóng ẩm và chế ñộ canh tác không theo vụ rõ rệt nên nguồn bệnh có
trên ñồng ruộng quanh năm. Có thể bắt ñược tới 4.000 bào tử trong 1 lít
không khí ngay ở nương mạ ñạo ôn [79].
2.1.6. Phương thức lan truyền:

Bệnh lan truyền bằng bào tử trong không khí là chính. Có thể bắt ñược
bào tử trên cao 2.000 m.
Nấm có thể truyền lan nhờ mưa, qua ñất, bằng hạt giống, tàn dư rơm
rạ … [79].
2.1.7. Sinh thái bệnh ñạo ôn:
2.1.7.1. Nhiệt ñộ.
Bệnh xảy ra nghiêm trọng khi sinh trưởng ở nhiệt ñộ ñất 20 – 32
0
C.
Nhiệt ñộ không khí tối thích cho bệnh phát triển là 24-28
0
C [45]. Nhiệt ñộ
nước 23
0
C làm lúa dễ cảm bệnh [79].
2.1.7.2. Ẩm ñộ ñất và ẩm ñộ không khí.
Cây lúa bị mẫn cảm khi trồng ở ñất khô cạn và kháng tốt hơn khi ở ñất
luôn ướt. Mức nước ở ruộng càng sâu, cây lúa càng bị nhiễm bệnh. Ẩm ñộ
tương ñối không khí cao hơn 85% và sương mù tạo ñiều kiện thuận lợi cho
bệnh phát triển [45]. Ẩm ñộ không khí là yếu tố quyết ñịnh cho sự phát triển
của bệnh [79].
2.1.7.3 Ánh sáng mặt trời.
Cản trở sự sinh trưởng và phát triển của nấm nhưng lại có tác dụng
thúc ñẩy vết bệnh lan rộng. Cường ñộ ánh sáng lớn thúc ñẩy vết bệnh lớn
nhanh hơn so với ánh tán sạ. Có ý kiến cho rằng khi trời nhiều mây, ánh sáng
thiếu, lượng aseragin glutamin và aminoaxit tăng, làm giảm tính kháng ở lúa.
Gió làm tăng tính mẫn cảm của lúa. Ở nền ñất sét hay ñồng trũng, ở ruộng có
mật ñộ cấy cao bệnh nặng [79].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .............
8



2.1.7.4. Các yếu tố dinh dưỡng.
2.1.7.4.1. ðạm.
Bón nhiều, bón riêng rẽ và quá tập trung quá sớm hay quá muộn làm
bệnh tăng. Bón nhiều phân gà, phân xanh làm bệnh phát triển mạnh [45].
ðạm hòa tan, tích lũy nhiều trong cây tạo thức ăn cho nấm và làm tế bào biểu
bì ít ñược silic hóa nên cây chống bệnh kém.
2.1.7.4.2. Lân.
Ảnh hưởng ñến bệnh không rõ rệt. Khi bón nhiều ñạm thì khi bón tăng
lân lên sẽ làm bệnh tăng thêm vì lân giữ vai trò quan trọng trong tổng hợp
protein.
2.1.7.4.3. Kali.
Trước ñây các thí nghiệm ở Nhật Bản cho thấy bón nhiều kali làm
giảm bệnh. Về sau thấy rằng bón nhiều kali làm bệnh tăng. Bón nhiều kali ở
nền ñạm cao làm bệnh tăng hơn so với nền ñạm thấp.
Khi ñất thiếu kali, bón nhiều kali làm bệnh tăng trong một thời gian,
sau ñó bệnh giảm. Trong ñất giàu kali, bón thêm kali trên nền ñạm cao luôn
làm tăng bệnh. Bón kali riêng rẽ cũng làm tăng bệnh [79]. Chưa có giải thích
thật ñầy ñủ về tác ñộng của kali tới bệnh nhưng có thể kali ñã kích thích sự
hấp thụ và sử dụng ñạm trong cây.
2.1.7.4.4. Silic.
Khi cây lúa chứa hàm lượng silic cao, nhiều tế bào biểu bì chứa silic
nên bệnh nhẹ. Số lượng các tế bào silic hóa ở các lá già nhiều nên kháng bệnh
nhiều hơn so với ở lá non. Cũng có trường hợp ở một vài giống có hàm lượng
silic cao nhưng cảm bệnh. Mối tương quan giữa hàm lượng silic và tính kháng
ñạo ôn tồn tại ở cùng một giống ở những ñiều kiện ngoại cảnh khác nhau
nhưng không nhất thiết giữa các giống [79].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .............
9



2.1.7.5. Khả năng nhiễm ñạo ôn của lúa ở từng vùng sinh thái.
Do có sự tác ñồng ñồng thời của các yếu tố luôn biến ñổi như thời tiết,
khí hậu, ñất ñại, ký sinh và ký chủ nên mức nhiễm ñạo ôn của lúa ở từng vùng
sinh thái là khác nhau. IRRI (1987) ñưa ra bản ñồ về 4 mức gây hại của bệnh:
lúa bị ñạo ôn nhẹ và trung bình ở ðông Á, bị nặng và rất nặng ở một vài vùng
ở Trung Quốc, ở Nam và ðông Nam Á và ở Châu Mỹ La Tinh. Bản ñồ giúp
cho việc sử dụng các biện pháp phòng trừ có hiệu quả hơn.
2.1.8. Nòi sinh lý
2.1.8.1. Khái quát chung
Năm 1922 Sasaki lần ñầu tiên thông báo sự tồn tại nòi sinh lý nấm
P.grisea. Sự hình thành nòi mới là do tính biến dị của nấm và sự biến ñổi của
các yếu tố sinh thái, ñịa lý cũng như xuất hiện các giống lúa khác nhau trên
ñồng ruộng. Nơi nào trồng nhiều giống lúa khác nhau sẽ xuất hiện nhiều nòi
sinh lý [66]. Những nòi sinh lý không khác nhau về hình thái, chỉ khác nhau
về sinh lý gây bệnh trên giống ký chủ. Thực chất của tính phân hóa ñể tạo
thành nòi mới là do sự bài tiết các chất trao ñổi của ký sinh vào ký chủ nhằm
ñạt ñược mối quan hệ với ký chủ ấy.
Van der P lank J. E (1982) ñã phân chia nòi thành hai loại là nòi cho
phản ứng phân biệt và không phân biệt. Những nòi cho phản ứng phân biệt
khác nhau bởi tính ñộc và những nòi không cho phản ứng phân biệt khác nhau
bởi tính xâm lược [101].
ðể ñánh giá tính kháng bệnh của giống lúa, việc cần thiết phải biết
những nòi nào kiến tạo nên quần thể nấm ở vùng sinh thái ấy.
Nghiên cứu nòi nấm ñạo ôn ñược tiến hành ở Nhật Bản từ năm 1950, sau
ñấy là Mỹ, Philippine, Ấn ðộ v.v… ðể giám ñịnh thành phần nòi, mỗi nước ñã
sử dụng bộ giống chuẩn nòi riêng và ñã xác ñịnh ñược một số nòi [79]. Xây
dựng bộ giống chuẩn nòi là khó khăn, tốn nhiều công của bởi do phải chọn
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .............

10


ñược những giống cho phản ứng kháng nhiễm rõ ràng. Do ñã sử dụng những
bộ chuẩn nòi khác nhau nên các nòi xác ñịnh ñược giữa các nước không thể
ñem so sánh với nhau. ðể khắc phục tình trạng trên, trong 3 năm (1963-1966)
Mỹ và Nhật ñã hợp tác ñể xây dựng bộ giống chỉ thị nòi quốc tế [79].
Dựa vào giống chỉ thị nòi quốc tế Ling K.C. và Ou. S. H (1969) ñã ñưa
ra bảng khóa ñịnh thành phần nhóm nòi và nòi. Bảng này thành lập dựa vào
phản ứng kháng nhiễm của các giống lúa chỉ thị. Các nhóm nòi ñược biểu thị
bằng chữ I và thêm vào một chữ cái A, B, C … Cả thảy có 9 nhóm nòi.
Các nòi ñược ñặt tên bằng thêm vào chữ số A rập (1, 2, 3 …). Số nòi nhiều
nhất là 256 (2
n
= 256). Một nòi ñược thêm vào chữ cái in thường (a, b, c, …) nếu
giống chỉ thị cho phản ứng trung bình. Nhờ bảng khó ñịnh nòi trên mà nhiều
nước ñã xác ñịnh ñược thành phàn nòi như ở Philippine giám ñinh ñược 250
nòi [79]. Nếu tiếp tục nghiên cứu thì số lượng nói có thể nhiều hơn.
Bộ giống chỉ thị nòi cũng bộc lộ những nhược ñiểm. Hai giống Usen và
Caloro cho phản ứng kháng nhiễm không rõ ràng. Giống Raminard không trỗ
ở vĩ ñộ cao. Ở Việt Nam giống Shatiso-tsso rất nhanh mất sức nảy mầm
Có nhiều nòi có khả năng thay ñổi ñộc tính. Tuy nhiên có những nòi có
sức gây bệnh cao, ñộc tính bền vững như IC-17, N2, C1 [66].
2.1.8.2 Các nòi nấm thể ñột biến: ñược dùng ñể xác ñịnh gen kháng ñạo ôn
của lúa. Giống Toride 1 và giống 315-350 kháng cao với nòi Ins 168. Khi lây
nhiễm bằng nòi trên ở giống 315-350 phát hiện thấy có một vài vết bệnh. Từ
những vết bệnh ấy phân lập ñược nòi mới Ins – zt
+
- nòi thể ñột biến từ nòi
Ins 168 – nòi Ins 168 zt

+
gây nhiễm cho giống Toride 1 và 315-350 [107].
2.1.8.3. Các ñặt tên mẫu ñơn bào tử.
Chưa có quy ước chung cho cách ñặt tên. Viện lúa quốc tế ñặt tên cho
các mẫu bệnh bằng tên ñầu của người giám ñịnh, năm giám ñịnh và số mẫu
bệnh. Chẳng hạn như mẫu JBM 8401 ñược viết tắt từ các chữ John Bonman,
năm 1984 mẫu số 01.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .............
11


2.1.9. Phân tích dòng vô tính.
Quần thể nấm Pyricularia oryzae Cav. không ñồng nhất. Cấu trúc quần
thể nấm gồm tập hợp những cá thể có ñặc ñiểm di truyền khác nhau biến ñổi
theo ñịa ñiểm và thời gian. Tìm hiểu cấu trúc ña dạng của quần thể nấm
Pyricularia oryzae Cav. rất cần thiết cho việc phát triển giống lúa kháng bền,
phân loại nấm theo nòi có nhiều hạn chế. Xác ñịnh ñộc tính nấm mang nhiều
ý nghĩa thiết thực, nhưng không nói lên ñược ñặc ñiểm di truyền trong phát
triển nòi [109]. Sử dụng kỹ nghệ sinh học phân loại quần thể nấm theo dòng
vô tính dựa vào sự khác nhau của cấu trúc ADN là thành tựu nổi bật trong di
truyền học hiện ñại. Phương pháp in tay MGA – DNA và RAPD cho phép
xác ñịnh nhanh quần thể nấm gồm những dòng vô tính nào. Mỗi dòng vô tính
có liên quan tới từng kiểu ñộc nhất ñịnh.
Dòng vô tính là tập hợp những cá thể có tổ tiên chung. Phân tích dòng
là phân chia quần thể nấm theo mức ñộc tính dựa vào kết quả lây nhiễm lên
những giống lúa có ñơn gen kháng biết trước [109]. Cho ñến này chưa có
nhiều số liệu về mối quan hệ giữa dòng nấm và giống lúa và sự thay ñổi ñộc
tính của cá thể trong dòng.
2.1.10. Biến dị của nấm Pyricularia oryzae Cav.
2.1.10.1. Biến ñộng quần thể nấm.

Các quần thể nấm ở các vùng sinh thái khác nhau bởi tính ñộc. Chúng
cũng không ñồng nhất về thành phần nòi và nhóm nòi. Ở cùng một ñịa ñiểm,
thành phần và nhóm nòi biến ñổi theo mùa vụ [79].
2.1.10.2. Biến dị ñộc tính nấm.
Nấm ñạo ôn có khả năng biến dị mạnh tới mức có thể so sánh với sự
biến dị của nấm Fusarium. Biến dị của nấm ở vùng nhiệt ñới mạnh hơn so với
ở vùng ôn ñới [79]. Ở Nhật Bản, nấm có ñộc tính bền vững hơn so với các
nước nhiệt ñới [66]. ðộc tính phụ thuộc loại môi trường nuôi cấy, trên môi
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .............
12


trường ñường – khoai tây, ñộc tính thay ñổi nhiều hơn [50]. ðộc tính và cả
hình dạng, màu sắc sợi nấm thay ñổi qua nhiều lần cấy truyền [79].
Từ 6 mẫu nấm của một vết bệnh trên lá Ou S. H và Ayad (1968) phân
lập ñược 14 nòi. Từ một vết bệnh khác phân lập ñược 8 nòi. Do khả năng biến
dị mạnh nên Ou S. H (1979) ñề xuất sử dụng thuật ngữ “nhóm nòi” và mẫu
bệnh thay cho thuật ngữ “nòi”.
Bên cạnh những isolate biến dị mạnh, cũng có những isolate tương ñối
bền vững hơn. Từ một thí nghiệm phân lập 199 mẫu bệnh ở Nhật Bản và nhân
truyền trong 6 tháng thấy 69 mẫu giữ nguyên ñộc tính, 60 mẫu mất hẳn ñộc
tính, 20 mẫu tăng và 50 mẫu giảm ñộc tính [66].
Theo Wang, G. L (1992) thì những thí nghiệm của Goto, K, (1961),
Latterell (1975), Bonman J. M, Vergel De Dios J. T. , Bandong J. M. ,Lee, E.
J. (1987) Levy ñưa tới kết luận là các isolate có biến dị nhưng không ñáng kể.
Tuy có những ý kiến khác nhau như vậy, nhưng tới nay các nhà khoa
học ñã nhất trí trong quần thể nấm có nhiều mẫu biến dị mạnh, cũng có những
mẫu tương ñối bền vững [40].
2.1.10.3. Nguyên nhân biến dị.
Biến dị ở nấm P. grisea ñược giải thích theo các cơ chế sau:

2.1.10.3.1. Hin tng d nhân (Heterokaryosis): Tế bào ñược gọi là ñồng
nhân nếu chứa nhiều nhân giống nhau về mặt di truyền. Tế bào dị nhân chứa 2
hay nhiều nhân khác nhau. Hiện tượng dị nhân xảy ra khi có sự tái tổ hợp các
tế bào, có sự chuyển nhân từ tế bào này sang tế bào kia [52].
2.1.10.3.2. Quá trình giới tính ñối ứng (parasexualisam).
Là sự hợp nhân ñơn bội thể trong những tế bào dị nhân. Tiếp theo vài
lần phân chia theo kiểu nguyên nhiễm và tái tổ hợp, xuất hiện những gen mới.
Dị nhân và quá trình giới tính ñối ứng là hiện tượng giao phối vô tính, kết quả
gây biến dị ở nấm [53].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .............
13


2.1.8.5.3.3. Sinh sn hu tính là sự giao phối của nấm ñạo ôn trên lúa với
nấm pyricularia trên cỏ như Eleusine coracana, Eleusine indica, Phalaria
arundinacas v.v … [66].
2.1.10.3.2. t bin: ðột biến ñược coi là nguyên nhân chính gây biến dị ở
nấm. Kiyosawa, S. (1976) thông báo tần suất ñột biến ở các isolate ñạo ôn là
8-12% [61]. Teng, P. S. (1993) cho rằng tỷ lệ ñột biến là 10
-6
– 10
-8
[95].
Sự thay ñổi ñiều kiện môi trường, cơ cấu giống, chế ñộ canh tác v.v…
cũng gây ra biến dị ở nấm (Teng, P. S. ,1993). Thực ra giải thích cơ chế biến
dị vẫn chưa triệt ñể. Những phát minh của di truyền học sẽ làm sang tỏ them
vấn ñề trên [92].
2.1.11. Tính kháng bnh ca lúa
Tính kháng ñạo ôn là khả năng cây lúa không bị bệnh hoặc bị nhẹ khi
tiếp xúc trực tiếp với nấm trong ñiều kiện có ñầy ñủ các yếu tố thuận lợi ñể

nấm gây bệnh. Tính kháng ñạo ôn là kết quả của mối quan hệ nhiều mặt giữa
nấm và lúa. Khi tiếp xúc với nấm P. grisea trong ñiều kiện ngoại cảnh phù
hợp có giống lúa bị bệnh nặng, có giống không bị hoặc bị nhẹ. Ngay trên một
ruộng lúa của cùng một giống có thể gặp những cây bị bệnh nặng bên cạnh
những cây bị bệnh nhẹ hoặc sạch bệnh [66]. Giữa các mức ñộ bị bệnh không
có giới hạn. Tuy nhiên ñể tiện ñánh giá người ta chia ra các mức gồm những
giống kháng, giống nhiễm hoặc bị bệnh trung bình [99].
2.1.11.1. Phân loại tính kháng bệnh ñạo ôn: Các giống lúa có thể kháng nấm
P. grisea ở giai ñoạn ngắn hay dài, mức nặng hay nhẹ, ở diện rộng hay diện
v.v…Căn cứ vào khả năng trên nhiều nhà khoa học ñã dùng những thuật ngữ
khác nhau chỉ tính kháng bệnh [57].
Van der Plank, J. E. (1982) dùng thuật ngữ “tính kháng ngang và kháng
dọc”. Người Nhật dùng “tính kháng ñồng ruộng và kháng thật”. Ou S. H.
(1985) gọi “kháng bền” v.v… Tuy nghĩa bóng của các thuật ngữ ít nhiều có
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .............
14


khác nhau nhưng cùng chung một nghĩa ñen là kháng ngang và kháng dọc
[67]. Có nhiều thuật ngữ ñồng nghĩa với tính kháng ngang là kháng ña gen,
kháng bền vững, kháng ñồng ruộng v.v … và tính kháng dọc là kháng ñơn
gen, kháng thật, kháng chuyên biệt v.v… Cũng có những ngoại lệ như giống
chugoku 31 mang một gen lớn pi-f hoặc giống Kuroka có ba gen lớn vẫn
ñược coi là có tính kháng ngang [50]. Sự phân chia như trên cũng chỉ là tương
ñối vì thực tế có cả dạng trung gian “oligogen”.
Tính kháng dọc do một gen hoặc rất ít gen lớn ñiều khiển, nó tạo cho
cây lúa sức kháng rất khỏe (hoàn toàn sạch bệnh) với 1 vài nòi nào ñó nhưng
hoàn toàn không kháng ñược một số nòi khác. Chính vì vậy mà lúa dễ bị
nhiễm bệnh khi xuất hiện các nòi mới [66]. Bản chất của tính kháng dọc hiện
vẫn chưa ñược nghiên cứu nhiều, nhưng theo Kozaka, T. , (1979) có thể xuất

hiện chất phytoalexin gây ñộc cho nấm khi mới xâm nhập. Sợi nấm có thể bị
giết chết bên trong tế bào cây.
Giống lúa kháng ngang do nhiều gen nhỏ ñiều khiển nên có thể kháng
bền với nhiều nòi nấm. Ở những giống này có thưa thớt những vết bệnh nhỏ li
ti, màu nâu chứa các chất pheenon, melanin, lignin v.v … có tác dụng ngăn sự
phát triển của nấm bệnh. Thành tế bào nơi bị bệnh thường dày hơn và có màu
nâu. Cũng cần phân biệt cây lúa có tính kháng ngang với kiểu kháng ít vết
bệnh do các nòi nấm gây ra ở giống nhiễm [78].
ðể xác ñịnh giống kháng ngang, Van der plank J. E. (1968) ñã lây
nhiễm bằng nòi nấm có ñộc tính cao, còn Ou, S. H. (1979) lây nhiễm bởi
nhiều mẫu bệnh ở nhiều vùng sinh thái.
Không có những khác biệt về mặt hình thái ñể phân biệt giống kháng
và giống nhiễm. Tẻ Tép là một trong những giống kháng ngang ñược sử dụng
làm tài liệu lai. [41].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .............
15


2.1.11.2. Các thành phần xác ñịnh tính kháng ngang:
Triệu chứng bệnh là ñặc ñiểm quan trọng sử dụng ñể ñánh giá tính
kháng, vì nó phản ánh sự sinh trưởng và phát triển của nấm trên cây lúa.
Khả năng kháng bệnh ñược ñánh giá nhờ xác ñịnh tỷ lệ bệnh, cấp bệnh,
chỉ số bệnh ñể ñánh giá tính kháng ngang, các chỉ tiêu như thời gian tiềm dục,
số lượng vết bệnh trên ñơn vị diện tích, kích thước vết bệnh, số lượng bào tử
ở mỗi vết bệnh, tốc ñộ phát triển bệnh cũng ñược sử dụng. Số lượng vết bệnh
trên ñơn vị diện tích lá là chỉ tiêu (thành phần) quan trọng nhất, thứ ñến là
kích thước vết bệnh. Thời gian tiềm dục là thành phần ít quan trọng nhất
(Bonman, J. M, và CTV 1986). Kích thước vết bệnh tương quan chặt với chỉ
tiêu số lượng vết bệnh [96].
2.1.11.3. Tính kháng ñạo ôn qua các giai ñoạn sinh trưởng, sinh thực của lúa.

Bệnh ñạo ôn thuộc nhóm bệnh hại cây non, mô non. Bonman J. M. và
CTV (1989) nhận xét là lúa mẫn cảm nhất ở giai ñoạn mạ và ñẻ nhánh. Lá
trên cùng kể từ lá nõn bị nặng hơn cả. ðối với ñạo ôn cổ bông , Ou, S. H
(1979) cho rằng lúa dễ bị nhiễm nhất khi mới trỗ bông. Theo Torres C. Q
(1986) thì Hashiok (1956) giải thích cơ chế tính kháng ñạo ôn theo tuổi cây
như sau: khi cây về già, lớp biểu bì lá dày hơn, tế bào mô cũng phát triển
nhiều, hàm lượng silic tăng, hàm lượng nitơ giảm nên tính kháng tăng.
Về mối quan hệ giữa tính kháng ñạo ôn lá và ñạo ôn cổ bông có hai
quan ñiểm ñối lập. Quan ñiểm thứ nhất cho là giống lúa kháng ở giai ñoạn lá
thì cũng kháng ở giai ñoạn cổ bông. Trong thí nghiệm ñồng ruộng, một số
giống kháng ở giai ñoạn lá nhưng nhiễm ở giai ñoạn cổ bông hoặc ngược lại,
nguyên nhân là có mặt của các nòi nấm khác nhau ở hai giai ñoạn [79]. Quan
ñiểm thứ hai cho là tính kháng ñạo ôn lá và ñạo ôn cổ bông không có tương
quan thuận. Nguyên nhân có sự tồn tại của một số gen khác nhau kiểm tra
tính kháng. ðể biết ñược giống lúa có tính kháng nào cần phải thử nghiệm cả
hai giai ñoạn [45]; [96].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .............
16


2.1.11.4. Phương pháp ñánh giá tính kháng bệnh
Ở mỗi ñối tượng sâu bệnh hại có phương pháp ñánh giá hữu hiệu riêng
vì tương quan giữa các ký chủ và ký sinh có biến ñộng nhiều [39].
ðánh giá tính kháng dọc bệnh ñạo ôn rất ñơn giản chỉ cần sử dụng
phương pháp nương mạ cũng ñủ. ðánh giá tính kháng ngang phức tạp, ñòi hỏi
nhiều công sức, tiền của và thời gian. Có ba phương pháp là lây bệnh và ñánh
giá ở phòng thí nghiệm, ở nhà kính và ở ngoài ñồng ruộng [78].
2.1.11.4.1. Phương pháp ñánh giá ở phòng thí nghiệm: Bao gồm phân lập,
nhân truyền, bảo quản mẫu bệnh và sử dụng phương pháp lá tách. Môi trường
tốt nhất ñể nuôi cấy, nhân truyền mẫu bệnh là cám – agar và mận – agar. Ở mỗi

nước có thể sử dụng môi trường riêng phù hợp cho nấm ở nước mình [59].
Ou, S. H. và Ayad, N. (1986) và Popkova K.V (1979) thông báo về sử
dụng phương pháp lá tách (detsched Leaf method). Nhược ñiểm của phương
pháp này là khi lúa cắt rời ra phá hủy phản ứng bảo vệ lan truyền từ cây,
giảm phản ứng sinh lý và ảnh hưởng ñến sức kháng bệnh. Phương pháp lá
tách không tạo ñược vết bệnh rõ ràng nên hiện nay ít ñược sử dụng.
2.1.11.4.2. Ở nhà kính: Cần thiết ñể ñánh giá tính kháng khi lây nhiễm bởi
từng mẫu bệnh. Nhờ sử dụng túi ẩm (dewclember) và buồng ẩm (humid
room) ñã tạo ñiều kiện bên ngoài tối ưu cho bệnh phát triển (monocyclic
method). Có thể sử dụng hộp lồng, khung gỗ bọc bằng bao tải thấm nước ñể
lây nhiễm bệnh (polycyclic method)
2.1.11.4.3. Ngoài ñồng ruộng: gồm nương mạ ñạo ôn và gieo cấy lúa trên
ñồng ruộng. Ou, S. H. (1965) phát triển phương pháp nương mạ ñạo ôn quốc
tế ñồng nhất ở ruộng cạn và ñược nhiều nước sử dụng trong chương trình
khảo nghiệm ñạo ôn lúa quốc tế (IRBN). Bonman J. M và CTV (1989) phát
triển phương pháp nương mạ ñạo ôn ở ñất ướt. Do gặp nhiều nòi nấm trên
cùng một ruộng nên các kết quả ñánh giá ñạo ôn cổ bông có thể biến ñộng
[79]; [87]
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ nông nghiệp .............
17


2.1.11.5. Phương pháp lây nhiễm nhân tạo: Theo Ou, S. H. (1985) thì Kahn
và Panfer (1985) dùng bột bào tử khô ñể lây nhiễm lên lá lúa. Takahashi
(1958) thấm dẫn dung dịch bào tử lên bẹ lá. Tarajawa (1953) nhúng hạt lúa ñã
này mầm vào dung dịch bào tử. Ohata và Kozata (1967) ñã lây bệnh bằng lỗ
ñục nhỏ trên lá lúa. Zeigler R. S (1993) ñặt môi trường thạch nước có thấm
bào tử nấm lên lá lúa. Theo phương pháp này có thể lây 2 hoặc nhiều mẫu
bệnh trên cùng một lá.
Phổ biến và tiện lợi hơn cả là phun dung dịch bào tử lên cây lúa [79].

Nồng ñộ dung dịch bào tử không chỉ ảnh hưởng ñến số lượng vết bệnh, mà cả
kiểu vết bệnh. Nồng ñộ dung dịch thường là 50.000 - 150.000 bào tử/ml [96].
Có thể dùng dung dịch thật loãng ñể lây nhiễm. Vì khi ấy các vết bệnh trên lá
sẽ thưa thớt. không dính liền nhau.
Các mẫu bệnh có thể bảo quản bằng nhân truyền nhiều lần trong ống
nghiệm. Phương pháp này có thể giảm ñộc tính. Có thể du trì bảo quản nấm ở
hạt cao lương hoặc giấy thấm và cất giữ ở kho lạnh 6
0
C [45].
2.1.11.6. Kiểu vết bệnh (type of lesion): Kiểu vết bệnh là một trong những ñặc
ñiểm ñược sử dụng ñể ñánh giá tính kháng bệnh của giống. Ở từng cây và ở
ngay trên một lá lúa có thể gặp nhiều kiểu vết bệnh khác nhau. Kiểu vết bệnh
là một trong những ñặc ñiểm ñược sử dụng ñể ñánh giá tính kháng bệnh của
giống. Ở từng cây và ngay cả trên cùng một lá lúa có thể thay ñổi theo ñiều
kiện ngoại cảnh [78]. Kích thước, hình dạng và màu sắc vết bệnh ở ñốt thân,
cố bông và trên hạt thường không rõ rệt như trên lá [78]. Người ta căn cứ vào
kích thước, hình dạng và màu sắc vết bệnh mà phân chia kiểu vết bệnh. Theo
Ou, S. H (1985) thì có nhiều bẳng phân cấp kiểu vết bệnh [79]. Hệ thống phân
chia kiểu vết bệnh hiện ñang ñược sử dụng khá phổ biến là: kiểu 0 – không
vết bệnh; kiểu 1 – vết bệnh như ñầu kim, không có bào tử; kiểu 3 – vết bệnh
từ hình tròn ñến hơi dài, ñường kính 1-2 mm có ñường viền màu nâu và

×