Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Bài soạn ĐỂ TRẺ CÓ CHIỀU CAO LÍ TƯỞNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.1 KB, 2 trang )

ĐỂ TRẺ CÓ CHIỀU CAO LÍ TƯỞNG
Sự đầu tư chăm sóc trong giai đoạn bào thai, 3 năm đầu đời và giai đoạn tiền dậy thì và dậy
thì của trẻ là đặc biệt quan trọng.
Theo bác sĩ Đào Thị Yến Thủy, Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, chiều cao chịu ảnh hưởng của
rất nhiều yếu tố:
- 32% do yếu tố dinh dưỡng
- 23% do yếu tố di truyền
- 20% do vận động thể lực
- 15% là do môi trường, ánh nắng, tình hình bệnh tật, giấc ngủ...
Như vậy một điều chắc chắn là nếu được chăm sóc tốt thì thế hệ sau luôn có chiều cao vượt lên so
với thế hệ trước.
Tuổi nào chiều cao phát triển nhanh?
Có 3 giai đoạn quyết định về chiều cao:
- Giai đoạn trong bào thai: Trong 9 tháng mang thai, người mẹ cố gắng tăng cân 10-12kg để bé
sơ sinh đạt chiều cao 50cm lúc chào đời (khoảng 3kg).
- Giai đoạn sơ sinh đến 3 tuổi: Năm thứ nhất tăng 25cm, hai năm kế tiếp mỗi năm tăng 10cm.
- Giai đoạn dậy thì: Trẻ gái 10-6 tuổi, trẻ trai 12-18 tuổi là thời gian dậy thì.
Trong giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì sẽ có 1 đến 2 năm chiều cao tăng vọt 8-12 cm/năm nếu
được dinh dưỡng tốt. Tuy nhiên, không thể dự đoán được chính xác năm đó là năm nào nên vẫn
phải bảo đảm dinh dưỡng cho trẻ suốt giai đoạn này, vì đây là cơ hội cuối cùng để tăng chiều cao.
Sau dậy thì, cơ thể tăng cao rất chậm. Đến độ tuổi 15, 16 và 17 thì chiều cao trung bình của các em
nữ phát triển không đáng kể và chiều cao của các em nam thì phát triển chậm hơn.
Cách tính chiều cao của trẻ lúc trưởng thành
Phụ huynh ai cũng muốn biết trước chiều cao của con cái mình khi trưởng thành. Ngày nay, các
nhà khoa học giúp các bậc phụ huynh làm điều ấy dễ dàng. Chiều cao lúc trưởng thành của trẻ
thường được các nhà chuyên môn dự đoán bằng các công thức sau:
- Chiều cao lúc trưởng thành = chiều cao lúc 2 tuổi x 2.
Ví dụ, lúc 2 tuổi bé cao 85cm, dự đoán bé sẽ cao được 85cm x 2 = 1,7m lúc trưởng thành nếu được
dinh dưỡng tốt.
- Chiều cao lúc trưởng thành = (chiều cao lúc 10 tuổi: 80) x 100.
Ví dụ, lúc 10 tuổi trung bình trẻ cao 1,4 m thì dự đoán khi trưởng thành bé sẽ đạt là (1,40 : 80) x


100 = 1,75m.
Khi con cái còn nhỏ, phụ huynh cũng muốn biết chiều cao hiện tại của con cái có “đúng chuẩn”
chưa. Các nhà khoa học đưa ra cách tính chiều cao trẻ 2-12 tuổi như sau:
Chiều cao (cm) = Tuổi (năm) x 6 + 77. Ví dụ, trẻ 8 tuổi thì chiều cao tốt là : 8 x 6 + 77 = 1,25cm.
Nếu bé 8 tuổi cao dưới 1,25m thì cần xem lại chế độ dinh dưỡng hoặc tật bệnh của cháu.
Ăn gì để tăng chiều cao?
Protein (chất đạm): Rất quan trọng đối với trẻ đang tăng trưởng. Là thành phần men tiêu hóa, nội
tiết, kháng thể... Trẻ không đủ protein sẽ ngưng tăng trưởng, sụt cân, hệ tiêu hóa kém, dễ mắc
bệnh, ảnh hưởng đến tăng chiều cao.
Lysin: Là axit amin thiết yếu. Dễ bị phá hủy trong quá trình chế biến, nấu nướng. Trẻ thiếu lysin
dẫn tới không tổng hợp được protein gây gầy, teo cơ, nhão cơ, biếng ăn. Thức ăn nhiều lysin: thịt,
cá, trứng, sữa, các loại đậu, đậu nành.
Canxi: Giúp xương phát triển vững chắc và tăng chiều cao. Nhu cầu canxi thay đổi theo tuổi,
trung bình trẻ 6 tháng-18 tuổi cần khoảng 400-700 mg/ngày. Thức ăn có nhiều canxi: sữa, cua, ốc,
tôm, tép, cá nguyên xương, đậu hũ, các loại rau.
Vitamin A: Sinh tố đặc biệt cần thiết cho sự tăng trưởng của trẻ. Ngoài ảnh hưởng đến mắt, da,
sức đề kháng bề mặt cơ thể chống nhiễm trùng, khả năng chống oxy hóa, chống ung thư hóa, thiếu
vitamin A cũng gây chậm tăng trưởng xương. Thức ăn nhiều vitamin A: sữa, trứng, cá, gan, thịt,
rau lá xanh đậm, củ quả màu vàng cam (bí đỏ, cà rốt, gấc, đu đủ, xoài chín...).
Vitamin D: Giúp hấp thu canxi tốt hơn. Hơn nữa, vitamin D giúp tăng tổng hợp chất protein. Cơ
thể nhận một ít vitamin D từ thức ăn (sữa, bơ, phô mai, trứng, gan gà, dầu gan cá thu...) và tiền
chất vitamin D nằm dưới da. Tiếp xúc ánh nắng trực tiếp sẽ giúp da tổng hợp vitamin D với thời
gian từ 15-30 phút/ngày.
Sắt: Là nguyên liệu để tạo máu. Thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu gây tăng trưởng chậm. Thức ăn
nhiều sắt: gan, huyết, trứng, thịt, cá, đậu, rau dền, sữa có bổ sung sắt.
Kẽm: Rất cần thiết cho nhiều hoạt động chuyển hóa của cơ thể, giúp phân chia tế bào, thúc đẩy sự
tăng trưởng. Nhu cầu kẽm: 0,5 mg/kg cân nặng, tối đa 15 mg mỗi ngày.
Iốt: Là nguyên liệu tạo nên nội tiết tố tuyến giáp, tác động lên nhiều bộ phận cơ quan trong cơ thể
để thúc đẩy sự tăng trưởng. Nhu cầu iốt tăng dần theo tuổi: từ 50-150 mcg/ngày. Thức ăn nhiều
iốt: muối iốt, phô mai, trứng gà, sữa, cá biển, rau câu, tảo.

×