Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỰC HÀNHQUYỀN CÔNG TỐ, KIỂM SÁT ĐIỀU TRA TỘI PHẠM HỦY HOẠIRỪNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SƠN HÀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.35 KB, 39 trang )

VIỆN KSND TỈNH QUẢNG NGÃI
VIỆN KSND HUYỆN SƠN HÀ

CHUYÊN ĐỀ
“MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỰC HÀNH

QUYỀN CÔNG TỐ, KIỂM SÁT ĐIỀU TRA TỘI PHẠM HỦY HOẠI
RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SƠN HÀ”

Sơn Hà, ngày 13 tháng 8 năm 2018

1


LỜI MỞ ĐẦU
Rừng là một hệ sinh thái quần xã tập hợp nhiều quần thể sinh vật khác
nhau, mà quần thể cây rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ tương tác
giữa sinh vật với môi trường. Rừng có vai trị rất quan trọng đối với cuộc
sống của con người cũng như môi trường: cung cấp nguồn gỗ, tạo ra oxy, điều
hòa nước, là nơi cư trú của động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm,
bảo vệ và ngăn chặn gió, bão, chống xói mịn đất, đảm bảo cho sự sống, bảo
vệ sức khỏe của con người...
Sơn Hà là một huyện miền núi ở phía Tây của tỉnh Quảng Ngãi với
diện tích là 750,31 km2, địa bàn trải rộng, đồi núi, sông suối chằng chịt, chia
cắt bao biệt, trong đó núi rừng chiếm hầu hết diện tích tự nhiên của tồn
huyện nên rừng có vai trị vơ cùng quan trọng trong việc điều hịa, ổn định khí
hậu, giữ cân bằng sinh thái, mơi trường, góp phần ngăn chặn, hạn chế hậu quả
khốc liệt do thiên tai gây ra trên địa bàn huyện. Thế nhưng, cùng với sự phát
triển kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện thì tình hình tội phạm hủy hoại rừng
đã và đang có những diễn biến ngày càng phức tạp. Một bộ phận khơng nhỏ
người dân trên địa bàn huyện vì nhu cầu đất canh tác nhưng thiếu hiểu biết về


pháp luật, nhận thức khơng đúng về vai trị của rừng nên đã lén lút phá, đốt
rừng để lấy đất canh tác; bên cạnh đó, tình trạng khai thác rừng trái phép cũng
đang diễn ra thường xuyên với những con người vì lợi nhuận mà đang tâm
hủy hoại mơi trường. Hai nguyên nhân trên là nguyên nhân chính dẫn đến
diện tích rừng, sản lượng gỗ, độ che phủ rừng ngày càng giảm và hậu quả của
sự suy giảm trên ngày càng hiện rõ qua những cơn mưa bất thường, những
dòng lũ với những dịng chảy ngồi dự đốn, khí hậu thay đổi theo chiều
hướng xấu, nóng dần lên...
Nhằm ngăn chặn tình trạng đốt, phá, khai thác rừng trái phép, trong
những năm qua, các cơ quan chức năng trên địa bàn huyện đã tổ chức truy
quét, phát hiện, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử rất nhiều vụ án liên quan đến
hành vi Hủy hoại rừng. Ngoài nhiệm vụ bảo vệ, gìn giữ và phát triển mơi
trường sinh thái chung trong tình trạng rừng đang bị xâm hại nghiêm trọng
2


như hiện nay, Viện kiểm sát nhân dân còn thực hiện một chức năng, nhiệm vô
cùng quan trọng khác đã được Hiến định trong Hiến pháp năm 2013 của nước
Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, đó là chức năng thực hành quyền công
tố và kiểm sát hoạt động tư pháp nói chung và đối với tội phạm về hành vi
Hủy hoại rừng nói riêng.
Để bảo đảm mọi hành vi xâm hại rừng trái phép đều được phát hiện,
khởi tố, điều tra, xử lý kịp thời; không để lọt tội phạm và người phạm tội,
không làm oan người vô tội, đồng thời bảo đảm việc điều tra được khách
quan, tồn diện, đầy đủ, chính xác, đúng pháp luật; kịp thời phát hiện, khắc
phục và xử lý những vi phạm pháp luật trong quá trình điều tra các vụ án Hủy
hoại rừng, vấn đề nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố, kiểm sát điều
tra về tội phạm Hủy hoại rừng một lần nữa lại được đặt lên hàng đầu.
Xuất phát từ tầm quan trọng nêu trên của công tác thực hành quyền
công tố, kiểm sát điều tra các vụ án Hủy hoại rừng, tập thể Viện kiểm sát nhân

dân huyện Sơn Hà đã lựa chọn đề tài "Một số giải pháp nâng cao chất lượng
công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra tội phạm Hủy hoại
rừng trên địa bàn huyện Sơn Hà" làm chuyên đề thi đua năm 2018. Thông
qua việc nghiên cứu, xây dựng chuyên đề nhằm đề xuất một số giải pháp nâng
cao chất lượng của hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra về
tội phạm Hủy hoại rừng, đặc biệt là thống nhất nhận thức về các dấu hiệu
pháp lý đặc trưng của tội phạm, bảo đảm các vụ án Hủy hoại rừng phải được
điều tra, truy tố, xét xử kịp thời, đúng pháp luật, tránh làm oan người vô tội
nhưng cũng không được bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, hạn chế thấp nhất
tình trạng trả hồ sơ để điều tra bổ sung, góp phần nâng cáo cơng tác phịng và
chống tội phạm, ổn định trật tự xã hội tại địa phương.
* Mục tiêu nghiên cứu
Thực trạng công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra về tội
phạm Hủy hoại rừng tại Viện kiểm sát nhân dân huyện Sơn Hà. Thơng qua đó,
sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thực hành
quyền công tố và kiểm sát điều tra tội phạm Hủy hoại rừng trên địa bàn .

3


* Phạm vi nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu vấn đề về thực trạng hoạt động thực hành quyền
công tố, kiểm sát điều tra tội phạm Hủy hoại rừng tại Viện kiểm sát nhân dân
huyện Sơn Hà và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng của công tác
này trên địa bàn huyện Sơn Hà. Số liệu nghiên cứu từ ngày 01/12/2012 đến
ngày 31/7/2018 (theo thống kê của ngành Kiểm sát nhân dân).
* Kết cấu của chuyên đề
Chuyên đề “Một số giải pháp nâng cao chất lượng thực hành quyền
công tố, kiểm sát điều tra tội phạm Hủy hoại rừng trên địa bàn huyện Sơn
Hà”, nội dung ngoài phần mở đầu và kết luận, gồm có ba phần chính.

Chương I: Cơ sở lý luận về tội phạm Hủy hoại rừng.
Chương II: Thực trạng công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều
tra tội Hủy hoại rừng tại Viện kiểm sát nhân dân huyện Sơn Hà.
Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thực hành
quyền công tố kiểm sát điều tra tội phạm Hủy hoại rừng tại Viện kiểm sát
nhân dân huyện Sơn Hà.

4


CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỘI PHẠM HỦY HOẠI RỪNG
1.1. Quy định của Bộ luật hình sự về tội phạm Hủy hoại rừng
1.1.1. Khái niệm tội phạm Hủy hoại rừng
Theo quy định tại Điều 189 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung
năm 2009 và Điều 243 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
thì Huỷ hoại rừng là hành vi đốt, phá rừng trái phép rừng hoặc có hành vi
khác làm cho rừng mất hoàn toàn giá trị hoặc làm cho rừng giảm giá trị đáng
kể.
1.1.2. Cơ sở pháp lý
Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 có hiệu lực thi
hành từ ngày 01/01/2018 nhưng số liệu liên quan đến tội phạm Hủy hoại rừng
tập thể thống kê từ ngày 01/12/2012 đến ngày 31/7/2018, nên chuyên đề sẽ
nêu, phân tích và nhận xét cả hai điều luật: Điều 189 Bộ luật hình sự năm
1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 (BLHS 1999) và Điều 243 Bộ luật hình sự
năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 (BLHS 2015).
* Tại Điều 189 BLHS 1999 quy định tội Huỷ hoại rừng:
“1. Người nào đốt, phá rừng trái phép rừng hoặc có hành vi khác huỷ
hoại rừng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành
vi này mà cịn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu

đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến
năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ
ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ
chức;
c) Hủy hoại diện tích rừng rất lớn;
5


d) Chặt phá các loại thực vật quý hiếm thuộc danh mục quy định của
Chính phủ;
đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ
bảy năm đến mười lăm năm:
a) Hủy hoại diện tích rừng đặc biệt lớn;
b) Hủy hoại rừng phòng hộ, rừng đặc dụng;
c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
4. Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm
mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc
nhất định từ một năm đến năm năm.”.
* Tại Điều 243 BLHS 2015 quy định tội Hủy hoại rừng:
“1. Người nào đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại
rừng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000
đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị
phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc
rừng chưa có trữ lượng có diện tích từ trên 30.000 mét vuông (m²) đến dưới
50.000 mét vuông (m²) ;

b) Rừng sản xuất có diện tích từ trên 5.000 mét vuông (m²) đến dưới
10.000 mét vuông (m²) ;
c) Rừng phịng hộ có diện tích từ trên 3.000 mét vuông (m²) đến dưới
7.000 mét vuông (m²) ;
d) Rừng đặc dụng có diện tích từ trên 1.000 mét vng (m²) đến dưới
3.000 mét vuông (m²) ;
đ) Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới
100.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại khơng tính được bằng
diện tích;
6


e) Thực vật thuộc loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc
Dang mục thực vật rừng; động vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA giá trị từ
20.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng; thực vật thuộc Danh mục thực
vật rừng, động vật nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 40.000.000 đồng
đến dưới 100.000.000 đồng.
g) Diện tích rừng hoặc giá trị lâm sản dưới mức quy định tại một
trong các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1 Điều này nhưng đã bị xử phạt vi
phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị
kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ
03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ
chức;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc
rừng chưa có trữ lượng có diện tích từ 50.000 mét vuông (m²) đến dưới
100.000 mét vuông (m²) ;

đ) Rừng sản xuất có diện tích từ 10.000 mét vng (m²) đến dưới
50.000 mét vng (m²) ;
e) Rừng phịng hộ có diện tích từ 7.000 mét vng (m²) đến dưới
10.000 mét vng (m²) ;
g) Rừng đặc dụng có diện tích từ 3.000 mét vuông (m²) đến dưới
5.000 mét vuông (m²) ;
h) Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới
200.000.000 đồng trong trường hợp rừng bị thiệt hại khơng tính được bằng
diện tích;
i) Thực vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên
bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm c
7


Nhóm IA trị giá từ trên 60.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; thực
vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm
IIA trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ
07 năm đến 15 năm:
a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh ni tái sinh thuộc
rừng chưa có trữ lượng có diện tích 100.000 mét vng (m²) trở lên;
b) Rừng sản xuất có diện tích 50.000 mét vng (m²) trở lên;
c) Rừng phịng hộ có diện tích 10.000 mét vng (m²) trở lên;
d) Rừng đặc dụng có diện tích 5.000 mét vuông (m²) trở lên;
đ) Gây thiệt hại về lâm sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên trong
trường hợp rừng bị thiệt hại khơng tính được bằng diện tích;
e) Thực vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên
bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
Nhóm IA trị giá 100.000.000 đồng trở lên; thực vật thuộc Danh mục thực vật
rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá 200.000.000 đồng

trở lên.
4. Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến
100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công
việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt
như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị
phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a,
c, d, đ, e, g, h và i khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng
đến 5.000.000.000 đồng;

8


c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị
phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt
động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này,
thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
đ) Pháp nhân thương mại cịn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng
đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực
nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”.
1.2. Nhận xét về sự điều chỉnh, bổ sung tội Hủy hoại rừng của Bộ
luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 với Bộ luật hình sự
năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 về tội Hủy hoại
rừng có một số quy định mới, thể hiện tính phù hợp với sự địi hỏi, yêu cầu
của thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm hủy hoại rừng nói riêng, đấu
tranh phịng, chống tội phạm nói chung. BLHS 1999 quy định tội Hủy hoại

rừng tại Điều 189 với 04 khoản; còn BLHS 2015 quy định tội Hủy hoại rừng
tại Điều 243 với 05 khoản, cụ thể:
*Về định khung cơ bản:
Khoản 1 Điều 189 BLHS 1999 quy định cấu thành cơ bản của tội Hủy
hoại rừng thuộc hai trường hợp: “gây hậu quả nghiêm trọng” và tuy chưa gây
hậu quả nghiêm trọng nhưng "đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà
cịn vi phạm". BLHS 1999 chưa quy định như thế nào là tình tiết “gây hậu
quả nghiêm trọng”, còn BLHS 2015 đã sửa đổi, bổ sung và xây dựng mới
dấu hiệu phạm tội theo định khung cơ bản tại khoản 1 Điều 243 BLHS 2015
khác biệt hoàn toàn so với quy định tại Khoản 1 Điều 189 BLHS 1999. Khoản
1 Điều 243 BLHS 2015 bỏ tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng”, xây dựng
cụ thể các điểm a, b, c, d, đ, e khoản 1 Điều 243 với các quy định cụ thể
về “diện tích rừng thiệt hại tương ứng từng phân loại rừng và giá trị lâm sản
bị thiệt hại” để làm căn cứ định tội danh và xây dựng điểm g khoản 1 Điều
243 quy định tình tiết “đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các
hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án
9


tích mà cịn vi phạm”, so với Khoản 1 Điều 189 BLHS 1999 thì điểm g
Khoản 1 Điều 243 BLHS 2015 bổ sung mới tình tiết “…hoặc đã bị kết án về
tội này, chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm” đây là quy định mới phù hợp
với thực tiễn.
Đồng thời, bổ sung mới tình tiết định khung cơ bản tại điểm e khoản 1
Điều 243 BLHS 2015 về các lồi thực vật rừng thuộc danh mục lồi nhóm IA,
nhóm IIA với giá trị thiệt hại cụ thể, tương ứng theo nhóm IA hoặc IIA.
* Về định khung tăng nặng:
Khoản 2 Điều 189 BLHS 1999 quy định 05 tình tiết định khung tăng
nặng, trong đó có 03 tình tiết định khung tăng nặng BLHS 1999 như “Huỷ
hoại diện tích rừng rất lớn”, “Chặt phá các loại thực vật quý hiếm thuộc

danh mục quy định của Chính phủ”, “Gây hậu quả rất nghiêm trọng” nên
gây khó khăn cho hoạt động tiến hành tố tụng trong thực tế. Tuy nhiên, tại
khoản 2 Điều 243 BLHS 2015 đã sửa đổi, bổ sung mới hồn tồn so với
BLHS 1999, theo đó đã xây dựng thêm các tình tiết định khung hình phạt tăng
nặng tại các điểm c, d, đ, e, g, h, i đã quy định cụ thể hơn, rõ ràng hơn, phù
hợp hơn. Cụ thể:
Điểm c khoản 2 Điều 243 BLHS 2015 đã quy định thêm tình tiết tái
phạm nguy hiểm.
Điểm d, đ, e, g khoản 2 Điều 243 BLHS 2015 đã quy định cụ thể diện
tích các quy định cụ thể về diện tích rừng thiệt hại tương ứng từng phân loại
rừng.
Điểm h Khoản 2 Điều 243 BLHS 2015 đã quy định giá trị lâm sản
bị thiệt hại trong trường hợp rừng bị thiệt hại khơng tính được bằng diện
tích” .
Điểm i Khoản 2 Điều 243 BLHS 2015 đã sửa đổi, bổ sung “Thực vật
thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh
mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA”, “thực vật
thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, q, hiếm Nhóm
IIA”, quy định chính xác hơn, phù hợp hơn, bởi thực vật thuộc loài nguy cấp,
10


quý hiếm được ưu tiên bảo vệ và thực vật, động vật rừng thuộc nhóm IA,
nhóm IIA.
*Về định khung tăng nặng cao nhất:
Khoản 3 Điều 189 BLHS 1999 quy định 03 tình tiết định khung tăng
nặng như “Huỷ hoại diện tích rừng đặc biệt lớn”, “Hủy hoại rừng phịng hộ,
rừng đặc dụng”, “Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”, và 03 tình tiết định
khung tăng nặng này BLHS 1999 chưa qui định cụ thể, mà phải nghiên cứu
tại mục 3, phần IV Thông tư 19/2007/TTLT-BNN-BTP-BCA-VKSNDTCTANDTC về Hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật hình sự về các tội

phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, nhưng
cũng chưa rõ ràng nên gây khó khăn cho hoạt động tiến hành tố tụng trong
thực tế.
Tuy nhiên, khoản 3 Điều 243 BLHS 2015 đã sửa đổi, bổ sung mới
hồn tồn các tình tiết định khung tăng nặng, theo đó xây dựng mới các điểm
a, b, c, d, đ, e, căn cứ vào diện tích rừng bị thiệt hại, giá trị lâm sản bị thiệt hại
và thực vật thuộc Danh mục quy định để làm căn cứ định tội theo khung tăng
nặng.
*Về hình phạt chính:
Khoản 1 Điều 189 BLHS 1999 quy định hình phạt gồm bị phạt tiền từ
mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm
hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm; Khoản 2 Điều 189 BLHS 1999 quy
định hình phạt tù từ ba năm đến mười năm; Khoản 3 Điều 189 BLHS 1999
quy định hình phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. Có thể thấy, khung dao
động hình phạt tại Điều 189 BLHS 1999 là rất lớn, gây khó khăn cho quá
trình áp dụng hình phạt của cơ quan tiến hành tố tụng về tính chất, mức độ
nguy hiểm của hành vi phạm tội cũng như các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ và
nhân thân người phạm tội.
So với BLHS 1999 về tội Hủy hoại rừng, BLHS 2015 quy định về tội
này đã có sửa đổi mới theo hướng phù hợp hơn. Theo đó, khoản 1 Điều 243
BLHS 2015 quy định phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng,
phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm;
11


Khoản 2 Điều 243 BLHS 2015 quy định phạt tù từ 03 năm đến 07 năm;
Khoản 3 Điều 243 BLHS 2015 quy định phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
* Về hình phạt bổ sung:
Khoản 4 Điều 189 BLHS 1999 quy định về hình phạt bổ sung đối với
người phạm tội hủy hoại rừng “Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ

năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành
nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.
So với BLHS 1999 thì BLHS 2015 đã có sửa đổi, bổ sung mới theo
hướng tăng mức phạt tiền lên từ “20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng”,
đây là mức phạt tiền phù hợp, đảm bảo tính răn đe khi tác động vào mặt vật
chất của người phạm tội.
* Bổ sung chủ thể phạm tội mới
BLHS 1999 nói chung, Điều 189 BLHS 1999 nói riêng chỉ quy định
chủ thể phạm tội hủy hoại rừng là cá nhân con người cụ thể, còn BLHS 2015
đã xây dựng thêm chủ thể phạm tội mới trong tội hủy hoại rừng là Pháp nhân
thương mại, quy định tại Khoản 5 Điều 243 BLHS 2015. Đây là điểm mới
tiến bộ, phù hợp, góp phần vào cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm nói
chung, tránh bỏ lọt tội phạm nói chung.
1.3. Các dấu hiệu pháp lý của tội phạm Hủy hoại rừng
1.3.1. Về chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm này là cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực
trách nhiệm hình sự. Người được giao trồng rừng, quản lý và chăm sóc rừng
(chủ rừng) mà có hành vi huỷ hoại rừng do chính mình trồng, được giao quản
lý, chăm sóc thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trong trường hợp “diện tích rừng hoặc giá trị lâm sản dưới mức quy
định tại một trong các điểm a, b, c, d, đ và e” khoản 1 Điều 243 BLHS 2015,
dấu hiệu nhân thân “đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành
vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích
mà cịn vi phạm” được xác định là dấu hiệu định tội.

12


1.3.2. Về mặt khách thể của tội phạm:
Tội phạm Hủy hoại rừng là tội phạm xâm phạm đến chế độ quản lý

rừng của Nhà nước, xâm phạm nghiêm trọng đến môi trường sinh thái, gây ra
những hậu quả nghiêm trọng khác cho đời sống xã hội.
Đối tượng tác động của tội phạm này chính là rừng bao gồm: rừng
phịng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất.
Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ
đất, chống xói mịn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hồ khí hậu,
góp phần bảo vệ mơi trường, bao gồm: Rừng phòng hộ đầu nguồn; Rừng
phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; Rừng phịng hộ chắn sóng, lấn biển; rừng
phịng hộ bảo vệ mơi trường.
Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu
chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu
khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ
ngơi, du lịch, kết hợp phịng hộ, góp phần bảo vệ môi trường, bao gồm: Vườn
quốc gia; Khu bảo tồn thiên nhiên gồm khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn
loài – sinh cảnh; Khu bảo vệ cảnh quan gồm khu rừng di tích lịch sử, văn hố,
danh lam thắng cảnh; Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học.
Rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, lâm
sản ngồi gỗ và kết hợp phịng hộ, góp phần bảo vệ mơi trường, bao gồm:
Rừng sản xuất là rừng tự nhiên; Rừng sản xuất là rừng trồng; Rừng giống
gồm rừng trồng và rừng tự nhiên qua bình tuyển, công nhận.
1.3.3. Về mặt khách quan của tội phạm
* Hành vi khách quan: Người phạm tội huỷ hoại rừng có thể thực hiện
một hoặc một số hành vi khách quan sau:
Đốt rừng trái phép là dùng lửa hoặc các hố chất phát lửa làm cho rừng
bị cháy, có thể cháy tồn bộ hoặc chỉ cháy một phần mà khơng được người
hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

13



Phá rừng trái phép là chặt phá cây trong rừng hoặc khai thác tài nguyên
của rừng không được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép như:
khai thác gỗ, khai thác các lâm sản trái phép…
Hành vi khác hủy hoại rừng là ngoài hai hành vi đốt rừng và phá rừng
trái phép thì bất cứ hành vi nào làm cho rừng bị tàn phá đều là hủy hoại rừng
như đào bới, nổ mìn, san ủi, đào, đắp ngăn nước thủy triều, tháo nước hoặc xả
chất độc vào rừng trái pháp luật, làm cho cây rừng bị chết hàng loạt và đất
rừng bị ô nhiễm…
* Hậu quả: Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này.
Hành vi huỷ hoại rừng cấu thành tội phạm nếu thuộc một trong các trường
hợp sau:
- Tại Điều 189 BLHS 1999 quy định là đã gây hậu quả nghiêm trọng;
đã bị xử lý hành chính về hành vi này mà cịn vi phạm hoặc gây ơ nhiễm mơi
trường.
Trường hợp phải gây ra hậu quả nghiêm trọng thì mới bị truy cứu trách
nhiệm hình sự. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này. Gây hậu quả
nghiêm trọng khi thuộc một trong các trường hợp sau:
Đốt rừng, phá rừng hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng sản xuất với
diện tích từ trên mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính đến hai lần mức tối
đa bị xử phạt vi phạm hành chính.
Gây thiệt hại về lâm sản có giá trị từ trên ba mươi triệu đồng đến sáu
mươi triệu đồng đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên; từ trên năm mươi
triệu đồng đến một trăm triệu đồng đối với rừng sản xuất là rừng trồng, rừng
khoanh nuôi tái sinh trong trường hợp rừng bị thiệt hại khơng tính được bằng
diện tích đốt rừng, phá rừng hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng khơng tập
trung mà phân tán, rải rác trong cùng một tiểu khu hoặc nhiều tiểu khu.
Trong trường hợp hủy hoại rừng mà cịn gây thiệt hại về tính mạng,
sức khỏe của người khác, tài sản của Nhà nước, tập thể, của cá nhân đến mức
phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì xử lý về tội hủy hoại rừng và tội tương
ứng quy định trong Bộ luật Hình sự.

14


- Tại Điều 243 BLHS 2015 quy định về hậu quả là dấu hiệu bắt buộc
gồm các trường hợp:
Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới
100.000.000 đồng trong trường hợp rừng khơng tính bằng diện tích;
Thực vật thuộc lồi nguy cấp, q hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc
Danh mục thực vật rừng; động vật nguy cấp, quý hiếm Nhóm IA giá trị từ
20.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng; thực vật thuộc Danh mục thực
vật rừng, động vật nguy cấp, quý hiếm Nhóm IIA trị giá từ 40.000.000 đồng
đến dưới 100.000.000 đồng.
Còn đối với trường hợp quy định diện tích rừng bị thiệt hại của từng
phân loại rừng và diện tích rừng hoặc giá trị lâm sản bị thiệt hại dưới mức quy
định tại một trong các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 1 Điều 243 BLHS 2015
nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại
Điều này hoặc đã bị kết án về tội này chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm
thì hành vi được xác định là phạm tội mà khơng cần có hậu quả xảy ra.
1.3.4. Về mặt chủ quan của tội phạm
Người thực hiện hành vi phạm tội này với có lỗi cố ý.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CƠNG TÁC THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ,
KIỂM SÁT VỀ TỘI PHẠM HỦY HOẠI TẠI VIỆN KSND HUYỆN SƠN HÀ

2.1. Tình hình chung và nguyên nhân phát sinh tội phạm Hủy hoại
rừng trên địa bàn huyện Sơn Hà
Với đặc điểm tình hình của Sơn Hà là huyện miền núi nên hoạt động
khai thác các sản phẩm từ rừng là một hoạt động không thể thiếu từ xưa đến
nay của nhân dân Sơn Hà. Bên cạnh trồng lúa và chăn nuôi, người dân Sơn
Hà còn vào rừng lấy cây làm nhà, lấy củi đun, săn bắn, hái lượm, lấy mật

ong... Từ sau năm 1975, đã khoanh ni trồng 6.296 ha rừng phịng hộ và
rừng nguyên liệu, nâng độ che phủ của rừng lên gần 40%, vấn đề khoanh nuôi
và trồng rừng đặt ra như một nhu cầu cấp bách sau một thời gian dài rừng ở
Sơn Hà bị tàn phá nặng do chiến tranh và con người. Tính đến năm 2017,
15


tổng diện tích rừng tự nhiên của tồn huyện Sơn Hà là 72.899,22 ha, tuy diện
tích rừng của huyện rất lớn nhưng Sơn Hà là điểm nóng về tình trạng phá
rừng và hủy hoại rừng trái pháp luật, rừng tự nhiên phòng hộ đầu nguồn bị tàn
phá, đất đai bị xói mịn, nhiều lồi động thực vật, lâm sản q bị biến mất
trong danh mục các loài quý hiếm, số còn lại đang phải đối mặt với nguy cơ
dần dần bị tuyệt chủng. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, đời sống vật
chất và tinh thần của người dân đã có nhiều chuyển biến tích cực do giá trị
ngun liệu các loại cây mì, keo tăng cao…nên cũng dẫn đến gia tăng về số
vụ hủy hoại rừng hơn. Chỉ tính trong năm 2017, trên địa bàn huyện Sơn Hà
xảy ra 45 vụ Hủy hoại rừng với diện tích 221.912 ha, trong đó phá rừng tự
nhiên phịng hộ 27 vụ/163.185m2 , rừng tự nhiên sản xuất là 03 vụ/11.036 m 2,
rừng trồng sản xuất là 01 vụ/1.360m 2 và các loại rừng khác là 04
vụ/46.331m2; trong 45 vụ Hủy hoại rừng thì Hạt kiểm lâm xử lý hành chính
04 vụ, UBND huyện xử lý 01 vụ, 27 vụ Hạt kiểm lâm chưa xác định được đối
tượng và đã chuyển cho Cơ quan điều tra Công an huyện xử lý theo thẩm
quyền 13 vụ. Người dân phá rừng chủ yếu nhằm mục đích lấy đất sản xuất,
trồng trọt…diện tích rừng thu hẹp trên quy mô lớn không chỉ làm biến đổi khí
hậu mà cịn ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người và đời sống động vật,
thực vật…
Có rất nhiều nguyên dẫn đến tội phạm Hủy hoại rừng, cụ thể như sau:
* Nguyên nhân khách quan: Do nền kinh tế Việt Nam nói chung và
kinh tế huyện Sơn Hà nói riêng đang trên đường phát triển nhanh trở thành
nên kinh tế nóng mà cơ sở vật chất, trang thiết bị của người dân lại yếu kém

không phát triển theo kịp nền kinh tế hiện nay. Điều này đã làm cho giá cả thị
trường tăng nhanh mà người dân chưa kịp thích ứng với sự gia tăng nhanh của
thị trường. Đó chính là nguyên nhân làm cho người dân nghèo lâm vào hoàn
cảnh túng thiếu dẫn đến việc họ lên rừng chặt phá cây để lấy đất canh tác. Bên
cạnh đó, đất dùng cho sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, dân số
ngày càng tăng, tuy tổng diện tích tự nhiên của các xã miền núi rất lớn nhưng
hầu hết là rừng và đất rừng. Nhiều nơi rừng và đất rừng lại nằm dưới sự quản
lý của các Ban quản lý rừng phịng hộ, khơng đủ đất cho người dân sản xuất
tăng thu nhập nên người dân phải vào rừng chặt phá để làm nương rẫy.
16


Mặt khác, do trình độ học vấn thấp cũng là một ngun nhân chính dẫn
đến tình trạng phá rừng ngày càng tăng. Kết quả thực hành quyền công tố và
kiểm sát điều tra tội phạm Hủy hoại rừng cho thấy các bị can đa số là người
đồng bào dân tộc thiểu số, không biết chữ, đều thuộc diện hộ nghèo, số bị can
học đến tiểu học chỉ khoảng 20% trong tổng số 26 bị can đã khởi tố. Do trình
độ dân trí thấp nên nhận thức của người dân về chính sách pháp luật của Nhà
nước cịn hạn chế, chưa nhận biết được giá trị, lợi ích của rừng tự nhiên
phịng hộ, các lồi cây q hiếm cần bảo vệ…
* Nguyên nhân chủ quan: Người dân chưa nhận thức được tính cấp
thiết của rừng, cần phải bảo vệ và phát triển rừng, chỉ thấy được lợi nhuận
trước mắt như giá trị các nguyên liệu cây mì, keo tăng cao nên phá rừng để
lấy đất canh tác; Mặt khác, các cấp, chính quyền chưa thực hiện có hiệu quả
đến cơng tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến pháp luật đối với đồng bào dân
tộc thiểu số; Cán bộ được giao quản lý rừng lực lượng cịn mỏng, trình độ
chun mơn hạn chế nhất là trong việc vận động động quần chúng đến công
tác bảo vệ rừng.
2.2. Thực trạng công tác Thực hành quyền công tố, kiểm sát điều
tra về tội phạm Hủy hoại rừng tại Viện KSND huyện Sơn Hà

2.2.1. Tình hình thụ lý và kết quả giải quyết án Hủy hoại rừng tại
Viện KSND huyện Sơn Hà
Theo số liệu thống kê từ công tác thống kê tội phạm của đơn vị, từ ngày
01/12/2012 đến ngày 31/7/2018, trên địa bàn huyện Sơn Hà đã xảy ra 148 vụ
phạm pháp hình sự, trong đó nhóm tội phạm về Hủy hoại rừng xảy ra 21 vụ
chiếm tỷ lệ 14,2% trong tổng số vụ án đã khởi tố, cụ thể kết qủa án Hủy hoại
rừng đã thụ lý và giải quyết như sau:
Số vụ án/ bị can thụ lý kiểm sát điều tra: 21 vụ/ 26 bị can.
Số vụ án/ bị can truy tố:16 vụ/19 bị can.
Số vụ án/ bị cáo Tòa án xét xử sơ thẩm: 16vụ/ 19 bị cáo.
Tính đến tháng 31/7/2018, số án còn tồn: 05 vụ/ 08 bị can.

17


Qua số liệu thống kê cho thấy công tác thực hành quyền công tố và
kiểm sát điều tra, kiểm sát giải quyết các vụ án hình sự nói chung và tội phạm
Hủy hoại rừng trên địa bàn huyện Sơn Hà nói riêng trong thời gian qua đã
được Lãnh đạo Viện quan tâm đúng mức, đã triển khai thực hiện nghiêm túc
Chỉ thị của Viện trưởng Viện KSND tối cao trong công tác Thực hành quyền
công tố, kiểm sát điều tra các vụ án hình sự, đã phân cơng Kiểm sát viên thực
hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, đồng thời chỉ đạo sát sao Kiểm sát
viên thực hành quyền công tố, kiểm sát chặt chẽ hoạt động điều tra vụ án của
Cơ quan điều tra. Đối với Kiểm sát viên được phân công thụ lý án, sau khi
khởi tố vụ án, luôn kịp thời đề ra Yêu cầu điều tra mang tính khả thi cao;
Tham gia cùng Điều tra viên các hoạt động điều tra như: Hỏi cung bị can, lấy
lời khai, xác minh...; Luôn thận trọng, khách quan, toàn diện khi nghiên cứu,
đánh giá chứng cứ để đề xuất quan điểm xử lý, đồng thời bám sát vào hoạt
động điều tra của Điều tra viên đánh giá toàn diện chứng cứ vụ án trước khi
kết thúc điều tra vụ án và chuyển truy tố. Mặt khác, đối với đơn vị ln có

quan hệ phối hợp tốt với Cơ quan điều tra, tổ chức các cuộc hop liên ngành
bàn và trao đổi những vướng mắc trong quá trình điều tra vụ án và xử lý. Do
đó, đối với án Hủy hoại rừng trong thời gian quan chưa để xảy ra oan, sai, bỏ
lọt tội phạm; khơng có vụ án nào điều tra để quá hạn luật định, không có
trường hợp nào tồ tun khơng phạm tội, xét xử khác tội danh với tội danh
Viện kiểm sát đã truy tố.
2.2.2. Kết quả đạt được và hạn chế của công tác thực hành quyền
công tố và kiểm sát điều tra về tội phạm Hủy hoại rừng tại Viện KSND
huyện Sơn Hà
2.2.2.1. Các kết quả đạt được
Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra là một trong
những công tác quan trọng, là giai đoạn đầu tiên mở ra quá trình tố tụng hình
sự để xử lý một hành vi phạm tội, thực hiện theo Chỉ thị số 06/CT-VKSTC
ngày 06/12/2013 của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao "Tăng
cường công tố trong hoạt động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra",
với sự lãnh đạo chỉ đạo của Lãnh đạo đơn vị, sự nỗ lực của mỗi cá nhân Kiểm
18


sát viên, cán bộ trong đơn vị, công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát
điều tra tội phạm Hủy hoại rừng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Trong cơng tác thực hành quyền cơng tố án Hủy hoại rừng, Kiểm sát
viên thực hiện tốt việc lấy lời khai trước khi phê chuẩn khởi tố bị can đó là cơ
sở để đề xuất phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, đảm bảo việc phê chuẩn có
căn cứ, đúng pháp luật. Kiểm sát chặt chẽ việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can vì
đây là bước đi đầu tiên và quan trọng nhất của công tác kiểm sát điều tra.
Kiểm sát viên được phân công kiểm tra tài liệu xem căn cứ để khởi tố vụ án
hình sự, khởi tố bị can đã đảm bảo phê chuẩn quyết định khởi tố bị can.
Trường hợp còn băn khoăn về chứng cứ luôn kịp thời trao đổi với Cơ quan
điều tra hoặc báo cáo lãnh đạo Viện cho ý kiến chỉ đạo . Đánh giá kỹ các tài

liệu, chứng cứ và đối chiếu cụ thể với các quy định của pháp luật để đề xuất
Lãnh đạo phê chuẩn hay không phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của Cơ
quan điều tra. Ngay sau khi phê chuẩn, Kiểm sát viên được phân công đã nêu
cao tinh thần trách nhiệm, chủ động bám sát quá trình điều tra, phối hợp chặt
chẽ với các Điều tra viên, đề ra các yêu cầu điều tra cụ thể, chi tiết để Điều tra
viên tiến hành điều tra nhằm làm sáng tỏ sự thật khách quan trong vụ án, các
tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ đối với bị can. Nhờ vậy, đã đảm bảo việc khởi tố
đúng người, đúng đối tượng và tội danh, không để lọt người phạm tội, không
làm oan người vô tội.
Trong công công tác kiểm sát điều tra, Kiểm sát viên chủ động lập kế
hoạch, nhật ký kiểm sát điều tra từ đó bám sát nhật ký và kế hoạch kiểm sát
điều tra này để đảm bảo thời hạn, tiến độ điều tra và kịp thời khắc phục những
thiếu sót, vi phạm trong q trình điều tra hạn chế thấp nhất việc trả hồ sơ
điều tra bổ sung. Tất cả các hoạt động trên đều phải được ghi chép, cập nhật
vào sổ sách, vào nhật ký, nắm được tiến độ của vụ án, kết quả điều tra, thu
thập chứng cứ cũng như kiểm sát việc hỏi cung của Điều tra viên. Trước khi
kết thúc điều tra, Kiểm sát viên cùng Điều tra viên đã họp đánh giá chứng cứ,
tài liệu và xem xét, thống nhất việc kết thúc điều tra. Do đó, trong thời điểm
từ tháng 12/2012 đến tháng 7/2018 hầu hết các vụ án đều được giải quyết
trong hạn luật định, khơng để xảy ra tình trạng kéo dài thời hạn giải quyết các
19


vụ án hình sự, phải gia hạn điều tra, khơng có trường hợp nào tạm đình chỉ,
kéo dài thời hạn giải quyết do lỗi của Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát.
Nhờ chú trọng công tác kiểm sát điều tra, các hồ sơ vụ án không
những đảm bảo đúng tiến độ điều tra, sau khi kết thúc điều tra chuyển đến
Viện kiểm sát đều đảm bảo đầy đủ tài liệu, chứng cứ phục vụ cho việc truy tố
bị can ra trước Tịa án được nhanh chóng, tỷ lệ số vụ án gia hạn thời hạn truy
tố thấp, không để xảy ra án trả hồ sơ điều tra bổ sung.

Đối với các biện pháp ngăn chặn như bắt, tạm giữ, tạm giam, đối với bị
can trong vụ Hủy hoại rừng Viện kiểm sát đã kiểm sát 04 trường hợp bị bắt
tạm giam, Kiểm sát viên đã thận trọng và bám sát các quy định của pháp luật
cho nên 100% các trường hợp Viện kiểm sát quyết định áp dụng, thay đổi
biện pháp ngăn chặn đều đảm bảo có căn cứ, đúng pháp luật.
2.2.2.2. Một số hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong
công tác Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra về tội phạm Hủy
hoại rừng.
Bên cạnh những kết quả đáng khích lệ nêu trên, trong hoạt động thực
hành quyền công tố và kiểm sát điều tra tội phạm Hủy hoại rừng của Viện
kiểm sát nhân dân huyện Sơn Hà còn tồn tại những hạn chế:
Thứ nhất: Ngay sau khi vụ việc xảy ra Hạt kiểm lâm huyện tiến hành
các thủ tục điều tra xác minh sơ bộ ban đầu theo chức năng, nhiệm vụ được
giao, nếu xác định có dấu hiệu tội phạm thơng báo bằng văn bản và phối hợp
chặt chẽ với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát để tiến hành khám nghiệm hiện
trường, đồng thời Hạt kiểm lâm tiến hành trưng cầu giám định để xác định
diện tích rừng bị chặt phá thuộc kiểu trạng thái rừng nào, trữ lượng, khối
lượng gỗ rừng bị thiệt hại. Khi xác định diện tích rừng bị hủy hoại lớn trên
mức xử lý hành chính, Hạt kiểm lâm bàn giao hồ sơ cho Cơ quan điều tra xác
minh, triệu tập đối tượng để làm việc và trưng cầu định giá tài sản, thu thập
tài liệu. Tuy nhiên, Cơ quan điều tra tiếp nhận hồ sơ Hủy hoại rừng của Hạt
Kiểm lâm chuyển đến nhưng không ra quyết định phân công Điều tra viên thụ
lý giải quyết để thực hiện theo quy trình giải quyết tin báo, tố giác về tội
phạm và kiến nghị khởi tố, mà Cơ quan điều tra giải quyết theo khoản 4 Điều
20


100 BLTTHS 2003 (nay là khoản 5 Điều 143 BLTTHS 2015) là Cơ quan điều
tra trực tiếp phát hiện dấu hiệu của tội phạm để ra quyết định khởi tố vu án,
khởi tố bị can. Việc Cơ quan điều tra khơng thụ lý theo quy trình giải quyết

nguồn tin tội phạm dẫn đến Viện kiểm sát bị động khi Cơ quan điều tra khởi
tố vụ án, khởi tố bị can và đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn, không nắm được
các tài liệu xác minh ban đầu đã thu thập được có trong hồ sơ vụ án để báo
cáo đề xuất lãnh đạo phê chuẩn hay không phê chuẩn quyết định khởi tố bị
can. Mặt khác, Viện kiểm sát không kiểm sát thời hạn xác minh của Cơ quan
điều tra, dẫn đến thời hạn xác minh để quá thời hạn theo quy định tại Điều
103 BLTTHS năm 2003 (nay là Điều 147 BLTTHS 2015) và Thông tư liên
tịch

số

06/2013/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC

ngày

02/8/2013 hướng dẫn thị hành quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về tiếp
nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
Vụ án điển hình : Vụ Đinh Văn Bao phạm tội Hủy hoại rừng quy định
tại khoản 3 Điều 189 BLHS 1999.
Tóm tắt nội dung vụ án: Vào khoảng tháng 01/2013, Đinh Văn Bao,
sinh ngày 05/4/1992, thường trú tại thôn Bờ Reo, xã Sơn Thượng, huyện Sơn
Hà, tỉnh Quảng Ngãi mang theo 01 cây rựa, 01 cây rìu và mượn 01 cưa đến
tại lơ 01, khoảnh 11, tiểu khu 226 thuộc địa phận xã Sơn Thượng, huyện Sơn
Hà, tỉnh Quảng Ngãi chặt phá rừng phịng hộ với mục đích để lấy đất canh
tác. Bao chặt phá rừng phòng hộ liên tục trong khoảng 7 ngày thì bị phát hiện
và lập biên bản.
Ngày 22/10/2013 Hạt kiểm lâm huyện Sơn Hà phối hợp với Cơ quan
điều tra và Viện kiểm sát khám nghiệm hiện trường với diện tích Đinh Văn
Bao chặt phá là 5.279 m2.
Ngày 30/10/2013 Hạt kiểm lâm có quyết định trưng cầu giám định loại

rừng (trạng thái rừng) và trữ lượng gỗ rừng bị thiệt hại. Đến ngày 30/11/2013,
Tổ Giám định viên tư pháp thuộc Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ngãi có
thơng báo kết quả giám định trạng thái rừng tại lô 01, khoảnh 11, tiểu khu 226
thuộc địa phận xã Sơn Thượng, huyện Sơn Hà là rừng tự nhiên và có chức
năng phịng hộ đầu nguồn, diện tích rừng bị chặt phá là 5.279m 2, sản lượng gỗ
21


bị thiệt hại là 22,953m3. Xét thấy, vụ việc vượt quá mức tối đa xử phạt hành
chính, phải truy cứu trách nhiệm hình sự nên ngày 27/12/2013, Hạt Kiểm lâm
huyện Sơn Hà đã chuyển giao vụ việc cho Công an huyện Sơn Hà điều tra,
giải quyết theo thẩm quyền.
Sau khi thụ lý hồ sơ, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Sơn Hà
không phân công Điều tra viên thụ lý giải quyết theo quy định tại Thông tư
liên tịch số 06/2013 mà tiến hành các bước điều tra, xác minh và trưng cầu
định giá tài sản.
Qua điều tra, xác minh xét thấy hành vi Đinh Văn Bao đủ yếu tố cấu
thành tội phạm nên 09/6/2013 Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị
can đối với Đinh Văn Bao về tội “Huỷ hoại rừng” theo quy định tại Điều 189
– BLHS và đề nghị Viện kểm sát phê chuẩn.
Như vậy, sau khi tiếp nhận hồ sơ của Hạt kiểm lâm, Cơ quan điều tra đã
điều tra, xác minh hơn 5 tháng mới ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can
Đinh Văn Bao đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn, trong khi Điều 103 BLTTHS
2003 quy định thời hạn giải quyết chỉ có 02 tháng. Như vậy Cơ quan điều tra
chưa thực hiện đúng theo Thông tư liên tịch số 06/2013 và Điều 103 BLTTHS
2003.
Thứ hai, về định giá tài sản, theo Quyết định số 61/2015/QĐ-UBND
ngày 31/12/2015 của UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành quy định các loại
rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, tại Điều 8 quy định xác định tiền bồi
thường thiệt hại đối với người có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại về

rừng đó là: để xác định mức độ, hậu quả đối với hành vi vi phạm pháp luật,
gây thiệt hại về rừng để làm căn cứ buộc người gây thiệt hại phải bồi thường,
thì người có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại về rừng phải bồi thường
cho Nhà nước bao gồm giá trị về lâm sản và giá trị về môi trường của diện
tích rừng bị thiệt hại. Tuy nhiên, đối với các vụ Hủy hoại rừng, Cơ quan điều
tra xử lý thì Quyết định trưng cầu định giá tài sản của Cơ quan Cảnh sát điều
tra trưng cầu Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng huyện Sơn Hà định giá
tài sản là tổng diện tích rừng bị phá trong đó: diện tích rừng bị phá, trữ lượng
gỗ rừng bị thiệt hại, sản lượng gỗ bị thiệt hại, trạng thái rừng, chức năng quy
22


hoạch cho lâm nghiệp, nhưng các Kết luận định giá tài sản của Hội đồng định
giá tài sản trong tố tụng huyện Sơn Hà chỉ định giá về thiệt hại về trữ lượng
gỗ, không định giá thiệt hại giá trị về môi trường, như vậy là chưa đầy đủ và
chưa đúng theo quyết định số 61 của UBND tỉnh.
Điển hình như vụ: Đinh Thị Thảo phạm tội Hủy hoại rừng quy định tại
khoản 3 Điều 189 BLHS 1999.
Tóm tắt nội dung vụ án: Do cần lấy đất để canh tác sản xuất nên
khoảng tháng 12/2016 Đinh Thị Thảo (sinh ngày 10/09/1982, trú thôn Làng
Ghè , xã Sơn Linh, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi) đến tại lô 91, khoảnh 11
và lô 8, khoảnh 13, tiểu khu 216, thuộc khu vực núi Niên, thôn Làng Ghè, xã
Sơn Linh, huyện Sơn Hà để phá rừng tự nhiên phòng hộ, lấy đất canh tác.
Qua công tác khám nghiệm hiện trường đã xác định tổng diện tích
rừng Đinh Thị Thảo đã chặt phá là 11.270 m 2. Tại Kết luận giám định số
313/CCKL-GĐTP ngày 20/4/2018 được xác định trữ lượng gỗ bị thiệt hại là
58,6273m3 và khối lượng gỗ bị thiệt hại là 32,2450m3
Theo kết luận số 09/KL-HĐĐG ngày 07/5/2018 của Hội đồng định giá
tài sản trong tố tụng huyện Sơn Hà kết luận tổng giá trị thiệt hại về gỗ là
32,2450m3, tổng giá trị quy thành tiền là 23.918.500 đ.

Qua kiểm sát biên bản họp của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng
huyện Sơn Hà thấy rằng, Hội đồng định giá xác định giá trị thiệt hại về lâm
sản (gỗ) căn cứ theo Quyết định số 369/QĐ-UBND ngày 02/3/2017 của
UBND huyện Sơn Hà về việc ban hành tạm thời khung giá các loại lâm sản
(gỗ) tịch thu sung quỹ Nhà nước trên địa bàn huyện Sơn Hà, để xác định thiệt
hại của khối lượng gỗ và quy thành tiền là 23.918.500đ, mà khơng tính thêm
về thiệt hại giá trị về mơi trường trong diện tích rừng bị chặt phá để buộc
Đinh Thị Thảo phải bồi thường về hành vi đã gây thiệt hại về rừng.
Thứ ba, đối với vật chứng của vụ Hủy hoại rừng, ngồi rựa, rìu hoặc
cưa máy là cơng cụ chặt phá rừng thì cịn có số gỗ, củi để tại hiện trường cũng
là vật chứng, tuy nhiên cho đến nay tất cả các vụ phá rừng từ khi vụ việc xảy
ra Hạt kiểm lâm phát hiện cũng chưa có biện pháp thu giữ số gỗ, củi, đến khi
chuyển hồ sơ cho Cơ quan điều tra cũng chưa có biện pháp thu giữ để phục vụ
23


cho công tác điều tra xử lý, dẫn đến số gỗ, củi bị mất hoặc bị mục nát trên vị
trí rừng bị phá.
*Nguyên nhân của những thiếu sót tồn tai trên có nhiều nguyên
nhân, nhưng đáng chú ý là các nguyên nhân sau:
Thứ nhất: Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2013 quy định về
về thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan cũng như trình tự, thủ tục tiếp
nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố chưa đầy đủ,
rõ ràng, khó khăn cho cơng tác kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo tội
phạm và kiến nghị khởi tố. Đối với án Hủy hoại rừng rất cần có nhiều thời
gian để chờ kết luận trưng cầu giám định diện tích rừng bị phá, loại rừng, trữ
lượng gỗ… cũng như định giá tài sản diện tích rừng bị thiệt hại nhưng thời
hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố thì quá
ngắn, chưa có quy định về các hình thức giải quyết khác như tạm dừng xác
minh, gia hạn thời hạn xác minh.

Thứ hai, đội ngũ Kiểm sát viên nhìn chung thiếu về số lượng và hạn
chế về năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm
vụ. Mặt khác, vẫn cịn tình trạng Kiểm sát viên chưa phát huy hết trách nhiệm
trong việc thực hiện nhiệm vụ, chưa nghiên cứu kỹ các quy định của Bộ luật
Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự và các Thơng tư liên ngành nên đã ảnh
hưởng trực tiếp không nhỏ đến chất lượng của công tác thực hành quyền công
tố, kiểm sát điều tra án hình sự nói chung và án Hủy hoại rừng nói riêng.
Thứ ba, cơng tác quản lý, chỉ đạo, điều hành đối công tác thực hành
quyền công tố và kiểm sát điều tra đôi lúc chưa chặt chẽ, chưa thường xuyên
dẫn đến chưa kịp thời phát hiện vi phạm của cán bộ, Kiểm sát viên khi thực
hiện nhiệm vụ để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời.
Thứ tư, quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra nhìn
chung là tốt, hợp tác, tạo điều kiện cho nhau hoàn thành nhiệm vụ, tuy nhiên
trong quan hệ phối hợp giải quyết một số vụ việc cụ thể sự đồng thuận chưa
cao; Cơ quan điều tra chưa tạo điều kiện để Viện kiểm sát tiếp cận thông tin
điều tra kịp thời. Mặt khác, công tác phối hợp sơ kết rút kinh nghiệm về công
tác thụ lý, giải quyết nguồn tin tội phạm và kiểm sát điều tra các vụ án thời
24


gian qua chưa được Lãnh đạo hai ngành chỉ đạo thực hiện. Viện kiểm sát với
Cơ quan điều tra đôi khi chỉ thực hiện việc tổ chức họp liên ngành khi xét
thấy cần thiết.
Thứ năm, Các cơ quan có thẩm quyền chưa chú trọng đến công tác đối
với số vật chứng là gỗ hoặc củi không thu giữ được, mặt khác cũng do vị trí
rừng chặt phá ở các đồi núi dốc cao, đi lại khó khăn, trữ lượng gỗ bị chặt phá
nhiều nên khó khăn cho việc vận chuyển, đồng thời cũng thiếu kinh phí để
bảo quản, vận chuyển số gỗ bị chặt phá về nơi bảo quản.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC

THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT ĐIỀU TRA VỀ TỘI
PHẠM HỦY HOẠI RỪNG TẠI VIỆN KSND HUYỆN SƠN HÀ
Căn cứ thực trạng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều
tra về tội phạm Hủy hoại rừng tại Viện kiểm sát nhân dân huyện Sơn Hà. Để
nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác công tác thực hành quyền công tố và
kiểm sát điều tra về tội phạm Hủy hoại rừng, đảm bảo việc khởi tố, truy tố
đúng người, đúng tội, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.
Viện kiểm sát nhân dân huyện Sơn Hà đề xuất một số giải pháp phù hợp sát
với thực tiễn công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra về tội
phạm Hủy hoại rừng tại đơn vị, cụ thể:
3.1. Nâng cao chất lượng quản lý, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo
Viện trong công tác Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ
án hình sự
Cơng tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Viện có vai trị hết
sức quan trọng, làm tốt công tác này sẽ bảo đảm phát huy tối đa khả năng, trí
tuệ và trách nhiệm của từng cán bộ, Kiểm sát viên đối với việc thực hiện chức
trách, nhiệm vụ được giao.
Ngay từ đầu năm, căn cứ vào chỉ thị của Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao về công tác của Viện kiểm sát nhân dân, lãnh đạo Viện đã
xây dựng kế hoạch công tác với những chỉ tiêu nghiệp vụ và các biện pháp
25


×