Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn đôngtụ từ nước thải chăn nuôi heo ở các tỉnh Đồng bằngsông Cửu Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (737.8 KB, 40 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

THUYẾT MINH ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
DO NGHIÊN CỨU SINH THỰC HIỆN
1. Tên Đề tài: Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn đông 2. Mã số
tụ từ nước thải chăn nuôi heo ở các tỉnh Đồng bằng
sông Cửu Long
2. Lĩnh vực nghiên cứu: Vi sinh vật môi trường (Chuyên ngành: Vi sinh vật học)
3. Thời gian thực hiện: 07 tháng
Từ tháng 07/2013 đến tháng 12/2013.
4. Chủ nhiệm đề tài
Họ và tên nghiên cứu sinh: HỒ THANH TÂM Học vị, chức danh KH: Thạc sĩ - NCS
MSHV: P000028
Lớp: Vi sinh vật học
Khoa/Viện: Viện Nghiên Cứu và Phát Triển Công Nghệ Sinh Học
Địa chỉ nơi ở: 148/274/16, đường 3/2, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Điện thoại nơi ở:………………………………..Điện thoại di động: 0909161759
E-mail:
5. Những người tham gia thực hiện đề tài (cần ghi rõ nhiệm vụ của từng người, kể cả chủ
nhiệm đề tài, nhiệm vụ phải phù hợp với nội dung ở Mục 11.)
Họ và tên
Đơn vị công tác và lĩnh
Nội dung nghiên cứu
Chữ ký
vực chuyên môn
cụ thể được giao
NCS. HỒ THANH TÂM MSHV: P000028
Phân lập và tuyển
Chuyên ngành: Vi sinh vật chọn vi khuẩn đông tụ


học
từ nước thải chăn nuôi
heo ở các tỉnh Đồng
bằng sơng Cửu Long
TRẦN HỒI PHONG
Học viên cao học
Phối hợp, thực hiện
MSHV: M000042, Khóa: một số thí nghiệm
19
Chun ngành: Công
nghệ Sinh học.
TRẦN NGỌC HÂN
Sinh viên Đại học
Phối hợp, thực hiện
MSSV: 3112462, Khóa: 37 một số thí nghiệm
Chun ngành: Công nghệ
Sinh học.
6. Cán bộ hướng dẫn nghiên cứu sinh thực hiện đề tài
Họ và tên
Đơn vị
Nhiệm vụ
Chữ ký
PGS.TS. CAO NGỌC Viện Nghiên Cứu và Phát Hỗ trợ thực hiện và


ĐIỆP

Triển Cơng Nghệ Sinh lập dự tốn kinh phí
Học
đề tài

TS. NGÔ THỊ PHƯƠNG Viện Nghiên Cứu và Phát Hỗ trợ thực hiện và
DUNG
Triển Cơng Nghệ Sinh lập dự tốn kinh phí
Học
đề tài


7. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước
7.1. Vi khuẩn đông tụ trong các hệ thống sinh học xử lý nước thải
7.1.1. Vi khuẩn đông tụ trong hệ thống bùn hoạt tính
Q trình bùn hoạt tính sử dụng quần thể vi sinh vật để xử lý nước thải, là phương pháp
sinh học phổ biến nhất để loại bỏ chất hữu cơ và vô cơ trong các công nghệ xử lý nước. Sự đơng
tụ (Aggregation), kết dính (Adherence) và lắng (Settlement) là các quá trình quan trọng trong vận
hành bùn hoạt tính. Sự đơng tụ và kết dính được biết là quá trình kết tụ sinh học (Biofloculation),
lắng xuống tạo thành bùn. Các quá trình được vận hành một cách tuần hồn. Vì vậy, q trình
bùn hoạt tính hoạt động hiệu quả phải đảm bảo các hạt bùn được lắng tốt. Sự đông tụ và lắng tốt
quyết định độ sạch và trong của nước sau xử lý. Tuy nhiên, quá trình bùn hoạt tính thường gặp
nhiều sự cố như sự phát triển quá nhiều của vi khuẩn dạng sợi hoặc bùn kém chất lượng như bùn
lắng kém hay bùn tạo khối (Phuong et al., 2009).
Quá trình kết tụ sinh học được biết là cơ chế của sự đông tụ và kết dính trong bùn hoạt tính.
Kết quả là do các vi khuẩn kết tụ sinh học như Flavobacterium spp. và Pseudomonas spp. đã
được phân lập từ các nguồn bùn hoạt tính khác nhau (Endo et al., 1976; Kato et al, 1971; Tago và
Aida, 1977; Sakka et al., 1981). Tuy nhiên vi khuẩn không kết tụ được biết hiện diện rất nhiều
trong các mẫu bùn. Theo Kakii (2000), trong 50 dòng vi khuẩn được phân lập trong bùn hoạt tính
chỉ có 35% dòng vi khuẩn kết tụ tốt, 65% còn lại là các dịng vi khuẩn khơng có khả năng kết tụ.
Các dịng vi khuẩn này ít được đề cập đến, có thể vì chúng được xem là mối nguy hại do chúng
không lắng và gây đục nước (Phuong et al., 2009). Nhưng càng về sau, nhiều nghiên cứu đã cho
thấy vai trị của chúng trong q trình đơng tụ và lắng của bùn hoạt tính.
Theo Malik (2003), sự đơng tụ vi sinh vật trong bùn hoạt tính gồm nhiều dạng vi khuẩn
khác nhau trong đó có cả vi khuẩn khơng có khả năng kết tụ. Các dịng vi khuẩn này có khả năng

gơm tụ thành các hạt nhờ q trình đơng tụ (Aggregation). Đơng tụ là sự kết dính giữa các tế bào
khác nhau (cell to cell) và đã được nghiên cứu đối với nhóm vi khuẩn trong bùn hoạt tính và
màng sinh học. Theo Malik và Kakii (2003) cho thấy dịng vi khuẩn khơng kết tụ Acinetobacter
johnsonii S35 và A junii S33 có khả năng đơng tụ với 3 dòng vi khuẩn khác là Oligotropha
carboxidovorans S23, Microbacterium esteraromaticum S51 và Xanthomonas axonopodis S53
(Hình 1).


Hình 1: Sự đơng tụ giữa các dịng vi khuẩn (Malik và Kakii, 2003)
Cơ chế của q trình đơng tụ trong hệ thống bùn hoạt tính là sự kết đơi phụ thuộc (pair
dependent) và tính kỵ nước của bề mặt tế bào vi khuẩn là yếu tố kiểm soát quá trình này. Sự kết
dính của hai tế bào thơng qua sự liên kết của một dạng protein loại Lectin trên tế bào này với một
oligosaccharide trên tế bào kia. Sự đơng tụ ngừng lại nếu protein Lectin bị biến tính do nhiệt độ
hoặc các enzyme protease; hoặc sự xuất hiện của đường (lactose, galactose, hoặc các đường đơn
khác), chúng liên kết với protein Lectin khóa hoạt động của protein này (Kolenbrander and
Anderson, 1989; Kinder and Holt, 1993; Shaniztki et al., 1997) (Hình 2).
Mặt khác, để làm rõ vai trị liên kết protein lectin – oligosaccharide, Malik et al., (2003) đã
xử lý tế bào vi khuẩn với Actinase E để phân hủy protein lectin, và xử lý với Periodate để cắt cầu
nối carbon trên oligosaccharide, kết quả đã làm ngăn cản q trình đơng tụ.

Hình 2: Hoạt động liên kết của protein Lectin trên bề mặt tế bào vi khuẩn đông tụ
(Malik et al. 2003)


Sự kết dính của tế bào vi khuẩn đơng tụ tạo thành chất dính trong khối nhầy của bùn hoạt
tính hấp thụ các chất lơ lửng, vi khuẩn, chất màu, mùi… trong nước thải. Do vậy hạt bông bùn sẽ
lớn dần rồi từ từ lắng xuống đáy. Kết quả nước sáng màu, giảm lượng ô nhiễm, các huyền phù
lắng xuống cùng với bùn và nước được làm sạch.
7.1.2. Vi khuẩn đông tụ trong hệ thống màng sinh học
Nhiều nghiên cứu về sự đông tụ của vi sinh vật trong các hệ thống sinh học đã cho thấy vai

trị sự đơng tụ là yếu tố cần thiết cho sự hình thành màng sinh học (Saginur et al., 2006). Sự đông
tụ là một trong hai dạng tương tác góp phần phát triển màng sinh học. Bước 1 là sự kết dính
(Coadhesion) của tế bào đơn trong môi trường đến bề mặt vật liệu. Bước thứ 2 chủ yếu là sự
đông tụ, từ các tế bào đơn lẻ hoặc từ một nhóm các tế bào khác nhau (đơng tụ) hoặc một nhóm các
tế bào giống nhau (tự đơng tụ) sẽ kết dính với những tế bào kết dính với bề mặt vật liệu đầu tiên.
Quá trình này được tiếp diễn và tạo thành màng sinh học đa chủng vi sinh vật (Hình 3).

Hình 3: Sự hình thành màng sinh học (Ngo, 2010)


8. Tính cấp thiết của đề tài
Chăn ni heo là ngành nghề gắn liền với cuộc sống của người dân Việt Nam từ ngàn năm
nay, đặc biệt là ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Trong những năm gần đây đời sống của
người dân không ngừng được cải thiện, nâng cao, nhu cầu tiêu thụ thịt heo ngày một tăng cả về
số lượng và chất lượng, điều này đã thúc đẩy ngành chăn nuôi heo ngày càng phát triển. Tuy
nhiên, cùng với sự phát triển nghề chăn nuôi heo, đã thải ra một lượng chất thải khá lớn làm ô
nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước. Nguồn nước thải chăn ni heo hiện nay ít được
xử lý hoặc chỉ xử lý đơn giản rồi thải ra sơng ngịi, ao, hồ gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng
đến môi trường sinh thái và sức khỏe con người. Nước thải chăn nuôi heo chứa nhiều chất hữu
cơ, vô cơ dưới dạng các hạt có kích thước nhỏ, khó lắng, khó có thể tách ra được bằng các
phương pháp cơ học vì tốn nhiều thời gian mà hiệu quả khơng cao. Một trong những vấn đề chưa
được giải quyết là việc tìm ra những giải pháp thích hợp nhằm hạn chế tác động tiêu cực của
ngành chăn nuôi heo đến môi trường, vì thế cũng có nhiều nghiên cứu, cố tìm những biện pháp
hay kỹ thuật hữu hiệu để loại bỏ chất ơ nhiễm trong nước thải chăn ni heo, có biện pháp cơ
học, lý hóa, sinh học. Trong đó, phương pháp sinh học đang được xem là phương pháp hữu hiệu
nhất trong lĩnh vực xử lý nước thải, vì những ưu điểm của phương pháp này: đơn giản, rẻ tiền,
hiệu quả cao hơn các biện pháp khác. Q trình cơng nghệ sinh học xử lý nước thải hoạt động
dựa trên sự hoạt động của hệ vi sinh vật. Vì vậy, để áp dụng hiệu quả phương pháp này, điều tiên
quyết là phải có một quần thể vi sinh vật tốt để loại bỏ các chất ô nhiễm.
Từ lâu, vi khuẩn kết tụ sinh học (Flocculation bacteria) được biết là cơ chế của q trình

kết dính trong bùn hoạt tính và màng sinh học ứng dụng xử lý nước thải. Tuy nhiên, các nghiên
cứu gần đây cho thấy vi khuẩn không có khả năng kết tụ (Non-flocculation bacteria) lại là quần
thể chiếm ưu thế trong các hệ thống sinh học xử lý nước thải. Các chủng vi khuẩn khơng có khả
năng kết tụ có một cơ chế riêng ít được nói đến, trong đó nhóm vi khuẩn có khả năng đơng tụ
(Aggregation) lại chiếm ưu thế. Sự đông tụ làm kết dính các tế bào vi khuẩn với nhau và dính với
các hạt chất hữu cơ vô cơ lơ lửng trong nước thải, góp phần tạo thành bùn hoạt tính hay giữ vai trị
quan trọng trong q trình hình thành màng sinh học trong xử lý nước thải. Mặc dù vậy, hiện tại có
rất ít cơng trình nghiên cứu về đặc điểm cũng như vai trò ứng dụng của các dòng vi khuẩn này.
Chính vì thế, nghiên cứu các dịng vi khuẩn đông tụ giúp làm rõ hơn các đặc điểm và vai trò của
chúng, đồng thời là cơ sở khoa học cho việc ứng dụng nâng cao hiệu quả các quá trình sinh học
trong xử lý nước thải.
Vì vậy, để có được một nền sản xuất nơng nghiệp bền vững; đặc biệt là ngành chăn nuôi heo thân


thiện với mơi trường thì mục tiêu của nghiên cứu này là phân lập, tuyển chọn và tìm hiểu sự phân
bố của những dịng vi khuẩn có khả năng đơng tụ cao, để làm cơ sở ứng dụng công nghệ sinh học
vào thực tế cuộc sống, nhằm góp phần xử lý nước thải trong ngành chăn nuôi heo hiệu quả, trước
khi thải ra môi trường.
9. Mục tiêu đề tài
Phân lập và tuyển chọn được dịng vi khuẩn có khả năng đông tụ cao từ nước thải chăn nuôi heo
(sau biogas); Xây dựng giản đồ phả hệ các dòng vi khuẩn đông tụ ở Đồng bằng sông Cửu Long
10. Phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
10.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ 07/2013 - 12/2013 tại Viện Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ
Sinh học, Trường đại học Cần Thơ.
10.2 Phương tiện nghiên cứu
Thu mẫu nước thải chăn nuôi heo (nước thải lẫn chất thải rắn) sau biogas trong các hệ
thống lọc, hầm chứa hoặc các hồ sinh học (ao thủy sinh) ở trại chăn nuôi heo của 52 Huyện/Thị
thuộc 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Tổng số 150 mẫu nước thải chăn nuôi heo (Số mẫu và địa điểm thu mẫu tại nơi khơng có vi

khuẩn kết tụ cao). Dùng ly nhựa 250 ml lấy phần nước thải đã được khuấy lên cho vào keo nhựa 100
ml bịt kín lại mang về phịng thí nghiệm trữ ở nhiệt độ 3-50C.
10.3 Thiết bị
- Thiết bị phân lập vi khuẩn: Bình tam giác loại 1000ml, 250ml, đĩa Petri, tủ cấy vi sinh vật
(Pháp); tủ ủ vi sinh vật Incucell 111 (Đức); kính hiển vi Olympus CHT (Nhật); kính hiển vi
Olympus BH - 2 (Nhật); máy lắc mẫu GFL 3005 (Đức); nồi khử trùng nhiệt ướt Pbi international (Đức),…
Thiết bị cho các thí nghiệm khác: Cốc 1000ml; ống nghiệm; máy khuấy từ (Hoa kỳ); pH kế
Orion 420A (Hoa Kỳ); máy vortex IKA (Mỹ); cân điện tử Sartorius (Đức); tủ sấy EHRET (Đức);
lị vi sóng Panasonic (Thái Lan)
10.4 Hóa chất
- Hóa chất dùng phân lập và tuyển chọn vi khuẩn: Polypepton, (NH4)2SO4, NaNO3, NaCl,
MgSO4, CaCl2, FeCl3, K2HPO4, KCl, CaCl2, MnSO4, Al2(SO)4, Glucose, sucrose, maltose, NaOH,
HCl, (NH4)2SO4, p-xylen.
10.5 Phương pháp nghiên cứu
10.5.1 Phân lập vi khuẩn đông tụ (Bacterial Coaggregation) từ nước thải chăn nuôi heo


Môi trường Polypepton phân lập vi khuẩn đông tụ (Phuong et al., 2009)
- Polypepton:

10 g

- (NH4)2SO4:

1g

- NaNO3:

0.5 g


- NaCl:

0.1 g

- MgSO4·7H2O:

0.2 g

- CaCl2·2H2O:

0.05 g

- FeCl3·6H2O:

0.01 g

- K2HPO4:

1g

- Nước:

1 lít

- pH:

7
(Phuong et al., 2009)

Lấy 1ml mẫu nước thải pha loãng với 100ml nước cất khử trùng sau đó hút 20µl nhỏ giọt

trên đĩa petri ở môi trường thạch Polypepton với ba nồng độ khác nhau mỗi nồng độ nhỏ 3 giọt
(nồng độ pha loãng 10-2, 10-3, 10-4, ủ trong 1 – 2 ngày ở 30 oC, tách ròng từng khuẩn lạc (chọn
những khuẩn lạc có bề mặt trơn, nhầy và ướt). Sau đó kiểm tra rịng trên kính hiển vi, xem như
một chủng riêng biệt, mỗi dòng được quan sát đặc điểm của khuẩn lạc, hình dạng tế bào, khả
năng chuyển động và nhuộm gram khuẩn lạc.
- Quan sát hình thái, đo kích thước khuẩn lạc
Khi cấy chuyển vi khuẩn trên đĩa mơi trường thạch đồng thời tiến hành đo kích thước (sau
24 giờ ni, đo kích thước khuẩn lạc bằng thước milimet) và quan sát hình thái các dạng khuẩn
lạc bao gồm các chỉ tiêu: màu sắc, hình dạng, độ nổi và dạng bìa khuẩn lạc bằng mắt thường
(Cao Ngọc Điệp và Nguyễn Hữu Hiệp, 2000).
- Quan sát hình dạng và khả năng chuyển động của vi khuẩn
Sau khi phân lập và tách ròng vi khuẩn, tiến hành quan sát hình dạng và sự chuyển động
của vi khuẩn bằng phương pháp giọt ép dưới kính hiển vi quang học ở độ phóng đại 400 lần theo
(Cao Ngọc Điệp và Nguyễn Hữu Hiệp, 2000).
Chuẩn bị mẫu vi khuẩn:
+ Nhỏ 20 μl nước cất vô trùng lên lame.


+ Khử trùng kim cấy trên ngọn lửa đèn cồn và để nguội.
+ Dùng kim cấy lấy một ít khuẩn lạc rồi trải đều lên giọt nước cất vô trùng trên lame.
+ Đậy lammen lên giọt huyền phù vi khuẩn bằng cách để một cạnh của lammen tiếp xúc
với lame một góc 45° rồi hạ lammen xuống từ từ và nhẹ nhàng sao cho trong mẫu vật khơng có
bọt khí.
Tiến hành quan sát mẫu về hình dạng và khả năng chuyển động của vi khuẩn dưới kính
hiển vi quang học ở độ phóng đại 400 lần.
10.5.2 Tuyển chọn vi khuẩn đông tụ
10.5.2.1 Xác định khả năng kỵ nước của tế bào vi khuẩn
Thí nghiệm 1: Xác định khả năng kỵ nước của tế bào dựa trên khả năng hấp thụ đến pxylen theo phương pháp của Rosenberg et al. (1980). Vi khuẩn được nuôi trên môi trường
Polypepton lỏng trong 3 ngày, sau đó được ly tâm ở tốc độ cao (11.000 vòng/phút trong 10 phút)
để lấy sinh khối tế bào. Tiếp theo vi khuẩn được rửa 2 lần với dung dịch muối (3mM NaCl +

0.5mM CaCl2) và cuối cùng chứa trong dung dich này bằng với thể tích ban đầu. Lấy 5ml dịch tế
bào vi khuẩn này cho vào ống nghiệm cùng với 5ml p-xylen, vortex 1 phút, sau đó để yên 5 phút.
Khả năng kỵ nước của tế bào vi khuẩn được tính thơng qua đo OD ở bước sóng 660 nm của dịch
vi khuẩn trước và sau khi thêm p-xylen bằng công thức:
Khả năng hấp thụ của tế bào vi khuẩn đến p-xylen =

OD 0 − ODm
× 100 (%)
OD 0

*OD0: OD dịch vi khuẩn trước khi thêm p-xylen
*ODm: OD dịch vi khuẩn sau thêm p-xylen
10.5.2.2 Xác định khả năng tự đơng tụ (autoaggregation) của tế bào vi khuẩn
Thí nghiệm 2: được tiến hành theo phương pháp của Phuong et al. (2009). Chọn các dịng
vi khuẩn có bề mặt tế bào kỵ nước cao vừa thực hiện ở thí nghiệm 1 nuôi trong 50 ml môi trường
Polypepton lỏng ở nhiệt độ phòng, lắc 120 vòng/phút. Ở tại các thời điểm 10, 20, 40, 50, 60, 70,
80 giờ, hút 1.5 ml dịch vi khuẩn đo OD ở bước sóng 660 nm; 1.5 ml khác đem ly tâm nhẹ (650
vòng/phút trong 2 phút) và đo OD. Dịch vi khuẩn đồng thời được chụp hình dưới kính hiển vi ở
tất cả các thời điểm.
Khả năng tự đơng tụ =

OD 0 − ODs
×100 (%)
OD 0

*OD0: OD dịch vi khuẩn trước khi ly tâm


*ODs: OD dịch vi khuẩn sau ly tâm
10.5.2.3 Xác định khả năng đơng tụ giữa các dịng vi khuẩn (coaggregation)

Thí nghiệm 3: Thí nghiệm được tiến hành theo phương pháp của Phuong et al. (2009). Từ
các dịng vi khuẩn có khả năng tự đông tụ cao, tiến hành xác định khả năng đơng tụ với nhau
theo từng cặp dịng vi khuẩn. Số cặp dịng vi khuẩn được bố trí thí nghiệm tính theo cơng thức:
N(c) = (n-1) ×

n
(n là số dịng vi khuẩn có khả năng tự đơng tụ cao được chọn làm thí
2

nghiệm; N(c) là tổng số cặp dịng vi khuẩn được thực hiện thí nghiệm).
Chuẩn bị dịch vi khuẩn như sau: vi khuẩn được nuôi trong 250 ml mơi trường Polypepton
lỏng ở nhiệt độ phịng, lắc 120 vịng/phút, và nuôi đến thời điểm sự đông tụ đạt tối ưu được xác
định ở thí nghiệm 2. Vi khuẩn được ly tâm ở tốc độ cao (11.000 vòng/phút trong 10 phút) để lấy
sinh khối tế bào. Tiếp theo vi khuẩn được rửa 2 lần với dung dịch muối (3mM NaCl + 0.5mM
CaCl2) và chứa trong dung dịch này sao cho OD 660 bằng 0.5, pH được điều chỉnh bằng 7. Kế đến
dịch vi khuẩn được ly tâm nhẹ (650 vòng/phút trong 2 phút) để lấy dịch vi khuẩn lơ lửng phía
trên, loại bỏ các tế bào tự đơng tụ.
Xác định khả năng đông tụ theo từng cặp vi khuẩn, mỗi dịng lấy 20 ml cho vào bình tam
giác 100 ml, lắc 150 vòng/phút ở nhiệt độ phòng. Ở tại các thời điểm 5, 10, 30, 60 phút, hút 1.5
ml dịch vi khuẩn đo OD ở bước sóng 660 nm; 1.5 ml khác đem ly tâm nhẹ (650 vòng/phút trong
2 phút) và đo OD. Khả năng đông tụ =

OD 0 − ODs
×100 (%)
OD 0

*OD0: OD dịch vi khuẩn trước khi ly tâm
*ODs: OD dịch vi khuẩn sau ly tâm
10.5.2.4 Xác định yếu tố pH ảnh hưởng đến khả năng đơng tụ
Thí nghiệm 4: chọn cặp dòng vi khuẩn được chọn ở thí nghiệm 3 thực hiện thí nghiệm 4 để

xác định giá trị pH tối ưu.
- Chuẩn bị dịch vi khuẩn như sau: vi khuẩn được nuôi trong 250 ml môi trường Polypepton
lỏng ở nhiệt độ phòng, lắc 120 vòng/phút, và nuôi đến thời điểm sự đông tụ đạt tối ưu được xác
định ở thí nghiệm 2. Vi khuẩn được ly tâm ở tốc độ cao (11.000 vòng/phút trong 10 phút) để lấy
sinh khối tế bào. Tiếp theo vi khuẩn được rửa 2 lần với dung dịch muối (3mM NaCl + 0.5mM
CaCl2) và chứa trong dung dịch này sao cho OD660 bằng 0.3, pH được điều chỉnh lần lượt ở các
giá trị 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. Kế đến dịch vi khuẩn được ly tâm nhẹ (650 vòng/phút trong 2 phút) để
lấy dịch vi khuẩn lơ lửng phía trên, loại bỏ các tế bào tự đông tụ.


- Tổ hợp vi khuẩn đo khả năng đông tụ: mỗi dịng lấy 20 ml cho vào bình tam giác 100 ml,
lắc 150 vòng/phút ở nhiệt độ phòng. Ở tại các thời điểm tối ưu được xác định ở thí nghiệm 3, hút
1.5 ml dịch vi khuẩn đo OD ở bước sóng 660 nm; 1.5 ml khác đem ly tâm nhẹ (650 vòng/phút
trong 2 phút) và đo OD. Dịch vi khuẩn đồng thời được chụp hình dưới kính hiển vi ở tất cả các
thời điểm.
Khả năng đông tụ =

OD 0 − ODs
×100 (%)
OD 0

*OD0: OD dịch vi khuẩn trước khi ly tâm
*ODs: OD dịch vi khuẩn sau ly tâm
10.5.2.5 Nhận diện và phân tích mối tương quan giữa các dịng vi khuẩn đơng tụ được
tuyển chọn với các dịng vi khuẩn có ở ngân hàng dữ liệu của NCBI.
Được thực hiện theo 04 bước như sau:
(i) Ly trích DNA của vi khuẩn
Phương pháp ly trích DNA của vi khuẩn (Neumann et al.,1992)
Ly trích DNA vi khuẩn để phục vụ cho phản ứng PCR. Thực hiện theo quy trình:
- Lấy 2 ml dung dịch vi khuẩn cho vào tuýp 2,2 ml (vi khuẩn được nuôi trong môi trường LB

lỏng (Bactotryptone 10 g/l, Yeast extract 5 g/l và NaCl 10 g/l) qua đêm.
- Ly tâm 13.000 rpm trong 10 phút. Loại bỏ phần nước.
- Hòa tan sinh khối với 250 μl dung dịch TE pH=8.
- Thêm 50 μl dung dịch 10% SDS cộng 10 μl Proteinase K (20 mg/l). Ủ 20 phút trong 65 0C,
mỗi 5 phút đảo ngược túyp một lần để trộn đều dung dịch.
- Thêm 400 μl 10% CTAB/0,7 M NaCl, trộn đều. Ủ ở 650 trong 20 phút.
- Thêm 600 μl chloroform:isoamyl alcohol (24:1).
- Trộn đều và ly tâm ở 12.000 vòng trong 10 phút.
- Dùng pipet chuyển phần trong phía trên vào tuýp mới và thêm 1 ml isopropanol, lắc đều,
giữ ở -200C ít nhất 30 phút.
- Rửa với 1ml ethanol 70%, ly tâm ở 12.000 rpm trong 5 phút, làm 2 lần (mỗi lần đổ bỏ
ethanol).
Phơi khơ DNA ở nhiệt độ phịng trong 1-2 giờ.
- Hịa tan trong 30 μl nước cất 2 lần (Bi-H2O)


- Trữ lạnh ở -200C để bảo quản DNA
- Mẫu DNA sau khi ly trích, được xác định nồng độ DNA bằng máy hấp thu quang phổ, sau
đó pha sẵn lượng DNA dùng cho phản ứng PCR.
(ii) Phản ứng polymerase chain reaction (PCR)
- Phản ứng PCR với cặp mồi theo Zhao et al. (2010) có trình tự sau:
8F

5’ - AGA GTT TGA TCC TGG CTC AG - 3’

1492R

5’ - TAC GGT TAC CTT GTT ACG ACT T - 3’

- Thành phần hóa chất cho một phản ứng PCR với nồng độ 25µl:

H2O

12µl

Buffer + (NH4)2SO4

2,5µl

MgCl2

2µl

dNTPs

4µl

Mồi xi 8F

1µl

Mồi ngược 1492R

1µl

BSA

0,25µl

Taq-polymerase


0,25µl

DNA

2µl

- Quy trình phản ứng PCR gồm nhiều chu kỳ, mỗi chu kỳ có 3 giai đọan như sau:
+ Giai đoạn tháo xoắn, tách mạch: ở nhiệt độ 950C trong 1 phút.
+ Giai đoạn gắn đoạn mồi: khi nhiệt độ hạ xuống 56 0C, giai đọan này kéo dài khoảng 45
giây đến 1 phút.
+ Giai đoạn kéo dài chuỗi: ở nhiệt độ 720C, giai đọan này kéo dài 2 phút. Mẫu chạy PCR
được giữ ở 100C.
(iii) Điện di kiểm tra sản phẩm PCR trên agarose gel
- Chuẩn bị agarose gel:
+ Cân 0,48 g agarose cho vào bình tam giác đựng 45ml dung dịch TAE 1X.
+ Đun nóng hỗn hợp trong 3 phút cho agarose tan hoàn toàn.
+ Để nguội tự nhiên khoảng 10 phút.
+ Bổ sung 0,8 μl ethidium bromide và lắc nhẹ cho đều.


+ Đổ nhẹ dung dịch agarose vào khuôn để định hình gel (khi đổ gel phải đổ dứt khốt để
tránh bọt khí làm ảnh hưởng đến sự điện di sản phẩm PCR).
- Chạy điện di:
+ Đặt agarose gel đã được định hình vào bể điện di có chứa dung dịch đệm TBE 1X.
+ Nhỏ 10μl mẫu sản phẩm PCR của DNA đã được trộn đều với 2 μl loading buffer vào
giếng trên agarose gel.
+ Tiến hành chạy điện di trên gel ở hiệu điện thế 95 volt trong 45 phút.
Quan sát các băng (band) DNA trên gel bằng hệ thống chụp hình gel Bio-Rad UV 2000
(Hoa Kỳ).
+ So sánh kích thước DNA của sản phẩm PCR với thang DNA chuẩn 1500 bp.

(iv) Giải trình tự đoạn DNA
+ Cho vào tuýp sản phẩm PCR 2.5 μl EDTA + 30 μl cồn 96% để tủa DNA.
+ Ủ ở nhiệt độ phòng 15 phút.
+ Ly tâm với tốc độ 10000 vòng/phút trong 45 phút, loại bỏ phần dung dịch.
+ Rửa với 30 μl cồn 70%, ly tâm với tốc độ 10000 vòng/phút trong 20 phút, bỏ phần dung
dịch (lặp lại 2 lần).
+ Sấy chân không 10 phút ở 300C.
+ Cho vào tuýp 20 μl Hidye formamide, sau đó đặt tuýp vào máy PCR ở nhiệt độ 95 0C
trong 5 phút.
+ Cho vào máy giải trình tự ABI 3130.
+ Đọc kết quả.
+ Dùng chương trình BLAST so sánh trình tự đoạn DNA của dịng vi khuẩn với trình tự
DNA của các lồi vi khuẩn có trong ngân hàng dữ liệu NCBI.
+ Xây dựng giản đồ phả hệ từ các dịng vi khuẩn có khả năng đơng tụ cao được tuyển chọn
ở thí nghiệm 2 bằng chương trình MEGA 5.1 để tìm hiểu mối quan hệ di truyền của chúng.
11. Nội dung nghiên cứu và tiến độ thực hiện
Số
T
T

1

Các nội dung, công việc
thực hiện chủ yếu

Sản phẩm
phải đạt

Thời
gian

(bắt
đầu-kết
thúc)

Người thực hiện

Phân lập và tuyển chọn các dịng Ít nhất 120 dịng vi khuẩn 07/2013 Hồ Thanh Tâm


vi khuẩn có khả năng đơng tụ

đơng tụ trong nước thải

đến

Trần Hồi Phong

chăn ni heo ở ĐBSCL
09/2013 Trần Ngọc Hân
Kiểm tra sinh hóa các dịng vi Tuyển chọn được ít nhất 2 09/2013 Hồ Thanh Tâm
khuẩn đã phân lập được với dung cặp dịng vi khuẩn có khả
2

đến

mơi P-xylen và tuyển chọn được năng đơng tụ cao

Trần Hồi Phong

11/2013 Trần Ngọc Hân


các cặp dịng vi khuẩn có khả
năng đơng tụ cao
Giải trình tự 16S rRNA các dịng Giải trình tự 16S rRNA ít

11/2013 Hồ Thanh Tâm

vi khuẩn có khả năng đơng tụ nhất 13 dịng vi khuẩn

đến

Trần Hồi Phong

cao đã được tuyển chọn và lập đông tụ cao đại diện cho 12/2013 Trần Ngọc Hân

3

giản đồ phả hệ các dòng vi khuẩn 13 tỉnh ĐBSCL và lập
đông tụ

giản đồ phả hệ các dòng

vi khuẩn này
Xử lý số liệu, viết báo cáo và tổ Báo cáo tổng kết với các 12/2013 Hồ Thanh Tâm
4

chức nghiệm thu

kết quả đã được xử lý,


thống kê
12. Sản phẩm của đề tài (sản phẩm phải là kết quả của đề tài; không nên đồng nhất Báo
cáo tổng kết đề tài với sản phẩm của đề tài)
Loại sản phẩm (gạch dưới):
Mẫu

Vật liệu

Thiết bị máy móc

Dây chuyền cơng nghệ

Giống cây trồng

Giống gia súc

Qui trình cơng nghệ

Phương pháp

Tiêu chuẩn

Qui phạm

Sơ đồ

Báo cáo phân tích

Tài liệu dự báo


Đề án

Luận chứng kinh tế

Chương trình máy tính

Bản kiến nghị

Sản phẩm khác:

Tên sản phẩm, số lượng và yêu cầu khoa học đối với sản phẩm:

Số
TT
1

Tên sản phẩm
Dịng vi khuẩn đơng tụ

Số lượng
2 cặp

2
Phương pháp

1

u cầu khoa học
Cặp dịng vi khuẩn có khả năng
đơng tụ cao

Kiểm tra sinh hóa với dung mơi
P-xylen để xác định khả năng
gom tụ của tế bào vi khuẩn đông
tụ nhờ vào tính kỵ nước của bề
mặt tế bào


3
Báo cáo phân tích
4

Kết quả phân lập và hiệu quả
đơng tụ của các cặp vi khuẩn
đông tụ

1

Phân lập, tuyển chọn và ứng
dụng vi khuẩn đông tụ trong xử
Bản kiến nghị
1
lý nước thải chăn nuôi heo sau
biogas.
Kết hợp đào tạo: 01 học viên Cao học; 01 sinh viên Đại học chuyên ngành Công nghệ sinh học
Số bài báo công bố (bài):
Địa chỉ có thể sử dụng kết quả của đề tài:
- Bổ sung thông tin cho Luận án Nghiên cứu sinh của chủ nhiệm đề tài.
- Viện nghiên cứu và phát triển Cơng nghệ Sinh học, ĐH Cần Thơ.
- Đóng góp tư liệu cho quá trình nghiên cứu và giảng dạy về vi sinh vật trong xử lý nước thải


cho sinh viên ngành Công nghệ sinh học và Vi sinh vật.
13. Kinh phí thực hiện đề tài và nguồn kinh phí
Tổng kinh phí: 15.000.000 đồng (Mười lăm triệu đồng)
Trong đó:
Kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ: 15.000.000 đồng
Các nguồn kinh phí khác (cơ sở hỗ trợ, tài trợ của cá nhân, tổ chức ...): 00 đồng
Nhu cầu kinh phí từng năm:
- Năm 2013: 15.000.000 đồng
Dự trù tổng kinh phí theo các mục chi (th khốn chun mơn ; ngun vật liệu, năng
lượng; chi khác, ):
Th khốn chun mơn:

10.664.000 đồng

Ngun vật liệu, năng lượng:
Ngày

tháng

4.336.000 đồng

năm …..

Duyệt của đơn vị

Cần Thơ, ngày 24 tháng 06 năm 2013
Cán bộ hướng dẫn

PGS.TS. CAO NGỌC ĐIỆP
Phòng Quản lý Khoa học


Chủ nhiệm đề tài

NCS. HỒ THANH TÂM

Khoa Đào tạo Sau đại học


HIỆU TRƯỞNG


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập -Tự do - Hạnh phúc

Số: ...........T/HĐ-QLKH 20……NCS

Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2013

HỢP ĐỒNG TRIỂN KHAI ĐỀ TÀI
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
(do Nghiên Cứu Sinh thực hiện)
Căn cứ theo danh mục được duyệt đề tài Nghiên cứu Khoa học cấp Trường (do Nghiên
Cứu Sinh thực hiện) năm 2013 .

Sau khi xem xét mục tiêu, nội dung nghiên cứu của đề tài:
Mã số:
Tên đề tài: Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn đông tụ từ nước thải chăn nuôi heo ở
các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
Bên A: Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ, đại diện;
Ông:

Chức vụ:

Bên B: (Bên thực hiện đề tài), đại diện:
Họ và tên Nghiên Cứu Sinh chủ nhiệm đề tài: HỒ THANH TÂM
CMND số: 363806024

Ngày cấp: 25/01/2011

MSHV: P000028

Nơi cấp: Hậu Giang
Chuyên ngành: Vi sinh vật học

Khoa/Viện: Viện NC & PT Cơng nghệ Sinh học
Khố học: đợt 1 năm 2012
Địa chỉ nơi ở: 148/274/16, đường 3/2, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ

Điện thoại: 0909161759
Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Cao Ngọc Điệp

Email:
MSCB: 000743


Đơn vị: Viện NC & Phát triển Công nghệ Sinh học, Đại học Cần Thơ.
Điện thọai liên lạc: 0913 833 792

Email:

đã thỏa thuận như sau:
Điều 1: Bên B chịu trách nhiệm tổ chức triển khai các nội dung nghiên cứu cụ thể dưới
đây (ghi cụ thể):
Phân lập và tuyển chọn các dòng vi khuẩn có khả năng đơng tụ cao từ nước thải trại chăn
ni heo ở các tỉnh ĐBSCL.
Nhận diện các dịng vi khuẩn đông tụ trong nước thải chăn nuôi heo bằng kỹ thuật PCR và
giải trình tự 16S rRNA các dịng vi khuẩn đông tụ được tuyển chọn tiêu biểu
Xử lý số liệu, viết báo cáo và tổ chức nghiệm thu đề tài.
Thời gian tiến hành thực hiện đề tài:
Từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 đến ngày 31 tháng 12 năm 2013
Điều 2: Bên B phải nộp cho bên A các sản phẩm khoa học sau đây:


- 4 cặp dịng vi khuẩn có khả năng đơng tụ cao trong nước thải chăn nuôi heo sau biogas.
- Cây phả hệ di truyền các dịng vi khuẩn đơng tụ bản địa đã được tuyển chọn
Thời gian nộp sản phẩm trước ngày 31 tháng 12 năm 2013
Điều 3: Bên A cấp cho bên B số tiền là: 15.000.000 đồng trong năm 2013
Điều 4: Trong tiến trình thực hiện đề tài NCKH, cơng tác kiểm tra có thể được thực hiện
định kỳ hoặc đột xuất do Phịng QLKH có trách nhiệm tổ chức. Thành phần Đoàn kiểm tra do
Hiệu trưởng nhà trường quyết định thành lập tùy vào yêu cầu và nội dung của vấn đề cần kiểm
tra. Dựa vào kết quả kiểm tra, đề tài có thể được điều chỉnh, gia hạn thời gian để phù hợp với
yêu cầu thực tế hoặc buộc chấm dứt hợp đồng, xử lý vi phạm nếu phát hiện bên B không đủ
năng lực hoặc phát hiện tranh chấp có liên quan đến việc thực hiện đề tài mà không thể giải
quyết được. Hai bên thoả thuận việc kiểm tra thực hiện hợp đồng vào các thời điểm phù hợp.
Điều 5: Khi đề tài đã thực hiện chưa quá ½ thời gian thực hiện đề tài, nếu có những thay

đổi, điều chỉnh về nội dung, thời gian, cán bộ tham gia hoặc các vấn đề khác, bên B làm bản
báo cáo gởi cho Phòng QLKH để được Trường xem xét cho bổ sung.
Điều 6: Sử dụng kinh phí tuân thủ theo quy định của Nhà nước, bộ ngành liên quan, theo
quy định quản lý đề tài NCKH và quy chế chi tiêu nội bộ của Trường Đại học Cần Thơ hiện
hành.
Điều 7: Sau khi hoàn thành nhiệm vụ ghi ở Điều 1 và Điều 2, hai bên chịu trách nhiệm
cùng tổ chức đánh giá nghiệm thu sản phẩm theo đúng Quy định về quản lý đề tài nghiên cứu
khoa học và chuyển giao công nghệ của Trường hiện hành. Sản phẩm của bên B được Hội đồng
đánh giá nghiệm thu là cơ sở để thanh lý hợp đồng.
Điều 8: Bên A thực hiện quyền chủ sở hữu và bên B có quyền tác giả đối với các sản phẩm
hoặc quy trình khoa học cơng nghệ được tạo ra từ kết quả nghiên cứu khoa học của đề tài. Việc
đăng ký quyền sở hữu trí tuệ do bên A thực hiện, bên B có trách nhiệm hoàn thành hồ sơ đăng
ký theo quy định.
Điều 9: Hai bên cam kết thực hiện đúng các điều khoản đã được ghi trong hợp đồng. Nếu
bên nào vi phạm phải chịu trách nhiệm theo các quy định hiện hành.
Điều 10: Trong quá trình thực hiện hợp đồng, hai bên phải thông báo cho nhau những vấn
đề nảy sinh và cùng nhau bàn bạc giải quyết. Hợp đồng có giá trị kể từ ngày ký. Hợp đồng này
làm thành 03 bản, mỗi bên giữ 1 bản, 1 bản gởi phòng Tài vụ Trường để cấp kinh phí.
Đại diện Bên A (BGH Trường ĐHCT)
Đại diện Bên B

NCS. HỒ THANH TÂM
Cán bộ hướng dẫn

PGS.TS.CAO NGỌC ĐIỆP


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


DỰ TỐN CHI TIẾT KINH PHÍ
THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
(do Nghiên Cứu Sinh thực hiện)
Cấp quản lý: TRƯỜNG năm 2013
1. Mã số đề tài:
2. Tên đề tài: Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn đông tụ từ nước thải chăn nuôi heo ở các tỉnh Đồng
bằng sông Cửu Long
3. Chủ nhiệm đề tài: HỒ THANH TÂM
MSHV: P000028
Lớp: Vi sinh vật học
Khoa/Viện: Viện NC & Phát triền Công nghệ Sinh học,trường Đại học Cần Thơ
Số điện thoại: 0909161759
Email:
4. Tổng kinh phí được duyệt: 15.000.000 đồng.
TT

LIỆT KÊ CHI TIẾT CÁC KHOẢN CHI

ĐƠN VỊ
SỐ
TÍNH LƯỢNG ĐƠN GIÁ

I. Nội dung chi khơng giao khốn
1 Chi về vật tư, hóa chất, ngun vật liệu
(khơng có định mức kinh tế - kỹ thuật do
các Bộ ngành chức năng ban hành) cho thí
nghiệm, thử nghiệm phục vụ yêu cầu
nghiên cứu khoa học…
Hóa chất vi sinh
Cồn ethylic 96

Lít
Agar
Kg
Canxi Clorua
kg
Kali Clorua
kg
Natri Clorua
Chai/500g
Magie Clorua
Chai/500g
Polypepton
Chai/kg
P-xylen
Chai
Tổng mục I
II
Các nội dung chi được giao khốn
Chi tiền cơng, thù lao cho cán bộ, chi thù
lao chuyên gia nhận xét, phản biện, đánh giá;
chi tiền công lao động khác tham gia thực
hiện đề tài; chi hội thảo khoa học: Chủ nhiệm
2.
đề tài, dự án được quyền quyết định các mức
chi cao hơn hoặc thấp hơn mức quy định của
Nhà nước, tùy theo chất lượng và hiệu quả
cơng việc nghiên cứu).
Th khốn chun mơn
Thu mẫu, phân lập và tuyển chọn các dịng
tháng

vi khuẩn có khả năng đơng tụ
Th giải trình tự các dịng vi khuẩn
Mẫu

5
1
0,5
0,5
02
02
01
01

2
18

20.900
440.000
1.513.000
606.000
38000
62000
1.540.000
992.000

2.000.000
200.000

ĐVT: đồng
THÀNH

TIỀN

4.336.000
104.500
440.000
756.500
303.000
76.000
124.000
1.540.000
992.000
4.336.000

10.664.000
4.000.000
3.600.000


TT

LIỆT KÊ CHI TIẾT CÁC KHOẢN CHI

ĐƠN VỊ
SỐ
TÍNH LƯỢNG ĐƠN GIÁ

Các khoản chi: hỗ trợ đào tạo, chuyển giao
công nghệ, chuyển giao kết quả nghiên cứu;
chi cơng tác phí trong nước; chi đoàn vào;
chi hội nghị, hội thảo khoa học; chi văn

phịng phẩm, in ấn, thơng tin, liên lạc; chi
3. dịch tài liệu từ tiếng nước ngoài, chi biên
soạn và in ấn sách chuyên khảo để phổ biến
trong khuôn khổ của đề tài; phí đăng ký bảo
hộ quyền sở hữu trí tuệ;chi hoạt động quảng
cáo, xúc tiến thương mại đối với sản phẩm
của đề tài…
- Văn phòng phẩm
Giấy A4 (80gr/m2)
Ram
Sổ da đen A4 dầy
Cuốn
Giấy cuộn
Lốc
Viết ghi đĩa CD
Hộp/12cây
Chi phí hội nghị, hội thảo, nghiệm thu đánh
giá cơng trình và chi khác.
- Chủ tịch hội đồng
người
người
5. - Ủy viên
- Thư ký
người
- Phản biện
người
- Thư ký hành chính
người
6. Phụ cấp trách nhiệm cho chủ nhiệm đề tài
Tháng

7. Quản lý chung nhiệm vụ KH&CN
Đề tài
Tổng mục II
TỔNG CỘNG (I + II)

3
2
2
1

98.000
30.000
90.000
80.000

01
01
01
02
01
06
01

250.000
200.000
250.000
300.000
100.000
100.000
450.000


THÀNH
TIỀN

614.000
294.000
60.000
180.000
80.000
1.400.000
250.000
200.000
250.000
600.000
100.000
600.000
450.000
10.664.000
15.000.000

Bằng chữ: Mười lăm triệu đồng chẵn.
KHOA SAU ĐẠI HỌC

Cần Thơ, ngày 24 tháng 6 năm 2013
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Chủ nhiệm đề tài

PGS.TS CAO NGỌC ĐIỆP
PHÒNG QUẢN LÝ KHOA HỌC


NCS. HỒ THANH TÂM
BAN GIÁM HIỆU DUYỆT


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập -Tự do - Hạnh phúc
Cần Thơ, ngày……tháng……năm 20……

BÁO CÁO ĐỊNH KỲ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
(do Nghiên Cứu Sinh thực hiện)
I. Thông tin chung
1. Tên đề tài, mã số:
Mã số:
Tên đề tài: ........................................................................................................
2. Họ và tên chủ nhiệm đề tài: ....................................................

MSHV:..........................

3. Chuyên ngành/khoá: ...........................................................
4. Khoa/Viện: ................................................
5. Nội dung đăng ký của đề tài: .....................................................................................
.........................................................................................................................................
6. Nội dung triển khai theo hợp đồng số : .....T/HĐ-QLKH 20…. như sau:
.........................................................................................................................................
7. Thời gian nghiên cứu: từ tháng.....năm 20.... đến tháng......năm 20...
8. Kinh phí được duyệt trong năm 20… là: ................ đồng, đã nhận tạm ứng :............. đồng.

II. Nội dung đã làm và sản phẩm đã có:
........................................................................................................................................
III. Nội dung chưa hồn thành (theo hợp đồng) và ngun nhân:
........................................................................................................................................
IV. Kinh phí đã chi cho nội dung thực hiện: (liệt kê cụ thể theo dự tốn kinh phí thực hiện
đề tài NCKH năm 20….những phần đã thực hiện)
TT

Nội dung đã thực hiện

Tổng cộng
V. Đề nghị:

Số tiền

Ghi chú


- Tạm ứng kinh phí lần 2: ........................ đồng
- Đề nghị khác: .................................................................................................................
Xác nhận của đơn vị

Cán bộ hướng dẫn

Phòng Quản lý Khoa học

Ghi chú:
Mẫu này lập 03 bản
Kèm giấy Tạm ứng kinh phí lần 2 (theo mẫu) gởi về phịng QLKH.
Thanh tốn kinh phí đã tạm ứng vào cuối tháng 11 của năm.


Chủ nhiệm đề tài


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
PHÒNG QUẢN LÝ KHOA HỌC
----------------------

HƯỚNG DẪN
QUY TRÌNH NGHIỆM THU ĐỀ TÀI CẤP CƠ SỞ
------------------------------1. Chủ nhiệm đề tài gửi cho Phòng QLKH Đơn xin báo cáo nghiệm thu đề tài (theo mẫu).
2. Phịng QLKH lập, trình BGH ký quyết định nghiệm thu.
3. Chủ nhiệm đề tài nhận Quyết định nghiệm thu từ Phòng QLKH (chủ nhiệm đề tài tổ
chức nghiệm thu trong vòng 30 ngày từ ngày ký quyết định).
4. Trước khi nghiệm thu, chủ nhiệm đề tài cần gửi cho Thành viên Hội đồng các hồ sơ
gồm:
-

Quyết định nghiệm thu đề tài
Báo cáo tổng kết đề tài + Thuyết minh đề tài đã được Trường duyệt
Phiếu Nhận xét đánh giá kết quả đề tài khoa học và công nghệ cấp Trường (theo
mẫu).
- Các minh chứng để thành viên hội đồng có ý kiến và cho điểm gồm:
(1) Minh chứng cho sản phẩm khoa học: copy bài báo đã công bố hoặc giấy xác nhận
bài báo đang được chỉnh sửa và sẽ được đăng trên Tạp chí của Hội đồng biên tập,
(2) Minh chứng cho sản phẩm đào tạo: copy bằng tốt nghiệp; hoặc copy quyết định,
biên bản bảo vệ luận văn tốt nghiệp và bìa luận văn tốt nghiệp.
5. Chủ nhiệm đề tài thống nhất với các Thành viên hội đồng về thời gian và địa điểm
nghiệm thu.
6. Chủ nhiệm đề tài thông báo thời gian và địa điểm nghiệm thu chính thức cho Phịng

QLKH để Phịng đến dự. (Có thể thơng tin bằng văn bản hoặc qua địa chỉ email của
Chuyên viên Nguyễn Văn Tấn ().
7. Sau khi nghiệm thu, chủ nhiệm đề tài hồn chỉnh báo cáo nghiệm thu theo góp ý của Hội
đồng và nộp về Phòng QLKH các sản phẩm:
-

03 quyển báo cáo nghiệm thu (+ 01 CD ghi nội dung quyển báo cáo).
03 biên bản nghiệm thu.
05 phiếu điểm, 05 phiếu đánh giá của 05 thành viên Hội đồng.
Các sản phẩm đã đăng ký trong hợp đồng thực hiện đề tài.
Thời gian nộp sản phẩm: chậm nhất sau 15 ngày kể từ ngày nghiệm thu.


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
Đơn vị: VIỆN NC&PT CNSH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Cần Thơ, ngày 25 tháng 12 năm 2013

ĐƠN XIN BÁO CÁO NGHIỆM THU
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
(do Nghiên Cứu Sinh thực hiện)

Kính gởi: Phịng Quản lý Khoa học
1. Họ và tên chủ nhiệm đề tài: HỒ THANH TÂM
2. Mã số đề tài (hoặc số hợp đồng):TNCS2013-03
3. Tên đề tài: Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn đông tụ từ nước thải chăn nuôi heo ở
các tỉnh Đồng bằng sơng Cửu Long
4. Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Cần Thơ

5. Thời gian thực hiện: Bắt đầu 07/2012 Kết thúc 20/12/2013
6. Thời gian đề nghị nghiệm thu: 30/12/2013

Nay xin đề nghị nghiệm thu đề tài, danh sách các thành viên Hội đồng bao gồm:
STT

Họ và tên
(Ghi rõ học hàm, học vị)

Đơn vị công tác

Chức vụ trong

Chủ tịch

1.

PGS.TS. TRƯƠNG TRỌNG NGƠN

Viện NC&PT Cơng nghệ sinh học

2.

PGS.TS. NGUYỄN VĂN CƠNG

Khoa Mơi trường và TNTN

Phản biện 1

3.


TS. NGƠ THANH PHONG

Khoa Khoa học tự nhiên

Phản biện 2

4.

GS.TS. CAO NGỌC ĐIỆP

Viện NC&PT Công nghệ sinh học

Ủy viên

5.

TS. ĐÁI THỊ XUÂN TRANG

Khoa Khoa học tự nhiên

Thư ký

Trân trọng kính chào./Phịng Quản lý Khoa học

Thủ trưởng đơn vị

Cán bộ hướng dẫn

Chủ nhiệm đề tài

(Ký và ghi rõ họ tên)


GS.TS. CAO NGỌC ĐIỆP
Ghi chú: Nộp 01 bản in và gởi file về email:

HỒ THANH TÂM


×