Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

phân lập và tuyển chọn vi khuẩn biển sinh bacteriocin từ ruột cá giò nhằm định hướng ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.4 MB, 93 trang )

i

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Viện Nghiên
cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường, Trường Đại học Nha Trang đã luôn quan
tâm, chỉ bảo và giảng dạy nhiệt tình, giúp cho tôi có được những kiến thức quý báu
trong suốt thời gian học tập tại trường. Tôi xin dành lời cảm ơn sâu sắc nhất
đến Cô Nguyễn Thị Ngọc Thanh và Thầy Nguyễn Văn Duy, Bộ môn
Công nghệ Môi Trường, Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi
trường, Trường Đại học Nha Trang đã định hướng, dìu dắt và tận tình
hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đồ án tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến chị Nguyễn Minh Nhật, cán bộ quản
lý phòng thí nghiệm Công nghệ Sinh học, đã tạo mọi điều kiện về thời gian, dụng
cụ, máy móc để tôi hoàn thành đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các bạn sinh viên lớp 50CNMT, cùng toàn thể
các bạn sinh viên thực tập tại phòng thí nghiệm đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian tôi thực hiện bài đồ án tốt nghiệp này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, người thân và các bạn bè đã tạo điều
kiện, động viên khích lệ để tôi vượt qua mọi khó khăn trong quá trình học tập vừa
qua.
Nha Trang, tháng 6 năm 2012
Sinh viên
Đặng Thị Thương






ii




MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH vii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU 3
1.1. TỔNG QUAN VỀ CÁ GIÒ 3
1.1.1. Tên gọi của cá Giò 3
1.1.2. Đặc điểm hình thái 4
1.1.3. Màu sắc và kích thước 5
1.1.4. Nơi sống, sinh học và nghề cá 5
1.1.5. Phân bố 5
1.1.6. Phân loại theo cấp bậc 6
1.1.7. Giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế 6
1.2. TÌNH HÌNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN, CÁC VẤN ĐỀ TRONG
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI 7
1.2.1. Tình hình nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam và thế giới 7
1.2.2. Các vấn đề phát sinh trong nuôi trồng thủy sản 13
1.2.2.1. Tình hình dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản 13
1.2.2.2. Các vấn đề môi trường trong nuôi trồng thủy sản 16
1.3. TỔNG QUAN VỀ BACTERIOCIN 19
1.3.1. Khái niệm về bacteriocin 19
iii

1.3.2. Phân loại bacteriocin 21
1.3.3. Một số tính chất của bacteriocin 25

1.3.3.1. Phạm vi hoạt động của Bacteriocins 27
1.3.3.2. Cơ chế hoạt động của Bacteriocin 27
1.3.3.3. Kiểu hoạt động của Bacteriocin 28
1.3.4. Lợi ích và hạn chế của bacteriocin 30
1.3.5. Tình hình nghiên cứu về bacteriocin trên thế giới và Việt Nam 32
1.3.6. Ứng dụng của bacteriocin 36
1.3.6.1. Ứng dụng của bacteriocin trong kiểm soát vi khuẩn gây bệnh và vi
khuẩn gây hư hỏng thực phẩm. 36
1.3.6.2. Ứng dụng của bacteriocin trong ngành công nghiệp thủy sản chống
lại sự hư hỏng và dịch bệnh 38
1.4. TỔNG QUAN VỀ CHẾ PHẨM SINH HỌC (PROBIOTICS) 42
1.4.1. Thành phần chế phẩm sinh học 43
1.4.2. Cơ chế tác động của chế phẩm sinh học 44
1.4.3. Tình hình nghiên cứu chế phẩm sinh học trên thế giới và Việt Nam 46
1.4.4. Ứng dụng của chế phẩm sinh học 48
1.4.4.1. Ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản 48
1.4.4.2. Ứng dụng trong xử lý môi trường 51
1.4.4.3. Một số ứng dụng khác 52
CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 54
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 54
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 54
2.2.1. Cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu 54
2.2.2. Phương pháp phân lập và tuyển chọn chủng vi khuẩn sinh bacteriocin 55
iv

2.2.2.1. Phương pháp phân lập vi khuẩn tổng số 55
2.2.2.2. Phương pháp bảo quản và giữ giống 57
2.2.2.3. Phương pháp tuyển chọn chủng vi khuẩn sinh bacteriocin 58
2.2.2.4. Phương pháp xác định đặc điểm sinh học và định danh của chủng vi
khuẩn sinh bacteriocin 61

2.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 64
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 65
3.1. KẾT QUẢ PHÂN LẬP VI KHUẨN TỔNG SỐ TỪ RUỘT CÁ GIÒ 65
3.2. KẾT QUẢ TUYỂN CHỌN CHỦNG VI KHUẨN BIỂN SINH
BACTERIOCIN 68
3.2.1. Kết quả tuyển chọn sơ bộ các chủng vi khuẩn biển sinh bacteriocin 68
3.2.2. Kết quả kiểm tra bản chất protein của dịch bacteriocin thô với enzym
protease K 72
3.3. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ PHÂN LOẠI CỦA CHỦNG VI
KHUẨN SINH BACTERIOCIN 73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
PHỤ LỤC 82
v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ATP Adenosine triphosphate
BLIS Bacteriocin-Like Inhibitory Substance
BQTP Bảo quản thực phẩm
ĐBSCL Đồng bằng Sông Cửu Long
ĐBSH Đồng bằng Sông Hồng
FAO Food and Agriculture Organization
GLOBALGAP On-Farm Food Safety standard
HACCP Hazard Analysis of Critical Control Points
IHNV Infectious Hematopoietic Necrosis Virus
LAB Lactic Acid Bacteria
NNPTNT Nông nghiệp phát triển nông thôn
NTTS Nuôi trồng thủy sản
OMV Oncorhynchus Masou Virus

PCR Polymerase Chain Reaction
PTN-CNSH Phòng thí nghiệm Công nghệ Sinh học
SQF Safe – Quality - Food Program
TSA Tryptone Soya Agar
TSB Tryptone Soya Broth
UBND Ủy ban Nhân Dân
VACB Vườn – Ao – Chuồng - Biogas
VK Vi khuẩn






vi

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Một số loài cá Giò và môi trường sống của chúng 3
Bảng 1.2. Phân loại theo cấp bậc của cá Giò (Siganus canaliculatus ) 6
Bảng 1.3. Sản lượng nuôi trồng thủy sản thế giới năm 2001 theo vùng nước 8
Bảng 1.4. Sản lượng nuôi trồng thủy sản và kim ngạch xuất khẩu thủy sản các năm
2006 – 2010 10
Bảng 1.5. Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản các năm 2006–2010 10
Bảng 1.6. Tình hình khai thác và nuôi trồng thủy sản từ năm 2007 đến 2 tháng năm
2011 12
Bảng 1.7. Sản lượng thủy sản quý tháng 5/2012 và 5 tháng đầu năm 2012 13
Bảng 1.8. Một số tác nhân gây bệnh, bệnh và cách điều trị 14
Bảng 1.9. Bacteriocin và kháng sinh 20
Bảng 1.10. Phân loại bacteriocin 24

Bảng 1.11. Tính chất hóa lý của một số bacteriocin của vi khuẩn Gram dương 26
Bảng 1.12. Một số bacteriocin từ vi khuẩn biển 34
Bảng 1.13. Ví dụ về các thử nghiệm bacteriocin trong các sản phẩm thủy sản 41
Bảng 3.1. Số chủng vi khuẩn biển phân lập từ cá Giò 65
Bảng 3.2. Kết quả phân lập các chủng vi khuẩn từ ruột cá Giò 66
Bảng 3.3. Kết quả tuyển chọn sơ bộ chủng vi khuẩn sinh bacteriocin từ ruột cá Giò
69
Bảng 3.4. Kết quả kiểm tra với enzym protease K 72
Bảng 3.5. So sánh trình tự đoạn gen 16S rDNA của chủng Alcaligenes faecalis T20
với các trình tự tương đồng trên Genbank bằng công cụ BLAST 76
vii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Cá Giò (Siganus canaliculatus) 4
Hình 1.2. Cấu trúc của nisin 22
Hình 1.3. Kiểu hoạt động của bacteriocin của vi khuẩn lactic (LAB) 29
Hình 1.4. Số lượng bài báo nghiên cứu về bacteriocin trong mỗi thời kỳ 10 năm từ
1950-2010 được trích dẫn trên Pubmed. 33
Hình 2.1. Sơ đồ cách thức tiếp cận vấn đề nghiên cứu 54
Hình 2.2. Quy trình thử hoạt tính kháng khuẩn của dịch bacteriocin thô với các
chủng vi khuẩn chỉ thị 59
Hình 2.3. Hình ảnh minh họa các bước nhuộm Gram 62
Hình 3.1. Khuẩn lạc mọc riêng rẽ trên đĩa thạch ở độ pha loãng 10
-7
65
Hình 3.2. Hình ảnh cấy ria thuần khiết khuẩn lạc 69
Hình 3.4. Vòng kháng của chủng T20 đối với chủng chỉ thị B1.1 và V1.1 71
Hình 3.5. Kết quả kiểm tra với enzyme protease K của T20 và T22 72
Hình 3.6. Hình ảnh cấy điểm chủng T20 và T22 sau 48 giờ ở 37
0

C 73
Hình 3.7. Hình ảnh tế bào chủng T22 (bên trái) và T20 (bên phải) quan sát dưới
kính hiển vi ở độ phóng đại X-100 74
Hình 3.8. Khả năng chịu muối của chủng vi khuẩn T20 74
Hình 3.9. Trình tự đoạn gen 16S rDNA của chủng Alcaligenes faecalis T22 (1342
bp) 76




1

MỞ ĐẦU
Việt Nam có bờ biển dài hơn 3.260 km, với diện tích vùng biển rộng hơn 1
triệu km
2
, gấp 3 lần diện tích đất liền. Tính đa dạng sinh học biển được đánh giá là
rất lớn, nhưng chưa được nghiên cứu đầy đủ. Các hướng nghiên cứu được quan tâm
từ trước đến nay thường tập trung vào sự đa dạng của động vật và tảo biển. Tuy
nhiên, những nghiên cứu cơ bản về vi khuẩn biển, nhất là trong tương quan với các
động vật chủ, cũng như tiềm năng ứng dụng trong lĩnh vực nuôi trồng hải sản, còn
rất hạn chế.
Nuôi trồng thủy sản hiện là một trong những lĩnh vực sản xuất thực phẩm
phát triển mạnh nhất ở nước ta. Tuy nhiên, dịch bệnh thường xuyên xảy ra đã gây
thiệt hại kinh tế hàng triệu đô la Mỹ mỗi năm. Trong số các tác nhân gây bệnh thì vi
khuẩn điển hình là các loài Vibrio, được coi là một trong những nguyên nhân chính.
Hơn nữa, cùng với hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu, những quan ngại đối các vi
khuẩn gây bệnh ngày càng tăng lên, bởi vì ở nhiệt độ cao hơn thì khả năng gây bệnh
và truyền nhiễm cũng tăng theo.
Chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản dường như đã mất hiệu quả do

việc lạm dụng quá mức. Việc sử dụng các chất kháng sinh không chỉ làm tăng khả
năng kháng bệnh của vi khuẩn, phá vỡ hệ vi sinh bình thường và gây ra hiện tượng
mất cân bằng vi sinh mà còn làm tích lũy các gốc kháng sinh trong sản phẩm thủy
sản có hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Vì vậy, các giải pháp thay thế thân thiện
với môi trường như sử dụng vaccine, chất kháng sinh thế hệ mới hay probiotic đã
được đề xuất (Corripio-Myar et al., 2007; Smith, 2007). Tuy nhiên, sử dụng vaccine
thường tốn chi phí sản xuất, chi phí nhân công và gây stress mạnh cho động vật
nuôi. Do vậy, sử dụng các vi khuẩn sinh bacteriocin có thể là giải pháp thay thế rất
phù hợp với vai trò kép bởi vì bacteriocin sẽ là một chất kháng sinh thế hệ mới an
toàn và thân thiện với sức khỏe con người và môi trường, trong khi đó các vi khuẩn
đóng vai trò của probiotic.
Trong nhiều năm qua bacteriocin thường được thu nhận từ vi khuẩn lactic có
nguồn gốc từ các loại thực phẩm nhằm ứng dụng để kéo dài thời gian bảo quản thực
2

phẩm. Tuy nhiên, để có thể ứng dụng trong phòng trừ dịch bệnh cho lĩnh vực nuôi
trồng hải sản, vi khuẩn sinh bacteriocin cần được phân lập từ các sinh vật biển hay
môi trường nước biển để thích nghi với những thay đổi về nhiệt độ và độ mặn của
điều kiện nuôi. Vì vậy, các vi khuẩn sống bám ở động vật biển có thể là một nguồn
thích hợp để phân lập và tuyển chọn các chủng sinh bacteriocin. Hơn nữa, các loài
động vật hải sản địa phương cũng là nguồn mẫu tốt cho việc phát hiện các loài vi
khuẩn mới cùng với các loại bacteriocin mới.
Việc đánh giá đa dạng sinh học của vi khuẩn sinh bacteriocin sẽ góp phần
cung cấp những hiểu biết mới về đặc điểm sinh lý- sinh thái- tiến hóa của vi sinh vật
biển trong mối tương tác với các động vật chủ và với các vi khuẩn đích gây bệnh.
Hơn nữa, các bacteriocin hay BLIS mới có thể được ứng dụng làm chất bảo quản
thực phẩm hay làm thuốc phòng trừ bệnh vi khuẩn cho người, gia súc, gia cầm hay
động vật biển. Đặc biệt, những ứng dụng tiềm năng từ kết quả đề tài trong việc phát
triển chất kháng sinh thế hệ mới và probiotic có thể dẫn tới giảm thiểu dịch bệnh
trong nuôi trồng hải sản. Sự thành công của đề tài chắc chắn sẽ đóng góp tích cực

vào sự phát triển bền vững của nghề nuôi trồng hải sản và cung cấp cho các ngư dân
địa phương một giải pháp mới để giảm thiểu thiệt hại, nâng cao chất lượng cuộc
sống và bảo vệ môi trường trong khu vực. Việc thực hiện đề tài là rất cấp thiết và
phù hợp cho hoạt động nuôi trồng hải sản trong cả nước, không chỉ ở khía cạnh
khoa học mà còn cả trong những ứng dụng thực tiễn. Vì vậy chúng tôi chọn đề tài
“Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn biển sinh bacteriocin từ ruột cá Giò nhằm định
hướng ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản bền vững.”
Nội dung của đề tài:
- Thu mẫu động vật (Cá Giò) tại vùng vịnh Nha Trang – Khánh Hòa
- Phân lập vi khuẩn tổng số từ ruột cá Giò
- Tuyển chọn các chủng vi khuẩn sinh bacteriocin sống trong ruột cá Giò
- Thử hoạt tính bacteriocin của chủng vi khuẩn sống trong ruột cá Giò
- Xác định đặc điểm hình thái của chủng vi khuẩn sinh bacteriocin

3

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ CÁ GIÒ
1.1.1. Tên gọi của cá Giò
Cá Giò là tên gọi địa phương. Còn tên khoa học theo tiếng Latinh của loài cá
Giò nghiên cứu là Siganus canaliculatus. Loài cá Giò này cũng có tên gọi khác là cá
Dìa.
Chúng thuộc về họ cá Giò Siganidae, họ này theo Fishbase có hai chi và 25
loài. Chúng sống ở vùng Ấn độ – Thái Bình Dương và Biển Địa Trung Hải.
Bảng 1.1. Một số loài cá Giò và môi trường sống của chúng
Nguồn [4]
Trong những loài cá Giò trên thì loài cá Giò chấm trắng (Siganus
canaliculatus) được chọn để nghiên cứu trong đề tài này.
Loài Môi trường sống
S. argenteus Cá con: bãi cỏ và rạn san hô

Cá trưởng thành: vùng nước mở
S. canaliculatus Cá con: bãi cỏ; rừng ngập mặn
Cá trưởng thành: chủ yếu sống ở các bãi cỏ, ngoài ra sống ở rạn
san hô và rừng ngập mặn
S. corralinus Rạn san hô
S. fuscescens Rạn san hô, thảm thực vật dưới đáy của vùng nước nông, nước
ven bờ
S. guttatus Cá con: Trong các rễ cây ở vùng bóng của rừng ngập mặn, vịnh
nông, cửa sông
Cá trưởng thành: ven biển nhưng trước và sau cửa sông
S. javus Biển, vùng nước lợ, nước ngọt, có thể ở cửa sông, hồ và bến cảng

S. lineatus Cá con: rừng ngập mặn, dọc theo bờ các bến tàu
Cá trưởng thành: rạn san hô, bãi cỏ, dọc theo bờ các bến tàu
S. luridus Các rạn san hô ngầm
S. punctatus Các rạn san hô ngầm
S. puellus Các rạn san hô ngầm, vùng cỏ biển
S. rivulatus Vùng nước nông ở cảng, ở dưới bãi cát ở các hồ đá
S. vermiculatus Rừng ngập mặn
4


Hình 1.1. Cá Giò (Siganus canaliculatus)
1.1.2. Đặc điểm hình thái
Cá Giò có cơ thể rất nhỏ (8 cm hoặc nhỏ hơn) tới rất lớn (15 cm). Chúng có
gai ở vây có thể chích và có các tuyến chứa chất độc. Những gai này có thể thấy ở
vây lưng, vây ngực và vây hậu môn. Vết chích có thể gây đau nhưng không gây
chết người. Nó được đặt tên “rabbitfish” vì mũi nó giống như thỏ, hoặc có thể do
thói quen ăn rong biển của nó. Nó cũng được đặt tên “spinefoot” theo các gai trên
vây ngực, một đặc điểm độc nhất của loài này.

Cá có thân dẹt, thon vừa, chiều cao thân 2,3 – 2,8 lần chiều dài chuẩn. Đầu
hõm ít nhiều đến phía trên mắt, mõm nhọn chứ không tròn, trước mũi của cá con có
nắp dài, càng lớn càng ngắn đầu và hoàn toàn thoái hóa ở cá lớn, nắp mũi che chưa
tới nửa sau của mũi ở các loài có chiều dài chuẩn hơn 12 cm. Trước vây lưng có
một gai hướng về trước, gai IV – VII của vây lưng dài nhất, dài hơn gai cuối cùng
1,7 – 2,2 lần, gai cuối cùng của vây hậu môn ngắn hơn gai vây hậu môn dài nhất
(thường là gai III) 1,2 – 1,5 lần. Phần mềm của vây lưng và vây hậu môn thấp, tia
dài nhất của vây lưng ngắn hơn 0,7 – 1 lần so với gai dài nhất của vây lưng. Vây
đuôi gần như lõm ở rìa đối với các loài có chiều dài chuẩn nhỏ hơn 10 cm. Loài cá
này có vảy nhỏ, má không có vảy, hoặc có ít hoặc có nhiều vảy li ti, có 16 – 26 dãy
vảy giữa đường bên và gốc các gai vây lưng chính.
5

1.1.3. Màu sắc và kích thước
Màu sắc của cá Giò hay biến đổi, nhất là do ảnh hưởng của trạng thái môi
trường sống. Màu cơ bản là xám bạc ở trên lưng chuyển dần sang bạc ở dưới bụng,
trên gáy và mặt trên của đầu có vệt màu xanh lá cây, trên gáy và thân có rất nhiều
(100 - 200) đốm màu xanh ngọc chuyển dần sang trắng. Các đốm này ở mặt dưới
thì to bằng que diêm, ở trên đường bên thì nhỏ hơn và ở trên gáy chỉ to bằng đầu
ghim.
Chiều dài lớn nhất khoảng 25 cm, thường là 20 cm.
1.1.4. Nơi sống, sinh học và nghề cá
Cá Giò sống ở vùng nước ven bờ cạn có độ sâu 50 m. Loài này chịu được
nước đục, sống ở vùng cửa sông, nhất là quanh những tầng lớp rong biển và cũng có
ở những vùng nước sâu, sạch cách bờ biển vài km.
Cá con sống thành đàn rất lớn ở những vịnh cạn và trên những lớp rạn san
hô, càng lớn thì đàn cá nhỏ dần, chia thành nhóm khoảng 20 cá thể trưởng thành.
Vào khoảng thời kỳ sinh sản thì xuất hiện những đàn lớn hơn. Cá Giò ăn tảo đáy
biển hoặc ít hơn là tảo biển nước cạn.
1.1.5. Phân bố

Trên Thế giới: Ấn Độ - Thái Bình Dương, vịnh Ba Tư, vịnh Oman, phía
Nam Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Nhật Bản, Đài Loan, Tây Úc
Ở Việt Nam: ở Việt Nam cá phân bố ở khắp các vùng biển ven bờ.







6

1.1.6. Phân loại theo cấp bậc
Bảng 1.2. Phân loại theo cấp bậc của cá Giò (Siganus canaliculatus )
Giới Animalia
Ngành Chordata
Dưới ngành Vertebrata
Liên lớp Osteichthyes
Lớp Actinopterygii
Phân lớp Neopterygii
Liên bộ Acanthopterygii
Bộ Perciformes
Phân bộ Acanthuroidei
Họ Siganidae
Chi Siganus (Forsskål, 1775)
Loài Siganus canaliculatus (Park, 1797) –
pearly spinefoot, whitespotted rabbitfish

1.1.7. Giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế
Cá Giò chấm trắng nói riêng và cá Giò nói chung là một món ăn được nhiều

người ưa thích, ở một số địa phương trở thành đặc sản bởi giá trị dinh dưỡng rất cao
của nó. Cá Giò rất nhiều thịt, thịt rất béo, thơm ngon, bổ dưỡng. Cá Giò có thể được
dùng để chế biến rất nhiều món ngon khác nhau như: chiên giòn, nướng, nấu canh
chua, kho, Cá Giò không những có thành phần dinh dưỡng cao mà còn có giá trị
kinh tế cao. Tùy vào kích thước của cá Giò mà giá của nó cũng khác nhau, kích
thước cá càng lớn thì giá cả càng cao. Trung bình 1kg cá Giò loại trung bình có giá
50 -80 ngàn đồng, còn những loại có kích thước lớn thì có giá từ 100 ngàn đồng trở
lên. Cá Giò có giá trị dinh dưỡng tốt và giá trị kinh tế cao nên tình hình đánh bắt cá
giò nói riêng và các loài thủy hải sản ngày càng tăng.

7

1.2. TÌNH HÌNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN, CÁC VẤN ĐỀ TRONG
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI
1.2.1. Tình hình nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam và thế giới
Trên thế giới
Theo thống kê của FAO, tỷ lệ tăng trung bình hằng năm của NTTS tính từ
1970 tới nay là 8,9%, trong khi đó tỷ lệ tăng của thủy sản khai thác là 1,4% và của
sản phẩm thịt gia súc chăn nuôi là 2,8%. Sản lượng NTTS thế giới năm 2001 đạt
48,42 triệu tấn, trong đó động vật thủy sản 37,85 triệu tấn và thực vật thủy sinh đạt
10,56 triệu tấn.
Tổng sản lượng NTTS thế giới năm 2000 đạt 45,71 triệu tấn (tăng 6,3% so
với năm 1999), trị giá 56,470 tỷ USD (tăng 4,8% so với năm 1999). Trong số đó,
hơn một nửa là sản lượng cá nuôi (23,07 triệu tấn, đạt 50,4%), tiếp theo là nhuyễn
thể (10,73 triệu tấn, chiếm 23,5%), thực vật thủy sinh (10,13 triệu tấn, chiếm
22,2%), giáp xác (1,65 triệu tấn, chiếm 3,6%), động vật lưỡng cư và rùa biển
(100.271 tấn, chiếm 0,22%) và động vật không xương sống thủy sinh khác (36.965
tấn, chiếm 0,08%). Mặc dù giáp xác chỉ chiếm 3,6% về sản lượng, nhưng chúng lại
chiếm 16,6% về giá trị. Các nhóm loài cá, giáp xác, nhuyễn thể, rong biển, ba
ba đều tăng từ 6,1% đến 12,1%, riêng loài động vật thủy sinh không xương sống,

bao gồm cả tiểu biển (sea squirts) và nhím biển thì giảm tới 15,2% sản lượng.
Có khoảng 210 loài thủy sản, kể cả thực vật thủy sinh được nuôi trồng, trong
đó có 131 loài cá, 42 loài nhuyễn thể, 27 loài giáp xác, 8 loài thực vật thủy sinh, 2
loại động vật lưỡng cư và rùa biển được nuôi trồng. Các con số chứng tỏ đối tượng
NTTS rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, trong thực tế, có tới 21,2% sản lượng
NTTS toàn cầu (tức trên 9,7 triệu tấn) không được báo cáo là thuộc các loài nào, ví
dụ như Trung Quốc không có số liệu thống kê về các loài nuôi biển, chỉ có sản
lượng là 426.957 tấn năm 2000
Nuôi biển và nước lợ ven biển chiếm 54,9%, nuôi nước ngọt chiếm 45,1%.
Trong giai đoạn từ 1970 đến 2000, chính nuôi nước ngọt lại có mức tăng trung bình
hằng năm cao nhất với 9,7%, sau đó là nuôi nước lợ 8,4% và nuôi biển tăng 8,3%.
8

Tính về sản lượng, nuôi nước lợ chỉ chiếm 4,6% nhưng tính về giá trị thì chúng lại
chiếm 15,7% toàn bộ giá trị NTTS.
Bảng 1.3. Sản lượng nuôi trồng thủy sản thế giới năm 2001 theo vùng nước
Nhóm loài Tổng Nước ngọt Nước lợ Nước mặn
Cá, giáp xác,
nhuyễn thể
Q: 37.851.356
V: 55.686.482
Q: 21.747.553
V: 26.504.555
Q: 2.334.782
V: 10.655.267
Q: 13.769.021
V: 18.526.660
Thực vật thủy
sinh
Q: 10.562.279

V: 5.784.324
Q: 310
V: 631
Q:16.607
V: 22.919
Q: 10.545.362
V: 5.760.774
Tổng số Q: 48.431.635
V: 61.470.806
Q: 21.747.863
V: 26.505.186
Q: 2.351.389
V: 10.678.186
Q: 24.314.383
V: 24.287.434
Q: Số lượng (tấn), V: Giá trị (ngàn USD)
Các loài cá nước ngọt vẫn chiếm ưu thế trong NTTS. Sản lượng năm 2001
đạt 20,80 triệu tấn, chiếm 85,2% tổng sản lượng cá nuôi đạt giá trị 22,122 tỷ USD.
Tiếp theo là cá di cư hai chiều (2,543 triệu tấn, chiếm 10,4%, trị giá 7,435 tỷ USD
và cá biển (1,091 triệu tấn, chiếm 4,1 %, trị giá 4,088 tỷ USD).
Nuôi tôm luôn chiếm ưu thế trong NTTS. Sản lượng nuôi tôm năm 2000 của
thế giới là 1.087.111 tấn, chiếm 66% giáp xác nuôi, trị giá 6,880 tỷ USD, chiếm
73,4% giá trị trong nuôi giáp xác. Năm 2001, sản lượng đạt 1.270.875 tấn, trị giá
8,432 tỷ USD. Theo tính toán, sản lượng tôm nuôi hiện nay chiếm trên 1/4 sản
lượng tôm nói chung của thế giới. Các loài tôm được nuôi nhiều nhất là tôm sú (P.
monodon), tôm nương (P. chinensis) và tôm chân trắng (P. vannamei)
Theo bản báo cáo tình hình NTTS thế giới năm 2006 của Tổ chức Lương
nông thế giới (FAO), châu Á chiếm 9 vị trí trong 10 quốc gia dẫn đầu về NTTS,
trong đó VN đứng vị trí thứ 6.
Trung Quốc là nước dẫn đầu bảng xếp hạng với 69,6% về sản lượng và

51,2% về giá trị các mặt hàng thủy sản được nuôi trồng trên thế giới. Vị trí thứ 2
của Ấn Độ chỉ chiếm 4,2% cả về sản lượng cũng như giá trị. Ở vị trí thứ năm, Nhật
vẫn chiếm đến 6% về mặt giá trị (4,24 tỉ USD) tuy sản lượng nuôi trồng chỉ khoảng
1,26 triệu tấn do sản phẩm của nước này chủ yếu là các loại thủy sản có giá trị cao.
9

Bản báo cáo cũng cho biết 43% (khoảng 45,5 triệu tấn) các loại thủy sản
được tiêu thụ có nguồn gốc từ việc nuôi trồng với tổng giá trị là 63 tỉ USD. Thứ tự
của bảng xếp hạng là Trung Quốc, Ấn Độ, Philippines, Indonesia, Nhật, VN, Hàn
Quốc, Bangladesh và Chile.
Theo báo cáo của FAO, thủy sản nuôi hiện là nguồn cung cấp đạm động vật
tăng trưởng nhanh nhất của thế giới và đáp ứng gần một nửa sản lượng tiêu thụ toàn
cầu. Báo cáo NTTS thế giới năm 2010 cho thấy, sản lượng thủy sản nuôi của thế
giới đã tăng hơn 60% từ 32,4 - 52,5 triệu tấn trong giai đoạn 2000 - 2008. Và dự
kiến trong năm 2012, thủy sản nuôi sẽ đáp ứng hơn 50% lượng tiêu thụ thủy sản của
thế giới.
Hiện nay, thủy sản nuôi đang góp phần giảm nghèo và cải thiện an ninh
lương thực ở nhiều khu vực trên thế giới. Tuy nhiên, NTTS phát triển không đồng
đều ở các khu vực. Châu Á - Thái Bình Dương được xem là khu vực có ảnh hưởng
nhất về NTTS của thế giới. Trong số 15 nước NTTS đứng đầu thế giới, có 11 nước
thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Một số nước dẫn đầu về sản lượng nuôi trồng một số loài chính như Trung
Quốc dẫn đầu về cá chép; Thái Lan, Việt Nam, Indonesia và Ấn Độ chiếm ưu thế về
tôm cỡ nhỏ và cỡ lớn; Na Uy và Chilê dẫn đầu về sản xuất cá hồi.
Ở Việt Nam
Trong những năm qua, NTTS đã phát triển một cách mạnh mẽ và đóng góp
đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao vị thế của đất nước.
Diện tích mặt nước NTTS tăng dần theo các năm trên địa bàn cả nước. Trong
đó, đáng chú ý nhất là diện tích mặt nước ở hai vùng ĐBSH và ĐBSCL. Đến năm
2008, diện tích NTTS đã được mở rộng lên trên 1 triệu ha và sản lượng đạt gần 2,45

triệu tấn, tăng gấp 12 lần so với năm 1980. Đến năm 2010, diện tích NTTS cả nước
gần như không tăng, nhưng sản lượng vẫn đạt 2,8 triệu tấn. Với sự đóng góp chủ
yếu của sản phẩm từ NTTS, giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2008 đạt
trên 4,5 tỷ USD, đứng thứ tư trong những ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu cao
nhất của cả nước. Và đến năm 2010, giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng lên khoảng
10

4.940 USD. Như vậy, NTTS ngày càng đóng vai trò quan trọng của toàn ngành
nông nghiệp.
Bảng 1.4. Sản lượng nuôi trồng thủy sản và kim ngạch xuất khẩu thủy
sản các năm 2006 – 2010
Năm 2006 2007 2008 2009 2010
Sản lượng (nghìn tấn) 1.693,9

2.123,3

2.465,6

2.569,9

2.826,6

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản (Tr.USD)

3.358 3.763 4.510 4.200

4.940

Nguồn [14]
Bảng 1.5. Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản các năm 2006–2010

(nghìn ha)
Năm 2006 2007 2008 2009 2010
Đồng bằng sông Hồng 113,1 117,2 121,2 124,9 -
Trung du và miền núi phía Bắc 33,8 36,2 37,9 40,0 -
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

77,6 78,9 77,9 79,6 -
Tây Nguyên 8,5 9,3 10,7 11,1 -
Đông Nam Bộ 52,3 53,4 52,7 51,5 -
Đồng bằng sông Cửu Long 691,2 723,8 752,2 737,6 -
Cả nước 976,5 1.018,8

1.052,6 1.044,7

1.096,7

Nguồn [14]
NTTS đang từng bước trở thành ngành sản xuất hàng hóa chủ lực phát triển
rộng khắp, có vị trí quan trọng đối với ngành và kinh tế quốc gia. Sản lượng thủy
sản năm 2007 đạt 2,1 triệu tấn thủy sản các loại, chiếm trên 50% tổng sản lượng
thủy sản, trong đó riêng cá ba sa đạt trên dưới 1 triệu tấn và tôm sú đạt 0,37 triệu
tấn. Giá trị xuất khẩu các sản phẩm từ nuôi trồng luôn chiếm trên 60% (toàn ngành
thủy sản đạt 3,8 tỷ USD năm 2007). Nếu so với toàn cầu, đến nay Việt Nam có sản
lượng thủy sản lớn thứ 3 toàn cầu (sau Trung Quốc, Ấn Độ) và là một trong những
quốc gia có tốc độ tăng trưởng bình quân về sản lượng thủy sản nuôi trên thế giới
(đứng thứ 2 sau Myanmar).
11

Đối tượng nuôi cũng đa dạng, nhưng tôm sú vẫn là đối tượng nuôi chủ đạo
đối với các loài nuôi mặn, lợ. Sản lượng thủy sản nuôi ở nước ta ngày càng tăng từ

0,723 triệu tấn năm 2000 lên đến 2,1 triệu tấn năm 2007, tăng gấp 3,4 lần và đưa tốc
độ tăng trưởng về sản lượng bình quân năm 14,3%/năm. Trong đó tôm mặn lợ (chủ
yếu tôm sú) 0,37 triệu tấn, cá tra 1,1 triệu tấn. Vùng ĐBSCL luôn chiếm một tỷ lệ
lớn trong cơ cấu sản lượng nuôi toàn quốc ( chiếm 68%).
Ngoài tôm sú và 1 số loài cá da trơn (basa) thì các loài nuôi biển cũng đang
là một đối tượng rất được quan tâm và phát triển trong 10 năm lại đây. Các tỉnh
vùng duyên hải ven biển như Quảng Ninh, Khánh Hòa, Phú Yên là nơi phát triển
mạnh các loài nuôi biển: tôm hùm, cá chẽm, cá chim trắng vây vàng, Đây là những
loài có giá trị kinh tế rất cao, mang lại lợi nhuận lớn cho người nuôi. Vì thế trong
những năm đầu mới phát triển nuôi biển, nhiều gia đình đã trở lên giàu có, đời sống
người dân được nâng cao.
Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), năm 2011 là năm ngành thủy sản
cả nước có được kết quả đáng phấn khởi cả về sản xuất nuôi trồng, khai thác và xuất
khẩu. Tổng diện tích NTTS của cả nước đạt 1.099.000ha, tăng 2,5%. Sản lượng
thủy sản ước đạt 5,32 triệu tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng đạt 3 triệu tấn, tăng
7,8% và sản lượng khai thác đạt 2,35 triệu tấn, tăng 2,32% so với 2010. Giá trị xuất
khẩu ước đạt 6 tỷ USD, tăng 19,6% so với năm 2010 chủ yếu do được giá. Các sản
phẩm xuất khẩu sang những thị trường lớn, thị trường truyền thống đều tăng mạnh
về giá trị như Mỹ tăng 23,5%, Hàn Quốc tăng 32%, Trung Quốc tăng 49%, so với
cùng kỳ năm ngoái.
Theo Báo cáo mới công bố vào cuối tháng 12 của Bộ NN&PTNT, sản lượng
thủy sản cả nước năm 2011 ước đạt 5.457 ngàn tấn, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm
ngoái. Trong đó, sản lượng khai thác thủy sản ước đạt 2.527 ngàn tấn, tăng 4,6%;
sản lượng nuôi trồng ước đạt 2.930 ngàn tấn, tăng 7,4% cùng kỳ năm 2010.
Theo Bộ NNPTNT, sản lượng khai thác và NTTS quý I/2012 ước đạt 1.134,4
ngàn tấn, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2011.
12

Bảng 1.6. Tình hình khai thác và nuôi trồng thủy sản từ năm 2007 đến 2 tháng
năm 2011

Năm 2007 2008 2009 2010
(Tháng
1, 2)
2011
Tổng số
4.149.000 4.582.900 4.870.300 5.127.600
- Cá 3.053.600 3.444.000 3.670.700 3.847.700
- Tôm 498.200 505.500 549.500 588.800
- Thủy sản khác 597.200 633.400 650.100 691.100
790.400
Khai thác thủy sản
2.063.800 2.134.000 2.280.500 2.420.800 442.400
- Khai thác hải sản 1.864.300 1.938.000 2.071.500 2.226.600
- Khai thác nội địa 199.500 196.000 209.000 194.200
Nuôi trồng thủy
sản
2.085.200 2.448.900 2.589.800 2.706.800 348.000

Tổng sản lượng thuỷ sản tháng 5/2012 ước tính đạt 522 nghìn tấn, trong đó,
khai thác đạt 218 nghìn tấn, nuôi trồng 304 nghìn tấn. Như vậy, 5 tháng đầu năm,
tổng sản lượng thủy sản cả nước đạt hơn 2 triệu tấn, trong đó khai thác và nuôi
trồng đều đạt trên 1 triệu tấn, đều tăng so với cùng kỳ năm 2011.
Ước sản lượng NTTS 5 tháng đầu năm 2012 đạt 1.014.000 tấn, tăng 5,6% so
với cùng kỳ năm trước. Riêng trong tháng 5, sản lượng nuôi trồng đạt 304 nghìn
tấn, tăng 5,6% so với cùng kỳ.









13

Bảng 1.7. Sản lượng thủy sản quý tháng 5/2012 và 5 tháng đầu năm 2012
Ước thực hiện So với năm trước
Chỉ tiêu ĐV tính
KH
năm
Tháng
báo cáo
Lũy
kế (từ đầu
năm)
Tháng
báo
cáo
Lũy kế (từ
đầu năm)
Tổng sản lượng
1.000
tấn
5,530 522 2,072 105 104,1
Sản lượng khai thác
thủy sản
“ 2,380 218,3 1058,3 100,3 102,8
- Khai thác hải sản “ 2,200 207,0 993,0 101,7 103,5
- Khai thác nội địa “ 180 11,3 65,3 80,1 92,5
Sản lượng nuôi trồng

thủy sản
1.000
tấn
3,150 304,0 1014,0 109,5 105,6

1.2.2. Các vấn đề phát sinh trong nuôi trồng thủy sản
1.2.2.1. Tình hình dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản
Tình hình NTTS ngày càng được mở rộng, phát triển mạnh, mang lại lợi
nhuận cao và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Nhưng bên cạnh đó ngành NTTS
đang phải gánh chịu thiệt hại năng nề do tình hình dịch bệnh trong NTTS.
Ngành nuôi biển mới phát triển thì cũng bị dịch bệnh gây thiệt hại nặng nề,
bên cạnh đó ô nhiễm môi trường và trầm tích đáy tăng dần. Đỉnh điểm là dịch bệnh
trên tôm hùm xảy ra vào cuối năm 2007, gây thiệt hại hàng tỷ đồng cho các hộ nuôi
trồng vì tôm hùm dịch bệnh chết và giá cả giảm nhanh. Những hộ dân nuôi tôm ở
Cam Ranh (Khánh Hòa), Phú Yên là bị thiệt hại nặng nề nhất.
Sau đợt dịch bệnh sữa năm 2007 gây chết hàng loạt tôm hùm, từ đó đến nay
dịch bệnh trên tôm hùm năm nào cũng xuất hiện, mức độ thiệt hại khoảng 15% sản
lượng. Từ tháng 11 đến nay, dịch bệnh bùng phát mạnh trở lại với mức độ thiệt hại
rất lớn, từ 30- 50 % tôm mắc bệnh. Đặc biệt tại xã Xuân Thịnh (Phú Yên), vùng
trọng điểm nuôi tôm hùm, mức độ tôm chết lên tới 70%. Theo ông Tuấn, thị xã
Sông Cầu có 22.000 lồng nuôi với khoảng 300.000 con tôm hùm trong giai đoạn
trưởng thành (0,3- 1 kg/con) bị chết, ước tính thiệt hại lên tới trên 300 tỷ đồng.
Còn tại Khánh Hoà có 20.000 lồng nuôi tôm hùm, sản lượng hàng năm đạt
trên 900 tấn. Các bệnh sữa, đỏ thân, mang đen, lột xác không hoàn toàn đã xuất hiện
14

rải rác với mức độ thiệt hại từ 10- 15%. Cũng như ở Phú Yên, từ cuối năm 2011
hiện tượng tôm hùm chết hàng loạt tại một số vùng nuôi tập trung, thiệt hại hàng
vạn con; chủ yếu do bệnh sữa (chiếm 83%), thiệt hại gần 40 tỷ đồng. Tương tự, tỉnh
Bình Định có 532 lồng tôm hùm với 40.000 con. Đợt dịch này trên 2.000 con trọng

lượng từ 0,5- 1kg đã bị chết.
Ngoài ra một số đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao như cá chẽm, cá chim
trắng vây vàng… cũng bị thiệt hại do dịch bệnh.
Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu NTTS II, từ đầu năm 2012 đến nay, tình
hình dịch bệnh trên tôm nuôi tiếp tục bùng phát và gây thiệt hại nặng nề ở nhiều địa
phương vùng ĐBSCL như: Trà Vinh, Bến Tre, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng.
Trong đó, Trà Vinh và Kiên Giang là 2 tỉnh có diện tích nuôi thâm canh và bán
thâm canh bị thiệt hại nặng nhất. Tôm nuôi bị thiệt hại chủ yếu do bệnh đốm trắng
(WSSV), hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô dưới vỏ (IHHNV) và một số
trường hợp không xác định được bệnh. Một số VK gây bệnh được nêu ở Bảng 1.8.
Bảng 1.8. Một số tác nhân gây bệnh, bệnh và cách điều trị
Vi sinh vật gây
bệnh
Động vật chủ Bệnh Kháng sinh điều trị
Aeromonas Cá chép, cá
pecca, cá bống,
cá rô phi

Frunculosis
MAS
Erythrodermatitis,
Ulcer Vibriosis
Florfenicol,
Sulfadimethoxine and
Ormetoprim,
Oxytetracycline dihydrate

Vibrio Cá hồi , cá tuyết,
lươn Nhật Bản


Cold water vibriosis,
Hemorrhagic
septicemia,
Skin Ulcers
Oxytetracycline
Potentiated sulfonamides,
Oxolinic acid
Cytophaga Cá hồi, cá trê, cá
rô phi, cá pecca

Columnaris disease Oxytetracycline
dehydrate
Florfenicol
Streptococcus Cá pecca, cá rô
phi, cá bơn, cá
chẽm, cá hồi Đại
Tây Dương.
Streptococcosis Oxtetracycline
Amoxicillin
Erythromycin
15

Nguồn [21]
Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính hay
còn gọi là hội chứng chết sớm trên tôm xuất hiện hiện lần đầu tiên tại Trung quốc
năm 2009, Việt Nam năm 2010, Malaysia năm 2010 và Thái Lan năm 2012. Ở nước
ta, hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính xuất hiện tại vùng ĐBSCL từ năm 2010 và
đến năm 2011 thì bùng phát thành dịch trên diện rộng, gây thiệt hại hơn 97 nghìn ha
tập trung ở các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Bến Tre. Năm 2012, dịch bệnh
tiếp tục diễn ra theo chiều hướng phức tạp. Tập trung nhiều tại Trà Vinh, Kiên

Giang và đã bắt đầu xuất hiện ở một số tỉnh ven biển phía Bắc (Hải Phòng, Quảng
Ninh) và Bắc Trung bộ (Thanh Hóa, Nghệ An), Nam Trung bộ (Quảng Ngãi, Bình
Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận). Theo thống kê, trong tổng diện tích
thả nuôi hơn 622.750 ha, đã có hơn 38.381 ha bị thiệt hại. Trong đó, chủ yếu là tôm
sú với khoảng 35.823 ha, phần lớn diện tích nuôi tôm bị bệnh là các vùng nuôi tôm
thâm canh.
Trong các địa phương có diện tích tôm nước lợ bị nhiễm bệnh, Trà Vinh là
tỉnh bị thiệt hại nặng nề nhất gần 10 nghìn ha, Cà Mau gần 9.000 ha, Sóc Trăng trên
7.000ha, và Bạc Liêu khoảng 7.000 ha. Hiện tại, tình hình dịch bệnh tại Trà Vinh đã
tạm ổn, riêng Sóc Trăng, Bạc Liêu dịch bệnh vẫn có xu hướng gia tăng.
Tại nhiều khu vực nuôi tôm với diện tích lớn, có nơi tỷ lệ tôm bị chết lên đến
từ 30-70%. Hiện hầu hết các tỉnh ven biển đã thả giống vụ nuôi mới, trong đó chỉ
riêng 12 tỉnh nuôi tôm trọng điểm, diện tích thả giống đạt trên 617.000ha, thì đã có

Pasteurella Cá đuôi vàng, cá
chẽm

Pasteurellosis Oxtetracycline
Mycobacterium Cá pecca vằn, cá
chẽm, cá hồi Đại
Tây Dương.

Fish tuberculosis Ampicillin
Erythromycin thiocyanate

Edwardsiella
Cá da trơn

Enteric septicemia
Fish gangrene

Florfenicol
Sulfadimethxine and
Ormetoprim
16

đến 35.238ha bị dịch, chủ yếu xảy ra đối với tôm sú và một phần tôm thẻ chân
trắng.
Theo thống kê của Sở NNPTNT Trà Vinh, đến nay có 8.000ha tôm nuôi của
tỉnh bị thiệt hại với số tiền ước tính trên 800 tỷ đồng. Còn nếu tính chi tiết cả công
chăm sóc và tiền thuê ao tôm, con số này có thể lên đến trên 2.300 tỷ đồng.
Tại Bạc Liêu, theo số liệu của Sở NNPTNT tỉnh này, chỉ trong tuần qua đã
có thêm 700ha tôm nuôi bị thiệt hại, nâng tổng diện tích thiệt hại toàn tỉnh từ đầu vụ
đến nay lên đến 7.850ha, ước tính mất trắng hơn 200 tỷ đồng. Tại Cà Mau, diện tích
bị thiệt hại đã lên đến 7.800ha.
Ông Nguyễn Văn Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh cho biết, hiện
tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi diễn biến rất phức tạp, trong đó huyện Mỹ Long
Nam bị thiệt hại trên 98%, huyện Duyên Hải 70-80%, 2 huyện Trà Cú và Châu
Thành diện tích tôm nuôi bị thiệt cũng liên tục tăng cao. “Tổng thiệt hại ước lên
khoảng 800-900 tỷ đồng. Tôm chết làm giảm sản lượng khoảng 15.000 tấn, tương
đương số tiền là 2.300 tỷ đồng”.
1.2.2.2. Các vấn đề môi trường trong nuôi trồng thủy sản
NTTS mang lại nhiều lợi ích kinh tế nhưng cũng để lại hậu quả nặng nề về
môi trường nếu không được quản lý một cách chặt chẽ.
Trong năm qua cũng nhờ việc áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến như Global
GAP, SQF, HACCP…trong nuôi trồng và chế biến nên tình trạng ô nhiễm môi
trường được hạn chế. Các mô hình nuôi như: NTTS trên vùng nước ngọt tập trung,
nuôi cá bè trên sông, nuôi tôm/cá đăng quầng, nuôi cá kết hợp VACB… Các mô
hình NTTS trên vùng nước lợ - mặn tập trung, chủ yếu như nuôi quảng canh, nuôi
quảng canh cải tiến, nuôi bán thâm canh, nuôi thâm canh hay nuôi công nghiệp,
nuôi sinh thái, luân canh lúa - tôm, luân canh lúa-cá, cá-tôm…đã đem đến nhiều lợi

ích kinh tế cho người nuôi.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển đã nảy sinh không ít tồn tại, bất cập
như: công tác quy hoạch không kịp với tốc độ phát triển, sản xuất nhỏ lẻ, tự phát,
không theo quy hoạch, môi trường một số nơi có dấu hiệu suy thoái dẫn đến dịch
17

bệnh phát sinh và mất cân bằng giữa cung cầu, đầu tư cơ sở hạ tầng cho sản xuất
còn hạn chế… Trong đó, vấn đề môi trường ngày càng trở nên bức thiết. Tình trạng
phát triển NTTS còn tự phát, thiếu quy hoạch, chưa có hệ thống cấp và thoát nước
hợp lý, thức ăn thừa không được xử lý, việc sử dụng hóa chất xử lý môi trường,
thuốc phòng ngừa dịch bệnh không hợp lý gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và
lây lan dịch bệnh. Quá trình phát triển đã bộc lộ những vấn đề bất cập về môi
trường cần sớm được giải quyết.
Các mối quan tâm về môi trường liên quan đến phát triển NTTS bao gồm:
 Sự ô nhiễm môi trường cục bộ nảy sinh từ việc nuôi tập trung ở các hệ
thống nuôi nước ngọt và nước mặn không có sự cân nhắc về sức tải môi trường.
 Sự thận trọng cần thiết đối với việc đưa các loài mới nhập ngoại vào
NTTS do các rủi ro về dịch bệnh, tác động môi trường và đa dạng sinh học.
 Sự mất đi đáng kể rừng ngập mặn và vùng đất ngập nước từ việc
chuyển đổi các diện tích ven biển và cửa sông sang nuôi tôm.
 Sự bùng phát dịch bệnh thủy sản, ô nhiễm nước và nhiễm mặn do
nuôi tôm tràn lan và không có kế hoạch ở trên cát và các diện tích đất nông nghiệp;
 Sự tăng đột biến gần đây trong việc sử dụng cá tạp trong NTTS nước
mặn và nước lợ.
Môi trường đất, môi trường nước và các hệ sinh thái trong phát triển NTTS
bị biến đổi gây suy thoái, ô nhiễm môi trường. Khi bị đào đắp ao nuôi thủy sản, đào
kênh rạch cấp và thoát nước, vệ sinh ao nuôi sau mùa thu hoạch đã làm biến đổi độ
pH môi trường nước, gây ô nhiễm môi trường và dịch bệnh tôm, cá trong nuôi
trồng. Các nguồn thải ra sông rạch đã tác động làm cho môi trường nước bị biến
đổi.

Chất lượng nước trong các ao nuôi thủy sản gồm cá nước ngọt, nuôi tôm ven
biển đặc biệt là trong các mô hình nuôi công nghiệp đã cho thấy dấu hiệu ô nhiễm
hữu cơ (BOD, COD, nitơ, phốt pho cao hơn tiêu chuẩn cho phép), có sự xuất hiện
các thành phần độc hại như H
2
S, NH
3
, chỉ số vi sinh Coliforms và không phải lúc
nào cũng được xử lý triệt để trước khi thải ra môi trường.
18

Môi trường nước ở vùng ngọt hóa có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ, các vi sinh
trong nước coliforms, độ đục, amoniac trong nước ảnh hưởng đến chất lượng môi
trường nước, đặc biệt là nước dùng cho nhu cầu cấp nước.
Môi trường nước ở vùng mặn hóa ven biển hàm lượng sắt (phèn hóa) trong
nước do quá trình phèn hóa mạnh mẽ, NH
3
, Coliforms gây ảnh hưởng đến NTTS,
đặc biệt độ đục môi trường cao do nước phù sa và quá trình đào đắp sên vét ao nuôi
tôm phát sinh không được xử lý thải ra môi trường.
Quá trình chuyển dịch trồng lúa sang NTTS diễn ra quy mô lớn ở vùng mặn
hóa ven biển làm gia tăng xâm nhập mặn ở các vùng ven biển (ví dụ như ĐBSCL).
Tác động làm suy giảm rừng ngập mặn ven biển tiếp tục diễn ra ảnh hưởng đến các
hệ sinh thái rừng ngập mặn. Nuôi cá bè trên sông rạch, nuôi thâm canh thủy sản
vùng ngọt hóa đã gây nên các tác động đến chất lượng môi trường nước tại những
khu vực này.
Chất thải trong NTTS là bùn thải chứa phân của các loài thủy sản tôm cá, các
nguồn thức ăn dư thừa thối rữa bị phân hủy, các chất tồn dư của các loại vật tư sử
dụng trong nuôi trồng như: hóa chất, vôi và các loại khoáng chất Diatomit, Dolomit,
lưu huỳnh lắng đọng, các chất độc hại có trong đất phèn Fe

2+
, Fe
3+
, Al
3+
, SO
4
2-
, các
thành phần chứa H
2
S, NH
3
là sản phẩm của quá trình phân hủy yếm khí ngập
nước tạo thành, nguồn bùn phù sa lắng đọng trong các ao NTTS thải ra hàng năm
trong quá trình vệ sinh và nạo vét ao nuôi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng
ô nhiễm môi trường NTTS: Các nguồn thải từ các khu công nghiệp, các khu dân cư,
các hoạt động nông nghiệp khác và từ chính các hoạt động NTTS. Đối với các mô
hình nuôi kỹ thuật cao, mật độ nuôi lớn như nuôi thâm canh, nuôi công nghiệp, thì
nguồn thải càng lớn và tác động gây ô nhiễm môi trường càng cao. Các loại chất
thải chứa nitơ và phốtpho ở hàm lượng cao gây nên hiện tượng phú dưỡng môi
trường nước phát sinh tảo độc trong môi trường NTTS. Đặc biệt, nguồn chất thải
này lan truyền rất nhanh đối với hệ thống nuôi cá bè trên sông, nuôi cá bao ví trong
các đầm trũng ngập nước cùng với lượng phù sa lan truyền có thể gây ô nhiễm
môi trường và dịch bệnh thủy sản phát sinh trong môi trường nước. Vấn đề quản lý

×