Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Đề cương ôn tập Ngữ văn 8 – Học Kỳ II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.13 KB, 13 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Đề cương Ôn tập Ngữ Văn 8 Kỳ II – Năm học 2012 GIỚI HẠN NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KỲ II MÔN NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC 2011- 2012 A. PHẦN VĂN BẢN 1. Học sinh nắm được các văn bản sau: Các tác phẩm thơ - Quê hương ( Tế Hanh) - Khi con tu hú ( Tố Hữu) - Tức cảnh Pác Bó ( Hồ Chí Minh) - Ngắm trăng ( Hồ Chí Minh). Các văn bản nghị luận - Hịch Tướng Sĩ ( Trần Quốc Tuấn) - Nước Đại Việt ta (Nguyễn Trãi) - Thuế máu ( Nguyễn Ái Quốc) - Bàn luận về phép học ( NguyễnThiếp. 2. Yêu cầu: HS nắm được tên tác giả, hoàn cảnh ra đời của các tác phẩm, tóm tắt được các tác phẩm. - Nắm vững đặc điểm của từng thể loại. - Nắm được nghệ thuật, nội dung và ý nghĩa của văn bản. B. PHẦN TIẾNG VIỆT - Câu trần thuật - Câu nghi vấn - Câu cầu khiến - Câu cảm thán - Hành động nói - Hội thoại - Lựa chọn trật tự từ trong câu. * Yêu cầu HS : -> Nắm được các khái niệm, đặt câu, viết được đoạn hội thoại, đoạn văn. C. PHẦNTẬP LÀM VĂN -Văn nghị luận: - Nắm được đặc điểm của văn nghị luận: bố cục, cách trình bày luận điểm, luận cứ. -Cách xây dựng đoạn và lời văn trong bài văn nghị luận có yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm. * Yêu cầu HS biết viết một đoạn văn, bài văn nghị luận cụ thể: - Viết một đoạn văn có độ dài khoảng 90 chữ; bài văn độ dài khoảng 450 chữ nghị luận về một vấn đề chính trị xã hội hoặc văn học có sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm.. Lop8.net. Gv Lò Thị Sơn – Trường PTDTBT THCS – Nà Nhạn.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Đề cương Ôn tập - Ngữ văn 8 Năm học 2012 A .Phần văn . STT 1. Tên vb Quê hương. Tác giả Thể loại Giá trị nội dung Tế Hanh Thơ mới - Tình quê hương trong sáng, thân 1921 8chữ/ câu thiết được thể hiện qua bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt làng chài. * Ý nghĩa . - Bài thơ là bày tỏ của tác giả về một tình yêu tha thiết đối với quê hương làng chài.. 2. Khi con Tố Hữu Lục bát tu hú 1920- 2002. Giọng thơ tha thiết, sôi nổi, tự tin phong phú.. 3. Tức cảnh Pác Bó. giọng thơ hóm hỉnh, nụ cười vui, từ láy.. 4. Ngắm trăng. - Tình yêu cuộc sống và khát vọng tự do của người chiến sĩ cách mạng trong tù. Hồ Chí Đường -Tinh thần lạc quan, phong thái ung Minh1890luật thất dung của Bác Hồ trong cuộc sống 1969 ngôn tứ cách mạng đầy gian khổ ở Pắc Bó. tuyệt Hồ Chí Đường Minh. 1890- Luật thất 1969 ngôn tứ tuyệt.. Giá trị nghệ thuật - Tạo lên những hình ảnh cuộc sống lao động thơ mộng - Tạo liên tưởng so sánh độc đáo lời thơ bay bổng , đầy cảm xúc . - Sử dụng thể thơ 8 chữ hiện đại có những sáng tạo mới mẻ phóng khoáng. -Tình yêu thiên nhiên, yêu trăng đến Nhân hoá, điệp từ, câu say mê và phong thái ung dung rất hỏi tu từ, đối lập. nghệ sỹ của Bác ngay trong cảnh tù ngục.. * Hệ thống tác phẩm nghị luận ST T. Tên VB. Tác giả. T. loại. Tóm tắt. Giá trị nội dung. Giá trị N.T. 1. Hịch tướng sĩ( Dự chu tỳ tướng hịch văn). Trần .Q.Tuấn ( 12311300). Hịch- chữ Hán Thơ Đường. -Trước tình thế lâm nguy, tác giả lấy gương các trung thần nghĩa sĩ để nêu gương, sau đó khích lệ lòng yêu nước và tinh thần sẵn sàng chiến đấu xả thân vì nước của các tướng lĩnh trog triều đình .. - Lập Luận chặt chẽ, lí lẽ hùng hồn đanh thép, tình cảm thống thiết.... Cáo- chữ Hán Thơ Đường. -. -Tinh thần yêu nước nồng nàn của DT ta trong cuộc KC chống Mông- Nguyên, thể hiện qua lòg căm thù giặc, ý chí quyết chiến quyết thắng kẻ thù, trên cơ sở PP khuyết điểm của tì tướng, khuyên bảo họ học tập binh thư, rèn quân để đánh giặc - ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập : Nước ta là đất nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, có. 2. Nước Đại Nguyễn Việt ta Trãi ( (Trích 1380BNĐC). GV Lò Thị Sơn. Lop8.net. Lập Luận chặt chẽ, chứng cứ hùng hồn, xác thực. * Ý nghĩa: Thể. - TrườngPTDTBT THCS Nà Nhạn. 2.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Đề cương Ôn tập - Ngữ văn 8 Năm học 2012 chủ quyền, có truyền thống lịch sử; kẻ thù xâm lược là phản nhân nghĩa nhất định thất bại.. 3. 4. Bàn luận về phép học( Luận học pháp ). La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp ( 17231804 ). Tấu- chữ Hán Nghị Luận Thơ Đường. Thuế máu (Trích BACĐT DP). Nguyễn.Aí. Phóng sự Quốc - nghị luận (18901969 ). -Từ luận điểm “Ngọc không mài,không thành đồ vật’ người không học không biết rõ đạo”tác giả tấu trình pép học để kẻ tài lập công, nhà nước vững yên.. - Quan niệm tiến bộ của tác giả về mục đích và tác dụng của việc học là để làm người có đạo đức, có tri thức góp phần hưng thịnh đất nước. Muốn học tốt phải có PP, theo điều học mà làm.( hành) - phần 1 chỉ rõ sự giả - Bộ mặt giả nhân giả nhân giả nghia của nghĩa, thủ đoạn tàn thực dân pháp bắt dân bạo của CQTDP trong thuộc địa làm bia đỡ việc sử dụng người đạnvà chết thay cho dân thuộc địa làm bia bọn tướng tá thực dân. đỡ đạn trong các cuộc Phần 2 tố các cái gọi là tình nguyện của những chiến tranh phi nghĩa. người dân tình nguyện của những người dân thuộc địa. phần 3 nói về kết quả của sự hy sinh,vạch trần những lời lẽ lừa bịp, giả nhân giả giả nghĩa của bọn thống trị . Cả 3 phần làm nổi bật tính chất giã man của thuế máu đán vào dân thuộc địa .. hiện quan niệm, tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi về tổ Quốc, đất nước và có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập - Lập luận chặt chẽ, luận cứ rõ ràng.. -Tư liệu pp xác thực, tính chiến đấu cao, NT trào phúng sắc sảo, hiện đại: mâu thuẫn trào phúng, ngôn ngữ, giọng giễu nhại.. *Đặc điểm các thể loại : *Thể hịch :- Là thể văn chính luận . - Do vua chúa, tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh của một phong trào dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài. - Kích động tình cảm tư tưởng người nghe, có tính chiến đấu cao * Cáo: - là thể văn nghị luận . được vua chúa thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố một kết quả, một sự nghiệp để mọi người cùng biết. * Tấu : - Kiểu văn bản nghị luận trình bày đề nghị một vắn đề, chủ trương chính sách thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo con người. *Phóng sự : - Kiểu văn nghị luận vì người viết chủ yếu dùng lý lẽ và dẫn chứng để làm rõ vấn đề “thuế máu” trong cđ thực dân, từ đó thuyết phục người đọc.. GV Lò Thị Sơn. Lop8.net. - TrườngPTDTBT THCS Nà Nhạn. 3.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Đề cương Ôn tập - Ngữ văn 8 Năm học 2012 B. PHẦN TIẾNG VIỆT các kiểu câu đã học 1.Câu nghi vấn. 2. Câu cầu khiến. 3. Câu cảm thán. 4. Câu trần thuật. 5. Hành động nói. 6. Hội thoại 7. Lựa chọn trật tự từ trong câu. * Yêu cầu HS : - Nắm được các khái niệm, đặt câu, viết được đoạn hội thoại, đoạn văn.. 1.. Kiểu Câu Câu nghi vấn. 2.. Câu cầu khiến. 3.. Câu cảm thán. 4.. Câu trần thuật. 5. Hành động nói. 6. Hội thoại.. Khái niệm * Câu nghi vấn là câu: - Có những từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, tại sao...) hoặc có từ hay ( nối các vế có quan hệ lựa chọn). - Có chức năng chính là dùng để hỏi. * Khi viết câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi. *Trong nhiều trường hợp câu nghi vấn không dùng để hỏi mà để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa, bộc lộ tình cảm, cảm xúc... và không yêu cầu người đối thoại trả lời . * Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như : hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào,... hay ngữ điệu cầu khiến; dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo... * Khi viết câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm. * Là câu có những từ cảm thán như: ôi, than ôi, hỡi ơi...dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói hoặc người viết, xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hàng ngày hay ngôn ngữ văn chương. - Khi viết câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than. * Câu trần thuật không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán; thường dùng để kể, thông báo, nhận đinh, miêu tả,.. - Ngoài những chức năng trên đây câu trần thuật còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc...( vốn là chức năng chính của những kiểu câu khác). * Khi viết câu trần thuật thường kết thúc bằng dấu chấm, nhưng đôi khi nó có thể kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng. * Đây là kiểu câu cơ bản và được dùng phổ biến trong giao tiếp. * Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm những mục đích nhất định. * Những kiểu hành động nói thường gặp là : - Hành động hỏi ( Bạn làm gì vậy ? ) - Hành động trình bày( báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán..) ( Ngày mai trời sẽ mưa ) - Hành động điều khiển ( cầu khiến, đe dọa, thách thức,...) ( Bạn giúp tôi trực nhật nhé ) - Hành động hứa hẹn .( Tôi xin hứa sẽ không đi học muộn nữa ) - Hành động bộc lộ cảm xúc. ( Tôi sợ bị thi trượt học kì này ) * Mỗi hành động nói có thể được thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó ( cách dùng trực tiếp) hoặc bằng kiểu câu khác ( cách dùng gián tiếp) - Vai hội thoại là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại . Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội: - Quan hệ trên- dưới hay ngang hàng ( theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội) . - Quan hệ thân-sơ ( theo mức độ quen biết, thân tình) * Trong hội thoại ai cũng được nói. Mỗi lần có một người tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời . * Để giữ lịch sự cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc tranh vào lời người khác. * Nhiều khi, im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là một cách biểu thị thái độ.. GV Lò Thị Sơn. Lop8.net. - TrườngPTDTBT THCS Nà Nhạn. 4.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Đề cương Ôn tập - Ngữ văn 8 Năm học 2012 7. Lựa chọn trật tự từ trong câu. * Trong một câu có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự , mỗi cách đem lại hiệu quả diễn đạt riêng. Người nói,viết cần biết lựa chọn trật tự từ thích hợp với yêu cầu giao tiếp. * Trật tự từ trong câu có tác dụng : - Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm. - Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng. - Liên kết câu với những câu khác trong văn bản. - Đảm bảo sự hài hòa về mặt ngữ âm của lời nói.. C. PHẦNTẬP LÀM VĂN * Đặc điểm văn bản nghị luận . =>Là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, một quan điểm nào đó. Muốn thế văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ,dẫn chứng thuyết phục. Những tư tưởng , quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống thì mới có ý nghĩa. * Bố cục: 3 phần .  Mở bài : ………………………………………………………………………………………..  Thân bài: …………………………………………………………………………………….  Kết bài :……………………………………………………………………………………….. * Cách xây dựng đoạn văn . * Khi trình bày luận điểm trong đoạn văn nghị luận cần : - Thể hiện rõ ràng, chính xác nội dung của luận điểm trong câu chủ đề. Trong đoạn văn trình bày luận điểm, câu chủ đề thường được đặt ở vị trí đầu tiên( đoạn diễn dịch) hoặc cuối cùng ( đoạn qui nạp) - Tìm đủ các luận cứ cần thiết, tổ chức luận điểm theo một trình tự hợp lí để làm nổi bật luận điểm. - Diễn đạt ý trong sáng hấp dẫn để sự trình bày luận điểm có sức thuyết phục.. GV Lò Thị Sơn. Lop8.net. - TrườngPTDTBT THCS Nà Nhạn. 5.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Đề cương Ôn tập - Ngữ văn 8 Năm học 2012 * Một số đề văn lớp 8 tham khảo. Đề bài 1 Văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ, hãy nêu suy nghĩ về vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh cuẩ đất nước. Nước Việt Nam chúng ta là nước truyền thống đấu tranh dựng nước và cứu nước , trải qua hàng ngàn năm, nước VN đã xuất hiện những vị vua , vị tướng lỗi lạc tài ba , anh minh như Lí Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn trong bài chiếu dời đô, hịch tướng sĩ. Một trong những vị vua tài giỏi , lỗi lạc của đất nước đó là Lí Công Uẩn , ông là người đầu tiên lập nên triều đại nhà Lý ở nước ta . Ông là người thông minh, nhân ái , yêu nước thương dân , có chí lớn và lập được nhiều chiến công . Lí Công Uẩn luôn mong muốn đất nước được thịnh trị, nhân dân được ấm no, hạnh phúc . Chính vì thế , ông nhận thấy Hoa Lư không còn phù hợp với hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ . Vì ông muốn đóng đô ở nơi trung tâm , mưu toan nghiệp lớn, tính kế muộn đời cho con cháu nên ông đã ban bố chiếu dời đô vào năm 1010 để “trên vâng mệnh trời dưới theo ý dân ”Việc định đô lập nước là 1 vấn đề trọng đại phần nào tới tương lai đất nước . Dời đô là khát vọng mong muốn của LCU , của nhân dân, của lịch sử dân tộc . Muốn vậy, việc dời đô là phải tìm một nơi trung tâm của trời đất , địa thế rồng cuộn hổ ngồi. LCU tâm đắc nói tới cái nơi đúng ngôi ĐBNT, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi, nơi đấy không phải là Hoa Lư chật hẹp, mà là một nơi địa thế rộng,bằng , đất đai cao thoáng. Một nơi thuận lợi về tất cả mọi mặt thì nhân dân được ấm no, thanh bình, việc dời đô đã hợp với thiên thời địa lợi nhân hòa . . Dời đô ra Thăng Long là một bước ngoặc rất lớn . Nó đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc đại Việt . Kinh đô Thăng Long quả là cái nôi lập đế nghiệp cho muôn đời là nơi để cho sơn hà xã tắc được bền vững muôn đời Tiếp đến là vị tướng Trần Quốc Tuấn , với LCU là một vị vua anh minh, thương dân thì Trần Quốc Tuấn là một vị tướng giỏi, tài ba biết lấy những suy nghĩ, việc làm của mình để khơi dậy lòng yêu nước của các tướng sĩ . TQT tức Trần Hưng Đạo , ông là một vị tướng kiệt xuất của dân tộc biết nhìn xa trông rộng, ông đã nhận biết được âm mưu xâm lược của kẻ thù . Trần Quốc Tuấn luôn luôn khâm phục những bậc nghĩa sĩ trung thần đã xả thân vì đất nước, vì nhân dân . Ông mượn những tấm gương đó dí nói lên tình hình đất nước ta lúc bấy giờ đang bị giặc Nguyên mông lăm le xâm chiếm thì rất cần những tấm gương hi sinh vì nước để bảo vệ từng tấc đất cho nhân dân . Ông tố cáo tội ác của kẻ thù với mọi nhân dân, với triều đình ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi diều mà sỉ mắng triều đình, ông tỏ rõ chúng là thân dê chó, hổ đói . Ngày ngày nhìn sứ giặc làm nhục triều đình TQT ruột đau như cắt nước mắt đầm đìa và ông sẵn sàng xẻ thịt lột da nuốt gan uống máu quân thù dẫu cho thân mình phải phơi ngoài nơi cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa , ông cũng cảm thấy vui lòng . Đứng trước tình cảnh đất nước ngàn cân treo sợi tóc , TQT phê phán nghiêm khắc những lối sống hưởng lạc nhưng ông cũng tỏ rõ sự quân tâm đến các tướng sĩ , ông cho họ ăn mặc, xe cộ , thuyền ….. sự quan tâm đó sẽ thắt chặt tình cảm giữa chư và tướng . Nếu các tướng sĩ không nghe theo lời thần chư thì hiểm họa trước mắt thật đau xót : “Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt , đau xót biết cừng nào ” Ông đã chọn thảo cuốn binh thư yếu lược để các tướng sĩ học theo từ bỏ lối sống xa hoa , chuyên chăm vào việc rèn luyện võ nghệ để mọi người giỏi như Bàng Mông nhà nhà đều là Hậu Nghệ để có thể chiến thắng được kẻ thù xâm lược. Thật hả hê khi chúng ta chiến thắng được quân thù , chưa đánh giặc nhưng TQT đã ca khúc khải hoàn chiến thắng “chẳng những thân ta kiếp này đắc chí mà đến các người trăm năm về sau tiếng vẫn lưu truyền ”. Lời tâm sự của TQT với các tướng sĩ thật chân thành khiến các tướng sĩ một lòng khâm phục vị tướng tài vì xã tắc mà dám hi sinh , dám chiếnLCU và TQT đều yêu nước sâu sắc, thương dân , lo lắng cho vận mệnh đất nước . Tuy các ông đã mất , nhưng những điều răn dạy vẫn được con cháu đời nya phát huy, và em cũng tự hào khi được học dưới mái trường mang tên một vị vua Lê Lợi .. GV Lò Thị Sơn. Lop8.net. - TrườngPTDTBT THCS Nà Nhạn. 6.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Đề cương Ôn tập - Ngữ văn 8 Năm học 2012 Đề 2 : Hình ảnh Bác Hồ hiện ra như thế nào qua hai bài thơ:Tức cảnh Pác- pó và Ngắm Trăng? - Vẻ đẹp tâm hồn tuyệt vời của Bác Hồ, tâm trạng của một con người yêu thiên nhiên say đắm,vui thích được sống giữa thiên nhiên của đất nước mỡnh. Tâm hồn nghệ sĩ ấy đó bồn chồn náo nức trong một đêm trăng đẹp giữa chốn lao tù" Đối thử lương tiêu nại nhược hà". - Tâm hồn nghệ sĩ nhưng Bác Hồ trước sau vẫn là một chiến sĩ cách mạng vĩ đại. Qua hai bài thơ của người toát lên một tinh thần lạc quan, một nghị lực cách mạng phi thường vượt lên mọi gian khổ vật chất để tìm thấy niềm vui lớn lao chân chính sảng khoái ung dung trong công việc cách mạng. - Giữa hang sâu trong rừng vắng, Người vẫn là "sang".Bị giam trong ngục, Người vẫn say sưa ngắm trăng. Như vậy qua hai bài thơ nhỏ đó cho thấy một nhân cách lớn, một tâm hồn lớn: Bác Hồ vừa là chiến sĩ cách mạng vừa rất nghệ sĩ Đề 3 Sách là tài sản quý giá, là bạn tốt của con người. Em hãy viết một bài thuyết phục bạn thân chăm chỉ đọc sách. Ngày nay,chúng ta ai cũng cần phải có kiến thức để nuôi sống mình và gia đình mình,nhưng kiến thức ở đâu ? Nó nằm trong những cuốn sách vì vậy sách là tài sản quý giá,là người bạn tốt của con người,chúng ta phải chăm chỉ đọc sách. Sách là sản phẩm của trí tuệ con người,sách là tài sản vô cùng quý giá.Sách mang nhiều kiến thức phong phú,giúp ta có những kiến thức làm những cột mốc xuất phát để ta có thêm nhiều kiến thức khác.Sách lưu giữ nhiều kiến thức phong phú về nhiều lĩnh vực khác nhau:những cuộc khởi nghĩa của ông cha ta được ghi trong sử sách,những bài văn hay có trong sách Ngữ Văn,những bài Toán khó nhưng có nhiều cách giải hay trong sách Toán và Bài tập Toán...Những kiến thức này đều xuất phát trong những cuốn sách từ cổ chí kim.Nếu chúng ta còn thắc mắc về những điều mà mình chưa rõ thì thì sách sẽ giúp chúng ta cập nhật thông tin một cách đơn giản mà nhanh nhất.Chúng ta còn có thể giải mã được thắc mắc của chính mình và tìm hiểu thêm được nhiều kiến thức phong phú khác từ những cuốn sách hay mà quý giá.Sách đưa ta đến chân trời của kiến thức,một chân trời kiến thức vô tận,giúp ta mở rộng thêm hiểu biết,là chìa khoá mở ra tri thức giúp đỡ ta sau này khi chúng ta bước vào đời sống tự lập.Sách còn đưa ta đến nơi của những cảm xúc lãng mạn:những cảnh thiên nhiên rất đẹp và những nhân vật tốt bụng luôn cứu giúp người khi hoạn nạn;cho ta biết thêm những tình cảm tốt đẹp:đức tính trung thực,thuỷ chung...Sách giáo dục chúng ta trở thành người tốt.Ai cũng biết những người thành đạt,nổi tiếng trên thế giới như Bác Hồ,Lenin,Lê Quý Đôn...Họ là những con người rất ham đọc sách,luôn tìm tòi kiến thức từ sách vở.Rõ ràng sách luôn là tài sản quý báu,người bạn quan trọng của con người. Có người hay hỏi rằng:"Đọc sách như thế nào để có hiệu quả cao ?".Chúng ta có thể đọc sách ở nhiều nơi:thư viện,nhà trường,vào thời gian rãnh rỗi khi đang ở nhà...Chúng ta phải lựa chọn sách để đọc,phù hợp với lứa tuổi mọi người.Có nhiều loại sách để chúng ta có thể lựa chọn nhưng phổ biến nhất là hai loại sách:loại thứ nhất là sách kiến thức phổ thông dùng cho học sinh và các học giả chuyên môn;loại thứ hai là sách có kiến thức chuyên môn,dùng để trau dồi cho chuyên môn.Khi đọc sách chúng ta phải vừa đọc,vừa ghi lại những ý quan trọng và những ý mà mình cần thiết nhất.Chúng ta nên ghi vào một cuốn sổ riêng để tiện sử dụng khi cần thiết chúng ta phải vận dụng những kiến thức học được trong sách vào cuộc sống hàng ngày,như vậy thì chúng ta có thể nhớ kĩ hơn những kiến thức học được trong sách.Chúng ta cần phải kiên trí đọc sách để tạo thành thói quen cho mình,phải đọc sách theo những điều trên đây thì mới cho ta hiệu quả cao của việc đọc sách. Sách luôn là người bạn thân,luôn cần thiết đối với chúng ta dù cho khoa học,kĩ thuật phát triển cao đến đâu.Sách luôn là người bạn tri kỉ,cùng ta đi hết cuộc đời,sách luôn cần thiết đối với chúng ta cho dù khoa học,kĩ thuật phát triển thì sự phát triển của nó đều nhờ vào những kiến thức có trong sách.Chúng ta phải luôn nâng niu,bảo vệ sách,giữ gìn sách để chúng luôn luôn và mãi mãi là người bạn thân của chúng ta sau này. Là người học sinh,chúng ta cần phải luôn luôn đọc sách vì nhờ vào việc đọc sách mà chúng ta mới có nhiều kiến thức về thế giới chúng ta đang sống và phát triển ra sao.Sách là tài sản quý giá,là người bạn thân tốt của con người.Chúng ta luôn luôn cần phải đọc sách cho dù khoa học,kĩ thuật phát triển đến đâu.. GV Lò Thị Sơn. Lop8.net. - TrườngPTDTBT THCS Nà Nhạn. 7.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Đề cương Ôn tập - Ngữ văn 8 Năm học 2012 Đề 4 . : Bài thơ "Ngắm trăng" thể hiện lòng yêu thiên nhiên và phong thái ung dung của Bác Hồ trong cảnh tù đày. Em hãy viết bài giới thiệu về tác giả, tác phẩm và làm sáng tỏ nội dung trên . * Bài làm . 1. Giới thiệu tác giả : - Hồ Chí Minh (1890 - 1969) tên gọi thời niên thiếu là Nguyễn Sinh Cung, lúc đi dạy lấy tên Nguyễn Tất Thành, trong thời kỳ đầu hoạt động cách mạng mang tên Nguyễn Ái Quốc. Sinh tại Kim Liên ( Làng Sen ), Nam Đàn, Nghệ An. Song thân Người là cụ Nguyễn Sinh Sắc và cụ Hoàng Thị Loan . - Hồ Chí Minh là người chiến sĩ cộng sản tiên phong trong phong trào cách mạng Việt Nam. Từ trẻ, người đã nung nấu ý chí cứu nước, sớm bôn ba tìm đường giải phóng dân tộc. Sau 30 năm ở nước ngoài, tháng 2 - 1941, Người về nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng ở Việt Nam. Đến năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Người, Cách mạng tháng Tám thành công, khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Người được bầu làm vị Chủ tịch đầu tiên của nhà nước non trẻ ấy. Từ đó, Người luôn đảm nhiệm những chức vụ quan trọng nhất của Đảng và Nhà Nước, lãnh đạo toàn dân giành thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống Pháp và chống Mỹ. - Hồ Chí Minh vừa là nhà chính trị lỗi lạc, vừa là nhà văn hoá lớn. Trong sự nghiệp lớn lao của Người có một di sản đặc biệt, đó là sự nghiệp văn học. Bên cạnh văn chính luận và truyện - ký, thơ ca là một lĩnh vực nổi bật trong sự nghiệp đó. 2. Giới thiệu tác phẩm: - Bài thơ " Ngắm trăng " trích trong tập " Nhật ký trong tù "- tập thơ được Bác viết trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, tại Quảng Tây - Trung Quốc, từ tháng 8 - 1942 đến tháng 9 - 1943 - Bài thơ viết bằng chữ Hán, thể thất ngôn tứ tuyệt, bản dịch của Nam Trân. 3. Chứng minh nội dung vấn đề: Học sinh có thể lồng ghép hai nội dung một cách hài hoà, nhuần nhuyễn. Sau đây là một số gợi ý : a. Lòng yêu thiên nhiên: - Bác chọn đề tài về thiên nhiên (Trăng). Bác nghĩ đến trăng và việc ngắm trăng ngay cả khi bản thân bị giam cầm, đày đọa. - Sự xốn xang, bối rối rất nghệ sĩ trước cảnh đẹp đêm trăng của Bác. - Sự giao hoà tự nhiên, tuyệt vời giữa con người và vầng trăng tri kỷ. Tình cảm song phương cho thấy mối quan hệ gắn bó tri âm giữa trăng và người. b. Phong thái ung dung: -Hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà tù Tưởng Giới Thạch không trói buộc được tinh thần và tâm hồn người tù, không làm mất đi nét thư thái ung dung vốn sẵn có ở Bác. - Bác tự do rung động với vầng trăng, với cảnh đẹp bất chấp hoàn cảnh, bất chấp cái song sắt tàn bạo biểu tượng cụ thể của nhà tù. (Cuộc vượt ngục tinh thần). - Nét nổi bật của hồn thơ Hồ Chí Minh là sự vươn tới cái đẹp , ánh sáng, tự do. Đó chính là sự kết hợp giữa dáng dấp ung dung tự tại của một hiền triết - thi nhân với tinh thần lạc quan của người chiến sĩ cộng sản . Đề bài 5. Hãy nói "không" với các tệ nạn. ( Gợi ý: Hãy viết một bài văn nghị luận để nêu rõ tác hại của một số tệ nạn xã hội mà chúng ta cần phải kiên quyết và nhanh chóng bài trừ như cờ bạc, thuốc lá, tiêm chích ma túy hoặc tiếp xúc với văn hóa phẩm không lành mạnh Chúng ta đang sống trong một đất nước không ngừng phát triển trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ. Để làm được điều đó,chúng ta phải vượt qua các trở ngại,khó khăn. Một trong số đó là các tệ nạn xã hội như: ma túy, cờ bạc, văn hóa phẩm đồi trụy. Nhưng đáng sợ nhất chính là ma tuý. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về tác hại to lớn của ma túy để phòng tránh cho bản thân, gia đình và xã hội. Để phòng chống một tệ nạn thì chúng ta cần biết rõ về tệ nạn đó. Ma túy là một loại chất kích thích, gây nghiện có nguồn gốc từ cây túc anh hoặc nhựa cây thuốc phiện được trồng ở 12 tỉnh miền núi phía Bắc Việt nam hay từ lá, hoa, quả cây cần sa được trồng ở các tỉnh giáp ranh biên giới Việt Nam – Campuchia. Đặc biệt là ma túy có một ma lực dẫn dụ ghê gớm, khiến người bị dính vào không thể cưỡng lại được, chẵng khác gì “ma đưa lối, quỷ đưa đường”. Ma túy tồn tại ở nhiều dạng như tép, nước, bột, hồng phiến, bạch phiến, thuốc…và được sử dụng bằng nhiều hình thức hút, chích, hít…Nó được coi là tệ nạn đáng sợ nhất vì sức dẫn dụ con người không kể tuổi tác và khả năng gây nghiện nhanh chóng. Hơn thế nữa, ma túy còn là ngọn nguồn của những tệ nạn xã hội khác.. GV Lò Thị Sơn. Lop8.net. - TrườngPTDTBT THCS Nà Nhạn. 8.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Đề cương Ôn tập - Ngữ văn 8 Năm học 2012 Chúng ta thường nghe nói ma túy rất có hại nhưng mấy ai hiểu được tác hại thật sự của nó! Trước tiên, nó gây hại trực tiếp đến người nghiện. Về sức khỏe, ma túy gây ra các bệnh khôn lường cho cơ thể. Người nghiện sẽ bị hư hại niêm mạc mũi nếu dùng ma túy theo dạng hít, có khả năng ngưng thở đột ngột, gây nguy hiểm tính mạng. Còn dùng theo dạng hút thì cơ quan chịu ảnh hưởng là phổi. Phổi sẽ bị tổn thương nghiêm trọng, gây ung thư phổi, viêm đường hô hấp, nhiễm trùng phổi…Và nguy hiểm nhất là dùng ma túy dạng chích, đây là con đường ngắn nhất dẫn đến AIDS. Người tiêm đâu có biết rằng trên mũi kim là hàng vạn quả cầu gai gây căn bệnh thế kỉ hiểm nghèo, cứ thế họ truyền tay nhau tiêm chúng, đưa virus vào máu của mình. Ở những tụ điểm tiêm chích, họ còn pha thêm các chất bẩn gây áp-phê, hậu quả là các con nghiện phải cưa cụt tay chân hay nhiễm trùng máu. Ấy là chưa kể đến tình trạng bị chết do sốc thuốc. Câu chuyện “cái chết trắng” của nhà tỉ phú trẻ Raphael, chết ngay bên đường do dùng bạch phiến quá liều. Những người nghiện lâu ngày rất dễ nhận ra, người gầy gò, da xám, tóc xơ xác. Hệ thần kinh bị tổn thương nặng do ảnh hưởng của thuốc, kém tập trung, suy nghĩ, chán nản và thiếu ý chí vươn lên nên việc cai nghiện cũng khó khăn. Đáng ghê sợ hơn, người mới nghiện heroin, khi “phê” thường gia tăng kích thích tình dục, dẫn đến hành vi tình dục không an toàn, có thể bị lây nhiễm HIV, nhưng nếu sử dụng lâu ngày sẽ làm suy yếu khả năng tình dục. Không chỉ dừng ở đó, tiêm chích ma túy còn hủy hoại con đường công danh, sự nghiệp của người nghiện. Đã có bao bài học, biết bao câu chuyện kể về những công nhân, kĩ sư… đã gục ngã trước ma túy, để rồi bị bạn bè, đồng nghiệp xa lánh, con đường tương lai tươi sáng bỗng vụt tắt, tối tăm. Và nhất là những bạn học sinh, tuổi đời còn quá dài mà chỉ vì một phút nông nỗi, bị bạn bè rủ rê đã đánh mất tương lai. Thật đáng thương! Ma túy không những gây hại cho người dùng nó mà còn cho cả gia đình của họ, khiến họ trở mất dần khả năng lao động, trở thành gánh nặng cho gia đình. Những gia đình có người nghiện ma túy bầu không khí lúc nào cũng lãnh đạm, buồn khổ. Công việc làm ăn bị giảm sút do không được tín nhiệm. Nền kinh tế cũng theo đó mà suy sụp. Bởi những người một khi đã nghiện thì luôn có nhu cầu hơn nữa về ma túy, đồng nghĩa với việc họ phải có tiền, mà tiền thì lấy từ đâu? Từ chính gia đình của họ chứ không đâu xa. Rồi những người vợ, người mẹ sẽ ra sao khi thấy chồng, con mình vật vã khi thiếu thuốc, khi lìa bỏ cõi đời vì mặc cảm, vì bệnh tình đã tới giai đoạn cuối? Thật đau xót cho những gia đình bất hạnh có người nghiện ma túy. Không dừng lại ở đó, ma túy còn như một con sâu đục khoét xã hội. Khiến cho an ninh, trật tử, quốc phòng bất ổn. Khi muốn thõa mãn cơn ghiền, con nghiện không từ một thủ đoạn, hành vi trộm cắp, giết người nào để có tiền mua heroin, hoặc nổi máu anh hùng xa lộ, đua xe, lạng lách. Những con nghiện mà không được gia đình chấp nhận sẽ đi lang thang làm mất vẻ mỹ quan,văn minh lịch sự của xã hội,vật vờ trên những con đường. Không chỉ thế, nhà nước, xã hội còn phải tốn tiền để tổ chức lực lượng phòng chống và giải quyết những thiệt hại do con nghiện gây ra. Mất tiền xây dựng các trại cải tạo, giáo dục, điều trị cho người nghiện. Một thiệt hại lớn mà ma túy gây ra cho nền kinh tế quốc gia là ngành du lịch bị giảm sút. Các bạn thử nghĩ xem, có ai dám đi du lịch sang một đất nước, một thành phố mà toàn người bị HIV/AIDS. Rồi họ sẽ nghĩ gì về nước ta, họ sẽ nhìn nước ta với ánh mắt khinh thường, chẳng ai dám đầu tư vào đây nữa. Quả là một mất mát, thiệt hại cho nước nhà! Nhưng các bạn đừng lo, nếu chúng ta biết cách phòng chống thì những mối nguy ngại trên sẽ được giải quyết, sẽ không còn tệ nạn ma túy nữa. Mỗi người phải có trách nhiệm, tích cực tuyên truyền, giáo dục cho người thân mình sự nguy hiểm của ma túy để không ai bị chết vì thiếu hiểu biết. Luôn tránh xa với ma tuý bằng mọi cách, mọi người nên có ý thức sống lối sống lành mạnh, trong sạch, không xa hoa, luôn tỉnh táo, đủ bản lĩnh để chống lại mọi thử thách, cám dỗ của xã hội. Đồng thời cũng lên án, dẹp bỏ tệ nạn bằng cách không tiếp tay cho chúng. Nếu lỡ vướng vào thì phải dùng nghị lực, quyết tâm, vượt lên chính mình để từ bỏ con đường sai trái. Bên cạnh đó nhà nước cũng phải đưa những người nghiện vào trường cai nghiện, tạo công ăn việc làm cho họ, tránh những cảnh " nhàn cư vi bất thiện", giúp họ nhanh chóng hoà nhập với cuộc sống cộng đồng, không xa lánh, kì thị họ. Ma túy quả là một con quỷ khủng khiếp nhất của gia đình và xã hội, còn hơn cả bệnh tật và đói khát. Chúng ta vẫn có thể phòng trừ nanh vuốt của con quỷ dữ này. Mỗi chúng ta phải nêu cao cảnh giác, chung tay ngăn chặn nó, mở rộng vòng tay đỡ lấy những người nghiện, đừng để họ lún quá sâu vào bóng tối. Đặc biệt là học sinh chúng ta phải kiên quyết nói không với ma túy, xây dựng một mái trường, một xã hội không có ma túy. Đất nước Việt Nam vẫn ngày một phát triển và hội nhập với thế giới. Vì vậy tiến đến một xã hội văn minh,đời sống phát triển luôn là ước mơ của mỗi người chúng ta.Tuy nhiên xã hội văn minh không có nghĩa là. GV Lò Thị Sơn. Lop8.net. - TrườngPTDTBT THCS Nà Nhạn. 9.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Đề cương Ôn tập - Ngữ văn 8 Năm học 2012 mọi thứ đều tốt đẹp mà ẩn mình trong cái văn minh ấy lại chính là những tệ nạn xã hội _vấn nạn của mỗi quốc gia và là một vấn đề nhức nhối cần phải loại bỏ. Vậy tệ nạn xã hội là gì ? Với điều này không phải ai cũng biết.tệ nạn xã hội là một hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi làm sai lệch chuẩn mực đạo đức của con người khiến người ta lao vào con đường phạm pháp gây vi phạm đạo đức và pháp luật, để lại hậu quả xấu cho con người và đời sống xã hội. Những tệ nạn xã hội xảy ra khi có mâu thuẫn, cạnh tranh giữa người với người trong cùng một cộng động vì cuộc sống sinh nhai của mình. Vì vậy tệ nạn xã hội cũng đang là một vấn đề làm nhức nhối các nhà chức trách và cần sớm được loại bỏ. Phần lớn, đối tượng ra vào tệ nạn xã hội chính là những nam nữ thanh niên tuổi đời còn rất trẻ. Họ sa vào những tệ nạn xã hội vì chỉ xem nó như những trò đùa. Họ xem thường pháp luật và ít hiểu biết.Trường hợp đó rơi vào những người có hoàn cảnh gia đình khấm khá, được cha mẹ nuông chiều, lười lao động, ham chơi, đua đòi, thích ăn diện, tất cả đưa đẩy họ đến các tệ nạn xã hội. Họ cảm thấy tò mò, thích được tìm thấy cái cảm giác mà họ chưa được biết đến. Trong hoàn cảnh đó họ không có lập trường và không tự chủ được bản thân mình. Tuy nhiên, đó chỉ là đa số còn phần thiểu số còn lại thì khác hẳn, họ không có hoàn cảnh khấm khá mà thay vào đó là do hoàn cảnh gia đình éo le, đưa đẩy. Họ bị bạn bè lôi kéo , rủ rê, dụ dỗ và thậm chí là cả ép buộc. Họ không nhận thức được rằng khi tham gia vào tệ nạn xã hội chính là tự hủy hoại đi cuộc sống và nhân cách của bản thân mình. Đến với ma túy, họ trở thành những con người khác, những con ma men khi lên cơn nghiện. Đến với bạo lực gia đình, họ bỗng trở thành những người chồng vũ phu, độc đoán, hành hạ vợ con không thương tiếc. Đến với cờ bạc, họ trở thành những con ma đói khát, luôn chờ sự may mắn đến từ những lá bái đỏ đen. Không những vậy, một khi đã sa vào tệ nạn xã hội, họ sẽ không làm chủ được chính mình.Để có thể tiếp tục ăn chơi mà không cần lao đọng thì chỉ có một cách là trộm cắp. Đã trộm một lần thì hẳn sẽ có lần thứ hai, cứ như vậy nạn trộm cắp thì cứ ngày càng tăng, xã hội ngày càng bấn loạn rồi cuối cùng là suy thoái , tồn vong. Tuy nhiên, đối với con người tác hại của tệ nạn xã hội sẽ không chỉ đơn giản là khiến cho con ngưởi mất đi nhân cách mà còn làm cho sức khỏe của họ bị ảnh hưởng trầm trọng. Huyết áp cao, tắc động mạch và nhồi máu cơ tim, đó không phải là dấu hiệu của việc hút thuốc lá hay sao? Và còn những đôi mắt thâm quần, những khuôn mặt phờ phạt, những thân thể tong teo nữa, đó cũng chính là tác hại của những thánh ngày ăn chơi trác táng. Tuy nhiên, đó cũng chưa là gì so với một hiểm họa khác, đó là ma túy. Đến với ma túy họ đã tự đặt chân vào con đường ngắn nhất đưa mình đến đại dịch của thế giới HIV/AISD , làm suy yếu nền kinh tế, xã hội, đất nước đồng thời lam suy vong giống nòi dân tộc.Trong số những người đó, có ai biết được rằng khi bước vào tệ nạn xã hội, họ đã trở thành gánh nặng của gia đình, đất nước. Hẳn là ai cũng biết, có quá nhiều tệ nạn xã hội trong một đất nước thì cho dù nước đó có giàu đến mấy rồi cũng sẽ kiệt quệ, một xã hội suy tồn rồi đất nước sẽ tụt hậu ,trở nên nghèo đói rồi dần dần chìm vào quên lãng . Chính vì vậy chúng ta phai tránh xa với các tệ nạn xã hội , để bảo vệ cho chính mình , bảo vệ nhân cách , danh dự của bản thân khiến cho xã hội trở nên tươi đẹp hơn . Để có một xã hội văn minh , phát triển thì đầu tiên cần phải loại bỏ những tiêu cực trong cuộc sống và đó chính là những tệ nạn xã hội . Phòng ngừa những tệ nạn xã hội không phải là trách nhiệm của bất cứ cơ quan tổ chức nào mà đó là trách nhiệm của toàn xã hội . Cần có sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội đẻ giáo dục tốt hơn. Về phía gia đình, các bậc phụ huynh cần quan tâm đến con mình nhiều hơn, không quá nuông chiều mà hãy khuyên răng chỉ bảo cho con em mình tránh xa. Về phía nhà trường, cần thường xuyên tổ chúc những buổi sinh hoạt ngoại khóa để giáo dục kỷ năng sống cho học sinh. Còn về xã hội , mọi người cần chung tay góp sức, kết hợp với các cơ quan, đoàn thể để bài trừ nhưng tệ nạn xã hội, Người Việt Nam hãy cùng nhau xây dựng một Việt Nam mới, một Việt Nam văn minh hơn , tươi đẹp hơn. Đã biết tệ nạn xã hội nguy hiểm đến vậy thì tại sao chúng ta lại không tránh xa nó để bảo vệ nhân cách ,danh dự của bản thân cũng như để xây dựng xã hội ngày càng văn minh tươi đẹp. Hãy cầm tay và cùng nhau nói rằng: HÃY NÓI KHÔNG VỚI TỆ NẠN XÃ HỘI.. ………………………………………………………………………………. GV Lò Thị Sơn. Lop8.net. - TrườngPTDTBT THCS Nà Nhạn. 10.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Đề cương Ôn tập - Ngữ văn 8 Năm học 2012 ĐỀ 6 : Câu nói của M. Go-rơ-ki:“Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”gợi cho em những suy nghĩ gì? Nói đến M. Go-rơ-ki, người ta nghĩ đến 1 nhà văn nôi tiếng, 1 bậc thầy của giai cấp vô sản trưởng thành từ cậu bé mô` côi, thất học, và cũng ko thể không nói đến tự học, do đó phải nói đến sách. Ông đã từng nói: "Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sông'". Câu nói ấy hàm chứa 1 ý nghĩa sâu sắc, 1 chân lí, 1 lời khuyên. Từ lâu, con người đã biết đến sự kì diệu của sách. Sách là 1 cái thần kì trong sô' những cái thần kì mà con người tạo ra. Nói tới sách là nói tới trí tuệ của loài người. Nó là những gì tinh tú nhất, đẹp đẽ nhất, văn minh nhất của con người mà tổ tiên ta tích lũy từ ngàn đời truyền lại cho mai sau. Môt. thế giới mà ko có sách thì ko thể gọi là 1 nền văn minh được. Từ ngàn đời xưa, khi chưa có giấy bút, nhân loại đã nghĩ đến sách. Từ thời kì còn "ăn lông ở lỗ", những người đầu tiên tiến hóa đã biết cách ghi lại những cảm xúc của bản thân bằng cách khắc lên đá, trên nền đất. Sau, nền văn minh tiến bô hơn, con người bít khắc trên thẻ tre, xương thú, mai rùa, trên da dê,.. mà tiêu biểu là TQ, Ấn Đô, Hy Lạp, La Mã,.... Cho tới bây giờ, sách đã hoàn toàn quen thuôc vời chúng ta. Môt cuôn' sách là 1 kho tàng kiến thức của nhân loại, là chìa khóa vàng mở cánh cửa két sắt trong ngân hàng tri thức. Như thế, lẽ nào sách ko quan trọng Môt cuôn' có thể mang y' nghĩa cho hôm nay, ngày mai, và cả ngày mai nữa. Môt sản phẩm kì diệu như vậy thì sao có thể bỏ qua . Sách như 1 hướng dẫn viên du lịch đưa đến cho ta những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh, vế vũ trụ bao la, giúp ta khám phá những điều còn chưa rõ, nuôi dưỡng cho ta những ước mơ, khát vọng đẹp đẽ cho tương lai. Sách chiếm 1 vị trí cực kì quan trọng trong việc học tập của chúng ta. Môt người có thể tự học, ko cần thầy, ko cần bạn nhưng ko thể ko cần sách. Đó là phương tiện học tập thuận lợi nhất, ít tô'n kém nhất. Đời sóng con người thì mênh mông biển trời, đòi hỏi con người ta phải năng học hỏi hơn nữa: học ở xung quanh, học ở thầy, học ở sách... sách cung như 1 người thầy, nhưng là người thầy trầm lặng, giúp ta tự suy nghĩ, tìm tòi, làm tăng tính đôc lập, tự giải quyết vấn đề nêu ra. Sách là 1 ng bạn đôg` hành cho tất cả mọi người Mở sách ra là mở cả chân trời phía trước: Sách khoa học cho ta những kiến thức về tự nhiên và xã hội sách văn học giúp ta hiểu rõ về tâm tư, nguyện vọng của ng xưa va nay...SÁch của mỗi thời đại đều có nhưng lợi ích vô tận. Bởi vậy, ta cũng đồg y' vớY lời khuyên của M. Go-rơ-ki "Hãy đọc sách!" Tuy vậy, nếu ngẫm nghĩ cho kĩ cho chín chắn, ta cũg cần phải lưu ý: " không-phải-sách-nào-cũg-có-thể-đọc." Cuộc sông' càng ngày càng phát triển, sách cũg trở thành 1 thứ hàng hóa. Ngày càng nhiều người tìm đến sách. Nhưng vì lợi ích cá nhân mà rât nhiều người dần đánh mất sự đẹp đẽ của sách. Cứ thử vào 1 nhà sách tư nhân lớn, ta sẽ thấy bạt ngàn là sách, từ sách danh cho lứa tuổi mãu giáo tới sách cho ng già; từ SGK den sach giai tri',...được trang trí bìa rât bắt mắt. Nhưg có ai biết đâu là sách tôt', đâu là sách xấu?! Vậy thế nào là sách tôt', thế nào là sách xâu? Câu trả lời rất đơn giản mà có lẽ ai cũng biết. Sách tôt' là những cuôn' sách phản ánh đúng quy luật của tự nhiên, xh. Nó giúp mọi ng hiểu rõ về mình. Nó cung cấp kiến thức, giúp ta có những hiểu biết phong phú, đúg sai. Nó ca ngợi tình anh em, tình dân tộc, tình đoàn kết hữu nghị giữa các quốc gia trên thế giới. Nó chỉ ra những mặt trái của con người, khơi gợi những t/c, tâm tư tôt đẹp. Đọc nnhững cuôn' sách ấy, ta như đi trên đại lé thênh thang , có thêm sưc mạnh để mở räng cánh cửa vào đời. Vậy còn sách xấu? Đó là những cuôn' sách có nôi dung xuyên tạc, bôi nhọ hoặc kích động lẫn nhau. Đọc nó chỉ khiến ta thêm mê muôi, vị kỉ, có những ước muôn' tầm thường, đớn hèn . Giữa sách cũ và sách xấu khác nhau 1 trơi 1 vực. Đoc sách tôt như uông' liều thuôc' tôt' còn sách xấu chỉ làm con người ta bạc nhược, xấu xa. Bởi vậy, ta cần chọn sách mà đọc như chọn bạn để chơi. Tuy nhiên thái đô của bản thân với việc đọc sách cg~ rât quan trọng. Đọc sách là 1 công việc bô? ích và lí thú nhưng ko phải ai cũng hiểu như thế. Đọc sách chính là làm cho cuôc sông' của mình phong phú hơn, đẹp hơn. Sách là 1 phần quan trọng và tất yếu của cuôc sông'. Ko có nó, cuôc sông ko cón niềm vui, nền văn minh nhân loại cũng sẽ ko còn. Chúng ta hãy làm theo lơi khuyên của M. Go-ro-ki: Hãy đọc sách.... GV Lò Thị Sơn. Lop8.net. - TrườngPTDTBT THCS Nà Nhạn. 11.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Đề cương Ôn tập - Ngữ văn 8 Năm học 2012 .Viết đoạn văn Cảm nhận về bai thơ “Quê hương” Với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển với tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ: “Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông” Mở đầu là hai câu thơ giới thiệu về làng quê vô cùng giản dị nhưng nó lại thể hiện ông luôn nhớ tới vị trí nơi chôn rau cắt rốn luôn có một tấm lòng hướng về quê hương yêu dấu. Rồi ở những câu thơ tiếp theo, hình ảnh dân chài lưới ra khơi trong một ngày “Trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng”,rất thuận lợi cho công việc đánh bắt cá. Tác giả đã hồi tưởng lại tất cả những gì đẹp nhất về làng biển. Đặc biệt, nổi bật nên là biểu tượng chiếc thuyền – linh hồn của làng khi lướt song chạy ra biển. Nó “mạnh mẽ” vượt qua mọi khó khăn trở ngại. Ngoài ra, cảnh sinh hoạt đông vui “tấp nập” sau mỗi lần đoàn thuyền trở về cũng được Tế Hanh in sâu vào tâm trí, vô cùng đẹp. Nhưng điều mà tác giả nhớ nhất là “cái mùi nồng mặn” và “làn da ngăm rám nắng” chỉ có ở vùng biển. Đó chính là nét đặc trưng của dân chài lưới. Cái vị muối mặn mòi “thấm dần trong thấm vỏ”. Đến đoạn cuối tình cảm của tác giả đã được bộc lộ một cách trực tiếp qua từ “nhớ”. Phải chăng nó đã được dồn nén tới mức phải vỡ òa ở những câu cuối. ……………………………………………………………………………………………………. * Viết đoạn văn Cảm nhận về 4 câu thơ sau: Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn qúa! Đây là đoạn thơ nói lên cảm xúc của tác giả - một người con xa quê đang hướng về quê hương, đất nước. Thì ra, nhà thơ không đứng trên mảnh đất quê hương để viết lên những cảm nhận ấy, mà bằng một cách vô hình nào đó, ông cảm nhận nó bằng cả trái tim, tâm hồn tha thiết yêu thương, lúc nào cũng nhớ về nguồn cội. Yêu quê hương là yêu những gì bình dị nhất, gần gũi nhất. Kí ức không những không mơ hồ mà còn rất rõ nét. Lúc này ta thấy những gì còn lại trong đôi mắt tác giả, là cái màu xanh của nước, màu bạc của cá, màu trắng của cánh buồm ngoài khơi xa, những thứ đơn sơ mà đẹp đẽ nhất của quê hương - cái nơi có con sông Trà Bồng uốn khúc chảy quanh. Đặc biệt không thể quên được trong tâm thức người con đang ở nơi đất khách quê người đó là cái vị mặn mòi của biển khơi, nó gắn bó với những người dân lao động vùng biển, nó như trở thành một phần máu thịt, một phần linh hồn của quê hương, mang một dấu ấn rất riêng biệt. Và cũng giống như chất thơ của Tế Hanh vậy bình dị, sâu lắng nhưng cũng rất ngọt ngào.. - Chúc các em thi tốt !. GV Lò Thị Sơn. Lop8.net. - TrườngPTDTBT THCS Nà Nhạn. 12.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Đề cương Ôn tập - Ngữ văn 8 Năm học 2012 Câu hỏi 1. Bài ca dao. “ Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần” Bài ca dao, dân ca, bài “Cày đồng đang buổi ban trưa…” được viết bằng thể thơ lục bát quen thuộc. Giọng thơ nhẹ nhàng thấm thía. Ngôn từ chọn lựa tinh tế, vừa giàu sức biểu hiện vừa đậm đà sắc thái biểu cảm: thánh thót, dẻo thơm, đắng cay, bát cơm đầy,…Các biện pháp tu từ: ví von so sánh, tương phản đối lập được vận dụng sáng tạo, để viết nên những vần thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu. a. Từ tường hình : Thánh thót b.Phân tích tác dụng : * Thánh thót . ->Chỉ nỗi vất vả của người nông dân. …………………………………………………. Câu hỏi 2:. a.? Phân tích biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong 2 câu thơ sau: " Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trongthớ vỏ" (Quê hương - Tế Hanh) Trả lời .: - Biện pháp nghệ thuật được sử dụng : nhân hóa. (con thuyền ) - Bằng biện pháp nhân hóa: tác giả không chỉ diễn tả hình ảnh con thuyền nằm im trên bến mà còn cảm thấy nó như đang lắng nghe, đang cảm nhận chất mặn mòi của biển cả. Hình ảnh con thuyền vô tri đã trở nên có hồn. Và , cũng như người dân chài, con thuyền lao động ấy cũng thấm đậm vị muối mặn của biển khơi, đó là sự vất vả nhưng tràn đầy hạnh phúc. - Câu thơ thể hiện sự tinh tế tài hoa và một tấm lòng gắn bó sâu nặng với con người, cuộc sống lao động của quê hương. ……………………………………………………………………….. Câu hỏi .3 ? Phân tích giá trị tu từ so sánh trong khổ thơ sau: Quê hương tôi có con sông xanh biếc, Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng. (Nhớ côn sông quê hương – Tế Hanh) Trả lời . a) Chỉ ra (xác định) phép tu từ so sánh: - Mặt nước sông được so sánh với mặt gương trong (nước trong như gương) - Hàng tre được so sánh với những người thiếu nữ(tóc những hàng tre). Hàng tre được hình dung như đang rũ tóc soi mình vào mặt gương trong. - Tâm hồn tác giả được so ssanhs với buổi trưa hè: buổi trưa ấm áp, tỏa nắng quyện lấp dòng sông, thể hiện sự gắn bó của tác giả với con sông. b) phân tích: (hình ảnh con sông quê hương và tình cảm gắn bó của tác giả). Cách miêu tả bằng so sánh làm cho câu thơ có hình ảnh cụ thể. Tác giả tả con sông quê hương qua hồi ức tuổi thơ. Con sông quê hương đã hiện về và được vẽ lên bằng sắc màu hiền diệu: hàng tre xanh in bóng dưới lòng sông. Trời mùa hè cao rộng; nắng gắt được dòng nước gương trong phản chiếu lấp loáng. Tình cảm gắn bó, hòa quyện với con sông quê hương là tình cảm của tác giả khi xa quê. Vì vậy, qua miêu tả bằng so sánh, con sông quê miền Trung thân thương đã hiện lên rất đẹp, hiền hòa và nên thơ. Tình cảm về quê hương, về con sông rất chan thật và mãnh liệt, nó hòa quyện vào lòng sông, ôm ấp, bao trùm cả con sông. Đó là sự gaswns bó không bao giờ phai mờ trong kí ức tác giả.. GV Lò Thị Sơn. Lop8.net. - TrườngPTDTBT THCS Nà Nhạn. 13.

<span class='text_page_counter'>(14)</span>

×