Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đề thi học kỳ II môn: Ngữ văn lớp 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.32 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Lớp: 8.. ĐỀ THI HỌC KỲ II Môn:. Phần một:. NGỮ VĂN. Thời gian 90’. Đề bài.. I. Trắc nghiệm: (3đ) Đọc kỹ bài thơ sau và trả lời bằng cách chọn câu trả lời đúng hoặc viết thêm vào phần để trống.. NGẮM TRĂNG (Vọng nguyệt) Phiên âm. Ngục trung vô tửu diệc vô hoa, Đối thử lương tiêu nại nhược hà? Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, Nguyệt tòng song khích khán thi gia. Dịch nghĩa. Trong tù không rượu cũng không hoa, Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào? Người ngóng ra trước song ngắm trăng sáng, Từ ngoài khe cửa, trăng ngắm nhà thơ. Dịch thơ. Trong tù không rượu cũng không hoa, Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ; Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. 1. Bài thơ “Ngắm trăng” của Bác được viết trong thời gian nào? A. Bác ở chiến khu Việt Bắc C. Bác bị bắt giam ở Quảng Tây – Trung Quốc.. B. Bác ở Pháp. D. Bác ở Hà Nội.. 2. Bài thơ “Ngắm trăng” ở trong tập thơ nào? A. Ngục trung thư. C. Lời con đường quê.. B. Việt Nam máu và hoa. D. Ngục trung nhật ký.. 3. Bài thơ “Ngắm trăng” thuộc phương thức biểu đạt nào? A. Biểu cảm. C. Miêu tả.. B. Tự sự. D. Nghị luận.. 4. Bài thơ “Ngắm trăng” được viết theo thể thơ gì? A. Thể thơ lục bát. C. Thất ngôn bát cú.. B. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. D. Thể song thất lục bát.. 5. Trong bốn câu của bài thơ, câu thơ nào nói về cái “không có” trong cuộc ngắm trăng?. Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> A. Câu 1. C. Câu 3.. B. Câu 2. D. Câu 4.. 6. Trong câu “Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”, Bác đã sử dụng biện pháp tu từ gì? A. So sánh. B. Hoán dụ. C. Nhân hóa. D. Ẩn dụ. 7. Ở bài “Ngắm trăng”, hồn thơ của Bác được diễn đạt trong một hình thức thơ với những dấu hiệu nổi bật nào? A. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt chữ Hán mang dáng vẻ cổ điển. B. Sử dụng phép đối, phép nhân hóa linh hoạt. C. Điều đó khiến thơ Bác vừa sâu sắc, vừa dễ hiểu. D. Cả 3 ý trên đều đúng. 8. Câu thơ nguyên âm “Đối thử lương tiêu nại nhược hà?” và câu thơ dịch nghĩa “Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?” thuộc kiểu câu nào? A. Câu trần thuật. C. Câu cảm thán.. B. Câu Nghi vấn. D. Câu cầu khiến.. 9. Ở bản phiên âm, Bác đã sử dụng câu nghi vấn để diễn tả điều gì? A. Vừa dùng để hỏi (tác giả tự hỏi mình) B. Vừa dùng để bộc lộ cảm xúc tâm hồn (vì thấy trăng đẹp quá) C. Vừa để gián tiếp ca ngợi vẻ đẹp của đêm trăng. D. Cả 3 ý trên đều đúng. 10. Trong bản dịch thơ, câu thơ “Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ” thuộc kiểu câu nào? A. Câu trần thuật. C. Câu cảm thán.. B. Câu nghi vấn. D. Câu cầu khiến.. 11. Liệt kê những chữ Hán đã đi vào từ vựng tiếng Việt trong đó có từ “Nguyệt” Mẫu: Nguyệt san , ……………………………. 12. Hãy kể tên những bài thơ nói về trăng của Bác mà em biết? …………….... II. Tự luận: (7đ) 13. Em hãy viết bài giới thiệu về tác giả Trần Quốc Tuấn và sự ra đời của áng văn “HịchTướng Sĩ”. (từ 15 -> 20 dòng) (2đ) 14. Hãy cho biết đoạn thơ sau nói về nhân vật nào, trong tác phẩm nào và của tác giả nào?(1đ) Bảy tuổi biết giúp mẹ cha, Đói nghèo nhặt nhạnh khoai hà nuôi thân, Thương em chăm sóc ân cần, Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Bán mình ở đợ muôn phần xót xa, Bao nhiêu giọt lệ tan nhòa. Bởi vì nước mất nên nhà cũng tan, Phận nghèo đêm tối lầm than! 15. Chọn một trong hai đề sau và viết thành bài văn ngắn : (4đ) Đề 1. Hãy giới thiệu với khách tham quan về một di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh ở quê hương em. Đề 2. Niềm khao khát tự do của nhân vật trữ tình qua hai bài thơ “Nhớ rừng” (Thế Lữ) và “Khi con tu hú”(Tố Hữu).. Phần hai:. Đáp án.. I. Trắc nghiệm: Câu 1. Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9. C. B. A. B. A. C. D. B. D. Câu 10 A. Câu 11: Nguyệt: nguyệt san, nguyệt tận, nhật nguyệt, bán nguyệt, nguyệt lão, …… Câu 12: Ngắm trăng, Trung thu, Giải đi sớm, Đêm lạnh, Đêm thu, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng, Tin thắng trận, …….. II. Tự luận: 13. Em hãy viết bài giới thiệu về tác giả Trần Quốc Tuấn và sự ra đời của áng văn “HịchTướng Sĩ”. (từ 15 -> 20 dòng) (2đ) Trần Quốc Tuấn là một trong những danh tướng kiệt xuất của nhân dân Việt Nam và của thế giới thời trung đại. Ông góp công lớn trong hai cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (1285, 1288). Là nhà lý luận quân sự và là tác giả của bài hịch lừng danh “Dụ chư tỳ tướng hịch văn”. Tháng 9 – 1284 trong cuộc tổng duyệt binh lớn ở Đông Thăng Long, Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn đã công bố bài “ Dụ chư tì tướng hịch văn ( Hịch tướng sĩ)” để khích lệ tinh thần yêu nước trung nghĩa, quyết chiến quyết thắng của tướng sĩ dưới quyền, kêu gọi họ rèn luyện, sẵn sàng chuẩn bị cho cuộc kháng chiến \ chống quân xâm lược Nguyên – Mông lần thứ hai (1285). 14.. Hãy cho biết đoạn thơ sau nói về nhân vật nào, trong tác phẩm nào và của tác giả nào? Trả lời: Nhân vật cái Tí – Tắt đèn – Ngô Tất Tố. 15. Học sinh có thể chọn một trong hai đề và cần làm rõ được những yêu cầu sau cho bài viết.(4đ ). Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Đề 1: Mở bài: - Giới thiệu được danh lam thắng cảnh ở quê mình ( Chú ý gây ấn tượng về sự độc đáo). Thân bài: -. Vị trí địa lý. Đặc điểm địa hình. Quá trình phát triển. ( ý nghĩa lịch sử ). Cảnh quan hiện nay. (từng bộ phận, từng khu vực…) Ý nghĩa văn hóa.. Kết bài: Nêu cảm nhận riêng của người viết.. Đề 2: Mở bài: - Giới thiệu tác giả và tác phẩm của hai bài thơ. - Nêu vấn đề cần nghi luận. Sự giống và khác nhau về tình cảm tự do trong hai bài thơ. Thân bài: Làm rõ sự giống và khác nhau về tình cảm tự do trong hai bài thơ.  Sự giống nhau: - Đều là nỗi khao khát tự do đến cháy bỏng. (DC) - Tâm trạng cô đơn, uất hận khi bị giam cầm, mất tự do (DC)  Sự khác nhau: - “Nhớ rừng” (Thế Lữ) thể hiện sự bất lực, chán ngán, đành chấp nhận thực tại của con hổ trong vườn bách thú khi bị giam cầm. Nó chỉ biết năm dài chờ thời gian trôi qua, gặm nhấm nỗi căm hờn và theo đuổi giấc mộng ngàn của ngày xưa trong niềm tiếc nhớ không nguôi. (DC). - “Khi con tu hú” (Tố hữu) Thể hiên tâm trạng của người chiến sĩ trẻ bị giặc bắt vào tù. Dù bị tù đày nhưng người chiến sĩ vẫn mang trong mình niềm khao khát, hi vọng và quyết tâm phá tan ngục tù, xiềng xích.. Lưu ý: Khi phân tích cần nêu được các biện pháp nghệ thuật trong các câu thơ đưa ra làm dẫn chứng; một bài là thơ mới lãng mạn, một bài là thơ mới cách mạng. Kết bài: - Cả hai bài thơ đều hay và giàu cảm xúc. - Đều thể hiện niềm khao khát tự do đến mãnh liệt, cháy bỏng và lòng yêu nước của hai nhà thơ. Tạo ra sức lan tỏa trong trái tim của biết bao thế hệ người đọc.. Phần ba:. Ma trận.. Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Lĩnh vực kiến thức. Nhận biết TN. TL. Vận dụng. Thông hiểu TN. TL. Thấp TN. Tổng. Cao TL. TN. TL. Tác phẩm (hoàn cảnh ra đời). C1 0.25. 1. Tác phẩm (xuất xứ). C2 0.25. 1. Phương thức biểu đạt. C3 0.25. 1. Thể loại văn học. C4 0.25. 1. Tác phẩm (nội dung biểu đạt). C5 0.25. 1. Biện pháp nghệ thuật. C6 0.25. 1. Tác phẩm (dấu hiệu hình thức). C7 0.25. 1. Kiểu câu nghi vấn. C8 0.25. 1. Hành động nói. C9 0.25. 1. Kiểu câu trần thuật. C10 0.25. 1. Từ vựng Hán Việt. C11 0.25. Tác phẩm (các tác phẩm đã học). 1. C12 0.25. Văn thuyết minh. 1 C13 2.0. Tác giả - Tác phẩm - Nhân vật. 1. C14 1.0. 1. Văn nghị luận. C15.1 4.0. 1. C15.2 4.0. 1. Tổng số câu. 4. 1. 3. 1. 4. 1. 2. 15. Tổng số điểm. 1.0. 1.0. 0.75. 2.0. 1.0. 0.25. 4.0. 10. Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

×