Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Wimax và ứng dụng nghiên cứu công nghệ wimax và ứng dụng cho khu vực hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.94 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
--------------------------------------Vương Văn Dũng

WiMAX và ỨNG DỤNG:
NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ WiMAX VÀ ỨNG DỤNG CHO KHU VỰC
HÀ NỘI

Chuyên ngành: Kỹ thuật truyền thông

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
Kỹ thuật truyền thông

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
PGS.TS. Phạm Minh Hà

Hà Nội – Năm 2014


MỤC LỤC

Danh mục thuật ngữ
Danh mục hình vẽ, bảng
LỜI MỞ ĐẦU
PHẦN I
1 TỔNG QUAN CÔNG NGHỆ TRUYỀN THÔNG……………………………1
1.1 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TRUYỀN THÔNG……………………………… 1
1.2 MẠNG 4G VÀ CÁC TỔ CHỨC TIÊU CHUẨN…………………………….5
1.2.1 ĐỊNH NGHĨA VỀ MẠNG 4G…………………………………………….5
1.2.2 ITU VÀ IMT-ADVANCED……………………………………………….6
1.2.2.1



TỔ CHỨC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ ITU……………………………6

1.2.2.2

IMT-ADVANCED……………………………………………………. 6

1.3 CÁC ỨNG VIÊN CHO MẠNG THẾ HỆ THỨ TƯ………………………… 7
1.3.1 WIFI VÀ IEEE 802.11ac…………………………………………………. 8
1.3.1.1

WIFI VÀ CÁC CHUẨN ĐÃ THƯƠNG MẠI HÓA…………………. 8

1.3.1.2

IEEE 802.11ac …………………………………………………………8

1.3.2 WiMAX…………………………………………………………………….9
1.3.3 LTE và LTE-A……………………………………………………………. 9
1.3.3.1

LTE…………………………………………………………………… 10

1.3.3.2

LTE-A………………………………………………………………… 10

1.3.4 NHẬN XÉT CHUNG VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI……………..11

PHẦN II

2 WIMAX VÀ ỨNG DỤNG……………………………………………………13
2.1 LỊCH SỬ VÀ CÁC TIÊU CHUẨN WiMAX……………………………….13
2.2 KIẾN TRÚC WiMAX ……………………………………………………….18
2.2.1 MƠ HÌNH THAM CHIẾU QUẢN LÝ ………………………………….....20
2.2.2 GIAO DIỆN SS/MS và BS ………………………………………………....22
2.3 CÁC LỚP CON TRONG CHUẨN IEEE 802.16 ……………………………24


2.3.1

LỚP CON HỘI TỤ ĐẶC TRƯNG…………………………………...24

2.3.2

LỚP CON PHẦN CHUNG …………………………………….…….26

2.3.3

LỚP CON BẢO MẬT ………………………………………….…….27

2.3.4

LỚP VẬT LÝ ………………………………………………….……..29

2.3.5 CÁC ĐẶC TẢ BỔ SUNG …………………………………………….....30
2.3.5.1 IEEE 802.16.1 ……………………………………………..…….………30
2.3.5.2 IEEE 802.16.1b ……………………………………………………..…...31
2.4 ĐẶC ĐIỂM TIÊN TIẾN TRONG CÔNG NGHỆ WiMAX ……………….32
2.4.1 KỸ THUẬT TRUY NHẬP KHÔNG DÂY TIÊN TIẾN………………...32
2.4.1.1


KỸ THUẬT OFDM ……………………………………………….....32

2.4.1.2

OFDMA ỨNG DỤNG TRONG WIMAX ………………………..…41

2.4.1.2.1 TÍN HIỆU VÀ THAM SỐ OFDMA…………………………………..42
2.4.1.2.2 CẤU TRÚC KHUNG …………………………………………………45
2.4.2 KỸ THUẬT THU PHÁT HIỆU SUẤT CAO ỨNG DỤNG TRONG
WiMAX ………………………………………………………………….48
2.4.2.1

KỸ THUẬT ĐA THU PHÁT MIMO………………………………...49

2.4.2.2

SỬ DỤNG ANTEN THÍCH NGHI AAS…………………………….52

2.4.3 ĐÁP ỨNG CÁC YÊU CẦU BẢO MẬT………………………………...53
2.4.3.1

CHỨNG CHỈ X.509 ……………………………….…………………53

2.4.3.2

MÃ HÓA DỮ LIỆU AES…………………………………………… 55

2.4.4 HỖ TRỢ HỘI TỤ VỚI CÁC CHUẨN KHÁC……….…………………..60
2.4.5 CUNG CẤP DỊCH VỤ ĐA MỨC VÀ TRIỂN KHAI LINH HOẠT……60

2.4.5.1

DỊCH VỤ ĐA MỨC …………………………………………………60

2.4.5.2

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG QoS ………………….…………………60

2.4.5.3

TRIỂN KHAI LINH HOẠT …………………………….……………63

2.4.5.3.1 CẤU HÌNH PMP …………………………………………………….65
2.4.5.3.2 CẤU HÌNH MESH …………………………………………………..66
2.4.5.4

HỖ TRỢ TỪ CÁC NHÀ SẢN XUẤT LỚN ………………………...67

2.4.6 TRIỂN KHAI VỚI CÁC KỸ THUẬT TIÊN TIẾN KHÁC……………..72
2.4.6.1

SDR …………………………………………………………………..72

2.4.6.2

HAPs ………………………………………………………………....74

2.5 ỨNG DỤNG CỦA WIMAX…………………………………………….... 76



PHẦN III
3 PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO KHU VỰC HÀ NỘI …78
3.1 KHẢO SÁT KHU VỰC …………………………………………………….78
3.1.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ VÀ DÂN CƯ………………………………………78
3.1.2 BĂNG TẦN CẤP PHÉP………………………………………………….78
3.1.3 CÁC HỆ THỐNG TRUYỀN THÔNG TẠI ĐỊA BÀN…………………..81
3.1.4 CÁC UE ĐANG HOẠT ĐỘNG……………………………………….....83
3.1.5 NHU CẦU VÀ XU HƯỚNG SỬ DỤNG…………………………….…..83
3.1.5.1

CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ 3G HIỆN TẠI……………………….…...83

3.1.5.2

NHU CẦU VÀ XU HƯỚNG TRUY NHẬP BĂNG RỘNG….….…..84

3.2 XÂY DỰNG GIẢI PHÁP SỬ DỤNG WiMAX…………………….…….…86

PHẦN IV
4 ỨNG DỤNG WiMAX CHO KHU VỰC HÀ NỘI………………………… 89
4.1 TÍNH TỐN LƯU LƯỢNG U CẦU ………………………….……..….89
4.2 MƠ HÌNH KÊNH TRUYỀN ……………………………….…………..…..93
4.3 QUỸ ĐƯỜNG TRUYỀN …………………………………….……………..97
4.4 PHẠM VI BAO PHỦ ………………………………………….…..……….99
4.5 ĐỊNH CỠ MẠNG …………………………………………….……..…….100
4.6 QUY HOẠCH VÙNG PHỦ………………………….……………..….…. 101
KẾT LUẬN ……………………………………………………..……….……..102


Filename:

Directory:
Template:

MUCLUC
C:\Users\vuong_000\SkyDrive\defagproject

C:\Users\vuong_000\AppData\Roaming\Microsoft\Temp
lates\Normal.dotm
Title:
Subject:
Author:
vuong truongyen
Keywords:
Comments:
Creation Date:
12/25/2013 9:54:00 AM
Change Number: 60
Last Saved On:
3/30/2014 12:10:00 PM
Last Saved By:
vuong truongyen
Total Editing Time:
2,320 Minutes
Last Printed On: 3/30/2014 12:10:00 PM
As of Last Complete Printing
Number of Pages:
3
Number of Words: 493 (approx.)
Number of Characters:
2,816 (approx.)



Filename:
Directory:

3
C:\Users\vuong_000\SkyDrive\defagproject\Giaytochuan

bi\hoso
Template:
C:\Users\vuong_000\AppData\Roaming\Microsoft\Temp
lates\Normal.dotm
Title:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Subject:
Author:
Hungnh
Keywords:
Comments:
Creation Date:
6/27/2013 9:31:00 PM
Change Number: 5
Last Saved On:
3/31/2014 10:57:00 AM
Last Saved By:
vuong truongyen
Total Editing Time:
5 Minutes
Last Printed On: 3/31/2014 10:57:00 AM
As of Last Complete Printing

Number of Pages:
1
Number of Words: 77 (approx.)
Number of Characters:
439 (approx.)


LỜI MỞ ĐẦU
Trong thế giới ngày nay, hoạt động trao đổi thông tin là một nhu cầu thiết yếu
và diễn ra hằng ngày trên mọi lĩnh vực của kinh tế và xã hội. Hoạt động trao đổi
thông tin ngày càng cần nhiều hơn tài nguyên từ hạ tầng viễn thông. Những cơng
nghệ truyền thơng trước đó đã khơng cịn đủ đáp ứng được cho hoạt động xử lý và
tiêu thụ lượng thông tin cần trao đổi. Các dịch vụ cần nhiều tài nguyên hơn và
người sử dụng cần một hạ tầng tốt đáp ứng nhu cầu.
Trong bối cảnh đó, cơng nghệ truyền thông cũng phát triển mạnh mẽ và xuất
hiện nhiều nền tảng với những đặc điểm khác nhau nhưng cùng hướng vào một
mục đích là phục vụ tốt nhất cho nhu cầu trao đổi thông tin.
Hiện nay trên thế giới đang diễn ra hoạt động chuyển đổi nền tảng truyền thơng,
với những cơng nghệ mới có nhiều đặc điểm, ưu thế khác nhau. Tiến trình chuyển
đổi theo hướng tận dụng nền tảng cũ rất phổ biến, nhưng bên cạnh đó áp dụng một
cơng nghệ hồn tồn mới cũng mở ra nhiều thách thức và cơ hội. Do đó việc nghiên
cứu và thử nghiệm các công nghệ tiên tiến là hết sức cần thiết trước khi áp dụng
phổ biến và đây là lý do em chọn đề tài “ WiMAX và Ứng Dụng: Nghiên cứu công
nghệ WiMAX và ứng dụng cho khu vực Hà Nội”.


Filename:
Directory:
Template:


loimodau
C:\Users\vuong_000\SkyDrive\defagproject

C:\Users\vuong_000\AppData\Roaming\Microsoft\Temp
lates\Normal.dotm
Title:
Subject:
Author:
vuong truongyen
Keywords:
Comments:
Creation Date:
3/30/2014 1:21:00 PM
Change Number: 2
Last Saved On:
3/30/2014 2:01:00 PM
Last Saved By:
vuong truongyen
Total Editing Time:
40 Minutes
Last Printed On: 3/30/2014 2:01:00 PM
As of Last Complete Printing
Number of Pages:
1
Number of Words: 178 (approx.)
Number of Characters:
1,015 (approx.)


WiMAX và Ứng Dụng


PHẦN I

TỔNG QUAN CÔNG NGHỆ TRUYỀN THÔNG

1.1 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TRUYỀN THƠNG
Lịch sử truyền thơng có từ rất xa xưa như chính lịch sử của lồi người. Truyền
thông được định nghĩa như việc trao đổi thông tin từ nơi này đến nơi khác với khoảng
cách về địa lý hay khoảng cách không gian. Khi năng lượng của một thực thể thay
đổi thì cùng với nó thơng tin sinh ra và truyền thông tin được bắt đầu. Xa xưa con
người truyền thông tin bằng những vật liệu sẵn có, hiện diện xung quanh như người
đưa tin hay dùng chim bồ câu, và ở khoảng cách xa hơn họ sử dụng các cách thức
báo hiệu như đốt lửa trên núi và thiết lập các trạm trung gian trên tồn bộ tuyến truyền
tin. Những phương pháp đó đều có ý nghĩa truyền tải thơng điệp và đạt được mục
đích tối thiểu của truyền tin.
Cùng với thời gian, sự phát triển của khoa học và kỹ thuật, những phát minh và
khám phá trong khoa học lý thuyết và thực nghiệm mang tính sự kiện đã nâng mức
độ của việc truyền tin lên mức cao hơn, truyền thông đã từ từ tách mình ra khỏi hệ
thống ban đầu từ nguồn tạo tin cho tới môi trường truyền dẫn và nơi nhận tin. Truyền
tin đã khơng cịn liên tục và phục hồi toàn phần đối với hệ thống tự nhiên như trước
mà phục vụ ngày càng cụ thể cho các mục đích sử dụng và ngày càng tách biệt. Cũng
từ đây một hệ thống tin tức được tách ra khỏi chu trình khép kín đã xuất hiện lần lượt
theo sự phát triển của khoa học và kỹ thuật. Ở điểm này truyền thơng ngày càng có ý
nghĩa với con người và càng ngày chỉ cho con người - phục vụ mục đích của con
người.
Truyền thơng trong q trình phát triển ngày càng tỏ ra quan trọng trong quá trình
phát triển của xã hội nhân loại, ở đâu tính cộng đồng, tính trật tự, thứ bậc xuất hiện
thì truyền thơng theo đó mà quan trọng theo và trở thành không thể thiếu trong hoạt
động của cộng đồng đó.
Q trình phát triển của nhân loại cũng đồng nghĩa với quá trình phát triển của tính

tồn cầu hóa. Nhu cầu trao đổi thơng tin ngày một cấp thiết và một trong những dạng
truyền thông quan trọng làm xóa nhịa ranh giới về địa lý và khoảng cách về khơng
gian trong q trình hội tụ trường thông tin đồng nhất đã nổi hẳn lên và định hướng
các thành phần cịn lại của vấn đề truyền thơng đó là viễn thơng.
1


WiMAX và Ứng Dụng

Những mốc lớn trong lịch sử truyền thông và những lĩnh vực phát triển quan trọng
liên quan phải kể đến đó là:
-

Năm 1820, George Ohm đưa ra phương trình tốn học để giải thích các tín
hiệu điện chạy qua một dây dẫn.

-

Năm 1830 Michall Faraday tìm ra định luật cảm ứng điện từ.

-

Năm 1844 đường dây điện tín đầu tiên được thiết lập giữa Baltimore và
Washington DC.

-

Năm 1849, bản tin đầu tiên được in ra.

-


Năm 1850, đại số Boole của George Boole tạo ra nền móng cho logic học.

-

James Clerk Maxwell đã đưa ra học thuyết trường điện từ bằng các phương
trình tốn học. Căn cứ vào các học thuyết này Henrich Hertz đã truyền nhận
thành công sóng vơ tuyến.

-

Tổng đài điện thoại đầu tiên được thiết lập vào năm 1876 (ngay sau khi
Alexander Graham Bell phát minh ra điện thoại). Năm năm sau Bell bắt đầu
dịch vụ gọi đường dài giữa New York và Chocago. Cùng khoảng thời gian
đó, Guglieno Marconi của Italia đã lắp đặt một trạm phát sóng vơ tuyến để
phát các tín hiệu điện tín.

-

Năm 1900 nhà vật lý Einstein đưa ra rất nhiều tài liệu quan trọng về vật lý
chất rắn, thống kê học, điện từ trường và cơ học lượng tử. Vào khoảng thời
gian này, phịng thí nghiệm Bell của Mỹ đã phát minh và sáng chế ra ống
phóng điện cực cho các kính thiên văn xoay được. Tiếp theo đó, Le De Forest
trở thành nguươì khởi xướng trong lĩnh vực vi mạch điện tử thông qua phát
minh của ông về một ống chân không ba cực. Lúc này, hệ thống tổng đài
tương tự tự động có khả năng hoạt động không cần bảng chuyển mạch.

-

Năm 1910, Erwin Schrodinger đã thiết lập nền tảng cho cơ học lượng tử thông

qua phương trình sóng để giải thích cấu tạo ngun tử và các đặc điểm của
chúng. Vào khảng thời gian này, phát thanh cơng cộng được bắt đầu phát
sóng.

-

Năm 1920, Harold .S. Black của phịng thí nghiệm Bell đã phát minh ra một
máy khuếch đại phản hồi âm bản mà ngày nay vẫn cịn dùng trong lĩnh vực
viễn thơng và cơng ngệ máy điện đàm.

2


WiMAX và Ứng Dụng

-

V.K.Zworykin đã phát minh ra đèn hình cho vơ tuyến truyền hình và cáp đồng
trục.

-

Cuối những năm 1940, phịng thí nghiệm Bell đã đặt ra nền móng cho cho
các chất bán dẫn có độ tích hợp cao. Howard Aiken của đại học Harward cộng
tác với IBM đã thành cơng trong việc lắp đặt một máy điện tốn đầu tiên có
kích thước 50 feets và 8 feets. Và sau đó, J.Presper Ecker với Jonh Mauchly
của đại chọc Pennylvania đã phát triển máy điện toán lên một bậc gọi là máy
điện toán ENIAC. Von Neuman dựa vào đây để phát triển máy điện tốn có
lưu giữ chương trình.


-

Vào những năm 1960, các loại LSI (Large Scale Interated), các máy điện toán
mini, cáp quang và máy phân chia thời gian được phát triển và thương mại
hố thành cơng.

-

Vào những năm 1970, truyền hình ảnh qua vệ tinh, các hệ thống tổng đài điện
tử cũng lần lượt ra đời.

Cũng trong khoảng thời gian đó các cơng trình tốn học và vật lý học cũng phát
triển mạnh. Điều này là cơ sở và mở ra thành cơng cho các cơng trình thực nghiệm
và đưa vào thương mại hóa. Những thế hệ truyền thông nổi bật mà con người đã trải
qua
Thế hệ 0G
Đây là thế hệ đầu tiên bao gồm Push to Talk, Mobile Telephone System-MTS,
Improved Mobile Telephone Service-IMTS, và các hệ thống AMTS. Thế hệ này được
coi là thế hệ trước của mạng tổ ong hay mạng tế bào ngày nay.
Thế hệ 1G
Thế hệ đầu tiên của viễn thông không dây, sử dụng vào đầu thập niên 80 của thế
kỷ 20. Tín hiệu radio sử dụng là tín hiệu analog và nhà mạng đầu tiên đưa vào hoạt
động là nhà mạng NTT ở Nhật trong năm 1979. 1G sử dụng các antenna thu phát
sóng gắn ngồi, kết nối theo tín hiệu analog tới các trạm thu phát sóng và nhận tín
hiệu xử lý thoại thông qua các module gắn trong máy di động, do đó các thế hệ máy
di động đầu tiên trên thế giới có kích thước khá to và cồng kềnh.

3



WiMAX và Ứng Dụng

Thế hệ 2G
Thế hệ này đưa vào hoạt động đầu tiên dựa trên chuẩn GSM vào năm 1991 bởi hai
công ty Nokia và Radiolinja. Ở thế hệ này lần đầu tiên đưa dịch vụ dữ liệu di động
và SMS vào phục vụ. Nổi bật ở thế hệ này có 2 cơng nghệ đó là TDMA và CDMA,
kết hợp với các phương pháp ghép kênh sẽ phân làm nhiều công nghệ khác. Hiện nay
công nghệ này vẫn đang sử dụng rộng rãi trên thế giới.
Thế hệ 3G
Đây là nền tảng phổ biến nhất hiện nay và đang hoạt động rất hiệu quả trên khắp
thế giới. Những đặc điểm của thế hệ này đã vượt xa thế hệ 2G trong việc phục vụ nhu
cầu di động. Những ứng dụng của công nghệ này bao gồm các dịch vụ thoại, truy cập
internet di động và cố định, video call và mobile TV. 3G cung cấp cả chuyển mạch
kênh và chuyển mạch gói.
******
Các cơng nghệ truyền thơng mà con người đã sử dụng trong thời gian qua đều rất
quan trọng, nó cung cấp các dịch vụ cho việc truyền thông cũng như nền tảng cho các
thế hệ truyền thông tiếp theo. Những yêu cầu mà những công nghệ này đang giới hạn
cũng là xuất phát điểm cho thế hệ truyền thông tiếp theo cần phải giải quyết và mở
rộng những xu hướng chưa biết tới và đó chính là nhiệm vụ của thế hệ tiếp theo: 4G

4


WiMAX và Ứng Dụng

1.2 MẠNG 4G VÀ CÁC TỔ CHỨC TIÊU CHUẨN
1.2.1 ĐỊNH NGHĨA VỀ MẠNG 4G
Định nghĩa về mạng 4G có rất nhiều cách nhìn nhận khác nhau nhưng nó đều bao
hàm những yêu cầu từ nên tảng hiện tại. Yêu cầu đó là mạng 4G là thế hệ tiếp theo

của mạng thông tin di động không dây với băng thông rộng, tốc độ cao, hội tụ với
mạng khác và đáp ứng các dịch vụ đa phương tiện mà mạng trước đó khơng thể đáp
ứng được. Với khả năng kết nối mọi lúc, mọi nơi, khả năng tương tác và di động toàn
cầu, cung cấp profile cho từng khách hàng. Chuyển giao liên tục giữa các nền tảng
công nghệ. Những yêu cầu trên đều là thể hiện sự mong muốn đối với mạng 4G của
các công ty viễn thông lớn, các nhà nghiên cứu, và các tổ chức tiêu chuẩn và của
người dùng.
Về phía người dùng, mạng 4G đơn giản là tốt hơn mạng hiện tại, sự trải nghiệm
mạng hiện tại đã bao hàm những bất cập mà họ gặp phải. 4G là tốt hơn và nhiều điều
mới mẻ hơn.
Với những nhà cung cấp dịch vụ, mạng 4G sẽ giúp họ triển khai các dịch vụ mà
nền tảng hiện tại không đáp ứng được, 4G sẽ cung cấp cho họ những công cụ, khả
năng mới thể hiện như ra như những cơ hội thương mại.
Đối với các tổ chức tiêu chuẩn, thế hệ mạng tiếp theo có những đặc điểm vượt qua
3G và những đặc điểm này được định lượng cụ thể, những đặc điểm này là điểm cân
đối giữa các nhân tố trong mối quan hệ rằng buộc: giữa người dùng và nhà cung cấp,
giữa kỹ thuật và khả năng, giữa trải nghiệm và chi phí, giữa hiện tại và chiến lược
phát triển.
Định nghĩa 4G hiện nay phân làm 02 nhóm chính đó là định nghĩa của các tổ chức
tiêu chuẩn và định nghĩa của các nhà sản xuất, nhà cung cấp dịch vụ. Những định
nghĩa này đóng vai trò chủ đạo và làm căn cứ cho khái niệm 4G. Sự khác nhau giữa
định nghĩa của tổ chức tiêu chuẩn và định nghĩa của các nhà sản xuất, và dịch vụ chủ
yếu nằm ở mối quan hệ giữa tốc độ và chất lượng dịch vụ. Sự khác biệt này do vấn
đề kỹ thuật cũng như kinh tế đã hạn chế làm cho 4G của các nhà cung cấp dịch vụ và
sản xuất không đáp ứng đủ các yêu cầu của các tổ chức tiêu chuẩn đưa ra. Xét về mặt
kỹ thuật mạng thế hệ thứ 4 phải đáp ứng được yêu cầu quan trọng nhất đó là tốc độ,
4G phải nhanh hơn 3G. Và cũng như thế hệ 3G trước đó, khi thời điểm đã hội tụ đầy
5



WiMAX và Ứng Dụng

đủ các điều kiện, 4G của các nhà sản xuất sẽ vượt xa yêu cầu của các tổ chức tiêu
chuẩn. Điển hình là vào tháng 5/2013, nhà sản xuất thiết bị điện tử hàng đầu thế giới
SAMSUNG đã cơng bố chíp 5G(theo định nghĩa của họ) với tốc độ đỉnh là 10Gbps
gấp 10 lần so với yêu cầu của tổ chức tiêu chuẩn ITU.
1.2.1 ITU và IMT-ADVANCED
1.2.1.1 TỔ CHỨC TIÊU CHUẨN ITU
ITU là Tổ chức viễn thông quốc tế thuộc Liên hiệp quốc, được thành lập vào năm
1865 (lúc đầu có tên là Liên minh Điện báo quốc tế - International Telegraph Union).
Các hoạt động của ITU bao trùm tất cả các vấn đề thuộc ngành công nghệ thông tin
và viễn thông. Hoạt động điều phối các quốc gia trên toàn cầu trong việc chia sẻ và
sử dụng các tài nguyên viễn thông như tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh, hỗ trợ
phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông tại các nước đang phát triển và xây dựng các tiêu
chuẩn chung trên thế giới. ITU cũng đang tham gia nghiên cứu và tìm giải pháp cho
các thách thức chung trên toàn cầu trong thời đại hiện nay như biến đổi khí hậu và
bảo mật, an tồn thơng tin.
ITU có 3 lĩnh vực hoạt động chính gồm: ITU-T (Viễn thơng - Telecom), ITU-R
(Thơng tin vơ tuyến - Radio), ITU-D (Phát triển viễn thông - Telecommunications
Development).
Tổ chức ITU có ý nghĩa quan trọng cho các bước phát triển đối với lĩnh vực truyền
thông bằng các khuyến nghị gọi là ITU-Recommendation. Vào năm 2000 ITU đề
xuất IMT-2000 và đề ra những đặc điểm cần thiết về kỹ thuật cho truyền thông trong
giai đoạn 3G và năm 2008 tổ chức tiêu chuẩn đề xuất yêu cầu IMT-Avanced làm căn
cứ cho việc phát triển truyền thông thế hệ thứ 4.
1.2.1.2 IMT-ADVANCED
Năm 2008, tổ chức ITU đưa ra đề xuất IMT-Avanced(International Mobile
Telecommunications-Advanced) nhằm phát triển truyền thông thế hệ tiếp theo với
những yêu cầu cụ thể được mô tả trong tài liệu do nhóm ITU-R đề xuất.
Các hệ thống IMT-Avanced sẽ hỗ trợ các ứng dụng di động từ thấp đến cao và một

dải rộng tốc độ dữ liệu trong hợp đồng với người dùng và các yêu cầu dịch vụ trong
6


WiMAX và Ứng Dụng

đa môi trường. Các hệ thống này có thể cung cấp các ứng dụng đa phương tiện chất
lượng cao trong các dịch vụ và nền tảng khác nhau.
IMT-Avanced được xem xét từ nhiều phương diện, gồm những người sử dụng,
hãng sản xuất, phát triển nội dung, và cung cấp mạng lưới.
Yêu cầu cho truyền thông thế hệ thứ 4 bao gồm các điểm chính :
* Các chức năng theo tiêu chuẩn chung trên thế giới cùng với duy trì khả
năng mềm dẻo với nhiều dịch vụ và ứng dụng và hiệu quả
* Các dịch vụ tương thích trong IMT và với các mạng cố định
* Khả năng liên kết mạng với các hệ thống truy nhập radio khác
* Dịch vụ di động chất lượng cao
* Thiết bị người dùng có thể sử dụng trên tồn thế giới
* Thiết bị, dịch vụ, ứng dụng thân thiện với người dùng
* Có khả năng chuyển vùng trên tồn thế giới
* Mở rộng tốc độ đỉnh dữ liệu để hỗ trợ các dịch vụ và ứng dụng tiên
tiến(100Mbps cho tốc độ cao và 1Gbps cho di chuyển tốc độ thấp mà đã
được thiết lập như mục tiêu nghiên cứu).
1.3 CÁC ỨNG VIÊN CHO MẠNG THẾ HỆ THỨ TƯ
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều các cơng nghệ truyền thơng đang hoạt động
cũng như đang nghiên cứu và triển khai thử nghiệm. Các công nghệ này đều phát
triển với tốc độ nhanh và phần nhiều đáp ứng được các yêu cầu từ các tổ chức tiêu
chuẩn truyền thông. Một trong số đó sở hữu những kỹ thuật tiên tiến và cộng đồng
phát triển mạnh, chất lượng cao. Những công nghệ này hiện đang cạnh tranh rất gay
gắt và so sánh từng đặc điểm, khía cạnh cũng như về mặt kinh tế hay lịch sử văn hóa.
Mỗi một điểm ưu thế của một cơng nghệ nào đó đều được nhấn mạnh và nâng tầm

quan trọng. Từ đó có thể thấy mỗi cơng nghệ có ưu nhược điểm riêng nhưng trong
đó có những công nghệ bao hàm những đặc điểm nổi bật đủ sức đáp ứng được không
chỉ trong hiện tại.
7


WiMAX và Ứng Dụng

1.3.1 Wi-Fi VÀ IEEE 802.11ac
1.3.1.1 Wi-Fi VÀ CÁC CHUẨN ĐÃ THƯƠNG MẠI HÓA
1.3.1.1.1 Wi-Fi
Wi-Fi được Viện Điện và Điện tử chuẩn hóa trong tiêu chuẩn IEEE 802.11. Các
chữ cái được thêm vào để phân biệt các phiên bản phát triển và phiên bản chuyên
biệt. Wifi bắt nguồn từ năm 1985 từ tổ chức FCC cho đến năm 1999 tổ chức Wi-FiAlliance hình thành và giữ quyền trao đổi các sản phẩm liên quan đến Wi-Fi. Với
thời gian phát triển và triển khai lâu dài, Wi-Fi là công nghệ kết nối không dây phổ
biến nhất trên thế giới, có thể tìm thấy Wi-Fi ở mọi thiết bị hỗ trợ cá nhân cũng như
thành phần mạng của các tổ chức doanh nghiệp và nhà dân dụng.
1.3.1.1.2 IEEE 802.11 a/b/g/n
Quá trình phát triển Wi-Fi qua các phiên bản được xếp theo bảng chữ cái và chỉ
một trong các phiên bản đó hội đủ điều kiện để phổ biến và xuất hiện trên các thiết bị
đầu cuối. Hiện nay các thiết bị đang sử dụng phổ biến Wi-Fi chuẩn n, một số thiết bị
cũ vẫn đang sử dụng chuẩn g và vẫn đảm bảo hoạt động bình thường do tính thiết kế
tương thích ngược. Phạm vi hoạt động và chất lượng phục vụ của Wi-Fi được tổ chức
IEEE xếp vào nhóm WLAN, tầm hoạt động trong khoảng vài trăm mét và lên đến vài
chục km với các thiết bị chuyên dụng.
1.3.1.2 IEEE 802.11ac
Chuẩn ac hoạt động trên băng 5GHz cho tốc độ lý thuyết lên đến 1.3Gbps, gấp
hơn hai lần so với chuẩn 802.11n khi sử dụng mơ hình antenna 3x3 hoạt động ở cùng
tần số. Có khả năng tương thích ngược với Wifi b/g/n ở băng 2.4GHz và a/n ở băng
5GHz. Trong chuẩn này đã bổ sung thêm nhiều công nghệ giúp chuẩn ac có những

nâng cấp vượt bậc so với các chuẩn cũ.
+ Độ rộng băng từ 40MHz có thể lên đến 80MHz hay 160MHz
+ Sử dụng điều chế 256-QAM
+ Nâng số luồng phân tập lên 8 luồng
+ Bổ sung chế độ MU-MIMO
8


WiMAX và Ứng Dụng

Cùng nhiều công nghệ và các dịch vụ bổ sung. Đây cũng là tiêu chuẩn đầy tiềm
năng cho mạng 4G. Trong tiêu chuẩn này các kỹ thuật thu phát cũng như băng thông
và các kế hoạch bao phủ vùng dịch vụ sẽ đảm bảo được nhiều yếu tố cần thiết của
mạng 4G. Hơn nữa với ưu điểm mạnh nằm ở sự tích hợp lâu dài trong các UE, hỗ trợ
chuyển các chuẩn giao diện phổ biến sang giao diện không dây của Wi-Fi, hỗ trợ truy
hồi chuẩn theo lý thuyết là không giới hạn trên các thiết bị thể hiện chuẩn và đây là
đặc điểm mà các ứng viên khác trong hiện tại và tương lai lâu dài khơng thể có. Các
kế hoạch phủ Wi-Fi trọn vẹn cho các khu vực du lịch, sân bay, hay toàn bộ thành phố
đã rất phổ biến trên thế giới. Những ưu điểm đó đã tạo ra động lực lớn cho sự phát
triển nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.
1.3.2 WiMAX
WiMAX (Worldwide Interoperability for Microwave Access) là tiêu chuẩn IEEE
802.16 cho việc kết nối băng rộng không dây. WiMAX dựa trên tiêu chuẩn IEEE
802.16 và được IEEE xếp vào nhóm WirelessMAN. Tên WiMAX do WiMAX Forum
tạo ra bắt đầu từ tháng 6/2001. Miêu tả WiMAX là “tiêu chuẩn dựa trên kỹ thuật cho
phép truyền dữ liệu không dây băng thông rộng giống như với cáp và DSL”. Tổ chức
ITU vào ngày 19/10/2007 bổ sung giao diện vô tuyến OFDMA TDD WMAN
(WiMAX di động) vào họ giao diện vô tuyến IMT-2000. WiMAX di động được phát
triển dựa trên chuẩn 802.16e của IEEE và sản phẩm phải phù hợp với các mô tả của
Wimaxforum. Và tháng 8/2012 ITU chính thức thơng qua WiMAX hợp chuẩn IMTAdvanced với Release 2.

1.3.3 CÔNG NGHỆ LTE và LTE-A
Công nghệ LTE do tổ chức 3GPP phát triển. Đây là tổ chức phát triển quan trọng
trong viễn thông, họ đã phát triển và bảo trì từ các nền tảng GSM, UMTS cho đến
LTE và LTE-A. Công nghệ LTE được xây dựng với mục đích bao hàm các nền tảng
cũ và phát triển các đặc tính mới. Sự khơng tương thích ở một vài đặc điểm với nền
tảng cũ như thoại trong nền tảng GSM đều đã có những giải pháp thích hợp. Là một
bước tiếp theo trong chuỗi phát triển từ GSM-UMTS-HSPA-LTE và từ CDMA-LTE.
LTE cũng có thể gọi là E-UTRA hay E-UTRAN.

9


WiMAX và Ứng Dụng

Mục tiêu xây dựng chuẩn bao gồm:
* Tăng tốc ở hai đường lên và đường xuống downlink và uplink
* Băng thông tỷ lệ
* Tăng hiệu quả sử dụng phổ
* Toàn bộ triển khai trên nền IP
* Giao diện cơ sở hỗ trợ đa dạng các mục đích sử dụng
1.3.3.1 CƠNG NGHỆ LTE
Đặc tả của LTE được mơ tả trong Release 8/9 của tổ chức 3GPP. Những đặc điểm
quan trọng của LTE :
* Tốc độ đỉnh trên đường xuống 300Mbps và đường lên 75Mbps. Trễ chuyển
giao nhỏ hơn 5ms, hỗ trợ di chuyển tốc độ cao lên tới 350km/h.
* Sử dụng cả hai phương pháp song công TDD và FDD, với đường xuống sử
dụng kỹ thuật truy nhập OFDMA và đường lên sử dụng SC-FDMA để tiết
kiệm nguồn.
* Phạm vi phủ sóng tùy thuộc vào các định dạng cell có thể lên đến 100km,
phục vụ đến 200 máy truy nhập dữ liệu, hỗ trợ các băng tần khác nhau tùy

thuộc vào điều kiện từ 1,4MHz cho đến 20MHz.
* Hỗ trợ mạng CDMA cũng như DVB-H và Mobile-TV
* Hỗ trợ đa dịch vụ và các dịch vụ đa phương tiện
1.3.3.2 CÔNG NGHỆ LTE-A
LTE-A là bước phát triển tiếp theo từ LTE với yêu cầu nâng tốc độ cũng như hạ
giá thành xuống và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu tiêu chuẩn quốc tế về thế hệ mạng
tiếp theo. Bao gồm:
*Tăng tốc đường xuống 3Gbps và đường lên 1.5Gbps
*Nâng cao hiệu quả sử dụng phổ từ 16bps/Hz trong Rel.8 lên
30bps/Hz trong Rel.10
10


WiMAX và Ứng Dụng

*Tăng số lượng các thuê bao đồng thời sử dụng
*Tăng hiệu quả sử dụng ở biên cell ít nhất là 2.4bps/Hz
*Bổ sung thêm nhiều công nghệ mới kết tập sóng mang, mở rộng
hỗ trợ đa anten và chuyển tiếp node
*Hỗ trợ độ rộng băng tần lên 100MHz
*Sự hỗ trợ của các nhà mạng lớn cũng như các nhà sản xuất bán
dẫn trên thế giới
*Thiết bị di động đã đưa vào thương mại.
Đây cũng là một trong các công nghệ truy nhập không dây băng rộng đầy tiềm
năng và là một phần lớn của mạng thế hệ mới. Một đối thủ cạnh tranh với công nghệ
WiMAX.
1.3.4 NHẬN XÉT CHUNG VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Hiện nay khoa học và kỹ thuật đang phát triển nhanh, đánh dấu của kỷ nguyên
kinh tế số, kỷ nguyên của “INTERNET OF THINGS”. Mọi thứ đều có thể kết nối
mạng và đều có nhu cầu kết nối mạng, cùng với xu hướng phát triển của nhà thông

minh, thiết bị giao thông, các dịch vụ cơng cộng tự động, và y học đang có những
bước phát triển vượt bậc. Yêu cầu truyền thông xuất hiện tự nhiên giữa tất cả các thể
hiện của khoa học công nghệ đang hoạt động trong xã hội. Từ mobile phone để định
vị và liên kết cá nhân đến bóng đèn điện trong nhà đều cần đến Internet mà truyền
thông là cốt lõi. Khi các đường truyền trở thành đường truyền dữ liệu, các bộ phận
cơ thể có thể cấy ghép nhân tạo, xu hướng công nghệ đang chuyển dần các thiết bị
cầm tay sang thiết bị đeo được thì trong tương lai gần có thể thấy một cá nhân trong
xã hội phải được liên kết với môi trường thơng tin chung, và đều được số hóa bao
gồm những vật cơ bản như là vật ngang giá đã chuyển sang các chuỗi số như đồng
tiền Bitcoin hiện nay. Hạ tầng viễn thơng có ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự hoạt động
cũng như hiệu quả của các lĩnh vực ngành nghề khác. Hạ tầng truyền thông đang sử
dụng hiện nay tại Việt Nam được xếp vào mức trung bình trên thế giới, chậm 10 năm
so với xu hướng và chậm 5 năm so với công nghệ đang triển khai ở các nước phát
triển. Hiện nay ở các nước đang phát triển, các công nghệ mới và tiên tiến nhất đang
11


WiMAX và Ứng Dụng

sử dụng rộng rãi; Hàn Quốc và Nhật Bản là hai quốc gia có chính sách phát triển về
truyền thông, họ đã áp dụng đại trà các công nghệ tiền 4G từ năm 2009 và Việt Nam
hiện đang sử dụng cơng nghệ 3G( có nghĩa cục bộ do nhà cung cấp cơng bố) và trong
khi đó tại các nước tiên tiến đã và đang nghiên cứu thế hệ thứ năm. Về phía người sử
dụng, các thiết bị sử dụng đa phần được sản xuất bởi các nhà sản xuất thiết bị đầu
cuối trên thế giới như Nokia, Blackberry, Apple,.. và các thiết bị này được sản xuất
theo tiêu chuẩn thế giới. Với một thiết bị di động như smartphone hiện nay nó chứa
đựng rất nhiều các tiêu chuẩn kỹ thuật cũng như tiêu chuẩn về môi trường, năng
lượng, dân dụng, chính sách.. mà chúng ta khơng sản xuất được. Vấn đề này tạo ra
sự không đồng bộ, dẫn đến khả năng của thiết bị vượt quá khả năng đáp ứng của các
nhà cung cấp truyền thông, và xung đột với quy ước quảng cáo. Song song với đó là

sự hội tụ của các tiêu chuẩn trong tổ chức IEEE đang diễn ra. Sự phát triển của tiêu
chuẩn 802.11 và của các tiêu chuẩn 802.20 và 802.22 đang hướng về những đặc điểm
mà chuẩn 802.16 đang có. Hiện nay kỹ thuật HAPs(High Altitude Platform) hoặc nhà
khung kính cỡ lớn đang sử dụng rất hiệu quả và khi kỹ thuật này kết hợp với các
chuẩn trong tiến trình triển khai mạng sẽ làm phân nhóm theo phạm vi của IEEE
không thực sự ý nghĩa. Tiêu chuẩn 802.16 đang phát triển và sẽ là tiêu chuẩn trung
tâm trong hiện tại và tương lai. Tiêu chuẩn WiMAX đã được kiểm tra trong thời gian
dài từ năm 2004 với sự hậu thuẫn của nhà sản xuất bán dẫn Intel cũng như các nhà
mạng lớn trên thế giới như AT&T, Verizon,... Sự linh hoạt khi triển khai và lắp đặt
cũng như phạm vi ứng dụng của WiMAX là rất rộng đáp ứng hầu hết các yêu cầu từ
các tổ chức tiêu chuẩn cho đến người dùng cuối. Tính độc lập của WiMAX so với
nền tảng truyền thông hiện tại do phát triển từ điểm thay thế cho đường DSL trong
môi trường truyền dẫn không dây, cũng như bổ sung, thay đổi mục tiêu thiết kế trong
suốt quá trình phát triển là một trở ngại lớn đối với các nhà cung cấp truyền thông khi
họ đặt ra vấn đề phát triển hạ tầng. Nhưng cũng đồng thời sẽ mở ra một cơ hội lớn
cho nền tảng hiện tại tiếp tục phát triển theo xu hướng chung và tạo ra môi trường
cạnh tranh với thách thức và cơ hội. Đồng thời WiMAX đã có những cải tiến để phù
hợp với công nghệ LTE theo công bố của Wimaxforum sẽ tạo tiền đề cho sự thay thế
và bổ trợ cho sự thiếu sót của nền tảng hiện tại đang phục vụ. Trước những yêu cầu
thực tế nêu trên, vì vậy cần nghiên cứu cơng nghệ WiMAX.

12


WiMAX và Ứng Dụng

PHẦN 2

WiMAX VÀ ỨNG DỤNG


2.1 LỊCH SỬ VÀ CÁC TIÊU CHUẨN WiMAX
Năm 1998, IEEE hình thành nhóm 802.16, để phát triển một tiêu chuẩn cho mạng
không dây đơ thị (Wireless Metropolitan Area Network-WirelessMAN). Ban đầu
nhóm tập trung phát triển giải pháp trong băng 10GHz÷66GHz với ứng dụng cơ bản
để cung cấp các kết nối tốc độ cao tới các doanh nghiệp mà không cần cáp quang.
Những hệ thống đó tương tự như hệ thống LMDS làm việc với cấu hình PMP trong
điều kiện LOS.
Chuẩn đầu tiên đưa ra và được chấp thuận vào tháng 12/2001. Chuẩn này được gọi
là WirelessMAN-SC với lớp vật lý sử dụng kỹ thuật điều chế đơn sóng mang và kỹ
thuật ghép kênh TDM ở lớp truy nhập môi trường, hỗ trợ đồng thời hai chế độ song
công FDD và TDD.
Tháng 6/2001 Wimaxforum được hình thành dựa trên họ chuẩn 802.16 với nhiệm
vụ giải quyết tính tương tác và chứng nhận, tương tự như wifi alliance đã làm.
WiMAX là tên viết tắt của Worldwide Interoperability for Microwave Access hay
WiMAX là một thể hiện của chuẩn IEEE 802.16. Tên WiMAX do diễn đàn
wimaxforum đặt ra với mục tiêu tạo ra kỹ thuật truyền dẫn không dây hiệu quả như
đường cable và DSL.
Năm 2003, IEEE 802.16a được công bố với sự mở rộng và điều chỉnh để làm việc
trong dải tần 2÷11GHz và triển khai trong điều kiện NLOS. Bổ sung thêm lược đồ
OFDM hỗ trợ môi trường đa đường và kỹ thuật truy nhập.
Năm 2004, sau khi xem xét lại, IEEE công bố IEEE 802.16-2004 thay thế cho
802.16 802.16a và 802.16c. Lúc này tổ chức ETSI(viện tiêu chuẩn viễn thông Châu
Âu-European Telecommunication Standards Institute) chấp thuận 802.16 là cơ sở của
HIPERMAN(high-performance metropolitan area network).
Vào năm 2003 nhóm 802.16 bắt đầu mở rộng đặc tả cho phép ứng dụng di động
trên các thiết bị giao thơng(xe,tàu..) và hồn thành vào tháng 12/2005 và cơng bố
dưới dạng IEEE 802.16e-2005.

13



WiMAX và Ứng Dụng

Wimaxforum bắt đầu kiểm tra và công bố những sản phẩm đạt chứng nhận
WiMAX cố định đầu tiên vào năm 2006 và các sản phẩm WiMAX di động vào năm
2007.
Trong năm 2006 nhà mạng Korea Telecom triển khai phiên bản WiMAX di động
ở băng 2,3GHz với tên gọi Wibro. Hệ thống hoạt động dựa trên chuẩn 802.16 nhưng
khơng tương thích với 802.16e-2005.
Trong năm 2008 đã có trên 260 nhà cung cấp dịch cố định, di động và trong 110
quốc gia áp dụng WiMAX.
Khố họp Hội đồng thơng tin vô tuyến 2007 (RA-07) của ITU, được tổ chức tại
Thụy Sĩ từ ngày 15÷19/10/2007, đã thơng qua việc bổ sung giao diện vô tuyến
OFDMA TDD WMAN (WiMAX di động) vào họ giao diện vô tuyến IMT-2000.
Năm 2011, tổ chức IEEE công bố phiên bản 802.16m nhằm đáp ứng các u cầu
của ITU đưa ra.
Năm 2012, ITU chính thức thơng qua WiMAX Release 2 phù hợp với yêu cầu
IMT-Advanced.
Trong công bố ngày 26/11/2013 wimaxforum đưa ra lộ trình hội tụ với kỹ thuật
TDD-LTE cùng với mạng PHS, tình hình tiến triển của các nhà mạng chuyển đổi nền
tảng trên thế giới.
WiMAX được định hình thơng qua ba giai đoạn cụ thể, giai đoạn đầu tiên xuất
phát từ yêu cầu thiết kế, bao gồm những yêu cầu về thị trường và các yếu tố nền tảng
kỹ thuật hiện hành. Đặc biệt có sự yêu cầu của các tổ chức tiêu chuẩn, vấn đề này là
yếu tố quan trọng làm nên mục đích của chuẩn. Sau khi có mục tiêu thiết kế cụ thể,
tổ chức tiêu chuẩn IEEE sẽ thiết kế chuẩn này gồm 2 lớp dưới cùng mơ hình tham
chiếu OSI. Sau khi IEEE công bố chuẩn, diễn đàn WiMAX phát triển cụ thể hơn với
chuẩn này bao gồm các đặc tả, yêu cầu chi tiết cho các lớp, giao diện và tham số của
mơ hình. Và cuối cùng cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn cho các sản phẩm cho các nhà
sản xuất thiết bị. Tại phía hậu cảnh, những nhà thiết kế nên chuẩn IEEE cũng có thể

là các kỹ sư tại các công ty thương mại, là thành viên của wimaxforum và tham gia
vào ITU-T, ở bộ phận ITU-R, làm project IMT-x.
14


WiMAX và Ứng Dụng

* Trạng thái các chuẩn IEEE 802.16
Các dự án trong giai đoạn tiền bản thảo
Project P802.16q: Bổ sung Multi-Tier (tới IEEE Std 802.16)
Project P802.16r: Small Cell Backhaul với Ethernet (tới IEEE Std 802.16)
Project

P802.16.3:

Mobile

Broadband

Network

Performance

Measurements (là một chuẩn độc lập)
Các chuẩn trong trạng thái tích cực
- IEEE 802.16-2012: Xem lại IEEE Std 802.16, bao gồm IEEE Std
802.16h, IEEE Std 802.16j, và IEEE Std 802.16m (nhưng loại trừ
giao diện radio WirelessMAN-Advanced và đã chuyển tới IEEE
Std 802.16.1). Được phê chuẩn bởi IEEE-SA Standards Board vào
08/06/2012; công bố vào 17/08/2012

+ IEEE Std 802.16p (Bổ sung đầu tiên của IEEE Std 802.162012): Mở rộng hỗ trợ các ứng dụng M2M. Được phê duyệt
bởi IEEE-SA Standards Board, 30/09/2012; công bố
08/10/2012.
+ IEEE Std 802.16n (Bổ sung thứ hai của IEEE Std 802.162012): Higher Reliability Networks. Được phê chuẩn bởi
IEEE-SA

Standards

Board,

06/03/2013;

công

bố

19/06/2013.
- IEEE 802.16.1-2012: WirelessMAN-Advanced Air Interface for
Broadband Wireless Access Systems. Được phê chuẩn bởi IEEESA Standards Board, 08/06/2012; công bố 07/09/2012.
+ IEEE Std 802.16.1b (Bổ sung đầu tiên của IEEE Std
802.16.1-2012): Mở rộng hỗ trợ các ứng dụng M2M. Được
phê chuẩn bởi IEEE-SA Standards Board, 30/09/2012; công
bố 10/10/2012

15


WiMAX và Ứng Dụng

+ IEEE Std 802.16.1a (Bổ sung thứ hai của IEEE Std

802.16.1-2012): Higher Reliability Networks. Được phê
chuẩn bởi IEEE-SA Standards Board, 06/03/2013; công bố
25/06/2013
- IEEE Std 802.16.2-2004 (phê chuẩn lại trong 05 năm, 25/03/2010)
- IEEE Std 802.16/Conformance04-2006
- IEEE Std 802.16k-2007
Các tiêu chuẩn chuyển đổi
- IEEE Std 802.16-2009, bổ sung bởi
IEEE Std 802.16j-2009
IEEE Std 802.16h-2010
IEEE Std 802.16m-2011
- IEEE Std 802.16-2004, bổ sung bởi
IEEE Std 802.16g-2007
IEEE Std 802.16f-2005
IEEE Std 802.16e-2005
IEEE Std 802.16-2004/Cor1-2005 (công bố cùng với IEEE
802.16e-2005)
- IEEE Std 802.16-2001 bổ sung bởi
IEEE Std 802.16a-2003
IEEE Std 802.16c-2002
- IEEE Std 802.16.2-2001
Các chuẩn thu hồi sau vòng đời 05 năm
- IEEE Std 802.16/Conformance01-2003 (thu hồi 26/01/2009)
- IEEE Std 802.16/Conformance02-2003 (thu hồi 26/01/2009)
16


WiMAX và Ứng Dụng

- IEEE Std 802.16/Conformance03-2004 (thu hồi 09/01/2010)

Các dự án kết thúc chu kỳ
- IEEE Draft P802.16d
- IEEE Draft P802.16-2004/Cor2
- IEEE Draft P802.16i
* Các tiêu chuẩn đã thương mại hóa
Trong số các chuẩn do IEEE ban hành có 02 chuẩn đã thương mại hóa và xuất hiện
đại trà, được wimaxforum chứng nhận và công bố là chuẩn 802.16d và 802.16e. Danh
sách các thiết bị đạt tiêu chuẩn do wimaxforum chứng nhận bao gồm nhiều nhà cung
cấp thiết bị lớn như Lenovo, intel,…

Hình 1. Chứng chỉ WiMAX
Phía các nhà sản xuất thiết bị, hiện nay họ đã sản xuất các thiết bị tham chiếu chuẩn
802.16m. Những thiết bị này trải toàn bộ hạ tầng mạng WiMAX, từ UE, BS, ..

17


×