Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Giáo án Sinh học lớp 12 bài 24: Các bằng chứng tiến hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.05 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Giáo án sinh học 12 ban cơ bản. Sinh viên soạn : Hoàng Thanh Long. PHẦN SÁU : TIẾN HÓA CHƯƠNG I : BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA BÀI 24 : CÁC BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA Ngày soạn : Lớp dạy : I. Mục đích yêu cầu : 1. Kiến thức : HS phải - Trình bày được 1 số bằng chứng về giải phẫu so sánh chứng minh mối quan hệ giữa các loài sinh vật - Giải thích được bằng chứng phôi sinh học. - Giải thích được bằng chứng địa lý sinh vật học - Nêu được 1 số bằng chứng về tế bào học và sinh học phân tử. 2. Kỹ năng : rèn cho HS các kỹ năng - HS rèn những kĩ năng quan sát tranh, so sánh từ đó rút ra nhận xét. - Liên hệ thực tế. 3. Thái độ : - Học sinh biết được các loài có chung nguồn gốc. - Giải thích nguyên nhân sự giống nhau giữa các loài sinh vật. - Giải thích được 1 số hiện tượng trong tự nhiên: hiện tượng lại tổ II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học : 1. Giáo viên : - Giáo án. - Các tranh phóng to các hình 24.1;24.2 - PHT 1: “ Tìm hiểu cơ quan tương đồng” Loài Mèo Cá voi Dơi Người. Chức năng leo, trèo, vồ mồi bơi bay, cầm nắm, lao động. Cấu trúc Gồm năm phần: cánh, cẳng, cổ, bàn, ngón. Nhận xét Có chung nguồn gốc nhưng khác chức năng. - PHT 2: “Tìm hiểu một số cơ quan thoái hóa”. Cơ quan ở người Ruột thừa Xương cụt Mấu thịt ở khóe mắt. Nguồn gốc Manh tràng Đuôi Mí mắt thứ ba. Chức năng Ở loài tổ tiên Ở người Tiêu hóa Không có Thăng bằng Không có Bảo vệ mắt Không có. Đại học Quy Nhơn. Khoa Sinh – KTNN. Lớp SP.Sinh K30A1 Lop12.net. 1.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Giáo án sinh học 12 ban cơ bản. Sinh viên soạn : Hoàng Thanh Long. - PHT 3: “Tìm hiểu cơ quan tương tự: Cơ quan Cánh dơi Cánh bướm Gai hoàng liên Gai hoa hồng Củ hoàng tinh Củ khoai lang. Nguồn gốc Chi trước của bò sát Mặt lưng của phần ngực ở côn trùng Lá Biểu bì thân Thân Rễ. Chức năng Bay Giảm sự thoát hơi nước Dự trữ dinh dưỡng. PHT 4: “So sánh cơ quan thoái hóa và cơ quan tương đồng”. Nguồn gốc Chức năng Nhận xét. Cơ quan thoái hóa Chung nguồn gốc. Cơ quan tương đồng Chung nguồn gốc Có thể giống hoặc rất Không còn hoặc tiêu giảm khác nhau Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng vì chúng cùng bắt nguồn từ cùng một cơ quan tổ tiên nhưng nay chúng không còn chức năng hoặc chức năng tiêu giảm. 2. Học sinh : -Chuẩn bị bài trước ở nhà -SGK III. Hoạt động dạy học : 1. Ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ : 3. Tiến trình dạy học : Bằng chứng tiến hoá là những bằng chứng nói lên mối quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật với nhau.Có 2 loại là bằng chứng trực tiếp và bằng chứng gián tiếp.Bằng chứng trực tiếp là những bằng chứng hoá thạch,các hoá thạch là những di tích trực tiếp của các sinh vật để lại vì thế đây là các bằng chứng trực tiếp nói về mối quan hệ tiến hoá giữa các loài.Ở bài hôm nay chúng ta chỉ đề cập đến những bằng chứng gián tiếp: bằng chứng giải phẫu so sánh.phôi sinh học,bằng chứng địa lí sinh vật học,bằng chứng sinh học phân tử và tế bào. Chúng ta đi vào chương 1 bằng chứng và cơ chế tiến hóa, bài 24 các bằng chứng tiến hóa Thời gian. Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. Hoạt động 1 : vấn đáp gợi mở -Để nghiên cứu nguồn gốc của các loài sinh vật,mối quan hệ họ hàng của các. Nội dung I/ Các bằng chứng tiến hóa:. Đại học Quy Nhơn. Khoa Sinh – KTNN. Lớp SP.Sinh K30A1 Lop12.net. 2.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Giáo án sinh học 12 ban cơ bản sinh vật với nhau người ta dựa vào các di tích hóa thạch,các đặc điểm hình thái,cấu tạo,chức năng,các đặc điểm về phôi sinh học,tế bào,sinh học phân tử…Đó là các bằng chứng tiến hóa.Vậy em nào cho biết bằng chứng tiến hóa là gì? hoàn thiện. Sinh viên soạn : Hoàng Thanh Long. -Bằng chứng tiến hóa là những bằng chứng nó lên mối quan hệ họ hang giữa các loài sinh vật với nhau.. Bằng chứng tiến hoá là những bằng chứng nói lên mối quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật với nhau.. thông báo : có hai loại bằng chứng tiến hóa:bằng chứng trực tiếp và bằng chứng gián tiếp.Bằng chứng trực tiếp là bằng chứng hóa thạch sẽ được đề cập tới trong bài 33.Trong bài này chúng ta chỉ nghiên cứu các bằng chứng gián tiếp:bằng chứng giải phẫu so sánh,bằng chứng phôi sinh học,bằng chứng địa lí sinh vật học và bằng chứng sinh học phân tử và tế bào. Hoạt động 2 : trực quan + vấn đáp I.Bằng chứng giải phẫu so sánh: 1. Cơ quan tương đồng: -Giao phiếu học tập cho HS. -Treo hình 24.1 phóng to trên bảng và cho học sinh quan sát. -Các em đã chuẩn bị ở và quan sát hình hãy hoàn thành PHT -Quan sát cấu trúc chi trước của các loài các em có nhận xét gì?(chú ý vào. -Có sự giống nhau về thành phần cấu trúc, khác nhau về cấu tạo từng. Đại học Quy Nhơn. Khoa Sinh – KTNN. Lớp SP.Sinh K30A1 Lop12.net. 3.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Giáo án sinh học 12 ban cơ bản màu sắc của các phần). -Những biến đổi xương bàn tay giúp mỗi loài thích nghi như thế nào? -GV bổ sung: mỗi loài có 1 đời sống khác nhau thích nghi với môi trường → xương chi biến đổi khác nhau phù hợp với môi truờng mà nó đang sống). -Mỗi loài sinh vật chi trước của chúng có chức năng giống nhau không? -Các chi trước của các loài sinh vật này có chung cấu trúc nhưng khác nhau về chức năng.Sự giống nhau về cấu trúc như vậy chứng tỏ điều gì? Những cơ quan như vậy gọi là cơ quan tương đồng.Vậy cơ quan tương đồng là gì?. Sinh viên soạn : Hoàng Thanh Long thành phần -Giúp sv thích nghi phù hợp với môi trường sống. -Không. -Chúng có chung nguồn gốc Cơ quan tương đồng là những cơ quan ở các loài khác nhau có thể thực hiện các chức năng rất khác nhau nhưng đuợc bắt nguồn từ cùng một cơ quan ở các loài tổ tiên. 2. Cơ quan thoái hoá: a.Ví dụ:. -Các em dựa vào SGK hoàn thành cho cô PHT 2 trong 1 phút. -Các em có nhận xét gì về chức năng và nguồn gốc của các cơ quan trong PHT? -Vậy em nào nêu cho biết cơ quan thoái hóa là gì?. (PHT SỐ 1) -Chức năng không còn hoặc tiêu giảm, có cùng nguồn gốc -Cơ quan thoái hoá là những cơ quan mà ở dạng tổ tiên tương ứng đã phát triển đầy đủ nhưng nay đã mất ý nghĩa sinh tồn và ngừng hoạt động chức năng.. hoàn thiện. b.Khái niệm: Cơ quan thoái hoá là những cơ quan mà ở dạng tổ tiên tương ứng đã phát triển đầy đủ nhưng. Đại học Quy Nhơn. Khoa Sinh – KTNN. Lớp SP.Sinh K30A1 Lop12.net. 6.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Giáo án sinh học 12 ban cơ bản. Sinh viên soạn : Hoàng Thanh Long nay đã mất ý nghĩa sinh tồn và ngừng hoạt động chức năng.. -Chúng ta vừa tìm hiểu cơ quan tương đồng và cơ quan thoái hóa các em hãy dựa vào đó hoàn thành PHT 3. -chia nhóm và cho hs thảo luận trong 1’ -Gọi đại diện nhóm lên trình bày phần so sánh chức năng và nguồn gốc -Vậy cơ quan tương đồng và cơ quan thoái hóa có quan hệ với nhau ntn? hoàn thiện PHT. c.So sánh cơ quan thoái hóa và cơ quan tương đồng: (PHT SỐ 3). -HS thảo luận theo nhóm -Cử đại diện nhóm lên trình bày -Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng 3. Cơ quan tương tự:. -Tương tự các em hoàn thành PHT SỐ 4. -Các em có nhận xét gì về nguồn gốc và chức năng của các cơ quan ở các loài trong PHT. -Đó là các cơ quan tương tự.Vậy cơ quan tương tự là gì?. -HS thảo luận và hoàn thành PHT -Cùng chức năng nhưng khác nguồn gốc Cơ quan tương tự là những cơ quan thực hiện những chức năng như nhau nhưng lại không được tiến hoá từ cùng một cơ quan ở loài tổ tiên. 4. Kết luận:. -Trong các loại bằng chứng -Sự tương đồng về những trên,loại nào được xem là đặc điểm giải phẫu giữa bằng chứng về nguồn gốc các loài tiến hóa giữa các loài?Vì sao? hoàn thiện - Sự tương đồng về nhiều đặc điểm giải phẫu giữa các loài là những bằng chứng gián tiếp cho thấy các loài sinh vật hiện nay đều được tiến hoá từ một tổ tiên chung. -Trong các loại bằng chứng -Cơ quan thoái hóa là rõ - Cơ quan thoái hoá là bằng trên loại nào được xem là rệt nhất. Vì nó là vết tích chứng rõ rệt nhất chứng tỏ mối bằng chứng rõ rệt nhất?Vì của cơ quan ở loài tổ tiên quan hệ họ hàng giữa các sao? loài(còn vết tích). Đại học Quy Nhơn. Khoa Sinh – KTNN. Lớp SP.Sinh K30A1 Lop12.net. 7.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Giáo án sinh học 12 ban cơ bản. Sinh viên soạn : Hoàng Thanh Long. -Các em về nhà sưu tầm thêm các tranh ảnh, ví dụ về cơ quan tương đồng, cơ quan thoái hóa và cơ quan tương tự. Hoạt động 3 : trực quan + vấn đáp. II. Bằng chứng phôi sinh học: -Các em quan sát hình 24.2 SGK. -Trong hình những loài nào có quan hệ gần gũi với nhau? -Quan sát hình các em có nhận xét gì về sự phát triển phôi ở những loài có quan hệ gần gũi? -Vì sao những loài càng có họ hàng gần gũi thì sự phát triển phôi thai của chúng càng giống nhau? -Sự giống nhau về quá trình phát triển phôi của nhiều loài ĐVCXS nói lên điều gì về mối quan hệ giữa chúng?. -HS dựa vào hình trả lời -Những loài càng có họ hàng gần gũi thì sự phát triển phôi thai của chúng càng giống nhau. -Vì chúng cùng được hưởng vốn gen giống nhau của tổ tiên. -Sự giống nhau về quả trình phát triển phôi của nhiều loài động vật có xương sống chứng tỏ chúng đều được tiến hoá từ một nguồn gốc chung.. hoàn thiện. -Phần này các em đã chuẩn bị ở nhà.Vậy em nào nêu cho cô định nghĩa địa lí sinh học? -vẽ ví dụ. -Những loài càng có họ hàng gần gũi thì sự phát triển phôi thai của chúng càng giống nhau(vì chúng cùng được hưởng vốn gen giống nhau của tổ tiên). -Sự giống nhau về quả trình phát triển phôi của nhiều loài động vật có xương sống chứng tỏ chúng đều được tiến hoá từ một nguồn gốc chung.. -HS dựa vào hình trả lời. Đại học Quy Nhơn. Khoa Sinh – KTNN. Lớp SP.Sinh K30A1 Lop12.net. IV. Bằng chứng địa lí sinh vật học: 1. Địa lí sinh học? Địa lí sinh học là môn khoa học nghiên cứu về sự phân bố địa lí của các loài trên trái đất. 2. Bằng chứng:. 8.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Giáo án sinh học 12 ban cơ bản. Sinh viên soạn : Hoàng Thanh Long. Khí hậu giống nhau. Vùng B. Vùng A. SV khác nhau -Vùng A và vùng B có điều -khác nhau kiện khí hậu giống nhau nhưng sinh vật ở đấy như thế nào? hoàn thiện. -Vậy sự giống nhau của sinh vật có phải do môi trường không?. - Những vùng khác nhau nhưng có điều kiện khí hậu giống nhau lại có những động vật,thực vật rất khác nhau.. -Không. Khí hậu giống nhau. Đất liền. đảo A Đảo B. Đ-T v giống nhau Đ-TV khác nhau -Dựa. vào SGK em nào cho. -Sinh vật trên các đảo có. Đại học Quy Nhơn. Khoa Sinh – KTNN. Lớp SP.Sinh K30A1 Lop12.net. 9.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Giáo án sinh học 12 ban cơ bản biết Đacuyn đã nhận ra điều gì?. Sinh viên soạn : Hoàng Thanh Long nhiều điểm giống với các loài trên đất liền gần kề nhất với đảo hơn là giống với các loài ở nơi khác trên trái đất mà có cùng điều kiện khí hậu(gần về địa lí dễ phát tán con cháu).. hoàn thiện. -Sự giống nhau của sinh vật có phải do môi trường không? -Vậy sự giống nhau giữa các loài sinh vật do nguyên nhân nào? hoàn thiện. - Sinh vật trên các đảo có nhiều điểm giống với các loài trên đất liền gần kề nhất với đảo hơn là giống với các loài ở nơi khác trên trái đất mà có cùng điều kiện khí hậu(gần về địa lí dễ phát tán con cháu). 3. Kết luận: -Không. -Do chúng có chung một. nguồn gốc - Sự giống nhau giữa các sinh vật chủ yếu do chúng có chung một nguồn gốc hơn là do sống trong những môi trường giống nhau. - Một số trường hợp,sự giống nhau về một số đặc điểm giữa các loài khác nhau ở những nơi rất xa nhau(Cá voi-lớp thú và cá mập- lớp cá;Sóc bay Bắc Mỹ và thú có túi ở Châu Đại Dương)không phải được tiến hoá từ một tổ tiên chung mà là kết quả của quá trình tiến hoá hội tụ(tiến hoá đồng quy)(Môi trường giống nhauáp lực CLTN giống nhau).. Hoạt động 5 : vấn đáp gợi mở -Dựa vào kiến thức cũ về tế bào học và di truyền học,các em hãy nêu một số bằng chứng về sự giống nhau trong cấu tạo tế bào?. -Tế bào được cấu tạo từ các đại phân tử: axit nu, pro, lipit, polysaccarit. Đại học Quy Nhơn. Khoa Sinh – KTNN. Lớp SP.Sinh K30A1 Lop12.net. V. Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử: 1. Bằng chứng:. 10.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Giáo án sinh học 12 ban cơ bản -Vật chất di truyền? -Mã di truyền ở các loài sinh vật? -Phân tích trình tự aa của cùng một loại protein hay trình tự nucleotit của cùng một gen cho ta biết điều gì về mối quan hệ giữa các loài?. Từ các bằng chứng trên các em rút ra kết luận gì về: -Các loài có quan hệ họ hàng gần? -Nguồn gốc các loài? hoàn thiện. Sinh viên soạn : Hoàng Thanh Long -Là phân tử ADN đều cấu tạo từ 4 loại nuclêotit -Các tế bào của tất cả các loài đều sử dụng chung một loại mã di truyền. - HS trả lời. - Các tế bào của tất cả các loài đều sử dụng chung một loại mã di truyền. - Các loại protein đều cấu tạo từ 20 loại axit amin. - Các loại ADN đều cấc tạo từ 4 loại nuclêotit. - phân tích trình tự axit amin của cùng một loại prôtêin hay trình tự nuclêôtit của cùng một gen ở các loài khac nhau có thể xác địnhđược mối quan hệ họ hàng giữa các loài. 4.2 Kết luận:. -HS trả lời - Các loài có quan hệ họ hàng càng gần thì trình tự axit amin hay trình tự nuclêôtit càng giông nhau và ngược lại vì các loài vừa mới tách ra từ một tổ tiên chung nên chưa đủ thời gian để CLTN có thể phân hoá làm nên sự sai khác lớn về cấu trúc phân tử. - Các loài ngày nay đều tiến hoá từ một tổ tiên chung.. IV.Củng cố: -Bằng chứng nào cho thấy các loài tiến hoá từ 1 tổ tiên? -Sự giống nhau giữa các loài chủ yếu do nguyên nhân nào? -Nêu 1 số bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử? V.Hướng dẫn học ở nhà: - Tìm các ví dụ về cơ quan thoái hóa ,cơ quan tương đồng, cơ quan tương tự. - Học bài, trả lời câu hỏi trong sgk - Xem trước bài 25. Tìm hiểu về Lamac , Đacuyn và những cống hiến của hai ông. VI.Rút kinh nghiệm: 1.Nội dung: Đại học Quy Nhơn. Khoa Sinh – KTNN. Lớp SP.Sinh K30A1 Lop12.net. 9.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Giáo án sinh học 12 ban cơ bản. Sinh viên soạn : Hoàng Thanh Long. ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ 2.Phương pháp: .............................................................................................................................................. ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ 3.Tổ chức: ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................... ................................................................................................................................................. Đại học Quy Nhơn. Khoa Sinh – KTNN. Lớp SP.Sinh K30A1 Lop12.net. 9.

<span class='text_page_counter'>(11)</span>

×