Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Bài giảng Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Địa lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (852.04 KB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

0


TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG


<b>KHOA SƯ PHẠM TỰ NHIÊN </b>



*************


<b>BÀI GIẢNG </b>



<b>ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN </b>



<b>TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ </b>



<i><b> </b></i>

<i><b>Biên soạn: ThS. Lê Đình Phương </b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

1


<b>MỤC LỤC </b>



<b>Lời nói đầu</b> ………. trang 3


<b>Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN </b>


1.1. Khái niệm………6


1.2. Cấu trúc CNTT………9


1.3. Vai trò của CNTT………. 11


<b>Chương 2. </b>

<b>NGUỒN THÔNG TIN ĐỊA LÝ TRONG CNTT </b>


2.1. Thông tin Địa lý trong mạng Internet………13


2.1.1. Đặc điểm thông tin trong mạng Internet………..13


2.1.2. Phương pháp khai thác thông tin trong mạng Internet……….20


2.1.2.1. Truy cập Internet………20


2.1.2.2. Tìm kiếm trên Internet………21


2.1.2.3. Lưu trữ dữ liệu từ Internet………. 32


2.1.2.4. Tải dữ liệu từ máy tính cá nhân lên mạng Internet
để chia sẻ với mọi người ………. .33


2.2. Thông tin Địa lý trong các thiết bị điện tử khác……… 34


2.2.1. Cơ sở dữ liệu số hóa……… 34


2.2.2. Sách điện tử (Encarta)………. 34


<b>Chương 3. </b>

<b>ỨNG DỤNG CNTT ĐỂ BIÊN SOẠN TÀI LIỆU ĐỊA LÝ </b>


3.1. Biên soạn, chuyển đổi văn bản: MS Word, PDF……….. 38


3.1.1. Biên soạn: MS Word ……… 38


3.1.2. Chuyển đổi từ Word sang pdf, từ pdf sang word ………..41


3.2. Biên soạn bảng số liệu, biểu đồ, sơ đồ: MS Excel………48


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

2



3.2.2. Đối với PowerPoint 2010 ……….50


3.2.3. Đối với PowerPoint 2010 ……….52


3.3. Biên soạn bảng số liệu, biểu đồ, sơ đồ: MS Excel.………..50


3.4. Biên soạn bản đồ………..52


3.5. Biên soạn hình động (GIF)………...53


<b>Chương 4. </b>

<b>ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC </b>


4.1. Sử dụng PowerPoint………. 65


4.1.1. Thiết kế bài giảng ………...………… 65


4.1.2. Trình chiếu bài giảng ….……….65


4.1.3. Trò chơi ô chữ (sử dụng PPT)………..……….. 65


4.2. Sử dụng Violet……….. 66


4.3. Sử dụng đa phương tiện và các phần mềm khác………68


4.3.1. Tạo, xử lý video ………..68


4.3.2. Xử lý hình ảnh……….69


4.3.2.1. Picture manager ………69



4.3.2.2. Paint ………..………78


4.3.3. Các phần mềm MindMap để vẽ sơ đồ tư duy ……….81


4.3.3.1. Phần mềm eMindMaps ……….84


4.3.3.2. Phần mềm Inspiration ………..………….84


Ôn tập………..….85


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

3


<b>LỜI NÓI ĐẦU </b>


Hiện nay ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) đã được áp dụng ở hầu hết
các lĩnh vực hoạt động xã hội và mang lại hiệu quả thiết thực. Trong giáo dục nói
chung và đối với việc giảng dạy bộ mơn địa lí nói riêng, CNTT đã mang lại triển
vọng to lớn trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực.


Cùng với việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa thì việc đổi mới phương
pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng giáo dục là hết sức cần thiết. Hiện nay ngoài
các phương pháp dạy học truyền thống, việc ứng dụng CNTT trong dạy học sẽ góp
phần làm cho giờ học trở nên sinh động, hiệu quả, kích thích được tính tích cực,
sáng tạo của học sinh. Đối với chương trình sách giáo khoa THCS mới hiện nay
được thiết kế với rất nhiều tranh ảnh, lược đồ, bảng biểu... vì vậy việc ứng dụng
CNTT vào soạn giảng giáo án điện tử sẽ đem lại kết quả học tập rất tốt đồng thời
phát huy được tính tích cực của học sinh.


Thực tế việc ứng dụng CNTT ở THPT diễn ra rất sinh động và ln đổi mới
địi hỏi SV sư phạm ra trường phải đáp ứng những đòi hỏi của thực tế đổi mới đó.


Bài giảng này nhằm giúp cho SV có những kiến thức và kỹ năng cơ bản về sử dụng
CNTT để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phục vụ hoạt động dạy Địa lý
đạt hiệu quả cao. Có khả năng vận dụng các phần mềm và các ứng dụng tin học
khác vào dạy học Địa lý ở PTCS. Có ý thức, hứng thú trong việc tìm tòi và ứng
dụng CNTT vào dạy học Địa lý.


Bài giảng được viết theo đề cương chi tiết môn học: Ứng dụng công nghệ
thông tin trong dạy học địa lý (2 đvht)


Bài giảng gồm 4 chương:


Chương 1. Khái quát về CNTT


Chương 2. Nguồn thông tin địa lý trong CNTT


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

4


Trong quá trình biên soạn chắc sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót, rất mong
được sự góp ý của đồng nghiệp, các em SV và các bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn.




<b>Tác giả</b>|


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

5


<b>CHỮ VIẾT TẮT </b>



CNTT : Công nghệ thông tin



UDCNTT: Ứng dụng công nghệ thông tin
DH : Dạy học


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

6


<b>Chương 1.</b>

<b> KHÁI QUÁT VỀ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN </b>



<b>Mục tiêu</b>:
Giúp SV hiểu


- Khái niệm về CNTT


- Tại sao CNTT lại diễn ra rầm rộ trong giai đoạn hiện nay?
- Những lợi ích và bất lợi trong sử dụng CNTT


- Cấu trúc của CNTT


<b>1.1. Khái niệm </b>


<i>Công nghệ thông tin là gì? </i>


Cơng nghệ Thơng tin, viết tắt CNTT, (tiếng Anh: <i>Information Technology</i>
hay là IT) là một nhánh ngành kỹ thuật sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để
chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin.


Ở Việt Nam, khái niệm Công nghệ Thông tin được hiểu và định nghĩa trong
nghị quyết Chính phủ 49/CP kí ngày 04/08/1993: “<i>Công nghệ thông tin là tập hợp </i>
<i>các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu </i>
<i>là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả </i>
<i>các nguồn tài ngun thơng tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt </i>


<i>động của con người và xã hội</i>”.


Thuật ngữ “Công nghệ Thông tin” xuất hiện lần đầu vào năm 1958 trong bài
viết xuất bản tại tạp chí <i>Harvard Business Review</i>. Hai tác giả của bài viết, Leavitt
và Whisler đã bình luận: <i>“Cơng nghệ mới chưa thiết lập một tên riêng. Chúng ta sẽ </i>
<i>gọi là công nghệ thông tin (Information Technology - IT)”.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

7


của CNTT như: các tiêu chuẩn Web thế hệ tiếp theo, sinh tin, điện toán đám mây,
hệ thống thơng tin tồn cầu, tri thức quy mô lớn và nhiều lĩnh vực khác. Các nghiên
cứu phát triển chủ yếu trong ngành khoa học máy tính.


Thế giới hôm nay đang chứng kiến những đổi thay có tính chất khuynh đảo
trong mọi hoạt động phát triển KT-XH nhờ những thành tựu của CNTT. CNTT đã
góp phần quan trọng cho việc tạo ra những nhân tố năng động mới, cho quá trình
hình thành nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin.


CNTT đã thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực, tất cả các đối tượng với những
hiệu quả mà CNTT đã mang lại, đặc biệt là trong giáo dục.


Cụ thể là tất cả các đối tượng có thể giao tiếp trao đổi với nhau ở bất cứ lúc
nào, bất cứ ở đâu. Việc thường xuyên sử dụng CNTT trang bị cho người sử dụng kỹ
năng tiếp cận, xử lý thông tin, giải quyết vấn đề, sáng tạo.


Việc truy cập Internet cũng tạo cho GV niềm say mê, hứng thú trong học tập
và giảng dạy, thực hành khả năng làm việc và nghiên cứu độc lập.


Giáo viên có thể chủ động, liên kết nhiều nguồn kiến thức, kỹ năng trong
một bài giảng có sử dụng cơng nghệ.



Ngồi ra, cơng nghệ giúp chúng ta có thể thực hiện nhiều cơng việc cùng lúc,
có khả năng chuyển sự chú ý một cách nhanh chóng, thời gian đáp ứng nhanh, luôn
thực hiện kết nối, thúc đẩy quá trình làm việc nhóm, nghe nhìn và tư duy. Theo
quan điểm về giáo dục của Steve Jobs – nhà sáng lập hãng Apple thì phương tiện
thời nay là CNTT và truyền thông và người học sáng tạo bằng phương tiện này.


Hơn nữa, công nghệ liên kết các nguồn tri thức lại với nhau, kết nối cơng dân
tồn cầu. Điều này làm cho khơng gian địa lý bị xố nhịa và cơng nghệ trở thành
một phần trong cuộc sống.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

8


phương tiện điện tử và tin học có thể áp dụng trong việc thu thập, lưu trữ, xử lí và
sử dụng thơng tin.


Cơng nghệ nó khơng chỉ đơn thuần là các <i>công cụ, phương tiện </i>mà còn là


<i>phương pháp sử dụng</i>, <i>ứng dụng phát triển</i> nó để thực hiện các nhiệm vụ nhất định.
CNTT trong dạy học có thể tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau, nó có thể là <i>cơng </i>
<i>cụ trong mơn học </i>như (tính tốn, tài liệu), là <i>mơn học </i>như (lập trình và làm việc với


các phần mềm), <i>là công cụ dạy học </i>để học (phát hiện xử lý, lưu trữ, trình bày thơng


tin).


Xét ở phương diện nào thì CNTT nó cũng tác động trực tiếp đến giáo viên,
học sinh và các nhà quản lý giáo dục. Ở đây chúng ta xem xét công nghệ thông tin
với tư cách là <i>công cụ trợ giúp dạy học. </i>



<i><b> Hình 1.1: Sử dụng máy tính trong dạy học </b></i>


<i>Tìm hiểu thêm các mặt trái của việc ứng dụng CNTT trong dạy học? </i>


<b>Tại sao ứng dụng CNTT trong dạy học diễn ra rầm rộ trong giai đoạn hiện </b>
<b>nay? </b>


- Xuất phát từ các văn bản chỉ đạo của Đảng và nhà nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

9


+ Văn bản số 9772/BGDT-CN TT kí ngày 20/10/2008 Hướng dẫn thực hiện nhiệm
vụ CN TT năm học 2008 – 2009.


+ Quyết định số 7310/Q-BGDT kí ngày 30/10/2008 Ban hành Quy định và tổ chức
hoạt động của Website Bộ Giáo dục và đào tạo.


Hiện nay các trường phổ thông điều trang bị phòng máy, phòng đa năng, nối
mạng Internet và Tin học được giảng dạy chính thức, một số trường còn trang bị
thêm Thiết bị ghi âm, chụp hình, quay phim (Sound Recorder, Camera, Camcorder),
máy quét hình (Scanner), và một số thiết bị khác, tạo cơ sở hạ tầng CNTT cho giáo
viên sử dụng vào quá trình dạy học của mình.


Các thiết bị phần cứng ngày càng đa dạng, phổ biến và giá thành hạ.


- CNTT mở ra triển vọng to lớn trong việc <i>đổi mới các phương pháp và hình thức </i>


<i>dạy học</i>.


- <i>Cơng nghệ phần mềm phát triển mạnh</i>, trong đó các phần mềm giáo dục cũng đạt



được những thành tựu đáng kể như: bộ Office, Cabri, Crocodile, SketchPad
/Geomaster SketchPad, Maple/Mathenatica, ChemWin, LessonEditor/VioLet… hệ
thống WWW, Elearning và các phần mền đóng gói, tiện ích khác.


Do sự phát triển của CNTT và truyền thông mà mọi người đều có trong tay
nhiều cơng cụ hỗ trợ cho q trình dạy học nói chung và phần mềm dạy học nói riêng.


<b>1.2. Cấu trúc CNTT </b>


Ngành cơng nghệ thơng tin có nhiều chuyên ngành như: <i>Khoa học máy tính</i>,


<i>mạng máy tính và truyền thơng</i>, <i>kỹ thuật máy tính</i>, <i>kỹ thuật phần mềm</i>, <i>hệ thống </i>
<i>thông tin… </i>


Ngành công nghệ thơng tin có hai phần cốt lõi là phần cứng và phần mềm,
trong đó <i>phần mềm mới thật sự là bản chất của công nghệ thông tin. </i>


- Phần mềm máy tính (tiếng Anh: <i>Computer Software</i>)


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

10


định, và các <i>dữ liệu</i> hay <i>tài liệu</i> liên quan nhằm tự động thực hiện một số nhiệm vụ
hay chức năng hoặc giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó.


Phần mềm thực hiện các chức năng của nó bằng cách gửi các chỉ thị trực tiếp
đến <i>phần cứng</i> (hay <i>phần cứng máy tính</i>, <i>Computer Hardware</i>) hoặc bằng cách
cung cấp dữ liệu để phục vụ các chương trình hay phần mềm khác.


Phần mềm là một khái niệm trừu tượng, khác với phần cứng là “phần mềm


không thể sờ hay đụng vào”, và nó cần phải có phần cứng mới có thể thực thi được.
- Phần cứng, còn gọi là cương liệu (tiếng Anh: <i>hardware</i>)


Là các cơ phận (vật lý) cụ thể của máy tính hay hệ thống máy tính như là màn
hình, chuột, bàn phím, máy in, máy quét, vỏ máy tính, bộ nguồn, bộ vi xử lý CPU, bo
mạch chủ, các loại dây nối, loa, ổ đĩa mềm, ổ đĩa cứng, ổ CDROM, ổ DVD...


Dựa trên chức năng và cách thức hoạt động người ta còn phân biệt phần
cứng ra thành:


Nhập hay đầu vào (<i>Input</i>): Các bộ phận thu nhập dữ liệu hay mệnh lệnh như
là bàn phím, chuột...


Xuất hay đầu ra (<i>Output</i>): Các bộ phận trả lời, phát tín hiệu, hay thực thi lệnh
ra bên ngồi như là màn hình, máy in, loa...


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

11


mở rộng chức năng cho máy, 7: nguồn điện, 8: ổ đĩa quang, 9: ổ đĩa cứng, 10: bàn
phím, 11: chuột


<b>1.3. Vai trị của CNTT </b>


Tác động của CNTT đối với xã hội loài người vơ cùng to lớn, nó khơng chỉ
thúc đẩy nhanh quá trình tăng trưởng kinh tế, mà còn kéo theo sự biến đổi trong
phương thức sáng tạo của cải, trong lối sống và tư duy của con người.


Trong nền kinh tế tri thức, các quy trình sản xuất đều được tự động hố.
Mạng thơng tin là mơi trường lý tưởng cho sự sáng tạo, là phương tiện quan
trọng để quảng bá và nhân rộng nhanh vốn tri thức, động lực của sự phát triển, thúc


đẩy phát triển dân chủ trong xã hội, phát triển năng lực của con người…


Đối với y tế, việc ứng dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và CNTT
đã trở thành một hình thức phổ biến có tác dụng hỗ trợ kịp thời và thiết thực trong
việc chữa bệnh cho nhân dân.


Trong lĩnh vực Giáo dục, đào tạo việc ứng dụng CNTT đã góp phần nâng
cao chất lượng dạy và học ở các cấp, các bậc học, mở rộng thêm nhiều loại hình đào
tạo như đào tạo từ xa, phối hợp liên kết giữa các trường, các quốc gia với nhau.


Chính phủ điện tử trên cơ sở điện tử hố các hoạt động quản lý nhà nước
đang hình thành và ngày càng trở nên phổ biến…


<i><b>Vai trò của CNTT trong giáo dục và đào tạo </b></i>


- Làm phong phú nội dung và phương pháp truyền đạt trong dạy học:


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

12


- Góp phần thay đổi hình thức dạy và học: hình thức dạy dựa vào máy tính, hình
thức học dựa vào máy tính...


- Góp phần nâng cao tiềm lực của người GV bằng cách cung cấp cho họ những
phương tiện làm việc hiện đại (mạng Internet, các loại từ điển điện tử, các sách điện
tử, thư điện tử,…); Góp phần đổi mới cách dạy và cách học... đổi mới phương pháp
dạy học...


- Trao đổi thông tin về đề cương... bài giảng với các đồng nghiệp qua các ngân hàng
bài soạn trên một trang web dành cho tất cả các GV...



- Cập nhật, khai thác kho tri thức chung của nhân loại bằng các công cụ đa phương tiện.
- Sử dụng thư điện tử (email) để liên lạc, trao đổi tư liệu với các nhà văn, các nhà
nghiên cứu và bạn bè đồng nghiệp về những vấn đề mà mình quan tâm...


<b>Câu hỏi ơn tập</b>:


1. Tại sao Ứng dụng CNTT trong dạy học lại diễn ra rầm rộ trong giai đoạn hiện
nay? Những thuận lợi và thách thức khi UDCNTT trong dạy học?


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

13


<b>Chương 2 </b>


<b>NGUỒN THÔNG TIN ĐỊA LÝ TRONG CNTT</b>



<b>Mục tiêu</b>:


- Học viên biết linh hoạt sử dụng các từ khóa để tìm kiếm thông tin trên mạng
Internet. Biết tìm kiếm, trích xuất thông tin trên các thiết bị khác. Biết đánh giá,
chọn lọc nguồn thông tin


- Biết ứng dụng các kỹ năng như download và lưu trữ thông tin, hình ảnh, phần
mềm…


- Biết trao đổi thư từ với giáo viên, đồng nghiệp, phụ huynh qua email.


- Biết chia sẻ (share) những tài liệu, giáo án, những sáng kiến kinh nghiệm trong
dạy học…


<b>2.1. Thông tin Địa lý trong mạng Internet </b>


<b>2.1.1. Đặc điểm thông tin trong mạng Internet </b>


Đặc điểm của thông tin trên Internet thể hiện ở: Độ tin cậy, tính cập nhật,
nguồn thông tin không bản quyền, nguồn thông tin có bản quyền…


- Độ tin cậy


Sự bùng nổ của Internet và phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin –
truyền thông đã tạo cơ hội cho tất cả mọi người trở thành các nhà cung cấp thông
tin. Thế giới thông tin trở nên đa dạng và phong phú hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, đi
cùng với sự nở rộ của blog, wiki,và các kênh xuất bản online khác nhau là một thực
tế không thể tránh khỏi: <i>thông tin trở nên hỗn tạp và người dùng tin có thể phải trả </i>
<i>giá cho việc sử dụng thông tin thiếu chất lượng, thiếu độ tin cậy, thậm chí sai lạc</i>.
Đánh giá tài liê ̣u trên internet


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

14
Đặc điểm của thông tin trên Internet là:


+ Khơng được kiểm sốt


+ Khơng được đánh giá trước khi đăng lên mạng
+ Thiếu ổn định


+ Lượng thông tin quá lớn và chất lượng khác nhau.
Đặc điểm tên miền và thể loại web


*Một số loại tên miền trả phí:


.com: commercial/company – thương mại
.gov: government – chính phủ



.edu: education – giáo dục
.org: organization – tổ chức
.net: network – dịch vụ mạng
.ac: academic – giáo dục đại học
.mil: millitary – quân sự


<i>Đặc điểm của loại tên miền này là:</i>
- Lưu danh tính khi đăng ký
- Tính ổn định cao


*Một số loại tên miền miễn phí:
.co.cc


.tk
.uni.cc


Đặc điểm của loại tên miền này:


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

15
- Khơng đảm bảo tính ổn định.


Các trang cá nhân theo sau: thường có các ký hiệu ~, % hoặc chữ people<i>, </i>users,
members


<i><b>Cần vận dụng những kỹ năng gì khi đánh giá? </b></i>


- Kỹ năng đọc



- Vận dụng tư duy phân tích, cảnh giác, nghi ngờ
- Kỹ năng thư viện: tìm kiếm thư mục, danh bạ
- Kỹ năng web: tìm kiếm thơng tin trên web
Một số tiêu chí đánh giá


<i>Các tiêu chí chung cho mọi loại hình tài liệu</i>


Về mặt Thông tin thư mục:
- Tác giả


- Ngày xuất bản


- Số tái bản/số lần chỉnh sửa, bổ sung


- Đơn vị xuất bản (nhà xuất bản, tên tạp chí chuyên ngành)
Về mặt nội dung:


Đối tượng đọc giả
Quan điểm trình bày
Phạm vi giải quyết vấn đề
Mức độ chính xác


Phong cách viết
Ý kiến thẩm định…


<i><b>Các tiêu chí đánh giá thơng tin trên Internet </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

16
- Tác giả:



Là ai?


Có đáng tin cậy? Học hàm/học vị là gì?

Đang làm việc cho ai? (trường ĐH, tở chức?)


Có nổi tiếng trong lĩnh vực chun mơn của mình khơng?


Chủ thể thực sự xuất bản trang web là ai? (một tổ chức, thành viên của một tổ
chức, một cá nhân độc lập…)


Trang web đăng tải thơng tin có xuất phát từ máy chủ miễn phí, như Tripod,
110mb… hay khơng?


2. Mu ̣c đích


- Trang web nhằm mu ̣c đích gì? Tác giả có nêu rõ mu ̣c đích khơng?

Cung cấp thơng tin


Trình bày ý kiến

Giải trí, thuyết phu ̣c

Nha ̣i theo mơ ̣t trang khác
- Trang web da<sub>̀nh cho đối tượng nào? </sub>


- Nội dung có tâ ̣p trung vào mu ̣c đích chuyển tải thông tin không?
3. Pha ̣m vi chủ đề


- Trang web tập trung vào vấn đề gì?


- Ca<sub>́c ý chính có được trình bày rõ ràng không? </sub>



</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

17
4. Tính cập nhật


- Nga<sub>̀y ta ̣o lâ ̣p trang web? </sub>
- Nga<sub>̀y đăng tải thông tin? </sub>
- Nga<sub>̀y thông tin được câ ̣p nhâ ̣t? </sub>


- Chủ đề bàn đến có cần thơng tin cập nhật không?
- Ca<sub>́c liên kết có được câ ̣p nhâ ̣t khơng? </sub>


5. Tính khách quan


- Trang web co<sub>́ bi ̣ ảnh hưởng bởi thiên kiến không? </sub>
- Quan điểm của tác giả la<sub>̀ gì? Có được nêu rõ khơng? </sub>
- Tác giả có đề cập đến mục đích của trang web khơng?
- Co<sub>́ nêu rõ thể loa ̣i web và đối tượng người đo ̣c không? </sub>
6. Tính chính xác


- Nội dung thông tin có đáng tin câ ̣y không?


- Nội dung thông tin có giống các trang web khác cùng chủ đề không?
- Trang web được người khác đánh giá như thế nào?


- Có lỗi chính tả, lỡi ngư<sub>̃ pháp không? </sub>
- Co<sub>́ cung cấp nguồn gốc thông tin không? </sub>
* Một số lưu ý khác khi đánh giá trang web
Các mục trên trang web cần lưu ý đến:
- Giới thiệu về trang web


- Thông tin liên hệ


- Thời gian cập nhật


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

18
- Nguồn tài liệu.


Một số thơng tin thiếu kiểm sốt trên Internet:


• Trang chính thức của Nhà Trắng:
• Trang “châm chọc” Nhà Trắng:
• Trang chính thức của WTO và trang web nhại theo:





Thông tin trên Internet: biến cái khơng thể thành có thể:
- Chọn gene để sinh con không bệnh tật



- Nuôi mèo kiểu bonsai



- Người đàn ơng mang thai đầu tiên:




Một số trang web giúp xác định các trang web/thơng tin “ma” (hoaxes):
- Quackwatch





• Trang tự học giúp xác định những thơng tin “ma” trên Internet của
Thư viện Y học quốc gia (Mỹ)



- Museum of Hoaxes


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

19


• Reference > Education > Instructional Technology > Evaluation >
Web Site Evaluation > Hoax Sites


<b> Thực hành </b>


Nêu ý kiến của bạn về độ tin cậy của các trang web sau:
- The Whirled Bank Group:


- Moon Beam:
- Colony Invest Management Inc:


Tài liệu tham khảo cho mục này


Carol Grotnes Berk and Information Commons Library. (2008). <i>Information </i>
<i>Resources: learn what makes a quality information sources</i>. Truy cập ngày
01/01/2010, từ


Huỳnh, Đ.C. (2008). <i>Hướng dẫn biên soạn tài liệu đọc thêm (dùng cho giảng </i>


<i>viên các khóa học qua mạng)</i>. Huế: Đại học Huế.


Huỳnh, T.X.P. (2010). <i>Đánh giá thơng tin. </i>Tài liê ̣u hô ̣i thảo Nâng cao năng lực

truy câ ̣p và sử du ̣ng các nguồn thông tin điê ̣n tử, Huế.


Huy, N. (2010). <i>Đánh giá thông tin trên Internet</i>. Truy cập ngày 20/4/2010, từ
www.vietnamlib.net/dao-tao-nguoi-dung-tin/danh-gia-thong-tin-tren-internet-

Lesley University. (2007). <i>Evaluating website. </i>Truy câ ̣p ngày 31/03/2010, từ




Motz, K. (2009). <i>Internet Evaluation</i>. Truy cập ngày 20/4/2010, từ


</div>

<!--links-->
Thiết kế hoạt động có ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học một số chủ đề môn toán ở trường thpt .pdf
  • 126
  • 1
  • 5
  • ×