Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 28: Tiếng việt Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.63 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn:…………………. Ngày dạy:………………… Ngày dạy:………………… Ngày dạy:…………………. Dạy lớp: 11A Dạy lớp: 11B Dạy lớp: 11C. Tiết 28: Tiếng Việt THỰC HÀNH VỀ NGHĨA CỦA TỪ TRONG SỬ DỤNG 1. Mục tiêu a. Về kiến thức Giúp học sinh củng cố và nâng cao hiểu biết về các phương thức chuyển nghĩa của từ và hiện tượng từ nhiều nghĩa, đồng nghĩa. b. Về kỹ năng Sử dụng từ theo các nghĩa khác nhau và lĩnh hội từ với các nghĩa khác nhau, đồng thời lựa chọn từ thích hợp trong từng ngữ cảnh c. Về thái độ Bồi dưỡng và nâng cao tình cảm yêu quý vốn từ ngữ phong phú, giàu sức biểu hiện của tiếng Việt 2. Chuẩn bị của GV và HS a. Chuẩn bị của GV - SGK, SGV, GA, TLTK. b. Chuẩn bị của HS - SGK, bài soạn, tài liệu liên quan 3. Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ học. * Đặt vấn đề vào bài mới (1’): Con người nói chung, không chỉ có nhu cầu kiếm sống, mà còn có nhu cầu giao tiếp; đôi khi nhu cầu giao tiếp còn quan trọng hơn cả nhu cầu kiếm sống. Hằng ngày chúng ta đã “quay vòng” (thực chất là ý nghĩa của từ ngữ) với tần số rất cao! Và trong cái vòng ấy, tất yếu ý nghĩa của từ ngữ cũng luôn luôn biến đổi để đáp ứng mọi nhu cầu giao tiếp của con người như: thông tin khoa học, trao đổi tư tưởng tình cảm, tạo lập quan hệ xã hội… b. Dạy nội dung bài mới: Hoạt động của GV GV chia nhóm cho học sinh giải các bài tập ở sgk sau đó gọi bất kì học sinh lên trình bày.. TG 10. Lop11.com. Hoạt động HS Bài tập 1 a. Trong câu thơ “Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”(NK), từ lá được dùng.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Các học sinh khác nhận xét, bổ sung GV tổng kết và thống nhất lời giải chung, đồng thời nhấn mạnh những kiến thức và kĩ năng cần yếu. 1. Trong câu “Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo” từ lá được sử dụng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Xác định nghĩa của từ lá được sử dụng trong những trường hợp sau và cho biết phương thức chuyển nghĩa của từ lá? - lá gan, lá phổi, .. - Lá thư, lá đơn.. - Lá cót, lá chiếu.. ….. 2. Các từ nghĩa gốc chỉ bộ phận cơ thể người (đầu, chân, tay )…có thể chuyển nghĩa để chỉ cả con người. Hãy đặt câu với mỗi từ đó theo nghĩa chỉ cả con người?. 9. Lop11.com. với nghĩa gốc: chỉ bộ phận của cây, thường ở trên ngọn hay trên cành cây, màu xanh, hình dáng mỏng, có bề mặt nhất định. b. Lá dùng với các từ chỉ bộ phận người. Lá dùng với từ chỉ vật bằng giấy Lá dùng với từ chỉ vật bằng vải Lá dùng với các từ chỉ vật bằng tre, nứa, cỏ... Lá dùng với các từ chỉ kim loại. Lá dùng với các từ các trường nghĩa khác nhau nhưng vẫn có điểm chung: Lá dùng với các vật khác nhau nhưng các vật có điểm chung: đều là các vật có hình dáng mỏng dẹt như lá cây. - Các nghĩa từ lá có quan hệ với nhau : đều có nét nghĩa chung (chỉ thuộc tính có hình dáng mỏng như lá cây) Bài tập 2 Có từ nghĩa gốc chỉ bộ phận thân thể người nhưng có thể chuyễ nghĩa để chỉ cả con người. VD: - Trinh sát của ta đó túm được một cái lưỡi. - Ông ấy có chân trong ban chấp hành “Hội người cao tuổi”. - Những vị tai mắt trong làng xó. - Đó là những gương mặt mới trong làng thơ Việt Nam. - Nhà ông ấy có năm miệng ăn..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 3.Tìm các từ cú nghĩa gốc chỉ vị giác có khả năng chuyển nghĩa chỉ đặc điểm của âm thanh, chỉ tính chất, tình cảm, cảm xúc. Hãy đặt câu với mỗi từ đó theo nghĩa chuyển?. 7. Bài tập 3 * Đặc điểm của âm thanh, lời nói: - Nói ngọt lọt đến xương.. - Một câu núi chua chát. - Những lời mời mặn nồng, thắm thiết. * Mức độ của tình cảm, cảm xúc: - Tình cảm ngọt ngào của mọi người làm tôi rất xúc động. - Nó đó nhận ra nỗi cay đắng trong tình cảm gia đình. - Anh ấy đang mải mê nghe câu chuyện bùi tai. .... 4. Tìm từ đồng nghĩa với từ cậy, chịu trong câu thơ? Cậy em em có chịu lời Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa. (Truyện Kiều- Nguyễn Du). 7. 5. Cho hs chép các câu trắc nghiệm vào vở. 7. Bài tập 4: a. Từ cậy có từ nhờ là từ đồng nghĩa. Chúng có sự giống nhau về nghĩa nhưng có sự khác nhau về hiệu quả sử dụng, cậy thể hiện được niềm tin vào sự sẵn sàng giúp đỡ và hiệu quả giúp đỡ của người khác. b. Chịu, nhận, nghe, vâng là những từ đồng nghĩa tuy vậy vẫn có sắc thái khác nhau: - Nhận: sự tiếp nhận, đồng ý một cách bình thường. - Nghe, vâng: đồng ý chấp thuận của kẻ dưới với người trên. - Chịu: thuận theo lời người khác nhưng có vẻ không hài lòng. Bài tập 5 a. Chọn từ canh cánh vì nó diễn tả được tâm trạng day dứt triền miên của tác giả. b. Chọn từ dính dáng, liên can vì. Lop11.com.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> những từ khác không phù hợp về ngữ nghĩa hoặc sự kết hợp về ngữ pháp c. Chọn tự bạn vì những từ khác không phù hợp. c. Củng cố, luyện tập (3’): - Tại sao trong hai câu thơ sau: Kính yêu từ trước đến sau Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời Nguyễn Khuyến không viết “mến yêu”, “thương yêu”, “quý yêu” mà lại là “kính yêu”? - Thử thay từ “về chơi” bằng các từ đồng nghĩa và giải thích tại sao Hàn Mặc Tử lại dùng “về chơi” trong hai câu thơ sau: Sao anh không về chơi thôn Vỹ Nhỡn nắng hàng cau nắng mới lên. (Đây thôn Vỹ Dạ- Hàn Mặc Tử) d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1’): + Bài cũ: Tìm các hiện tượng chuyển nghĩa của từ trong thơ văn? + Bài mới: Chuẩn bị “Ôn tập Văn học trung đại Việt Nam” - Trả lời các câu hỏi trong phần 1 - Đọc laị bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX (SGK Văn 10- t2) - Ghi lại những vấn đề chưa hiểu hoặc khó để GV giải đáp.. Lop11.com.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

×