Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Giáo án dạy Ngữ văn 11 tiết 75 Viết bài làm văn số 5: Nghị Luận văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.34 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tieát: 75. Ngày soạn Ngày dạy:………... VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 5:NGHỊ LUẬN VĂN HỌC. I. MỤC TIÊU. - Củng cố thêm kiến thức về văn nghị luận. - Biết vận dụng thao tác lập luận phân tích, so sánh để viết một bài văn nghị luận về một vấn đề văn học. - Có ý thức trong việc hành văn. II.PHƯƠNG PHÁP III. CHUẨN BỊ. - Thầy: Đề kiểm tra của các lớp. - Trò: Ôn lại các thao tác lập luận phân tích và so sánh. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1.Kiểm tra bài cũ Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY Đề: Cái tôi ngông của Tản Đà trong bài thơ Hầu Trời. So với cái tôi ngông của Nguyễn Công Trứ trong Bài ca ngất ngưởng, có gì gần gũi và khác biệt. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM. * Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh vận dụng thao tác lập luận phân tích và so sánh để làm nổi bật vấn đề cần nghị luận. Cảm xúc chân thành, lập luận chặt chẽ, sắc sảo, hành văn trôi chảy, có nhiều sáng tạo. * Yêu cầu về nội dung: Học sinh cần nêu bật được các ý cơ bản sau: - Khái niệm về chữ ngông trong đời sống và trong văn học. - Trong bài Hầu Trời, cái tôi ngông của Tản Đà được thể hiện : + Cái tôi - ý thức đầy đủ về tài năng văn chương của mình khiến Trời cũng phải tán thưởng nhiệt tình. + Cái tôi- cao ngạo giữa chốn trần gian, không thấy có ai đáng là kẻ tri âm, tri kỉ với mình ngoài Trời và chư tiên. + Cái tôi- ý thức về thân thế và sự nghiệp văn chương của mình, tự xem mình là một Trích Tiên bị đày xuống hạ giới vì tội ngông. + Cái tôi- ý thức về trách nhiệm cao cả của nhà văn đối với đời. - Điểm gần gũi và khác biệt so với cái tôi ngông của Nguyễn Công Trứ: + Cả hai đều ý thức rất cao về tài năng bản thân, vượt ra ngoài khuôn khổ gò bó của lễ giáo phong kiến: Nguyễn Công Trứ:Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng- Tản Đà: Ngồi ngang hàng với Trời và chư tiên.. Lop11.com.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> + Tuy nhiên, Tản Đà chủ yếu là khoe cái tài về văn chương, đã rũ bỏ gánh nặng trách nhiệm mà xã hội thường quy định đối với nhà nho; còn Nguyễn Công Trứ trước sau vẫn giữ trọn đạo vua tôigắn liền với trách nhiệm của người nam nhi trong xã hội phong kiến. BIỂU ĐIỂM. . Điểm 10 : Kĩ năng làm văn nghị luận vững vàng, hiểu và giải quyết vấn đề sâu sắc, hành văn có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ. . Điểm 9: Hiểu yêu cầu của đề, bài viết tương đối đầy đủ các ý, hành văn rõ ràng có dẫn chứng, không mắc lỗi về kiến thức , có thể mắc một vài lỗi về chính tả, diễn đạt, dùng từ. . Điểm 7- 8: Bài viết có ý nhưng dẫn chứng chưa sâu sắc, phân tích dẫn chứng còn sơ lược, diễn đạt rõ ràng, mắc ít lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu. . Điểm 5- 6: Bài viết có ý nhưng chưa biết cách triển khai vấn đề, có dẫn chứng nhưng chưa phân tích, mắc lỗi về chính tả, diễn đạt dùng từ, đặt câu. . Điểm 3- 4: Bài viết chỉ triển khai được 1/3 số ý, chưa có dẫn chứng, hành văn còn yếu, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ. . Điểm 2: Kĩ năng và kiến thức quá yếu. . Điểm 0- 1: Lạc đề hoặc bỏ giấy trắng. ( Khi chấm giáo viên linh động ghi điểm cho phù hợp). - Cuûng coá, daën doø( 1 phút): Nắm được thao tác lập dàn ý, thao tác phân tích và so sánh trong bài văn nghị luận. - Baøi taäp veà nhaø: Đọc và soạn bài Hầu Trời. IV. RUÙT KINH NGHIEÄM. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………. Lop11.com.

<span class='text_page_counter'>(3)</span>

×