Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Ebook Lý thuyết học tập - ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (538.06 KB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>LỜI NÓI ĐẦU </b>


Để đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu sâu của sinh viên ngành Sư phạm


kỹ thuật chúng tôi đã biên soạn cuốn “<i><b>Lý thuyết học tập</b></i>”. Cuốn sách này trang bị


cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về các lý thuyết học tập và các chiến lược dạy
học. Bên cạnh đó, cuốn sách này giúp người học hiểu rõ hơn các môn học chuyên
ngành như: Phương pháp dạy học chuyên ngành và kỹ năng dạy học, giáo dục học.
Sau khi học xong học phần này sinh viên có thể vận dụng những kiến thức đã học để
xây dựng cho mình hệ thống những chiến lược dạy học hiệu quả, phục vụ công việc
giảng dạy.


Cuốn sách này được chia làm 3 phần chính:
- Cơ sở của các lý thuyết học tập;


- Các lý thuyết học tập chính;


- Chiến lược học tập và dạy học hiệu quả


Cuốn sách này mới được biên soạn lần đầu và là một học phần tự chọn của
sinh viên ngành Sư phạm kỹ thuật. Do vậy trong quá trình biên soạn khơng tránh khỏi
những thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến của các Thầy cô và các Sinh viên!


.


<b>Trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật Hƣng Yên </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>MỤC LỤC </b>


<b>Chƣơng 1</b> ...1



<b>CƠ SỞ CỦA CÁC LÝ THUYẾT HỌC TẬP</b> ...1


<b>1.1. Cơ sở triết học... 1 </b>


<b>1.2. Cơ sở tâm lý học ... 1 </b>


<i><b>1.2.1. Khái niệm hoạt động học ... 1 </b></i>


<i><b>1.2.2. Đối tượng của hoạt động học ... 3 </b></i>


<i><b>1.2.3. Phương tiện học tập... 3 </b></i>


<i><b>1.2.4. Điều kiện học tập ... 4 </b></i>


<i><b>1.2.5. Sự hình thành hoạt động học tập ... 4 </b></i>


1.2.5.1. Động cơ học tập ...4


1.2.5.2. Mục đích học tập ...5


1.2.5.3. Sự hình thành các hành động học tập ...6


1.2.5.6. Đặc điểm chung của hoạt động học tập của sinh viên ...6


1.2.5.7. Tính tích cực trong hoạt động học của sinh viên...7


<b>1.3. Khái quát về lý thuyết học tập ... 8 </b>


<i><b>1.3.1. Lý thuyết khoa học ... 8 </b></i>



<i><b>1.3.2. Lý thuyết học tập ... 8 </b></i>


<b>1.4. Các quan điểm tiếp cận nghiên cứu ứng dụng lý thuyết học tập trong </b>
<b>bối cảnh hiện nay</b> ...9


<i><b>1.4.1. Tiếp cận phân tích (Tư duy cơ giới) ... 9 </b></i>


1.4.1.1. Các phương pháp khoa học và khoa học về các vận động cơ giới
... 10


1.4.1.2. Một số đặc điểm của tư duy cơ giới ... 12


1.4.1.3. Ảnh hưởng của tư duy cơ giới trong lịch sử phát triển nhận thức . 15
<i><b>1.4.2. Tiếp cận hệ thốn</b></i><b>g ... 17 </b>


1.4.2.1. Nhận thức khoa học trước sự phức tạp của thế giới ... 18


1.4.2.2. Cách nhìn hệ thống và các khoa học hệ thống ... 20


1.4.2.3. Tư duy hệ thống trong cách nhìn mới ... 26


<b>Chƣơng 2 ... 32 </b>


<b>CÁC LÝ THUYẾT HỌC TẬP ... 32 </b>


<b>2.1. Thuyết phản xạ có điều kiện của pavlov</b> ... 32


<b>2.2. Thuyết hành vi</b> ... 35



<i><b>2.2.1. Những quan niệm cơ bản của thuyết hành vi... 35 </b></i>


<i><b>2.2.2. Những đặc điểm của học tập theo thuyết hành vi ... 36 </b></i>


<b>2.3. Thuyết nhận thức</b> ... 37


<i><b>2.3.1. Những quan niệm cơ bản của thuyết nhận thứ</b></i><b>c ... 37 </b>


2.3.1.1. Quá trình hình thành lý thuyết nhận thức - hành vi ... 37


2.3.1.2. Quan điểm của Sheldon về Trị liệu hành vi - nhận thức cho cá nhân
... 38


2.3.1.3. Bản chất của Thuyết nhận thức - hành vi ... 40


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>2.4. Thuyết kiến tạo</b> ... 44


<i><b>2.4.1. Những quan niệm cơ bản của thuyết kiến tạo ... 44 </b></i>


<i><b>2.4.2. Những đặc điểm của học tập theo thuyết kiến tạo ... 45 </b></i>


<b>Chƣơng 3</b> ... 49


<b>CHIẾN LƢỢC HỌC TẬP VÀ DẠY HỌC HIỆU QUẢ</b> ... 49


<b>3.1. Khái niệm chiến lƣợc học tập ... 49 </b>


<b>3.2. Phân loại các chiến lƣợc học tập ... 50 </b>


<i><b>3.2.1. Các chiến lược nhận thức</b></i><b> ... 50 </b>



<i><b>3.2.2. Các chiến lược học tập siêu nhận thức</b></i><b> ... 51 </b>


<i><b>3.2.3. Các chiến lược sử dụng nguồn lực học tập………</b></i><b>62 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>1 </b>
<b>Chƣơng 1 </b>


<b>CƠ SỞ CỦA CÁC LÝ THUYẾT HỌC TẬP</b>
<b>1.1. Cơ sở triết học </b>


Những giả thuyết cơ bản của các lý thuyết học tập khác nhau có nguồn
gốc từ các quan điểm về thế giới quan nói chung và các cơ sở triết học nhận
thức nói riêng. Các lý thuyết triết học về nhận thức có thể được phân thành
hau nhóm chính là lý thuyết nhận thức định lượng khách thể (học thuyết khách
thể), lý htuyết nhận thức định hướng chủ thể. Có thể phân biệt nhận thức
khách thể và chủ thể như sau:


CÁC LÝ THUYẾT KHÁCH THỂ CÁC LÝ THUYẾT CHỦ THỂ


1. Trong một thời điểm xác định, có
những tri thức chung, khách quan,
nhờ đó có thể giải thích được thế
giới. Tri thức này có tính ổn định và
có thể cấu trúc để truyền đạt cho
người học


Không có tri thức khách quan. Mỗi
người hiểu và giải thích thế giới theo
kinh nghiệm riêng của mình



2. Người học tiếp thu những kiến
thức đó và hiểu giống nhau


Các chủ thể nhận thức có thể hiểu
một cách khác nhau đối với cùng một
hiện thực


3. Giáo viên giúp học viên tiếp thu
những nội dung của tri thức khách
quan về thế giới vào cấu trúc tư duy
của họ


Nhiệm vụ của giáo viên là giúp học
viên tăng cường tự trải nghiệm và
biết đặt vấn đề, từ đó giúp họ có thể
tự xây dựng tri thức của mình


<b>1.2. Cơ sở tâm lý học </b>


<i><b>1.2.1. Khái niệm hoạt động học </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>2 </b>


tiền khoa học, làm cơ sở tiếp thu những khái niệm khoa học ở trong nhà
trường. Đó chính là việc học, là cách học theo phương pháp của cuộc sống
thường ngày, giống như con người khi sinh ra đến khi chết học ăn học nói học
gói học mở, đi một ngày đàng học một sàng khôn…Trên thực tế, chỉ có
phương thức đặc thù( phương thức nhà trường) mới có khả năng tổ chức để cá
nhân tiến hành hoạt động đặc biệt đó là hoạt động học, qua đó hình thành ở cá


nhân những tri thức khoa học, năng lực mới phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn;
và trong tâm lý học sư phạm, hoạt động học là khái niệm chính được dùng để
chỉ hoạt động học diễn theo phương thức đặc thù, nhằm chiếm lĩnh tri thức, kĩ
năng, kĩ xảo.


Bản chất của hoạt động học.


Hoạt động học tập là hoạt động chuyên hướng vào sự tái tạo lại tri thức ở
người học. Sự tái tạo ở đây hiểu theo nghĩa là phát hiện lại. Sự thuận lợi cho
người học ở đây đó là con đường đi mà để phát hiện lại đã được các nhà khoa
học tìm hiểu trước, giờ người học chỉ việc tái tạo lại. Và để tái tạo lại, người
học khơng có cách gì khác đó là phải huy động nội lực của bản thân ( động cơ,
ý chí, …), càng phát huy cao bao nhiêu thì việc tái tạo lại càng diễn ra tốt bấy
nhiêu. Do đó hoạt động học làm thay đổi chính người học. Ai học thì người đó
phát triển, không ai học thay thế được, người học cần phải có trách nhiệm với
chính bản thân mình, vì mình trong quá trình học. Mặc dù hoạt động học có
thể cũng có thể làm thay đổi khách thể. Nhưng như thế khơng phải là mục đích
tự thân của hoạt động học mà chính là phương tiện để đạt được mục đích làm
thay đổi chính chủ thể của hoạt động.


Hoạt động học là hoạt động tiếp thu những tri thức lý luận, khoa học. Nghĩa là
việc học không chỉ dừng lại ở việc nắm bắt những khái niệm đời thường mà
học phải tiến đến những tri thức khoa học, những tri thức có tính chọn lựa cao,
đã được khái quát hoá, hệ thống hoá.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>3 </b>


hoạt động học. Hoạt động học muốn đạt kết quả cao, người học phải biết cách
học, phương pháp học, nghĩa là phải có những tri thức về chính bản thân hoạt
động học.



Hoạt động học là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi học sinh. Do đó nó giữ vai
trị chủ đạo trong việc hình thành và phát triển tâm lý của người học trong lứa
tuổi này.


<b>1.2.2. Đối tƣợng của hoạt động học</b>


Nếu gọi chủ thể của hoạt động học là người học thì đối tượng của hoạt động
học hướng tới đó là tri thức. Nhưng tri thức mà học sinh phải học được lựa
chọn từ những khoa học khác nhau, theo những nguyên tắc nhất định, làm
thành những môn học tương ứng, và được cụ thể ở những đơn vị cấu thành
như: khái niệm, kĩ năng, thái độ… Đối tượng của hoạt động học có liên quan
chặt chẽ với đối tượng của khoa học. Tuy vậy, có sự khác nhau về nguyên tắc
giữa hoạt động học và hoạt động nghiên cứu khoa học. Hoạt động học là hoạt
động tái tạo lại những tri thức đã có từ trước ỏ người học, còn hoạt động
nghiên cứu khoa học đó là phát hiện những chân lý khoa học mà loài người
chưa biết đến. Có thể nói: đối tưởng của hoạt động học là cái mới với cá nhân
nhưng không mới đối với nhân loại.


<i><b>1.2.3. Phương tiện học tập </b></i>


Hoạt động bao giờ cũng hướng tới một đối tượng cụ thể, và chủ thể phải có
những phương tiện, những điều kiện cụ thể để chiếm lĩnh đối tượng. Trong
hoạt động học tập, ngoài những phương tiện như: giấy, bút, sách, giáo trình,
máy tính…mà nó cịn mang tính chất đặc thù của hoạt động học tập đó là mọi
yếu tố của quá của nó đều được hình thành trong quá trình học tập. Phương
tiện của học tập khơng có sẵn trong tâm lý chủ thể mà hình thành chính trong
q trình chủ thể tham gia hoạt động học tập.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>4 </b>



phân loại là những hành động học tập là phương tiện đắc lực cho việc hình
thành những khái niệm kinh nghiệm, cịn phân tích, khái quát hoá là phưong
tiện để hình thành nên những khái niệm khoa học.


Cần nhấn mạnh rằng trong hoạt động học, phương tiện chủ yếu là tư duy.
Trong giáo dục, tất cả các hình thức tư duy đều quan trọng và cần thiết.


<i><b>1.2.4. Điều kiện học tập </b></i>


Hoạt động học muốn được diễn ra phải có điều kiện của nó. Điều kiện đầu tiên
đó là có sự tham gia của các yếu tố bên ngồi (ngoại lực) như: có sự hướng
dẫn của thầy, sách, vở, bút, máy tính, giáo trình…Và điều kiện thứ hai đó là có
sự vận động của chính bản thân người học hay cịn gọi là yếu tố nội lực. Đó là
những tri thức mà người học học được, trình độ trí tuệ hiện có của người học,
động cơ, ý chí, hứng thú của người học…Có đầy đủ những điều kiện đó,
người học dù trong hồn cảnh có thầy với trị, hay khơng có đối mặt với thầy
thậm chí khi ra trường, hoạt động học vẫn diễn ra. Từ đó có thể hiểu học là
q trình tương tác các yếu tố ngoại lực và yếu tố nội lực thơng qua hoạt động
dạy và học. Trong đó, yếu tố nội lực ở đây đóng vai trị quan trọng trong hoạt
động học của người học.


<i><b>1.2.5. Sự hình thành hoạt động học tập </b></i>
1.2.5.1. Động cơ học tập


Các yếu tố của hoạt động học được hình thành trong chính hoạt động học. Nói
đến hình thành hoạt động học, trước hết phải nói đến sự hình thành động cơ
học tập.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>5 </b>



Động cơ của hoạt động học tập ở học sinh được hiện thân ở những tri thức, kĩ
năng, kĩ xảo mà giáo dục ở nhà trường mang lại cho các em. Trong thực tiễn
giáo dục, động cơ học tập được chia thành hai loại: động cơ hoàn thiện tri thức
và động cơ quan hệ xã hội. Thuộc về loại động cơ hoàn thiện tri thức ở đây là
lòng ham mê, khát khao mở rộng tri thức, say mê với những môn học. ..Hoạt
động học tập được thúc đẩy bởi động cơ này nó khơng chúa những mâu thuẫn
bên trong và nó địi hỏi phải có những nỗ lực ý chí để đạt được nguyện vọng
chứ không phải hướng vào đấu tranh với chính bản thân mình. Động cơ quan
hệ xã hội đó là sự thưởng phạt hoặc đe doạ, những áp lực gia đình, nhà trường,
cơng việc, sự hiếu danh hoặc mong đợi sự hạnh phúc..ở mức độ nào đó động
cơ này mang tính cưỡng bách, và có lúc xuất hiện như một vật cản cần khắc
phục để vượt qua đạt được mục đích của mình.


Xét về mặt lý luận, mỗi hoạt động được thúc đẩy bởi một động cơ nhất định.
Hoạt động học hướng đến là những tri thức khoa học, thì chính nó ( tức là đối
tượng của hoạt động học) trở thành động cơ của hoạt động ấy. Động cơ hồn
thiện tri thức là động cơ chính của hoạt động học tập. Nhưng trên thực tế cịn
có động cơ quan hệ xã hội. Nó “bám vào”, “hiện thân” trên động cơ hoàn thiện
tri thức, trở thành một bộ phận của động cơ hoàn thiện tri thức. Khi động cơ
hoàn thiện tri thức được đáp ứng thì đồng nghĩa với nó là động cơ quan hệ xã
hội cũng được thoả mãn. Cả hai loại động cơ này đều xuất hiện trong q trình
học tập và trong từng hồn cảnh cụ thể, điều kiện nào đó mà động cơ này hay
động cơ kia chiếm vị trí quan trọng hơn, nơỉ lên và chiêm ưu thế trong thứ bậc
động cơ. Sự phân chia động cơ như vậy chỉ có tính chất tương đối.


1.2.5.2. Mục đích học tập


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>6 </b>



nhằm đạt được nó. Q trình hình thành mục đích bắt đầu từ việc hình thành
trong chủ thể dưới các dạng là các biểu tượng sau đó được tổ chức để hiện
thực hoá biểu tượng trên thực tế, và khi thực tế có hồn thành được thì mục
đích được hồn thành. Mục đích của hoạt động học cũng được hình thành như
vậy, chỉ có điều nó có tính đặc thù riêng đó là việc hình thành mục đích học
tập hướng đến là để thay đổi chính chủ thể ở đây là người học. Và mục đích
này chỉ có thể được bắt đầu hình thành khi chủ thể bắt đầu bắt tay vào thực
hiện hành động học tập của mình. Trên con đường chiếm lĩnh đối tượng nó
ln diễn ra q trình chuyển hố giữa mục đích và phương tiện học tập. Mục
đích bộ phận được thực hiện đầy đủ nó lại trở thành cơng cụ để chiếm lĩnh các
mục đích tiếp theo


1.2.5.3. Sự hình thành các hành động học tập


Học tập là một q trình do đó khi nói đến hoạt động học tập phải nói đến sự
hình thành các hành động học tập. Hành động học ở đây được hiểu là hành
động trí óc, nhằm chiếm lĩnh tri thức. Hành động học có rất nhiều các hành
động khác nhau, và bản chất nhất, cơ bản nhất có các hành động chính
sau:hành động phân tích ( tìm ra nguồn gốc nội tại, cấu trúc lơgíc của đối
tượng), hành động mơ hình hố ( giúp con người diễn đạt các khái niệm một
cách trực quan, nó bao gồm mơ hình gần giống với vật thật, mơ hình tượng
trưng, mơ hình mã hố, nó được dùng nhiều trong sinh học…), hành động cụ
thể hoá (nhằm vận dụng giúp người học hiểu được rõ nhất bản chất của vấn
đề, giải quyết những vấn đề trong mối liên hệ cụ thể từng lĩnh vực.


1.2.5.6. Đặc điểm chung của hoạt động học tập của sinh viên


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>7 </b>


+ Hoạt động học tập được diễn ra trong điều kiện có kế hoạch vì nó phụ thuộc


vào nội dung, chương trình, mục tiêu, phương thức và thời hạn đào tạo.


+ Phương tiện hoạt động học tập là thư viện, sách vở, máy tính…


+ Tâm lý diễn ra trong hoạt động học tập của sinh viên với nhịp độ căng
thẳng, mạnh mẽ về trí tuệ.


+ Hoạt động học tập của sinh viên mang tính độc lập cao


Cái cốt lõi của hoạt động học tập của sinh viên là sự tự ý thức về động cơ mục
đích, biện pháp học tập.


1.2.5.7. Tính tích cực trong hoạt động học của sinh viên


Việc tạo ra tính tích cực học tập của sinh viên là nhiệm vụ chủ yếu của người
thầy giáo trong nhà trường đại học. Một trong những yếu tố quan trọng có ảnh
hưởng mạnh tới tính tích cực hoạt động tập của sinh viên là do sự vận dụng
một cách thích hợp phương pháp giảng dạy của thầy.


Theo Thái Duy Tiên thì "Tính tích cực học tập của sinh viên là tập hợp các
hoạt động nhằm làm chuyển biến vị trí của người sinh viên từ đối tượng tiếp
nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức. để nâng cao hiệu qủa học tập"
Tính tích cực học tập của sinh viên được thể hiện qua một số đặc điểm cơ bản
sau:


- Trong giờ học sinh viên có chú ý tới bài giảng hay không


- Mức độ tự giác tham gia vào xây dựng bài học, trao đổi thảo luận, ghi
chép…



- Thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập được giao


- Hiểu bài và có thể trình bày lại theo cách hiểu của mình
- Có hứng thú học tập


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>8 </b>
<b>1.3. Khái quát về lý thuyết học tập </b>


<i><b>1.3.1. Lý thuyết khoa học </b></i>


Theo quan niệm truyền thống, khoa học thường được mô tả với hai thành phần
chính:


- Quan sát thường nghiệm
- Lý thuyết


Quan sát thường nghiệm giúp nhà khoa họcncó các sự kiện khách quan về đối
tượng nghiên cứu, còn lý thuyết giúp họ liên kết các sự kiện, tìm kiếm các
định luật và dự báo về tương lai của đối tượng. Sự kết hợp giữa các sự kiện
quan sát được với lý thuyết tạo thành lý thuyết khoa học. Mỗi một ngành khoa
học đều có nhiều lý thuyết khác nhau.


Lý thuyết khoa học được định nghĩa là sự mơ tả, giải thích và dự báo các hiện
tượng một cách có hệ thống những tính chất căn bản và tính quy luật của các
lĩnh vực thực tế nhất định, trên cơ sở các giả thuyết đã được xác nhận rộng rãi.
Một lý thuyết khoa học có hai chức năng chính:


- Tổ chức, sắp xếp các sự kiện quan sát được và cung cấp cho các sự kiện đó
một ú nghĩa nhất định (Tổ chức thông tin);



- Hướng dẫn cho các nghiên cứu tiếp theo (Tổ chức nghiên cứu).


Lý thuyết có vai trị vừa là kích thích sự quan sát, vừa là cơ sở để giải thích
các sự kiện quan sát được. nói cách khác lý thuyết khoa học được coi là một
khuôn mẫu trong một thời điểm nhất định (vật lý chẳng hạn), nhưng cũng có
khoa học có nhiều khn mẫu. Tính nhiều khn mẫu phản ánh sự phức tạp
của việc giải thích và dự đoán đối tượng nghiên cứu.


<i><b>1.3.2. Lý thuyết học tập </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

<b>9 </b>


- Lý thuyết học tập mang tính giả thuyết vì các kết quả học tập không tự quan
sát được mà chỉ được rút ra qua kết quả.


- Hai xu hướng của triết học nhận thức


Thuyết hành vi Thuyết nhận


thức


Thuyết kiến tạo


Xuất hiện


khoảng


1913 1950 1960


Cơ chế học Kích thích –



phản ứng


Giải quyết vấn
đề


Kiến tạo


Đánh giá theo Thành tích (tri


thức sự kiện)


Tri thức (tri thức
quan niệm)


Năng lực (khả
năng hành động)
Mơ hình


Vai trị của giáo
viên


Cung cấp tri
thức


Người lãnh đạo
và người tư vấn:
chuẩn bị nội
dung



Huấn luyện và
điều phối: Người
cung cấp


<b>1.4. Các quan điểm tiếp cận nghiên cứu ứng dụng lý thuyết học tập trong </b>
<b>bối cảnh hiện nay </b>


<i><b>1.4.1. Tiếp cận phân tích (Tư duy cơ giới) </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<b>10 </b>


đoạn) + Tất định luận (1 nguyên nhân chỉ có 1 kết quả) +và Nhị nguyên luận
(âm-dương, trắng-đen, thiện-ác rạch ròi)- Những thành tựu của nền khoa học
cổ điển dựa trên các quy tắc này đã đạt được những thành cơng vang dội, đến
nỗi lồi người đã ngộ nhận tính vạn năng của khoa học cổ điển, tin rằng học
thuyết của Newton (về cơ học) và muộn hơn chút nữa, của Maxwell
(1831-1879) về điện từ trường, có thể giải quyết được mọi vấn đề về Vũ trụ và Vạn
vật. Sau những thành công ban đầu của nền khoa học cổ điển, thế giới tự nhiên
đã bị tổn thương nặng nề vào cuối thế kỳ 19 khi có những bằng chứng thực
nghiệm cho thấy rằng các học thuyết của khoa học cổ điển khơng cịn áp dụng
được cho thế giới ngồi vùng có thể trải nghiệm trực tiếp bằng các giác quan
của con người: + thế giới vi mơ (có kích thước hạt ngun tử, khoảng 10 lũy
thừa -8 cm) + và thế giới vĩ mơ (có kích thước vũ trụ hàng chục tỷ năm ánh
sáng). Và cuộc cách mạng khoa học lần thứ hai bắt đầu với sự xuất hiện của :
+Thuyết tương đối của Einstein (1879-1955), + Thuyết lượng tử của N.Bohr
(1885-1962), Heisenberg (1901-1976) và nhiều thuyết khác… đã buộc loài
người phải thay đổi tư duy một lần nữa.


1.4.1.1. Các phương pháp khoa học và khoa học về các vận động cơ giới
Một cống hiến lớn của các triết gia Hy Lạp cổ là ngay từ thế kỷ thứ 6 trước


Công nguyên đã đề xuất một số điều cơ bản để phát triển các phương pháp
nhanạ thức mà sau này ta gọi là các phương pháp khoa học, đó là: 1) nêu những
loại câu hỏi mới có chủ định để tìm hiểu các tính chất cơ bản của vũ trụ, 2) tìm
những câu trả lời mà không cần viện đến thần linh như nguyên nhân của các
hiện tượng tự nhiên, 3) phát triển một hệ thống hình thức cho việc tìm kiếm các
chứng minh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

<b>11 </b>


góp phần hình thành nhiều ngành khoa học tự nhiên (dù có những tri thức cụ
thể về sau đã được chứng tỏ là không đúng như quan niệm về vị trí trung tâm
của quả đất và về quan niệm phân chia thực thể trái đất với thực thể vũ trụ);
riêng hệ thống logíc được phát triển bởi Aristote thời ấy mãi cho đến ngày nay
vẫn là nền tảng chủ yếu của các phương pháp suy luận trong khoa học hiện
đại.


Tuy nhiên, sau thời đại huy hoàng của văn minh cổ Hy Lạp, châu Âu chìm
ngập triền miên trong sự thống trị của đế quốc La Mã, tiếp theo nhiều thế kỷ
đen tối, và mãi đến cuối thế kỷ 16 sang đầu thế kỷ 17, các tư tưởng khoa học
và những phương pháp khoa học nói trên mới có điều kiện để được phát huy
tác dụng trong một thời đại moới của “khoa học hiện đại”, khởi đầu bằng sự
khẳng định của Gallile về tính đúng đắn của lý thuyết Copecnicus “quả đất
quay xung quanh mặt trời”, một sự khẳng định khơng chỉ có tính chất thuyết lý
mà bằng quan sát thực nghiệm với việc sử dụng kính viễn vọng đầu tiên do
ông xây dựng từ năm 1609, đồng thời Galile cũng đã đề xuất một lý thuyết cơ
học mới để nghiên cứu chuyển động, với ý tưởng cơ bản xem nguyên nhân
chuyển động là do các lực tác động. Lý thuyết mới này được xây dựng trên cơ
sở một hệ thống các khái niệm về vận tốc, gia tốc, thời gian, khoảng cách... sử
dụng các mơ hình tốn học và các phương pháp suy luận toán học. Những phát
minh của Galile một mặt đã chấm dứt ảnh hưởng của thuyết địa tâm và quan


niệm về một vũ trụ khép kín của Aristote vẫn thống trị cho tới lúc đó, mặt
khác vẫn coi trọng các phương pháp suy luận lơgíc (từ Aristote) , và đưa thêm
những nội dung mới cho một phương pháp khoa học hết sức quan trọng là
nghiên cứu thực nghiệm do bắt đầu có những cơng cụ để thực hiện các khảo
sát thực nghiệm như kính viễn vọng. Vì vậy, người đời sau vẫn xem Aristote
là người đã đưa khoa học đến cho nhân loại, và Galile là người cha của khoa


học hiện đại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<b>12 </b>


vạn vật hấp dẫn vũ trụ và các các định luật về chuyển động, cùng với các phát
minh về phép tính vi phân và tích phân (đồng thời với Leibniz) làm cơ sở cho
các phương pháp toán học để nghiên cứu chuyển động (cơ học) đã được xây
dựng hoàn chỉnh với những định luật cơ bản về vận động làm tiền đề và với
những công cụ suy luận toán học làm phương pháp phát triển chủ yếu, loài
người bước vào một thời đại mới với niềm tin vào khả năng nhận thức và cải
tạo thiên nhiên của mình. Lời tun bố trước đó của Galile “Cuốn sách của Tự
nhiên được viết bằng ngơn ngữ tốn học”, sau những phát minh tuyệt vời của
Newton, đã được coi như một điều khẳng định. Cơ học, ngành khoa học về tự
nhiên đầu tiên được xây dựng với phương pháp chủ yếu là lý thuyết (suy luận
bằng lôgic và toán học trên cơ sở các định luật cơ bản) và thực nghiệm, đã
phát triển nhanh chóng, tác động mạnh mẽ đến sự thay đổi và phát triển của
nhiều ngành khoa học tự nhiên khác, và dần dần có ảnh hưởng to lớn trong
cách nhận thức của con người bằng một kiểu tư duy mà người ta thường gọi là
tư duy cơ giới.


1.4.1.2. Một số đặc điểm của tư duy cơ giới


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

<b>13 </b>



giới Descartes tách rời vật chất ra khỏi tinh thần, trí tuệ, xem tự nhiên như một
bộ máy mà trí tuệ có thể hiểu được. Bộ máy (mà phổ biến lúc bấy giờ là chiếc
đồng hồ) trở thành ẩn dụ (metaphor) chủ yếu cho mọi liên tưởng trong nhận
thức về tự nhiên, và về sau cả cho những đối tượng khác của nhận thức như
các cơ thể sống và các hệ thống kinh tế xã hội. Cùng với sự tách rời đó là sự
phân biệt giữa chủ thể và khách thể (hay đối tượng) của nhận thức.


Nhận thức đạt được bằng các phương pháp khoa học; trực cảm trí tuệ cho ta
một số ít tri thức ban đầu như các định luật cơ bản và các quy tắc của phép
diễn dịch, sau đó thực hiện các suy luận diễn dịch sẽ cho ta mọi tri thức khác.
Các tri thức đều có tính đúng đắn một cách chắc chắn, lôgic với giá trị nhị
nguyên về tính chân lý là phổ biến (trong đó mọi phán đốn đều phải hoặc
đúng hoặc sai, đúng sai phải được phân biệt rạch ròi). Được xem như một bộ
máy cho nên mọi đối tượng phức tạp có thể phân tích ra thành các thành phần
đơn giản hơn, và do đó bằng cách bắt đầu từ những cái đơn giản rồi lần ngược
lên các bậc cao hơn ta có thể hiểu được những đối tượng phức tạp. Về việc
nhận thức chân lý bằng trực cảm trí tuệ và bằng năng lực suy luận, Pascal cho
rằng có những chân lý được cảm nhận từ cái tâm và những chân lý thu được
bằng suy luận; thuộc loại thứ nhất là những chân lý như: có ba chiều trong
khơng gian, các con số là vô hạn... thuộc vào loại thứ hai là những chân lý
như: Khơng có một số chính phương nào gấp đơi một số chính phương khác...
sẽ là vơ ích nếu suy luận đòi hỏi ở cái tâm những chứng minh cho các ngun
lý mà mình có được, và cũng vậy nếu cái tâm đòi hỏi ở suy luận sự cảm nhận
về những chân lý mà minh suy diễn ra. Quan điểm phân tích cũng được Pascal
xem trọng, ông viét: Không thể biết các bộ phận mà khơng biết tồn thể, lại
càng khơng thể biết tồn thể mà khơng biết các bộ phận.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

<b>14 </b>



Về vấn đề này, vào năm 1814, Laplace có phát biểu một luận đề nổi tiếng:
“Một trí tuệ, nếu ở một thời điểm nào đó biết tất cả các lực mà tự nhiên chịu
tác động và biết vị trí tương ứng của các thực thể tạo nên nó, ngồi ra có đủ
khả năng phân tích tất cả các số liệu đó theo cùng một cơng thức chuyển động
cho các vật thể vũ trụ cũng như các nguyên tử bé nhỏ; thì đối với trí tuệ đó
chẳng có gì là bất định, cả tương lai cũng như quá khứ đều hiện rõ trước mắt
nó...”


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

<b>15 </b>


1.4.1.3. Ảnh hưởng của tư duy cơ giới trong lịch sử phát triển nhận thức


Cuộc cách mạng khoa học khởi đầu từ thế kỷ 17 đã dẫn đến những phát
minh kỹ thuật và công nghệ, làm nền tảng cho sự hình thành và phát triển nền
sản xuất và nền kinh tế công nghiệp, đưa nhân loại từ hàng nghìn năm của văn
minh nơng nghiệp bước sang một thời đại mới của văn minh công nghiệp.
Trong thời đại mới đó, nhất là từ cuối thế kỷ 19 đến nay, đã có biết bao kỹ
thuật và công nghệ mới được phát minh, bao nhiêu loại máy móc mới được
sản xuất để phục vụ cuộc sống con người. Tất cả các kỹ thuật và máy móc mà
con người tạo ra cho đến nay đều hoạt động theo các nguyên lý và định luật
mang tính tất định, tuân thủ các quy tắc định lượng chính xác. Nếu trong nhận
thức của con người khơng có những hiểu biết về các định luật, các quy tắc như
vậy, và nếu con người khơng có năng lực “tư duy cơ giới”, thì cũng khơng thể
có các kỹ thuật, công nghệ và máy móc như ta đã có và đang có hiện nay.
Những thành tựu tuyệt vời của các khoa học về vận động cơ giới và của việc
ứng dụng tốn học đã có tác động làm cho các khoa học đó và cho quan điểm
tư duy cơ giới thâm nhập và có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của nhiều
ngành khoa học cũng như nhiều lĩnh vực nhận thức khác. Cách nhìn một đối
tượng như một “bộ máy”, vận hành theo các nguyên tắc cơ giới, tuân theo các
định luật nhân quả mang tính tất định và nhị nguyên.... là một cách nhìn khá


phổ biến ngay cả đối với các lĩnh vực của sự sống và của kinh tế xã hội; hình
ảnh ẩn dụ “bộ máy” trở thành quen thuộc trong mọi liên tưởng, người ta nói
đến bộ máy hơ hấp, bộ máy tuần hồn... trong các cơ thể sống, bộ máy hành
chính, bộ máu quản lý, bộ máy lãnh đạo... trong các tổ chức kinh tế và xã
hội....


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

<b>16 </b>


trúc của các thành phần cơ bản đó trong nhiều loại đối tượng khác nhau.
Người ta cũng tìm kiếm các mơ hình để mô tả các quan hệ giữa các thành
phần liên quan, và tất nhiên theo tư duy cơ giới quen thuộc thì các mơ hình
được tìm kiếm trước hết thường là các mơ hình tất định, tuyến tính....
Có thể nói, những ảnh hưởng đó của tư duy cơ giới, của việc ứng dụng tốn
học và cơ học, đã có tác động tích cực đến sự phát triển của nhiều ngành khoa
học, đưa các ngành đó vượt ra ngồi sự hạn chế của các phương pháp quan sát
và mô tả quen thuộc để tiếp cận khả năng được “lý thuyết hoá” và phát triển
bằng các công cụ của suy luận diễn dịch. Tuy nhiên, cũng chính tại điểm này
chúng ta bắt đầu nhận ra những hạn chế của tư duy cơ giới.
Nếu đối với những vận động cơ giới, chúng ta có được những mơ hình hết sức
lý tượng dựa trên các định luật như các định luật Newton về hấp dẫn và về
chuyển động, các định luật có độ chính xác định lượng ngồi sức tưởng tượng,
độ chính xác mà nhiều nhà khoa học xem là “phi lý”, thì tiếc thay, chỉ cần đi
xa hơn một chút sang các lĩnh vực của cơ học chất lỏng, vật lý chất rắn, thuỷ
khí động học, rồi sau này của cơ học lượng tử... thì các định luật mà ta có
được thiếu dần sự chính xác tất định, rồi xa hơn nữa sang các lĩnh vực sinh
học, sinh thái học, các khoa học sinh tế xã hội, thì các quy luật mà con người
có thể phát hiện càng mất thêm tính tất định chính xác, chỉ cịn là các quy luật
có tính chất gần đúng mang tính thống kê. Và vì vậy, nếu xem tư duy cơ giới
là có tác dụng phổ biến, những kết luận “khoa học” mang tính cơ giới là chân
lý thì rất có thể đi đến những nhận thức sai lầm, điều này cũng không phải là


chưa từng xảy ra.


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

<b>17 </b>


được rèn luyện những năng lực phán đoán và suy luận, phân tích và tổng hợp,
quy nạp và diễn dịch... rất cần thiết cho nhiều loại hoạt động trong cuộc sống.
Tất nhiên, trong một thế giới và một xã hội phức tạp, ngày càng phát triển đa
dạng, có lắm đổi thay và biến động mà vẫn khư khư xem rằng chỉ những quan
điểm tất định, những cách nhìn nhị nguyên là duy nhất đúng, rồi vận dụng một
cách cứng nhắc thì có đãn đến những nhận thức sai lầm và những hành động
thất bại cũng là điều khó tránh khỏi.


<i><b>1.4.2. Tiếp cận hệ thống </b></i>


</div>

<!--links-->

×