Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Bàn về ứng dụng 4.0 trong tối ưu hóa chất lượng dịch vụ logistics dựa trên mô hình GAP - Trường Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (551.76 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>BÀN VỀ ỨNG DỤNG 4.0 TRONG TỐI ƯU HỐ CHẤT LƯỢNG </b>


<b>DỊCH VỤ LOGISTICS DỰA TRÊN MƠ HÌNH GAP</b>



<b>Hồng Thu Hằng </b>
<b>Thái Bội Linh </b>
<i>Khoa Kinh doanh quốc tế - Marketing </i>
<i>Trường Đại học Kinh tế TP. HCM </i>
<b>Tóm lược </b>


<i>Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang ảnh hưởng mạnh mẽ tới hầu hết các </i>
<i>ngành, lĩnh vực sản xuất và dịch vụ khác nhau, bao gồm cả dịch vụ logistics. Đây vừa là </i>
<i>thách thức cũng là cơ hội rất lớn nếu các doanh nghiệp biết cách tận dụng lợi thế mà </i>
<i>những giải pháp 4.0 mang lại. Dựa trên mô hình lý thuyết “Khoảng cách dịch vụ” của </i>
<i>Parasuraman và cộng sự (1985), bài viết muốn chỉ ra một số hạn chế còn tồn tại trong </i>
<i>chất lượng dịch vụ logistics mà các doanh nghiệp Việt Nam hiện đang cung cấp, khiến </i>
<i>khách hàng thường xuyên rơi vào trạng thái chưa thực sự hài lòng. Điều này sẽ làm giảm </i>
<i>lòng tin của khách hàng, từ đó tác động tiêu cực đến khả năng cạnh tranh của doanh </i>
<i>nghiệp Việt so với các nhà cung cấp dịch vụ logistics quốc tế. </i>


<i>Chính vì thực trạng trên, các doanh nghiệp cần nhanh chóng tìm ra các giải pháp </i>
<i>cơng nghệ tích hợp, góp phần tăng hiệu quả vận hành và năng lực cạnh tranh, cũng như </i>
<i>nâng tầm dịch vụ mà doanh nghiệp có thể cung cấp. Bài viết sử dụng phương pháp thống </i>
<i>kê mơ tả, kết hợp với phân tích các tình huống điển hình và phỏng vấn chuyên sâu doanh </i>
<i>nghiệp, nhằm giới thiệu cho doanh nghiệp logistics hiểu biết hơn về một số giải pháp 4.0 </i>
<i>hiện nay đã được thử nghiệm hoặc áp dụng trong thực tế ở các quốc gia phát triển, nhằm </i>
<i>giúp doanh nghiệp vượt qua những “khoảng cách dịch vụ” đã được xác định ở trên. Từ </i>
<i>đó, doanh nghiệp có thể cân nhắc lựa chọn và tích hợp vào chiến lược dài hạn của mình. </i>


<i>Tuy vậy, bài tốn khó giải nhất khơng chỉ là lựa chọn ứng dụng giải pháp 4.0 nào, </i>
<i>mà cịn phải cân nhắc chi phí phù hợp để phát huy được hiệu quả trong điều kiện thực </i>
<i>tiễn của doanh nghiệp. Hướng nghiên cứu tiếp theo của bài viết này sẽ nhằm giải quyết </i>


<i>câu hỏi đặt ra là làm sao doanh nghiệp có thể lựa chọn các giải pháp vừa túi tiền lại </i>
<i>phát huy hiệu quả cao nhất trong điều kiện cho phép của mình? </i>


<i><b>Từ khóa</b>:</i> <i>chất lượng dịch vụ; logistics; khoảng cách dịch vụ; cách mạng công nghiệp 4.0</i>


<b>1. Lời mở đầu </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, cụ thể đối với các doanh nghiệp logistics tại
Việt Nam, DN cần hiểu rõ mình đang ở đâu và có những giải pháp tương lai nào có thể
giúp DN nâng cao CLDV của mình.


<b>2. Mơ hình khoảng cách trong chất lượng dịch vụ - GAP model </b>


Trong kinh doanh, đặc biệt đối với các doanh nghiệp dịch vụ (bao gồm cả dịch vụ
logistics), chất lượng dịch vụ (CLDV) (service quality) được xem là yếu tố cốt lõi trong
vận hành của doanh nghiệp, và đảm bảo duy trì mức chất lượng dịch vụ hồn hảo chính
là chiến lược cạnh tranh bền vững và lợi hại nhất nhằm giúp chiếm được sự hài lòng của
khách hàng (customer satisfaction), từ đó có thể tối đa lợi nhuận và hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp ( run umar G., 2012).


Có rất nhiều mơ hình lý thuyết được xây dựng nhằm giúp đo lường và đánh giá
chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp, có thể kể đến như mơ hình đánh giá kỹ thuật/chức
năng của Gronroos (1984), mơ hình tổng hợp chất lượng dịch vụ của Brogowicz và cộng
sự (1990), mơ hình đánh giá dựa trên kết quả thực hiện (SERVPERF) của Cronin và
Taylor (1992)… Nổi bật trong số các cơng trình nghiên cứu về CLDV, mơ hình khoảng
cách dịch vụ - mơ hình GAP – của nhóm tác giả Parasuraman, eithaml and Berry công
bố năm 1985 và được xem là tiền đề cho mơ hình nổi tiếng SERQU L (1988) cũng như
nhiều nghiên cứu liên quan sau này.


Mô hình tập trung làm rõ năm vấn đề chính phát sinh trong quá trình cung cấp


dịch vụ, hay còn gọi là 5 yếu tố khoảng cách, dựa trên nhận định cho rằng: “Chất lượng
dịch vụ là khoảng cách giữa sự mong đợi (kỳ vọng) của khách hàng và nhận thức (cảm
nhận) của họ khi đã sử dụng qua dịch vụ” (Phan, Nguyễn, & Nguyễn, 2013).


<b>Hình 1: Mơ hình khoảng cách trong CLDV của Parasuraman và cộng sự </b>
<b>(1985) </b>


<i>Nguồn: (Phan, Nguyễn, & Nguyễn, 2013) </i>


Năm khoảng cách dịch vụ được hiểu một cách đơn giản như sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

hoảng cách này phát sinh khi bản thân DN không hiểu đúng đâu thực sự là điều
khách hàng mong muốn từ DN.


Những nguyên nhân chính tạo nên khoảng cách này bao gồm: nghiên cứu thị
trường chưa đầy đủ; hiểu sai hoặc diễn đạt sai kỳ vọng khách hàng (do không lắng nghe ý
kiến khiếu nại của khách hàng); cách thức giao tiếp trong DN kém hiệu quả (chủ yếu giữa
bộ phận giao dịch với khách hàng và các phịng ban khác)…


<b>GAP2 – “khoảng cách trong chính sách</b>”: là khoảng cách khác biệt giữa


nhận thức của DN về kỳ vọng của khách hàng và việc chuyển hoá những kỳ vọng này
thành các tiêu chuẩn CLDV của DN.


hoảng cách này phát sinh khi DN mặc dù có thể đã nhận thức chính xác về mong
muốn của khách hàng, nhưng lại chưa thể hoàn thiện các tiêu chuẩn về CLDV của ngành
hoặc của DN để đáp ứng được kỳ vọng đó. Những nguyên nhân chính tạo nên khoảng
cách này bao gồm: quy trình khơng theo hệ thống chuẩn hố, DN khơng có bộ tiêu chuẩn
CLDV cụ thể, khơng kịp thời cập nhật nâng cấp tiêu chuẩn phục vụ…



<b>GAP3 – “khoảng cách trong năng lực cung cấp dịch vụ”:</b> là khoảng


cách giữa tiêu chuẩn CLDV được xây dựng và thực tế CLDV mà DN cung cấp cho khách
hàng.


hoảng cách này sẽ phát sinh trong quá trình cung cấp dịch vụ thực tế của DN,
phục vụ nhiều vào yếu tố con người trong cung cấp DV, cũng như hạn chế trong năng lực
phục vụ của chính DN. Những nguyên nhân chính tạo nên khoảng cách này bao gồm:
chính sách tuyển dụng và đào tạo nhân sự khơng hiệu quả; thiếu vắng hệ thống quản trị
chất lượng & giám sát kiểm soát; yếu kém trong khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường…


<b>GAP4 – “khoảng cách trong truyền đạt”</b>: là khoảng cách khác biệt giữa


CLDV thực sự và CLDV được thông tin đến cho khách hàng (qua quảng cáo, giới thiệu,
tư vấn…).


hách hàng sẽ càng kỳ vọng nhiều hơn từ DN nếu trong quá trình truyền đạt
thông tin đến họ DN chỉ ca ngợi hoặc thậm chí quảng cáo quá lố. ỳ vọng càng cao, thất
vọng càng nhiều nếu DN không thực sự đáp ứng được nhu cầu H như đã nói. Nguyên
nhân chủ yếu thường phát sinh từ quảng cáo quá mức, thiếu trung thực; năng lực cung
cấp DV không như cam kết…


<b>GAP5 – “khoảng cách kỳ vọng</b>”: là khoảng cách phát sinh trong chính kỳ


vọng và nhận thức của bản thân khách hàng khi tiếp nhận dịch vụ.


Rất nhiều DN không thực sự nhận thức được loại khoảng cách này, có thể do
chính khách hàng khơng hiểu hoặc hiểu sai về lợi ích dịch vụ của DN, dẫn đến kỳ vọng
sai lầm và từ đó thất vọng với DV mà DN cung cấp. Theo chính các tác giả của mơ hình,
cách duy nhất để triệt tiêu khoảng cách này là giải quyết cả 4 khoảng cách trước đó (G P


1-4).


Việc hiểu được mơ hình G P bao gồm ý nghĩa của các khoảng cách trong CLDV
cung cấp và nguyên nhân của chúng là cơ sở để DN có thể điều chỉnh và hồn thiện quy
trình cung cấp dịch vụ của mình, giúp tăng cường sự hài lòng của khách hàng, từ đó
mang lại lợi nhuận bền vững cho DN.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Theo tạp chí Forbes (tháng 9/2018), tiếp nối sự xuất hiện của máy tính làm thay
đổi thế giới, thời đại công nghiệp 4.0 là kỷ nguyên mà tất cả máy móc thơng minh


(‘<i>smart machines</i>’) từ khắp nơi được kết nối với nhau, tạo ra và chia sẻ thông tin cho


nhau, từ đó tự mình đưa ra quyết định mà khơng cần có sự can thiệp của con người. Thời
đại 4.0 là thời đại hứa hẹn cho những thay đổi đột phá của cả sản xuất hàng hoá và cung
cấp dịch vụ, khi mà những sai sót từ yếu tố ‘con người’ có thể được giảm thiểu, hạn chế
lãng phí, tối ưu hiệu năng và hiệu quả của DN.


Một số ứng dụng tiêu biểu trong thời đại công nghiệp 4.0 bao gồm:
▪ Nền tảng blockchain


▪ Robot tự chủ (autonomous robotics)
▪ Công nghệ in 3D


▪ Internet kết nối vạn vật (IoT) và điện toán đám mây (cloud computing)
▪ Dữ liệu lớn (Big Data)


▪ Trí tuệ nhân tạo ( I) và Máy học (Machine learning)


▪ Thực tế tăng cường & thực tế ảo ( ugmented reality, Virtual reality…)
▪ và nhiều nữa…



<b>4. Thực trạng chất lượng dịch vụ logistics Việt Nam & những lỗ hổng </b>


Dựa trên điểm số đánh giá Năng lực logistics Việt Nam 2018 do World Bank công
bố (World Bank, 2018), năng lực dịch vụ của ngành logistics Việt Nam nói chung đạt
ngưỡng trung bình so với thế giới. Tuy nhiên, cũng nhận thấy được là năng lực logistics
của ngành đã cải thiện đáng kể qua các năm, đặc biệt ở ba trọng tâm mà nhóm tác giả
muốn tập trung khai thác bao gồm: năng lực dịch vụ của bản thân các DN logistics tại
Việt Nam, khả năng theo dõi và giám sát hàng vận chuyển (track & trace), và khả năng
giao hàng đúng hạn.


<i>Nguồn: (World Bank, 2018) </i>
<b>Hình 2: Điểm số LPI 2018 của ngành logistics Việt Nam </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

doanh nghiệp Logistics tại Việt Nam đến từ Hiệp hội Logistics (VL ), nhóm tác giả xin
tóm tắt lại 5 vấn đề khoảng cách dịch vụ (lỗ hổng) chính liên quan đến mơ hình G P đã
đề cập ở trên, bao gồm:


<b>a. GAP1 - Khoảng cách trong nhận thức: </b>


Theo bà Tuyết Minh, giám đốc công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Palm
Logistics Việt Nam cho rằng về chất lượng dịch vụ thì thật ra DN Việt Nam có lợi thế
hơn so với các công ty toàn cầu ở chỗ nắm rõ thị hiếu và tâm lí của khách hàng hơn.
Cũng cùng quan điểm với bà Minh, ông Huỳnh Song ha đến từ Công ty TNHH Giao
nhận Rhenus của Đức chi nhánh Việt Nam cho rằng các tập đồn nước ngồi tuy lớn về
quy mơ và vốn nhưng vẫn phải e ngại các doanh nghiệp nội địa ở khoản hiểu rõ tâm lí
khách hàng trong nước. Nhưng có một thực tế ai cũng phải thừa nhận là doanh nghiệp
Việt đang bị các cơng ty tồn cầu như DHL, Maersk giành lấy miếng bánh trên thị
trường. Nguyên do chủ yếu từ hạn chế trong hệ thống công nghệ thông tin của một số
doanh nghiệp chưa có sự kết nối, chưa đồng bộ vào việc quản lý và thiếu nhiều ứng dụng,


tiện ích giúp kết nối và hiểu rõ nhu cầu của khách hàng. Việc liên lạc với khách hàng vẫn
còn thủ công và thụ động, do phần lớn nguồn dữ liệu đơn lẻ được thu thập từ hệ thống
CRM và những bảng khảo sát khách hàng… Vì vậy ngay cả khi H không tiếp tục chọn
lựa DN, DN cũng khơng biết vì sao và làm gì để điều chỉnh CLDV của mình.


<b>b. GAP 2 - Khoảng cách trong chính sách: </b>


Có thể thấy luật pháp liên quan điều chỉnh logistics nhìn chung cịn khá phức tạp,
cộng thêm thủ tục hành chính cơng cịn rườm rà, hoặc cải tiến không đồng bộ gây ảnh
hưởng tới ‘khả năng đúng hạn’ của DN. Thật ra, luật pháp điều chỉnh các hoạt động
logistics tại Việt Nam hiện nay tương đối đầy đủ, ngoài quy định Dịch vụ logistics (bằng
8 điều) trong Luật Thương mại 2005, cịn có các luật khác như Luật Hàng hải, Luật Hàng
hông Dân dụng, Luật Giao thông Đường bộ, Luật Đường sắt…) (<i>xem Phụ lục 1</i>), các
văn bản quy phạm pháp luật có tính chất định hướng như chiến lược phát triển liên quan
đến ngành logistics cho các thời kỳ 2020, tầm nhìn 2030 ngày càng hồn chỉnh; tuy vậy,
qua thời gian hội nhập khu vực và quốc tế một số các quy định pháp luật về logistics hiện
nay đã khơng cịn phù hợp, thiếu cập nhật các định chế cần thiết trong lĩnh vực logistics
quốc tế (xuyên biên giới)… dẫn đến chưa tạo thị trường dịch vụ logistics minh bạch,
cạnh tranh lành mạnh, tạo điều kiện phát triển bền vững. Tuy logistics được xem là “yếu
tố then chốt” phát triển sản xuất, thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ khác (QĐ
175/QĐ-TT ngày 27/1/2011), nhưng đến nay chưa được quản lý vào một đầu mối thống
nhất, chưa có vị trí tương xứng trong bộ máy tổ chức của Bộ Giao thông Vận tải cũng
như Bộ Công thương. Sự không thống nhất trong quy định về cơ quan quản lý nhà nước
có thẩm quyền liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về logistics, cụ thể tại Nghị
định CP và Nghị định 89/2011/NĐ-CP (sửa đổi Nghị định
87/2009/NĐ-CP), Bộ Giao thông Vận tải được quy định là cơ quan cấp giấy phép kinh doanh vận tải
đa phương thức - một hoạt động quan trọng của dịch vụ logistics, trong khi theo quy định
của Luật Thương mại, 2005, Bộ Công thương là cơ quan quản lý nhà nước về logistics và
việc đăng ký kinh doanh logistics lại do Sở ế hoạch & Đầu tư thực hiện. Về <i>điều kiện </i>



<i>đăng ký kinh doanh logistics và kinh doanh vận tải đa phương thức</i> còn chưa thống nhất,


việc kiểm tra sau khi đã cấp phép hoạt động cịn bng lỏng… Ngồi ra, chính sách <i>quản </i>


<i>lý hạ tầng logistics</i> cũng tạo ra nhiều trở ngại cho DN muốn mở rộng quy mơ và hiệu quả


hoạt động của mình, đặc biệt trong kinh doanh dịch vụ logistics và <i>tiếp cận đất đai trong </i>


<i>logistics tại các thành phố lớn</i> như Hà Nội hay TPHCM (VnEconomy, 2018). Rất nhiều


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố, cũng như những chính sách ưu tiên
phát triển kết cấu hạ tầng logistics, như ICD và các trung tâm dịch vụ logistics của thành
phố (dành quỹ đất, ưu đãi về thuế thu nhập và thuế thiết bị). Hay từ một góc độ khác, đề
cập đến một trong số các tiêu chí đánh giá LPI của World Bank là <i>quy trình thơng quan</i>,


theo Nghị định số 87/2012/NĐ-CP ngày 23/10/2012 về thủ tục hải quan điện tử được áp
dụng chính thức từ 2013, cùng lộ trình Một cửa quốc gia SE N từ 2016, phản hồi của
Hiệp hội Logistics Việt Nam (VL ) cho biết mặc dù có cải thiện nhưng do chưa có kết
nối đồng bộ giữa các khâu liên quan nên thực tế cho thấy quy trình điện tử chậm hơn
nhiều so với việc DN tự mình trực tiếp làm thủ tục hồ sơ (theo World Bank, thời gian DN
dành hồn thiện thủ tục cho thơng quan chiếm đến 76% tổng thời gian nhập khẩu hàng
hóa). Cũng theo tính tốn của WB, trong năm 2016, doanh nghiệp Việt Nam chịu giám
sát của 346 văn bản quy phạm pháp luật khi thông quan nên dễ phát sinh vi phạm, chủ
yếu là do công tác kiểm tra chuyên ngành chưa thực sự tuân thủ theo tinh thần Nghị
quyết số 19 của Chính phủ về cải thiện mơi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh
tranh quốc gia (theo Cafef.vn). Chặng đường tương lai trong quy hoạch chính sách phục
vụ phát triển Logistics theo tinh thần của Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/02/2017
của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh
tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 sẽ cịn nhiều khó khăn và
chơng gai.



Bên cạnh đó, phần lớn các DN logistics nội địa do những hạn chế về quy mơ, vốn,
kinh nghiệm, trình độ quản lý, khả năng áp dụng cơng nghệ thơng tin cũng như trình độ
nguồn nhân lực, đã chưa thể xây dựng được một quy trình dịch vụ chuẩn hố, thiếu sự kết
nối giữa các khâu liên quan. hi tiến hành phỏng vấn một số DN logistics (như Palm
Logistics, Thăng Long, Rhenus…) đều đồng tình rằng doanh nghiệp nội địa không hề
thua kém nhiều về công nghệ so với các công ty tồn cầu. Điểm yếu lớn nhất chính là vốn
và lợi thế cạnh tranh bao gồm quy mô, giá cả, năng lực nhân sự. Các cơng ty tồn cầu
như DHL đã có tiềm lực sẵn như quy mô, mạng lưới rộng lớn, vốn mạnh dẫn đến bỏ xa
về năng lực quản trị chuỗi cung ứng.


Ngoài ra, một trong những vấn đề nhức nhối hiện nay là chi phí logistics của các
doanh nghiệp Việt khá cao so với các cơng ty tồn cầu dẫn đến bất cập vì theo tâm lí thì
khách hàng thường chuộng giá rẻ hơn. Sở dĩ chi phí cao như vậy là do hai nguyên nhân
chính. Đầu tiên là, các công ty logistics nội địa chủ yếu dựa vào các hãng tàu, hãng hàng
không để vận chuyển các container xuất khẩu sang các nước nhưng chưa có đủ điều kiện
để bố trí mạng lưới đại lí ở các nước dẫn tới việc phát sinh nhiều chi phí. Nguyên nhân
thứ 2 là nằm ở việc các thủ tục, chính sách chưa hợp lí của chính phủ. Thủ tục hiện nay
được cho là còn khá phức tạp gây khó khăn cho các doanh nghiệp, làm chậm trễ thời gian
giao nhận.


<b>c. GAP 3 – Khoảng cách trong năng lực DV: </b>


Phần lớn các nhân viên nghiệp vụ tốt nghiệp đại học nhưng vẫn chưa được đào tạo
chuyên sâu, thiếu kinh nghiệm, kém hiểu biết về luật pháp quốc tế. Thực tế có khoảng
53,3% doanh nghiệp logistics thiếu đội ngũ nhân viên có trình độ, 30% các doanh nghiệp
phải đào tạo lại nhân viên và chỉ có 6,7% trong tổng số các doanh nghiệp logistics hài
lịng với trình độ chun mơn của nhân viên trong cơng ty của mình (Huỳnh và các cộng
sự, 2018)



</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

khác là do thiếu độ tin cậy xuyên suốt trong chuỗi cung ứng kết nối Việt Nam với phần
còn lại của thế giới. Nhiều tập đoàn logistics lớn trên thế giới đang từng bước xâm nhập
vào thị trường nước ta bằng việc cung cấp đầy đủ các loại hình dịch vụ logistics cùng với
các lợi thế về tiềm lực tài chính và hệ thống thơng tin hiện đại. Trong khi đó, các doanh
nghiệp logistics Việt Nam chỉ thực hiện được một phần trong chuỗi các hoạt động
logistics, dịch vụ mang lại còn đơn lẻ, chưa có sự liên kết, tích hợp. Ngồi ra, cũng từ hạn
chế trong tài nguyên vốn và năng lực cạnh tranh đã được đề cập ở G P3, điều này làm
cho xuất hiện khoảng cách khá lớn giữa chất lượng dịch vụ được kỳ vọng và thực tế.


<b>d. GAP 4 – Khoảng cách trong truyền đạt: </b>


Có thế thấy, một số lượng khơng hề nhỏ các doanh nghiệp logistics nội địa cung
cấp dịch vụ giao nhận chạy đua về giá, nhưng lại không đảm bảo được chất lượng đã cam
kết dẫn đến việc giao hàng không đúng tiến độ, chất lượng, làm giảm niềm tin của khách
hàng, thậm chí có thể làm ảnh hưởng tiêu cực đến lòng tin của H khi lựa chọn bất kỳ
một DN logistics nội địa nào.


G P4 còn thể hiện ở hệ thống giám sát hàng hố của DN khơng chính xác theo
thời gian thực, dẫn tới trường hợp thông tin gửi đến khách hàng là một đằng, thực tế là
một nẻo.


Bên cạnh đó, ơng Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ơ tơ Việt Nam,
cho hay vấn nạn "chi phí đen", "chi phí ngầm" đang diễn ra phổ biến càng khiến cho
doanh nghiệp vận tải và doanh nghệp logistics kém sức cạnh tranh, làm ảnh hưởng đến
thời gian vận chuyển, giá, chất lượng dịch vụ và độ tin cậy dịch vụ của doanh nghiệp
ngày càng kém hơn. Những chi phí phát sinh này cịn làm cho G P4 càng rộng vì khơng
lường trước được chi phí ngầm, tạo ra sự bất nhất trong giao tiếp với H.


<b>e. GAP 5 – Khoảng cách trong kỳ vọng khách hàng: </b>



hi các DN đưa ra quyết định lựa chọn đơn vị cung cấp DV logistics, họ thường
dựa vào kinh nghiệm đã sử dụng các dịch vụ logistics ở nước ngoài. hi H chọn sử
dụng DV của một DN nội địa, tự bản thân khách hàng đã đặt ra những kỳ vọng quá cao
áp lên DN nội địa. Tuy vậy, với thực trạng hạ tầng logistics trong nước vẫn cịn nhiều bất
cập, ví dụ như hạ tầng giao thông (bến cảng, kho bãi, đường xá… ) đang là vấn đề gây
cản trở cho DN logistics, làm cho giá thành dịch vụ này tại Việt Nam cao hơn so với các
nước trong khu vực. Các chính sách kiểm soát tải trọng, hạn chế tốc độ đưa ra đã "làm
khó" doanh nghiệp. Chưa kể, những hạn chế về hạ tầng pháp lý, như thủ tục thông quan
điện tử hiện cũng đang "có vấn đề" khi cơ quan này áp dụng phần mềm thông quan tự
động mới, song còn rất nhiều những văn bản pháp luật trước đó chưa thay đổi, như vấn
đề giám sát… đã làm thông quan điện tử chậm lại, ảnh hưởng đến hoạt động logistics.
Những vấn nạn này nằm ngoài tầm kiểm soát của DN, nhưng khách hàng đôi khi lại
không hiểu rõ và đánh giá thiếu công bằng về chất lượng DV của DN.


<b>5. Giải pháp 4.0 giúp cải thiện khoảng cách dịch vụ cho DN logistics Việt Nam</b>


<i><b>a. Công nghệ Blockchain </b></i>


</div>

<!--links-->

×