Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Kiến thức căn bản và một số bài tập môn Hóa học Lớp 11 - Học kỳ 1 - Nguyễn Hữu Trọng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (572.99 KB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>❖KIẾN THỨC CĂN BẢN ❖ MỘT SỐ BÀI TẬP. MÔN HOÁ HỌC LỚP 11 HKI  Biên soạn: GV Nguyễn Hửu Trọng. Hotline: 0909.124297 Fanpage: Lớp Hoá Thầy Trọng. GV Nguyễn Hửu Trọng. DeThi.edu.vn. Hotline: 0909.124297.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 2. Chương 1:. Người không học như ngọc không mài !. SỰ ĐIỆN LI. BÀI 1: SỰ ĐIỆN A. LÝ THUYẾT TÓM TẮT. LI. 1. SỰ ĐIỆN LI là quá trình phân li thành các ion trái dấu của các chất khi tan trong nước hay ở trạng thái nóng chảy. Nguyên nhân tính dẫn điện của các dung dịch axit, bazơ và muối trong nước: là do trong dung dịch của chúng có các tiểu phân mang điện tích chuyển động tự do được gọi là các ion. Khả năng dẫn điện của dd tỉ lệ thuận với nồng độ ion trong dd. 2. CHẤT ĐIỆN LI là những chất dẫn được điện do phân li được thành các ion trái dấu khi tan trong nước (vd: axit/bazơ/muối tan) hay ở trạng thái nóng chảy (vd: Al2O3). a) Chất điện li mạnh: là những chất khi tan trong nước, các phân tử hòa tan đều điện li ra ion. Đó là: - các axit mạnh: HCl, HNO3, HClO4, H2SO4,... - các bazơ mạnh (bazơ của kim loại kiềm (Na, K) và kiềm thổ(Ba)): NaOH, KOH, Ba(OH)2 - hầu hết các muối. b) Chất điện li yếu: là những chất khi tan trong nước, chỉ có một phần số phân tử hoà tan điện li ra ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch. Đó là: - các axit yếu, như CH3COOH, HClO, H2S, HF, H2SO3, H2CO3... - các bazơ yếu, như Bi(OH)3, Cr(OH)3... 3. PHƯƠNG TRÌNH ĐIỆN LI là phương trình biểu diễn quá trình điện li của các chất điện li. Phương trình điện li của chất điện li mạnh được biểu diễn bằng một mũi tên chỉ chiều của quá trình điện li: Na2SO4 → 2Na+ + SO42KOH → K+ + OHPhương trình điện li của chất điện li yếu được biểu diễn bằng hai mũi tên ngược chiều nhau: CH3COOH  CH3COO- + H+ => CÂN BẰNG ĐIỆN LI: là trạng thái cân bằng của quá trình phân li các chất điện li yếu (quá trình thuận nghịch) Giống như mọi cân bằng hóa học khác, cb điện li cũng là một cb 2. DeThi.edu.vn.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> động và tuân theo nguyên lí chuyển dịch cb Lơ-Sa- tơ- li-ê. B. BÀI TẬP I- BÀI TẬP TỰ LUẬN CHỦ ĐIỂM I.1: Viết phương trình điện li. Cần nhớ: ❖ Xác định được chất điện li mạnh, điện li yếu, không điện li→ sử dụng đúng kí hiệu biễu diễn phương trình điện li (1 mũi tên /2 mũi tên ngược chiều) ❖ Viết pt đli: theo quy tắc một chất khi đli sẽ cho ra các ion trái dấu ▪ Axit đli cho: H+ + anion ▪ Bazơ đli cho: OH- + cation ▪ Muối đli cho: cation + anion ❖ Phải đảm bảo sự cân bằng ở 2 vế trong pt đli cho: ▪ Số nguyên tử của mỗi nguyên tố ▪ Tổng điện tích của các ion Ôn lại sự hình thành cation, anion (lớp 10) Minh họa: Na2SO4 → 2Na+ + SO421) Cho các chất: KCl, KClO3, BaSO4, Cu(OH)2, H2O, Glixerol, CaCO3, glucozơ. Chất nào điện li mạnh, chất nào điện li yếu, chất nào không điện li? Viết phương trình điện li. 2) Viết phương trình điện li của những chất điện li mạnh sau: HClO, KNO3, (NH4)2SO4, NaHCO3, Na3PO4 3) Viết phương trình điện li của các chất trong dung dịch sau: a. Chất điện li mạnh: BeF2, HBrO4, K2CrO4. b. Chất điện li yếu: HBrO, HCN 4) Giải thích tại sao khả năng dẫn điện của nước vôi (dung dịch Ca(OH) 2 trong nước) để trong không khí giảm dần theo thời gian.. GV Nguyễn Hửu Trọng. DeThi.edu.vn. Hotline: 0909.124297.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 4. Bài 2:. Người không học như ngọc không mài !. AXIT – BAZƠ - MUỐI. A. LÝ THUYẾT TÓM TẮT 1. AXIT: (theo Arrhenius) là chất khi tan trong nước điện li ra H+: HCl → Cl- + H+ CH3COOH → CH3COO- + H+ Dung dịch axit là dung dịch chứa H+ Axit 1 nấc: là các axit mà khi tan trong nước mỗi phân tử chỉ phân li một nấc ra ion H+: HCl , HNO3 , CH3COOH … Axit nhiều nấc: là các axit mà mỗi phân tử phân li nhiều nấc ra ion H+: H3PO4 , H2CO3 … Các axit nhiều nấc phân li lần lượt theo từng nấc: H3PO4 H+ + H2PO4– H2PO4– H+ + HPO42– 2– HPO4 H+ + PO43– phân tử H3PO4 phân ly 3 nấc ra ion H+ → nó là axít 3 nấc 2. BAZƠ: (theo Arrhenius) là chất khi tan trong nước điện li ra OH-: NaOH → Na+ + OHNH3 + H2O €. NH +4. + OH-. Dung dịch bazơ là dung dịch chứa OH3. HIĐROXIT LƯỠNG TÍNH: Là hiđrôxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit (cho ra H+) vừa có thể phân li như bazơ (cho ra OHZn(OH)2  Zn2+ + 2OHZn(OH)2  ZnO22- + 2H+ -Các hiđôxit lưỡng tính thường gặp và dạng axit tương ứng của nó: Zn(OH)2 <=> H2ZnO2 (Axit Zincic) Al(OH)3 <=> HAlO2.H2O (Axit aluminic) Be(OH)2 <=> H2BeO2 (Axit berilic) Cr(OH)3 <=> HCrO2.H2O Sn(OH)2 Pb(OH)2… -Chúng đều là những chất ít tan trong nước, có tính axit và tính bazơ yếu. 4. MUỐI: là hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc NH4+) và anion gốc axit (có thể xem muối là sản phẩm của phản ứng axit - bazơ). 4. DeThi.edu.vn.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> a) Muối axit: là những muối trong anion gốc axit còn chứa H có tính axit: NaHCO3, NaH2PO4, NaHSO4 … VD: NaHCO3 → Na+ + HCO3⎯⎯ → H+ + CO32HCO3- ⎯ ⎯ b) Muối trung hoà: là những muối trong anion gốc axit không còn H có khả năng phân li ra H+: NaCl , Na2CO3, (NH4)2SO4… B. BÀI TẬP I- BÀI TẬP TỰ LUẬN 1) Viết phương trình điện li của các chất sau đây trong dung dịch : 1. Axit mạnh H2SeO4 (nấc thứ nhất điện li mạnh) 2. Axit yếu 3 nấc H3PO4 3. Hiđroxit lưỡng tính Pb(OH)2 4. Na2HPO4 5. NaH2PO4 6. Axit mạnh HMnO4 7. Bazơ mạnh RbOH. CHỦ ĐIỂM I.2: Tính nồng độ của các ion (H+, OH-, cation, anion) trong dung dịch chất đli Cần nhớ: viết đúng pt đli, tính toán theo pt Bài tập minh họa: Tính nồng độ mol/lit của các ion K+, SO42- có trong 2 lit dung dịch chứa 17,4g K2SO4 tan trong nước. 17, 4 nK2 SO4 174 = = 0, 05( M ) Hướng dẫn: CM ( K2 SO4 ) = Vdd 2 Phương trình điện li: K2SO4 → 2K+ + SO420,05 -----> 2.0,05---->0,05 (M) Vậy [K+] = 0,1M; [SO42- ] = 0,05M 2) Trộn lẫn 100ml dung dịch AlCl3 1M với 200ml dung dịch BaCl2 2M và 300ml dung dịch KNO3 0,5M. Tính nồng độ mol/l các ion có trong dung dịch thu được sau khi trộn. 3) Trộn lẫn 200ml dung dịch H2SO4 0,05M với 300ml dung dịch HCl 0,1M ta được dung dịch D. Tính nồng độ mol/l của H2SO4, HCl và ion H+ trong dung dịch D. 4) Tính nồng độ mol/l của các ion có trong dung dịch HNO3 10% (Biết D = 1,054 g/ml). ĐS: [H+] = [NO3-] = 1,673M 5) Tính thể tích dung dịch HCl 0,5M có chứa số mol H+ bằng số mol H+ có trong 0,3 lít dung dịch HNO3 0,2M.. GV Nguyễn Hửu Trọng. DeThi.edu.vn. Hotline: 0909.124297.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Người không học như ngọc không mài !. 6. BÀI 3: SỰ ĐIỆN LI CỦA NƯỚC – pH –. CHẤT CHỈ THỊ AXIT - BAZƠ A. LÝ THUYẾT TÓM TẮT 1. SỰ ĐIỆN LI CỦA NƯỚC ⎯⎯ → H+ + OH- (=>nước có tính Nước là chất điện li rất yếu: H2O ⎯ ⎯ chất lưỡng tính: vừa là axit vừa là bazơ) K H O = [H+].[OH-] = 10-14 : tích số ion của nước, tích số này 2. cũng được áp dụng cho hầu hết dung dịch loãng của các chất khác nhau Ý nghĩa tích số ion của nước: xác định môi trường của dd Môi trường axit: [H+] > [OH–] hay [H+] > 10–7M Môi trường kiềm: [H+] < [OH–] hay [H+] < 10–7M Môi trường trung tính: [H+] = [OH–] = 10−14 = 10–7M Nước có môi trường trung tính. 2. pH VÀ CHẤT CHỈ THỊ ❖ pH của dung dịch: Qui ước: [H+] = 10-pHM  pH = -lg[H+] (Tương tự: [OH-] = 10-pOHM  pOH = -lg[OH-] pH + pOH = 14) + –a  Nếu [H ] =10 M thì pH = a Vd: [H+] = 10-3M  pH=3 : Môi trường axit Ý nghĩa của [H+], pH: xác định tính chất của môi trường (trung tính, axit hay kiềm). ❖ Chất chỉ thị: là chất có màu biến đổi theo độ pH của môi trường. Các chỉ thị thường dùng: quỳ, phenolphtalein  Chất chỉ thị cũng được dùng để xác định tính chất của môi trường. 3.TÍNH CHẤT CỦA MÔI TRƯỜNG (axit, kiềm, trung tính) có thể được xác định bằng [H+], pH hoặc chất chỉ thị màu: Môi trường Axit Trung tính Kiềm + -7 -7 [H ] > 10 M = 10 M < 10-7M pH <7 =7 >7 Quỳ Đỏ Tím Xanh Phenolphtalein Không màu Hồng  pH càng lớn tính kiềm (bazơ) càng cao, tính axit càng thấp. 6 DeThi.edu.vn.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Thang đo pH thường dùng có giá trị từ 0 đến 14: môi trường: axit kiềm 0. 7. pH. 14. Trung tính. B. BÀI TẬP I- BÀI TẬP TỰ LUẬN CHỦ ĐIỂM I.3: bài tập liên quan đến pH của dd axit, dd bazơ Cần nhớ: ❖ Cách tính pH của dd 1 axit: ❖ Cách tính pH của dd 1 bazơ: ▪ Tính [axit] ▪ Tính [bazơ] ▪ Viết pt đli ▪ Viết pt đli ▪ Trên pt đli: [Axit] => [H+] ▪ Trên pt đli: [bazơ] => [OH-] ▪ => pH = -lg [H+] ▪ Tính pH theo 1 trong 2 cách: 10−14 Cách 1: [OH-] => [H+] = [OH − ] => pH = -lg [H+] Cách 2: [OH-] => pOH = -lg [OH-] => pH = 14 – pOH ❖ Cách tính pH của dd hỗn hợp ❖ Cách tính pH của dd hỗn axit hợp bazơ ▪ Tính nmỗi axit ▪ Tính nmỗi bazơ ▪ Viết các pt đli ▪ Viết các pt đli ▪ Trên mỗi pt đli: nmỗi axit => nH + ▪ Trên mỗi pt đli: nmỗi bazơ=> nOH − =>. n. H+. => [H+] =. n. +. => pH = -lg [H ]. H+. V. =>. n. OH −. => [OH-] =. n. OH −. V ▪ Tính pH theo 1 trong 2 cách như đối với dd 1 bazơ. Bài tập minh họa: Bài 1: Tính pH của các dung dịch sau: a) Dung dịch HNO3 0,001M b) Dung dịch H2SO4 0,001M Giải: a. HNO3 → H+ + NO3GV Nguyễn Hửu Trọng. DeThi.edu.vn. Hotline: 0909.124297.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Người không học như ngọc không mài !. 8. 0,001 ----> 0,001 (M) Vậy [H+] = 10-3 (M) ==> pH = 3 b. Giải nhanh (không cần viết pt đli): [H+] = 2[H2SO4] = 2.0,001 = 0,002 => pH = -lg [H+] = -lg (0,002) = 2,7 Bài 2: Trộn lẫn 200ml dung dịch H2SO4 0,05M với 300ml dung dịch HCl 0,1M ta được dung dịch D. Tính pH của dung dịch D. Giải nhanh: nH + = nH + ( H SO ) + nH + ( HCl ) = 2.nH2 SO4 + nHCl 2. [H+ ] =. nH + Vdd. 4. = 2.(0,05.0,2) + 0,1.0,3 = 0,05 (mol) 0, 05 = 0,1(M) = 10-1(M) => pH = 1 = 0, 2 + 03. 1. Độ pH của dung dịch là gì ? Ý nghĩa của độ pH ? 2. Tính pH của 100ml dung dịch X có hòa tan 2,24 lít khí HCl. (đktc) 3. Tính nồng độ mol/l của các dung dịch: a) Dung dịch H2SO4 có pH = 4. b) Dung dịch KOH có pH = 11. 4. Pha loãng 200ml dung dịch Ba(OH)2 với 1,3 lít nước thu được dung dịch có pH = 12. Tính nồng độ mol/l của dung dịch Ba(OH)2 ban đầu, biết rằng Ba(OH)2 phân ly hoàn toàn. 5. Pha loãng 10ml HCl với nước thành 250ml. Dung dịch thu được có pH = 3. Hãy tính nồng độ mol/l của HCl trước khi pha loãng và pH của dung dịch đó. 6. Trộn 100ml dung dịch HCl 0,25M với 300ml dung dịch HNO3 0,05M. pH của dung dịch thu được là: ĐS: 1 7. Trộn lẫn 3 dung dịch NaOH 0,02M; KOH 0,03M và Ba(OH)2 0,01M theo tỉ lệ thể tích tương ứng là 1:1:2 thu được dung dịch có pH là bao nhiêu? ĐS:12,35 8. Phải thêm bao nhiêu ml dung dịch HCl pH = 2 vào 90 ml nước để được dung dịch có pH = 3? ĐS: 10 ml 9. Phải thêm bao nhiêu ml nước vào 10 ml dung dịch NaOH 0,1M để thu dung dịch có pH = 12? ĐS: 90 ml. 8. DeThi.edu.vn.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI. Bài 4:. A. LÝ THUYẾT TÓM TẮT 1. Điều kiện xảy ra phản ứng trong dung dịch các chất điện li Phản ứng xảy ra trong dung dịch các chất điện li thực chất là phản ứng giữa các ion, gọi tắt là pứ trao đổi; pứ này chỉ xảy ra khi: - Các tác chất phải tan trong nước (trừ pứ giữa muối và axit) - Sản phẩm tạo thành phải có ít nhất một trong các chất sau: Chất kết tủa, chất khí hay chất điện li yếu. 2. Ví dụ minh họa a- Trường hợp tạo kết tủa: AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3 Cl– + Ag+ → AgCl b- Trường hợp tạo chất khí : 2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + CO2 ↑ + H2O + 2– 2H + CO3 → CO2 + H2O c- Trường hợp tạo chất điện li yếu: +Phản ứng tạo thành nước : HCl + NaOH → NaCl + H2O H+ + OH– → H2O +Phản ứng tạo thành axit yếu: HCl + CH3COONa → CH3COOH + NaCl H+ + CH3COO- → CH3COOH Lưu ý: Trường hợp không xảy ra phản ứng trao đổi ion Ví dụ: NaCl + KOH → NaOH + KCl Na+ + Cl- + K+ + OH- → Na+ + OH- + K+ + ClĐây chỉ là sự trộn lẫn các ion với nhau. KIẾN THỨC BỔ SUNG: các chất ít tan () trong nước hoặc dễ bay hơi Nhằm Dự đoán có pứ trao đổi xảy ra hay không? 1. AXIT. - Axit ít tan: H2SiO3  (SiO2 + H2O) - Axit bay hơi (hoặc ở thể khí): H2S, H2CO3 (CO2 +H2O), H2SO3 (SO2 +H2O); HCl , HBr, HI 2. BAZƠ: - Phần lớn hidroxit đều ít tan, trừ hidroxit của kim loại kiềm (NaOH,. KOH), kiềm thổ ((BaOH)2) và NH4OH; Ca(OH)2 có tan một ít. GV Nguyễn Hửu Trọng. DeThi.edu.vn. Hotline: 0909.124297.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> 10. Người không học như ngọc không mài !. - Bazơ dễ bay hơi: chỉ có NH3 3. MUỐI. ❖ Muối tan gồm có: - Các muối Nitrat (NO3-): tất cả đều tan dù đi chung với cation nào - Các muối của Na+, K+, NH4+ : tất cả đều tan dù đi chung với anion nào - Các muối axit như hidrocacbonat (HCO-3), dihidrophotphat (H2PO4-) - Muối chứa anion AlO2- , ZnO22- , CrO2-, BeO22- tan tốt ❖ Muối ít tan gồm có: - Muối Clorua (Cl-), bromua (Br-), iođua (I-) của: Ag+, Pb2+, Cu+ - Muối Sunfat (SO42-), Sunfit (SO32-): của Ba2+, Pb2+, Sr2+; Ca2+. - Muối cacbonat (CO32-), photphat trung hòa (PO43-), hidrophotphat (HPO42-) (trừ muối của kim loại kiềm và amoni tan) - Muối sunfua (S2-) (trừ sunfua của Na+, K+, Ba2+) B. BÀI TẬP I- BÀI TẬP TỰ LUẬN CHỦ ĐIỂM I.4: Phương trình phân tử và pt ion rút gọn của các pứ (nếu có) xảy ra trong dd các chất đli Cần nhớ: a) Cách viết pt ion rút gọn: - Dự đoán có pứ trao đổi xảy ra hay không? (có tạo ,  hay chất đli yếu (H2O…)?) - Nếu có pứ, viết pt dạng phân tử - Phân tích các chất vừa dễ tan , vừa đli mạnh thành ion (lưu ý: ,  hay chất đli yếu như H2O và chất hữu cơ vẫn để nguyên dưới dạng p/tử) - Lược giản (tính cả số lượng) những ion giống nhau ở hai vế, ta được pt ion rút gọn. b) Cách viết pt phân tử từ pt ion rút gọn: - Chuyển các ion đã cho thành các chất dễ tan và điện li mạnh tương ứng: H+----> Axit mạnh (HCl, H2SO4…) OH- -----> bazơ mạnh (NaOH, KOH, (BaOH)2…) Cation -----> bazơ mạnh/muối tan Anion ------> axit mạnh/muối tan - Viết lại cho đúng thành phần sản phẩm (có thêm chất) - Kiểm tra sự cân bằng 2 vế của pt p/tử. Minh họa: Hãy viết pt phân tử cho pt ion rút gọn sau: Ba2+ + SO42- → BaSO4 => pt p/tử: Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + H2O Hoặc: BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl ………………………………….. 10. DeThi.edu.vn.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Lưu ý: với 1 pt p/tử chỉ viết được 1 pt ion rút gọn nhưng từ 1 pt ion rút gọn có thể viết được nhiều pt p/tử 1) Trộn lẫn các dung dịch những cặp chất sau, cặp chất nào có xảy ra phản ứng? Viết phương trình phản ứng dạng phân tử và dạng ion rút gọn. a. CaCl2 và AgNO3 b. KNO3 và Ba(OH)2 c. Fe2(SO4)3 và KOH d. Na2SO3 và HCl 2) Viết phương trình phân tử và phương trình ion rút gọn của các phản ứng theo sơ đồ dưới đây: a. MgCl2 + ? ----> MgCO3 + ? b. Ca3(PO4)2 + ? ----> ? + CaSO4 c. ? + KOH ----> ? + Fe(OH)3 d. ? + H2SO4 ----> ? + CO2 + H2O 3) Viết phương trình phản ứng của Ba(HCO3)2 với các dung dịch HNO3, Ca(OH)2, Na2SO4, NaHSO4. 4) Phản ứng trao đổi ion là gì ? Điều kiện để phản ứng trao đổi ion xảy ra? Cho ví dụ minh họa. 5) Cho các chất sau: Zn(OH)2, (NH4)2CO3, NH3, NaCl. Chất nào tồn tại trong môi trường kiềm, môi trường axit ? Giải thích. 6) Hãy giải thích vì sao các chất Zn(OH)2, (NH2)2CO không tồn tại trong môi trường axit, trong môi trường kiềm ; còn NH3 không tồn tại trong môi trường axit ? 7) Trong số những chất sau, những chất nào có thể phản ứng được với nhau NaOH, Fe2O3, K2SO4, CuCl2, CO2, Al, NH4Cl. Viết các phương trình phản ứng và nêu điều kiện phản ứng (nếu có). 8) Trong số những chất sau, những chất nào có thể phản ứng được với nhau NaOH, Fe2O3, K2SO4, CuCl2, 9) Viết phương trình phản ứng dưới dạng phân tử và ion thu gọn của dung dịch NaHCO3 với từng dung dịch: H2SO4 loãng, KOH, Ba(OH)2 dư.. CHỦ ĐIỂM I.5: Bài tập định tính sự tồn tại của các ion trong dd chất đli Cần nhớ: Trong 1 dd, các ion trái dấu tồn tại đồng thời được với nhau khi chúng không kết hợp nhau để tạo ra chất kết tủa, chất khí hay chất đli yếu Minh họa: Không tồn tại dd chứa đồng thời các ion: OH-, SO42-, NH4+, Ba2+ vì: OH- + NH4+ → NH3 + H2O SO42- + Ba2+ → BaSO4  10) Có thể tồn tại các dung dịch có chứa đồng thời các ion sau được hay không? Giải thích (bỏ qua sự điện li của chất điện li yếu và chất ít tan). a. NO3-, SO42-, NH4+, Pb2+ b. Cl-, HS-, Na+, Fe3+ + 2+ c. OH , HCO3 , Na , Ba d. HCO3-, H+, K+, Ca2+. GV Nguyễn Hửu Trọng. DeThi.edu.vn. Hotline: 0909.124297.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Người không học như ngọc không mài !. 12. 11) Có 4 cation K+, Ag+, Ba2+, Cu2+ và 4 anion Cl-, NO3-, SO42-, CO32-. Có thể hình thành bốn dung dịch nào từ các ion trên? nếu mỗi dung dịch chỉ chứa 1 cation và 1 anion (không trùng lặp).. CHỦ ĐIỂM I.6: Bài toán định lượng sự tồn tại của các ion trong dd chất đli Cần nhớ: ❖ Định luật bảo toàn điện tích trong dd:. n. ñ/tích döông. =  nñ/ tíchaâm. ( nñ/ tích = nion .tròsoáñ/ tích ) ❖ Khi cô cạn một dd, khối lượng muối khan (chất rắn) thu được bằng tổng khối lượng các ion có trong dd (trừ H+, OH- vì chúng tạo ra nước H2O đã bị cô cạn) 12) Trong 1 dung dịch có chứa a mol Ca2+ , b mol Mg2+ , c mol Clvà d mol NO3▪ Lập biểu thức liên hệ giữa a, b, c, d. ▪ Nếu a = 0,01 ; c = 0,01 ; d = 0,03 thì b bằng bao nhiêu ? 13) Dung dịch A chứa 0,4 mol Ba 2+ và 0,4 mol Cl- cùng với x mol NO3- . Giá trị của x? Đs: 0,4 mol + 14) Dung dịch A chứa 0,2 mol SO 24 và 0,3 mol Cl cùng với x mol K . Cô cạn dung dịch, tính khối lượng muối khan thu được ĐS: 57,15 g 15) Mỗi dung dịch chứa đồng thời các ion sau đây có tồn tại không? Dung dịch A: 0,2 mol K+; 0,2 mol NH4+; 0,1 mol SO32–; 0,1 mol PO43– Dung dịch B: 0,1 mol Pb2+; 0,1 mol Al3+; 0,3 mol Cl–; 0,2 mol CH3COO– Dung dịch C: 0,1 mol Fe3+; 0,1 mol Mg2+; 0,1 mol NO3–; 0,15 mol SO42– 16) Dung dịch A chứa 2 cation Fe2+(0,1 mol), Al3+(0,2 mol) và 2 anion Cl– (x mol), SO42–(y mol). Cô cạn dung dịch A thu được 46,9 gam muối khan. Tìm x và y. ĐS:0,2 mol và 0,3 mol. CHỦ ĐIỂM I.7: Toán về pứ trung hòa (axit + bazơ)- trường hợp riêng của pứ trao đổi Cần nhớ: 1/ Cách tính pH của dd thu được sau pứ trung hòa: -Tính nH+ caùc axit ) , nOH− (caùc bazô) từ naxit, nbazơ -Viết ptpư trung hòa: H+ + OH- → H2O -Theo pt này, ta thấy: + Nếu: nH+ caùc axit ) = nOH− (caùc bazô) , => pứ trung hòa vừa đủ 12. DeThi.edu.vn.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> => dd trung tính => pH = 7 +Nếu: nH+ caùc axit ) > nOH− (caùc bazô) =>dư axit →tính nH+ dö = nH+ caùc axit ) - nOH− (caùc bazô) => [H+dư] =. nH+dö Vddhỗn hợp. => pH. + Nếu: nH+ caùc axit ) < nOH− (caùc bazô) =>dư bazơ →tính nOH− dö = nOH− (caùc bazô) - nH+ caùc axit ) =>[OH-dư]=. nOH−dö Vddhỗn hợp. =>pOH=>pH. 2/ Tính khối lượng chung các muối thu được:. m. caù cmuoá i. =  mcation +  manion. mcation = mkim loại. ;. vd: m K + = mK. manion = mgốc axit. ;. vd: mSO 2− = mSO4 4. 17) Dung dịch Ba(OH)2 có pH = 13 (dd A); Dung dịch HCl có pH = 1 (dd B). a. Tính nồng độ mol của dung dịch A và B. b. Trộn 2,75 lit dung dịch A với 2,25 lit dung dịch B. Tính pH của dung dịch. (thể tích dd thay đổi không đáng kể). 18) Trộn 250ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,08 mol/l và H2SO4 0,01 mol/l với 250ml dung dịch Ba(OH)2 a mol/l thu được m gam kết tủa và 500 ml dung dịch có pH = 12. Tính m và a. (ĐHQG Hà Nội – 2000) 19) Hòa tan ở nhiệt độ phòng 0,963g NH4Cl vào 100ml dung dịch Ba(OH)2 0,165 M. Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch. Dung dịch thu được có môi trường axit hay bazơ ? 20) Trộn 300ml dung dịch HCl 0,05 mol/l với 200ml dung dịch Ba(OH)2 a mol/l thì thu được 500ml dung dịch có pH = 12. Tính a. 21) Trộn lẫn 200ml dung dịch H2SO4 0,05M với 300ml dung dịch HCl 0,1M ta được dung dịch D. Lấy 150ml dung dịch D trung hòa bởi 50ml dung dịch KOH. Tính nồng độ dung dịch KOH đem dùng. ĐS: [KOH]=0,3M 22) Cho dung dịch NaOH có pH = 13 (dung dịch A). a. Cần pha loãng dung dịch A bao nhiêu lần để thu được dung dịch B có pH =12. b. Cho 1,177gam muối NH4Cl vào 200ml dung dịch B và đun sôi dung dịch, sau đó làm nguội và thêm một ít phenolphtalein vào. Hỏi dung dịch có màu gì ?. CHỦ ĐIỂM I.8: Toán về pứ trao đổi (axit+muối; bazơ+muối hoặc muối+muối) Lưu ý: nếu có 2 chất cùng pứ trao đổi với 1 hoặc 2 chất khác, để đơn GV Nguyễn Hửu Trọng. DeThi.edu.vn. Hotline: 0909.124297.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> 14. Người không học như ngọc không mài !. giản hóa cách tính, nên viết ptpư dưới dạng ion, tính gộp chung cho các chất chứa cùng ion, không nên tính riêng rẽ từng chất. Minh họa: hỗn hợp HCl + KCl pứ với hh AgNO3 + Pb(NO3)2, nên viết: Cl- + Ag+ → AgCl 2Cl- + Pb2+ → PbCl2 23) Cho 10,6 gam Na2CO3 vào 12 gam dung dịch H2SO4 98% sẽ thu được bao nhiêu gam dung dịch ? Nếu cô cạn dung dịch sau phản ứng sẽ thu được bao nhiêu gam chất rắn? 24) Cho 200 ml dung dịch hỗn hợp Na2CO3 0,6M và K2SO4 0,4M tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch hỗn hợp Pb(NO3)2 0,9M và BaCl2 nồng độ C (mol/l) thu được m gam kết tủa. Tính m và C? 25) Tính nồng độ mol của dung dịch HCl , nếu 30,0 ml dung dịch này phản ứng vừa đủ với 0,2544 g Na2CO3.. ❖ CHỦ ĐIỂM I.9: Nhận biết các ion dựa vào phản ứng trao đổi trong dd Cần nhớ: nắm vững các chất ít tan hoặc dễ bay hơi 26) Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết: a/ Các dung dịch Na2CO3; MgCl2; NaCl; Na2SO4. b/ Các dung dịch Pb(NO3)2, Na2S, Na2CO3, NaCl. c/ Các chất rắn Na2CO3, MgCO3, BaCO3 và CaCl2. d/ Các dung dịch BaCl2, HCl, K2SO4 và Na3PO4. 27) Chỉ dùng quỳ tím làm thuốc thử hãy phân biệt các lọ mất nhãn chứa các chất sau: H2SO2, HCl, NaOH, KCl, BaCl2. 28) Chỉ dùng một hóa chất làm thuốc thử hãy phân biệt các dung dịch chứa trong các lọ mất nhãn sau: H2SO4, NaOH, BaCl2, Na2CO3, Al2(SO4)3. 29) Không dùng thêm thuốc thử bên ngoài, hãy phân biệt các lọ mất nhãn chứa các dung dịch sau: NaHCO3, Ca(HCO3)2, Na2CO3, CaCl2.. 14. DeThi.edu.vn.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> BÀI 5:. LUYỆN TẬP. A. CHUẨN BỊ: ❖ Kiến thức cần nắm vững (SGK) hoặc Lý thuyết tóm tắt ❖ Các chủ điểm bài tập B. BÀI TẬP Các dạng bài tập trong CHƯƠNG 1- SỰ ĐIỆN LI chủ yếu tập trung vào các nội dung chính: 1. Viết phương trình điện li 2. Tính [ion], tính pH → xác định môi trường dung dịch (axit, kiềm, trung tính) 3. Viết phương trình phân tử và phương trình ion rút gọn của pứ trao đổi ion trong dung dịch→ 1 số bài tập liên quan 1) Chỉ dùng thuốc thử phenoltalein, hãy trình bày cách phân biệt ba dung dịch có cùng nồng độ mol sau : KOH, HNO3, H2SO4. 2) Viết phương trình phân tử ứng với phương trình ion rút gọn sau: 1. Ba2++CO32–→BaCO3 2. Fe3++3OH–→ Fe(OH)3 + – 3. NH4 +OH →NH3+H2O 4. S2–+2H+→H2S 5. HClO+OH–→ClO–+H2O 6. CO2+2OH–→CO32–+H2O 3) Viết phương trình dạng phân tử và ion rút gọn của các phản ứng trong dung dịch theo sơ đồ sau : 1. Pb(NO3)2+?→PbCl2+? 2. Cu(OH)2+?→Na2CuO2+? 3. MgCO3+?→MgCl2+?+? 4. HPO42–+?→H3PO4+? 5. FeS+?→FeCl2 + ? + ? 6. Fe2(SO4)3+?→K2SO4 + ? 4) Viết phương trình hóa học dưới dạng ion rút gọn của các phản ứng để chứng minh rằng: a. Be(OH)2 là 1 hiđroxit lưỡng tính. b. Al(OH)3 là 1 hiđroxit lưỡng tính 5) Cho các dung dịch : HCl, Na2SO4, Na2CO3, Ba(NO3)2, CH3COONa, Ba(OH)2 và các chất rắn CaCO3, FeS . Viết phương trình phân tử, ion đầy đủ, ion rút gọn cho các phản ứng xảy ra khi cho từng cặp tác dụng với nhau. 6) Trong nước biển, Magie là kim loại lớn thứ hai sau natri. Mỗi kg nước biển chứa khoảng 1,3 gam magie dưới dạng các ion Mg2+. Ở nhiều quốc gia, magie được khai thác từ nước biển. Quá trình sản xuất magie từ nước biển gồm các giai đoạn sau : a. Nung đá vôi thành vôi sống. b. Hòa tan vôi sống trong nước biển tạo ra kết tủa Mg(OH)2. c. Hòa tan kết tủa Mg(OH)2 trong dung dịch HCl. d. Điện phân MgCl2 nóng chảy. 7) Viết các phương trình phản ứng xảy ra dưới dạng phân tử và ion rút gọn (nếu có) của quá trình sản xuất trên.. GV Nguyễn Hửu Trọng. DeThi.edu.vn. Hotline: 0909.124297.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> 16. Người không học như ngọc không mài !. 8) Trong 3 dd có chứa các ion sau : Al3+ , Pb2+ , Ba2+ , NO3- , Cl- và SO42-. Đó là các dung dịch muối nào, biết rằng trong mỗi dd chỉ có 1 muối. 9) Có thể tồn tại các dd có chứa đồng thời từng nhóm các ion sau đây không (bỏ qua sự điện li của chất điện li yếu và chất ít tan) . a) NO3-, SO42- ,NH4+, Pb2+ b) Cl-, HS-, Na+, Fe3+ + + 2+ c) Br , NH4 , Ag , Ca d) Cl-, NO3-, S2-, Fe2+ e) OH-, HCO3-, Na+, Ba2+ f) HCO3-, H+, K+, Ca2+ 10) Hòa tan hoàn toàn 0,12 gam Mg trong 100,0 ml dung dịch HCl 0,20M. Tính pH của dung dịch sau khi phản ứng kết thúc (thể tích dung dịch biến đổi không đáng kể) 11) Hòa tan 1,952 gam muối BaCl2.xH2O trong nước. Thêm H2SO4 loãng dư vào dung dịch thu được. Kết tủa tạo thành được làm khô và cân được 1,864 g. Xác định công thức hóa học của muối. 12) 0,80 gam một kim loại hóa trị 2 hòa tan hoàn toàn trong 100,0 ml dung dịch H2SO4 loãng. Lượng axit còn dư phản ứng vừa đủ với 33,4 ml dung dịch NaOH 1,00M. Xác định tên kim loại. 13) Hòa tan 0,887 gam hỗn hợp NaCl và KCl trong nước. Xử lí dung dịch thu được bằng 1 lượng dư dung dịch AgNO3. Kết tủa khô thu được có khối lượng 1,913 gam. Tính thành phần phần trăm của từng chất trong hỗn hợp. 14) HF được sản xuất bằng phản ứng giữa CaF2 và H2SO4. Dùng 6,00 kg CaF2 và H2SO4 dư thu được 2,86 kg HF. Tính hiệu suất phản ứng. 15) Hoà tan 0,585g NaCl vào nước thành 0,5 lít dd . Xác định nồng độ mol của các ion trong dd thu được . 16) Tính pH của dd thu được sau khi trộn 40ml dd H2SO4 0,25M với 60 ml dd NaOH 0,5M 17) Cần trộn 10ml dd NaOH 0,5M với bao nhiêu ml dd NaOH 1M để được dd có nồng độ 0,8M. 18) 100ml dd A chứa Na2SO4 0,1M và Na2CO3 0,1M tác dụng vừa đủ với 100ml dd B chứa Ba(NO3)2 0,05M và Pb(NO3)2 tạo kết tủa. Tính nồng độ mol của Pb(NO3)2 và khối lượng chung của các kết tủa.. CHỦ ĐIỂM MỞ RỘNG: Bài tập về Hiđrôxit lưỡng tính. Cần nhớ: nắm vững các hidroxit lưỡng tính thường gặp và tính chất của chúng: vừa pứ với axit vừa pứ với bazơ Bài tập minh họa: Chia 19,8 gam Zn(OH)2 thành 2 phần bằng nhau. Phần 1: Cho tác dụng với 150ml dung dịch H2SO4 1M. Tính khối lượng muối tạo thành. Phần 2: Cho tác dụng với 150ml dung dịch NaOH 1M. Tính khối lượng muối tạo thành. Hướng dẫn: Số mol Zn(OH)2 ở mỗi phần = 19,8/99.2 = 0,1 mol Phần 1: nH2SO4 = 150.1/1000 = 0,15 mol 16. DeThi.edu.vn.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> PTPƯ: Zn(OH)2 + H2SO4 ----> ZnSO4 + H2O Ban đầu 0,1 0,15 0 Phản ứng 0,1 0,1 0,1 (mol) Sau phản ứng 0,05 0,1 (mol) => mmuối = 0,1. 161 = 16,1 gam Phần 2: Số mol của NaOH = 150.1/1000 = 0,15 mol PTPƯ Zn(OH)2 + 2NaOH -----> Na2ZnO 2 + 2H2O Ban đầu 0,1 0,15 0 Phản ứng 0,075 0,15 0,075 (mol) Sau phản ứng 0,025 0 0,075 (mol) => mmuối = 0,075.143 = 10,725 gam BÀI TẬP TỰ LUYỆN: 1/ Cho Na tan hết trong dung dịch AlCl3 thu được kết tủa. Viết các phương trình phản ứng có thể xảy ra. 2/ Chia 15,6 gam Al(OH)3 làm 2 phần bằng nhau: Phần 1: Cho tác dụng với 200ml dung dịch H2SO4 1M. Phần 2: Cho tác dụng với 50ml dung dịch NaOH 1M. Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng ở mỗi phần. Đáp án: 17,1 gam; 4,1 gam 3/ Cho 300ml dung dịch NaOH 1,2 M tác dụng với 100 ml dung dịch AlCl3 1M. a. Tính nồng độ các chất trong dung dịch thu được. b. Tính khối lượng kết tủa sau phản ứng. Đáp số: a. Nồng dộ của NaCl = 0,3/0,4 = 0,75M; nồng độ của NaAlO2 = 0,06/0,4 = 0,15 M b. Khối lương kết tủa Al(OH)3 = 0,04.78 = 3,12 gam. GV Nguyễn Hửu Trọng. DeThi.edu.vn. Hotline: 0909.124297.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Người không học như ngọc không mài !. 18. NHÓM NITƠ. Chöông 2:. NITƠ. Bài 7:. A. LÝ THUYẾT TÓM TẮT I-CẤU TẠO PHÂN TỬ - Cấu hình electron : 1s22s22p3 - CTCT : NN CTPT : N2 II-TÍNH CHẤT VẬT LÝ - Là chất khí không màu, không mùi, không vị, hơi nhẹ hơn không khí ( d = 28/29), hóa lỏng ở -196oC. - Nitơ ít tan trong nước, hoá lỏng và hoá rắn ở nhiệt độ rất thấp. - Không duy trì sự cháy và sự hô hấp III-TÍNH CHẤT HOÁ HỌC Phân tử nitơ (N2) có liên kết ba rất bền, nên ở điều kiện thường nitơ khá trơ về mặt hóa học nhưng khi có t0 và xúc tác thì N2 khá hoạt động. 1-Tính oxi hoá: N2 thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng các chất khử, tạo sản phẩm chứa N-3. a) Tác dụng với hidrô→ amoniac Đây là phản ứng thuận nghịch và toả nhiệt, cần nhiệt độ cao, áp suất cao và có xúc tác: to,p,xt. 0. –3. N2 + 3H2 2NH3 H = -92KJ b)Tác dụng với kim loại → nitrua kim loại - Ở nhiệt độ thường, nitơ chỉ tác dụng với liti: –3. 0. 6Li + N2 → 2Li3N (liti nitrua) - Ở nhiệt độ cao, nitơ tác dụng với nhiều kim loại. 0. –3. t → Mg3N2 (magie nitrua) 3Mg + N2 ⎯⎯ 2-Tính khử: Nitơ còn thể hiện tính khử khi tác dụng với chất oxi hóa mạnh Tác dụng với O2: phản ứng không xảy ra ở nhiệt độ thường; chỉ xảy ra ở 30000C hoặc khi có tia lửa điện) 30000 C ⎯⎯⎯ → 2NO (nitơ monoxit - không màu ) N2 + O2 ⎯⎯⎯ 0. -Ở điều kiện thường, NO tác dụng ngay với oxi không khí: +2. +4. 2NO + O2 → 2NO2 (nitơ đioxit - màu nâu đỏ) - Các oxit khác của nitơ: N2O , N2O3, N2O5 không điều chế được trực 18 DeThi.edu.vn.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> tiếp từ niơ và oxi IV- ĐIỀU CHẾ : a) Trong công nghiệp: Nitơ được sản xuất bằng cách chưng cất phân đoạn không khí lỏng b) Trong phòng thí nghiệm: Nhiệt phân muối nitrit to NH4NO2 →o N2 + 2H2O NH4Cl + NaNO2 →t N2 + NaCl +2H2O B. BÀI TẬP I- BÀI TẬP TỰ LUẬN CHỦ ĐIỂM II.1: Hỗn hợp các khí tác dụng với nhau. Cần nhớ: Công thức liên quan đến chất khí V ❖ Chất khí, đktc (00C, 1atm): n = 22,4 PV ❖ Chất khí, không ở đktc: n = (R=0,082; T = t0C + 273) RT M ❖ Tỉ khối hơi của khí A đối với khí B: dA / B = A MB ▪ Nếu B là hỗn hợp 2 khí X (x mol) và Y (y mol): m x.M X + y.M Y M dA / B = A với M B = B = nB x+y MB ▪ Nếu B là không khí ( M KK =29): dA / KK =. MA M = A 29 M KK. 1) Trộn 3 lit NO với 10 không khí. Tính thể tích NO2 tạo thành và thể tích hỗn hợp khí sau phản ứng. Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn, oxi chiếm 1/5 thể tích không khí, các khí đo ở đktc. Đáp số: 11,5 l 2) Dẫn 1lít hỗn hợp NH3 và O2, có tỉ lệ 1:1 về số mol đi qua ống đựng xúc tác Pt nung nóng. Khí nào không phản ứng hết còn thừa bao nhiêu lít ?(thể tích các khí đo ở cùng điều kiện) Đáp số : 0,1 l 3) Cho 2,688 lít (đktc)hỗn hợp khí A gồm 40% thể tích là O2, còn lại là N2. Đốt cháy m (g) cacbon thu được hỗn hợp B có 7,95% thể tích là O2 , phần còn lại là N2 , CO và CO2 ( tỉ khối hơi của B đối với H2 là 15,67) a. Tính m. b. Tính % thể tích các khí trong B. c. Nếu quá trình trên thực hiện trong bình kín, ban đầu là OoC thì áp suất p trong bình là bao nhiêu (m=0,6g ; 54,34%N2 ; 18,86%CO ; 18,8%CO2 ; p = 1,104 atm) 4) Dẫn không khí có lẫn H2S và hơi nước lần lượt qua dung dịch NaOH, H2SO4 đđ và vụn đồng nung đỏ. Chất nào sẽ bị từng chất trên hấp thụ? Khí còn lại sau cùng là gì ?Viết các phương trình hóa học dạng phân tử và ion thu gọn.. GV Nguyễn Hửu Trọng. DeThi.edu.vn. Hotline: 0909.124297.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Người không học như ngọc không mài !. 20. Bài 8:. AMONIAC VÀ MUỐI AMONI. A. LÝ THUYẾT TÓM TẮT A. AMONIAC I- Tính chất vật lí:  Là chất khí không màu, có mùi khai xốc, nhẹ hơn không khí.  Tan rất nhiều trong nước (do NH3 là phân tử phân cực)  Amoniac hòa tan vào nước thu được dung dịch amoniac. II-Tính chất hóa học: 1. Tính bazơ yếu: a) Tác dụng với nước: NH3 + H2O NH4+ + OH Thành phần dung dịch amoniac gồm: NH3, NH4+, OH-. => dung dịch NH3 là một dung dịch bazơ yếu. b) Tác dụng với dung dịch muối:→ kết tủa hiđroxit của các kim loại tương ứng. AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3NH4Cl Al3+ + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3NH4+ c) Tác dụng với axit: → muối amoni: NH3 + HCl → NH4Cl (amoni clorua) 2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4 (amoni sunfat) 2. Tính khử: vì trong NH3, nguyên tố Nitơ đang có số OXH −3. thấp nhất của nó (-3) nên N H 3 là một chất khử, thể hiện khi tác dụng với chất oxi hóa, lúc đó thường thì N-3 bị oxi hóa thành N0 (N2), một ít tạo N+2 (NO) a) Tác dụng với oxi: tạo hai sản phẩm khác nhau phụ thuộc vào xúc tác to 4NH3 + 3O2 2N2 + 6H2O ⎯⎯→ t o , xt 4NH3 + 5O2 4NO + 6H2O ⎯⎯⎯→ (Pt là xúc tác) b) Tác dụng với clo: tự bốc cháy trong khí clo ⎯→ 2NH3 + 3Cl2 ⎯ 6HCl + N2 NH3 kết hợp ngay với HCl vừa sinh ra tạo “khói trắng” NH4Cl (chứng tỏ khí NH3 là bazơ) c) VỚI OXIT 1 SỐ ÔXÍT KIM LOẠI (thường là oxít kim loại trung bình, yếu). 2NH3 +. 3CuO. o. t N2 ⎯⎯→. +. 3Cu. +. 3H2O. III- Điều chế: 1. Trong phòng thí nghiệm: đun nóng muối amoni với dd bazơ 20. DeThi.edu.vn.

<span class='text_page_counter'>(21)</span>

×