Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học quốc gia hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 122 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

LƢƠNG THỊ THU HÀ

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH
KHỞI SỰ KINH DOANH CỦA SINH VIÊN
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

Hà Nội – 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

LƢƠNG THỊ THU HÀ

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH
KHỞI SỰ KINH DOANH CỦA SINH VIÊN
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 8340101

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG


GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN: TS. NGUYỄN THU HÀ

Hà Nội – 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự
kinh doanh của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội” là bài nghiên cứu của riêng tôi.
Luận văn này chưa được nộp tại bất kỳ bằng cấp nào tại trường Đại học hay các
cơ sở đào tạo khác.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2020
Tác giả

Lƣơng Thị Thu Hà


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn, tôi luôn nhận được
sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý tận tình của các thầy giáo, cô giáo, cũng như bạn bè,
đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Trường Đại học Kinh tế - Đại học
Quốc gia Hà Nội, đặc biệt là cảm ơn TS. Nguyễn Thu Hà, người đã tận tình hướng dẫn
tơi hồn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn./.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2020

Tác giả

Lƣơng Thị Thu Hà


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ KHỞI SỰ KINH DOANH .....................................................................6
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về khởi sự kinh doanh ......................................6
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ..................................................................6
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi ...............................................................9
1.2. Cở sở lý luận về khởi sự kinh doanh ..................................................................11
1.2.1. Một số khái niệm về khởi sự kinh doanh.....................................................11
1.2.2. Các loại hình khởi sự kinh doanh ................................................................13
1.2.3. Vai trị của khởi sự kinh doanh đối với tăng trưởng kinh tế........................19
1.3. Cở sở lý luận về ý định khởi sự kinh doanh ......................................................21
1.3.1. Khái nhiệm về ý định khởi sự kinh doanh ...................................................21
1.3.2. Các mơ hình lý thuyết về ý định khởi sự kinh doanh ..................................22
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh ..............................27
1.4. Khung phân tích về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh của
sinh viên ....................................................................................................................29
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................32
2.1. Thiết kế quy trình nghiên cứu ............................................................................32
2.2. Nghiên cứu sơ bộ ...............................................................................................34
2.2.1. Xây dựng phiếu điều tra, bảng hỏi...............................................................34
2.2.2. Nghiên cứu định tính và định lượng ............................................................39
2.3. Nghiên cứu định lượng chính thức.....................................................................40

2.3.1. Thu thâp dữ liệu ...........................................................................................40
2.3.2. Các phương pháp xử lý thông tin ................................................................42
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................................49


3.1. Giới thiệu chung về Đại học Quốc gia Hà Nội ..................................................49
3.1.1. Chiến lược phát triển ĐHQGHN đến năm 2020 tầm nhìn 2030 .................49
3.1.2. Cơ cấu tổ chức .............................................................................................51
3.1.3. Mục tiêu chiến lược .....................................................................................52
3.1.4. Nhiệm vụ trọng tâm .....................................................................................53
3.2. Đặc điểm môi trường khởi nghiệp của sinh viên ĐHQGHN .............................54
3.3 Khó khăn thuận lợi của sinh viên ĐHQGHN khi khởi sự kinh doanh ..............57
3.3.1. Thuận lợi .....................................................................................................57
3.3.2. Khó khăn ......................................................................................................58
3.4. Thực trạng về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh
viên ĐHQGHN ..........................................................................................................59
3.4.1. Thông tin mẫu nghiên cứu ...........................................................................59
3.4.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo ..............................................................64
3.5. Kết quả nghiên cứu ............................................................................................83
CHƢƠNG 4. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SINH VIÊN
ĐHQGHN KHỞI SỰ SINH DOANH....................................................................85
4.1. Quan điểm, định hướng thúc đẩy khởi sự kinh doanh .......................................85
4.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà Nước thúc đẩy sinh viên khởi sự kinh doanh......85
4.1.2. Quan điểm, định hướng thúc đẩy khởi sự kinh doanh tại tại Hà Nội ..........86
4.1.3. Quan điểm, định hướng thúc đẩy sinh viên khởi sự kinh doanh của ĐHQGHN ....89
4.1.4. Quan điểm của tác giả về định hướng thúc đẩy ý định khởi sự kinh doanh
trong sinh viên .......................................................................................................92
4.2. Một số giải pháp nâng cao nhận thức và thúc đẩy tinh thần, ý định khởi sự kinh
doanh của sinh viên trong ĐHQGHN .......................................................................93
4.2.1. Nhóm nhân tố: Đặc điểm tính cách, thái độ đối với hành vi kinh doanh và

địa vị xã hội............................................................................................................94
4.2.2. Nhân tố chuẩn mực chủ quan/ý kiến người xung quanh .............................95


4.2.3. Nhân tố nhận thức kiểm soát hành vi cảm nhận về tính khả thi ..................95
4.2.4. Nhân tố giáo dục kinh doanh/cảm nhận môi trường giáo dục đại học ........96
4.2.5. Nhân tố Nguồn vốn .....................................................................................97
4.2.6. Chính quyền, địa phương .............................................................................97
TIỂU KẾT CHƢƠNG 4 .........................................................................................99
KẾT LUẬN ............................................................................................................100
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................102


DANH MỤC BẢNG BIỂU

STT

Bảng

Nội dung

1

Bảng 2.1

Thang đo thái độ đối với hành vi kinh doanh

33

2


Bảng 2.2

Thang đo chuẩn chủ quan/ý kiến người xung quanh

34

3

Bảng 2.3

Thang đo nhận thức kiểm soát hành vi

34

4

Bảng 2.4

Thanh đo đặc điểm tính cách

35

5

Bảng 2.5

Thanh đo Giáo dục kinh doanh/ sự hỗ trợ của giáo dục

35


6

Bảng 2.6

Thang đo địa vị xã hội

36

7

Bảng 2.7

Thang đo Nguồn vốn

36

8

Bảng 2.8

Thang đo dự định khởi sự kinh doanh

37

9

Bảng 3.1

Thông tin mẫu


59

10

Bảng 3.2

Thông tin về các hoạt động trong trường

62

11

Bảng 3.3

Thái độ đối với hành vi kinh doanh của sinh viên

64

12

Bảng 3.4

13

Bảng 3.5

14

Bảng 3.6


15

Bảng 3.7

16

Bảng 3.8

Kiểm định Cronbach Alpha thanh đo thái độ đối với
hành vi
Kiểm định Cronbach Alpha thang đo chuẩn chủ quan/ý
kiến người xung quanh
Kiểm định Cronbach Alpha thang đo đặc điểm tính
cách
Kiểm định Cronbach Alpha thang đo sự hỗ trợ của giáo
dục
Kiểm định Cronbach Alpha lần 2 thang đo sự hỗ trợ
của giáo dục
i

Trang

65

65

66

66


67


Kiểm định Cronbach Alpha thang đo địa vị xã hội

17

Bảng 3.9

18

Bảng 3.10 Kiểm định Cronbach Alpha thang đo nguồn vốn

19

Bảng 3.11

20

Bảng 3.12 Kết quả EFA của các biến độc lập

69

21

Bảng 3.13 Kiểm định KMO và Bertlett’s của các biến độc lập

70


22

Bảng 3.14 Bảng tổng phương sai trích của biến độc lập

70

23

Bảng 3.15 Kết quả EFA của các biến độc lập lần 2

72

24

Bảng 3.16 Kiểm định KMO và Bertlett’s của các biến phụ thuộc

73

25

Bảng 3.17 Kết quả EFA của thanh đo ý định khởi sự kinh doanh

73

26

Bảng 3.18 Bảng tổng phương sai trích của biến phụ thuộc

74


27

Bảng 3.19 Kết quả phân tích tương quan giữa các biến

75

28

Bảng 3.20 Phân tích ANOVA

76

29

Bảng 3.21 Độ phù hợp của mơ hình

76

30

Bảng 3.22 Kết quả phân tích hồi quy

77

31

Bảng 3.23 Kết luận về giả thuyết nghiên cứu

82


Kiểm định Cronbach Alpha thang đo ý định khởi sự
kinh doanh

ii

67
68
68


DANH MỤC HÌNH

STT Hình

Nội dung

Trang

1

Hình 1.1

Mơ hình thuyết hành động hợp lý (TRA)

22

2

Hình 1.2


Mơ hình thuyết hành vi hoạch định (TPB)

24

3

Hình 1.3

Mơ hình dự định khởi nghiệp của Shapero – Krueger

25

4

Hình 1.4

Mơ hình cấu trúc dự định khởi nghiệp

26

5

Hình 1.5

6

Hình 2.1

Quy trình nghiên cứu


31

7

Hình 3.1

Sơ đồ cơ cấu tổ chức ĐHQGHN

49

8

Hình 3.2

Mức độ tham gia các hoạt động

64

9

Hình 3.3

Biểu đồ phân tán phần dư chuẩn hóa

78

10

Hình 3.4


Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa

79

11

Hình 3.5

iểu đồ phần dư chuẩn hóa P-PLOT

79

12

Hình 3.6

Mơ hình lý thuyết các nhân tố ảnh hưởng đế ý định
khởi sự kinh doanh của sinh viên

Kết quả tương quan tuyến tính của các thành phần
trong mơ hình nghiên cứu

iii

29

83


LỜI MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trị ngày càng quan trọng
trong sự phát triển kinh tế - xã hội và được tồn xã hội cơng nhận bằng những đóng
góp đáng kể vào nền kinh tế của đất nước. Việt Nam có khoảng trên 714.000 doanh
nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động trong nền kinh tế, với tổng số vốn đăng ký lên
tới 130 tỷ USD, chiếm khoảng 1/3 tổng số vốn đăng ký của hàng năm. Không
những vậy, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng góp khoảng 40% GDP, nộp ngân
sách nhà nước 30%, đóng góp giá trị sản lượng cơng nghiệp 33%, giá trị hàng hóa
xuất khẩu 30% và tạo việc làm cho gần 60% lao động tại Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của việc xây
dựng tinh thần doanh nhân cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam - một trong những
nhân tố chính trong cơng cuộc xây dựng nền kinh tế - xã hội Việt Nam phát triển
bền vững. Thủ tướng Chính phủ đã từng phát biểu: “Khởi nghiệp là một trong
những thước đo thành cơng của Chính phủ kiến tạo. Ngược lại, người dân, đặc biệt
là lớp trẻ khởi nghiệp càng nhiều thì nền kinh tế càng năng động, chất lượng nguồn
nhân lực được rèn luyện, nâng cao”. Đặc biệt. năm 2016 được Chính phủ lựa chọn
là "Năm Quốc gia khởi nghiệp" và triển khai những chính sách lớn nhằm hỗ trợ tối
đa cho khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Trong đó, có Quyết định 844/QĐ-TTg (đề án
844) ngày 18 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Hỗ trợ
hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025" nhằm tạo lập môi
trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển các loại hình
doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác các tài sản trí tuệ,
cơng nghệ, mơ hình kinh doanh mới (doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo).
Ngày 30 tháng 10 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Hỗ trợ học
sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” với mục tiêu nhằm thúc đẩy tinh thần
khởi nghiệp của học sinh, sinh viên và trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi sự
kinh doanh cho học sinh, sinh viên trong thời gian học tập tại các nhà trường; tạo
1



môi trường thuận lợi để hỗ trợ học sinh, sinh viên hình thành và hiện thực hóa các ý
tưởng, dự án khởi nghiệp, góp phần tạo cơ hội việc làm cho học sinh, sinh viên sau
khi tốt nghiệp. Bên cạnh đó, hàng loạt các chương trình hỗ trợ và khuyến khích
người dân, thanh niên và sinh viên khởi nghiệp đã được tổ chức như “Chương trình
Khởi nghiệp quốc gia” của VCCI, “Cuộc thi Thắp sáng tài năng kinh doanh trẻ”,
“Khởi nghiệp cùng Kawai”; các quỹ hỗ trợ phát triển, quỹ đầu tư khởi nghiệp; các
chương trình tư vấn hỗ trợ, đào tạo quản trị doanh nghiệp, khởi sự kinh doanh nhằm
thúc đẩy và khuyến khích thanh niên khởi sự kinh doanh, thành lập doanh nghiệp
mới.
Hiện nay, mỗi năm cả nước có khoảng 100 ngàn doanh nghiệp đăng ký thành
lập mới (năm 2019 số lượng là hơn 138.000 doanh nghiệp). Về số lượng doanh
nghiệp khởi nghiệp sáng tạo hoạt động, Việt Nam đứng thứ 3 ở Đông Nam Á với
hơn 3.000 doanh nghiệp đang hoạt động (tăng gần gấp đôi so với năm 2015). Tuy
nhiên, theo các báo cáo cho thấy tỷ lệ khởi sự kinh doanh của sinh viên sau khi ra
trường còn thấp, phần lớn sinh viên sau khi tốt nghiệp đều có xu hướng nộp hồ sơ
đăng ký tuyển dụng ở các doanh nghiệp, rất ít bạn sinh viên có đam mê muốn khởi
sự kinh doanh. Các báo cáo chỉ ra nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng trên là
do chương trình giáo dục tại các cơ sở đào tạo hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu
kiến thức về khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh tại Việt Nam; chưa có mơn học chính
thức nào về khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh trong các cơ sở đào tạo. Chính vì
những lý do đó, sinh viên Việt Nam thiếu kiến thức, thiếu tự tin và tầm nhìn cần thiết để
khởi sự kinh doanh. Vậy thì câu hỏi được đặt ra là các cơ sở giáo dục đào tạo cần
làm gì để sinh viên Việt Nam có niềm đam mê và tự tin khởi nghiệp. Xuất phát từ
câu hỏi này thì nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh của
sinh viên là rất cần thiết.
Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) là đơn vị đào tạo và nghiên cứu
hàng đầu đất nước với định hướng phát triển theo mơ hình đại học thơng minh, đổi mới
sáng tạo. Là trung tâm đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, ĐHQGHN có 35 đơn vị đầu mối,
trong đó có 12 đơn vị đào tạo đại học và sau đại học với trên 300 chương trình đào tạo

2


các loại, quy mô đào tạo lên đến trên 45.000 sinh viên. Thủ tướng Chính phủ về thăm,
làm việc với ĐHQGHN đã nhấn mạnh “là Đại học quốc gia, ĐHQGHN phải đi tiên
phong trong việc xây dựng quốc gia khởi nghiệp, tương xứng với lịch sử của
ĐHQGHN” và phát động phong trào thanh niên khởi nghiệp tại ĐHQGHN.
Việc tìm hiểu và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh
doanh của sinh viên ĐHQGHN, với đặc thù là đại học đa ngành, đa lĩnh vực; với vị
thế của đơn vị nòng cột trong hệ thống giáo dục Việt Nam, có vai trị quan trọng trong
xây dựng quốc gia khởi nghiệp có ý nghĩa lớn trong việc giúp ĐHQGHN đề ra những
chính sách, giải pháp phù hợp để thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của sinh viên và hỗ trợ
sinh viên hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi sự kinh doanh. Với lý do
đó, học viên chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh
viên Đại học Quốc gia Hà Nội” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của mình.
2. Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu của học viên nhằm làm trả lời cho 02 câu hỏi chính sau:
- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh
viên? Các nhân đó có tác động như thế nào đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh
viên?
- Làm thế nào để thúc đẩy sinh viên ĐHQGHN khởi sự kinh doanh?
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
a. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên ĐHQGHN. Bên cạnh đó,
nghiên cứu cũng đề suất một số giải pháp thúc đẩy sinh viên khởi sự kinh doanh.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để hồn thành mục đích đặt ra, đề tài tập trung giải quyết một số nhiệm vụ
cơ bản sau:
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh

viên ĐHQGHN.

3


- Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ý định khởi sự kinh
doanh của sinh viên ĐHQGHN.
- Đề xuất một số kiến nghị rút ra từ kết quả nghiên cứu cho việc đề ra những
chính sách, giải pháp thúc đẩy ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên ĐHQGHN.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự của sinh
viên ĐHQGHN.
b. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: sinh viên tại các đơn vị đào tạo bậc đại học thuộc
ĐHQGHN.
- Phạm vi về thời gian: nghiên cứu được thực hiện từ tháng 5 đến tháng 8 năm
2020.
- Phạm vi về không gian: các cơ sở đào tạo đại học thuộc ĐHQGHN
5. Những đóng góp của luận văn
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh
viên ĐHQGHN mang một ý nghĩa thực tiễn cho bản thân các sinh viên ĐHQGHN,
đặc biệt nghiên cứu là cơ sở để ĐHQGHN nói riêng, các trường đại học nói chung
đưa ra các chính sách giải pháp thúc đẩy sinh viên khởi sự kinh doanh góp phần
phát triển thế hệ thế hệ doanh nhân trẻ, nhiệt huyết; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã
hội. Cụ thể như sau:
- Thứ nhất, là giúp cho bản thân sinh viên nhìn nhận và đánh giá đúng vai trị
của mình trong trách nhiệm góp phần phát triển kinh tế cho đất nước.
- Thứ hai, là giúp các trường trong ĐHQGHN nói riêng và các cơ sở giáo
dục nói chung hiểu được các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự của sinh viên, từ

đó định hướng và thúc đẩy tinh thần doanh nhân trong sinh viên, giúp sinh viên có
những định hướng khởi sự kinh doanh phù hợp sau khi rời khỏi ghế nhà trường.
- Thứ ba, là giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục đề ra những
chính sách khuyến khích thế hệ trẻ khởi sự kinh doanh và hỗ trợ định hướng con
4


đường khởi sự kinh doanh phù hợp cho sinh viên nói riêng và những người có ý
định khởi sư kinh doanh nói chung.
6. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận
văn bao gồm 4 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý về khởi sự kinh doanh
Chương 2. Phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Kết quả nghiên cứu
Chương 4. Kiến nghị, đề xuất các giải pháp thúc đẩy sinh viên khởi sự kinh
doanh

5


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHỞI SỰ KINH DOANH

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về khởi sự kinh doanh
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Các nghiên cứu liên quan đến “ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên”
được rất nhiều học giả trong nước nghiên cứu trong đó có một số nghiên cứu tiêu biểu
như sau:
Nghiên cứu của Hoàng Thị Thương, (2014) đã đã cho thấy 6 yếu tố: chuẩn

mực xã hội, cảm nhận sự khát khao, cảm nhận tính khả thi, cảm nhận môi trường
giáo dục đại học, điều kiện thị trường và tài chính, tính cách cá nhân đều ảnh hưởng
tới ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đưa
ra một số hàm ý cho trường Đại học Lao động - Xã hội nhằm thúc đẩy tinh thần
khởi nghiệp và tinh thần đoanh nhân trong sinh viên. Với kích thước mẫu là 211,
nghiên cứu đưa ra những phân tích khá cụ thể về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định
khởi sự kinh doanh của sinh viên nhưng đối tượng khảo sát từ năm nhất đến năm
cuối của tất cả các khoa trong trường mà không tập trung vào đối tượng cụ thể.
Nghiên cứu của Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên, (2015) đã xác định
xác định 05 nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên kinh
tế của Trường Đại học Cần Thơ: thái độ và tự hiệu quả, giáo dục và thời cơ khởi
nghiệp, nguồn vốn, quy chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm sốt hành vi. Bên cạnh
đó, kết quả nghiên cứu cịn tìm thấy bằng chứng cho thấy ảnh hưởng điều tiết của
biến giới tính trong mối quan hệ giữa nguồn vốn và ý định khởi sự doanh nghiệp .
Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 233 sinh viên năm nhất và năm hai của khoa
Kinh tế và Quản trị Kinh doanh thông qua phương pháp chọn mẫu thuận tiện.
Nghiên cứu của Phan Anh Tú và Nguyễn Thanh Sơn, (2015) đã xác định các
nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viên kinh tế đã tốt
nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ lần lượt là: động lực trở thành doanh nhân,
nền tảng gia đình, chính sách chính phủ và địa phương, tố chất doanh nhân, khả
năng tài chính, đặc điểm cá nhân. Với kích thước mẫu là 180 sinh viên khối ngành
6


kinh tế đã tốt nghiệp nhưng chưa từng khởi sự kinh doanh trên địa bàn thành phố
Cần Thơ. Nghiên cứu cũng đưa ra những giải pháp khởi dậy tinh thần khởi sự kinh
doanh của sinh viên đã và đang ngồi trên ghế nhà trường. Nghiên cứu của tác giả chỉ
tâp trung vào đối tượng sinh viên khối ngành kinh tế đã ra trường: đối tượng khảo sát
của nghiên cứu khá rộng và đối tượng sinh viên đã ra trường sẽ có những nhân tố ảnh
hưởng tới ý định khởi sự kinh doanh khách với đối tượng sinh viên đang theo học tại

các cơ sở giáo dục. Bên cạnh đó, các khối ngành mà sinh viên đang theo học cũng có
thể là một yếu tố ảnh hưởng tới ý định khởi sự kinh doanh của đối tượng được khảo
sát.
Nghiên cứu của Lê Thị Trang Đài và Nguyễn Thị Phương Anh, (2016):
nghiên cứu đã xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên
thuộc Trường Đại học Lạc Hồng. Đối tượng nghiên cứu là sinh viên khối ngành
kinh tế và kỹ thuật. Với số phiếu điều tra khảo sát thu về từ 166 sinh viên và các
phương pháp phân tích nhân tố khám phá và hồi quy, nghiên cứu đã đưa ra 05 nhân
tố có tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Lạc Hồng, đó
là: (1) thái độ cá nhân, (2) nhận thức của xã hội, (3) nhận thức kiểm soát hành vi,
(4) cảm nhận cản trở tài chính, (5) giáo dục. Bên cạnh đó nghiên cứu cũng đưa ra
những giải pháp nhằm nâng cao thái độ và kỹ năng khởi nghiệp cho sinh viên trong
và ngoài Trường Đại học Lạc Hồng.
Nghiên cứu của Đoàn Thị Thu Trang và Lê Hiếu Học (2017): Nghiên cứu
hướng tới đối tượng là sinh viên ngành kỹ thuật nên nhận thức về khởi sự kinh
doanh sẽ khác với sinh viên khối ngành kinh tế. Với kết quả điều tra từ 302 sinh
viên ngành kỹ thuật tại Đại học Bách khoa Hà Nội, nghiên cứu đã cho thấy định
khởi nghiệp chịu tác động trực tiếp của tính khả thi cảm nhận và thái độ với việc
khởi nghiệp, chịu tác động gián tiếp bởi năng lực bản thân cảm nhận và tính khả thi.
Tuy nhiên, nghiên cứu của tác giả chỉ dừng lại ở việc khảo sát tại một trường đại
Bạch khoa Hà Nội - một trường đại học học kỹ thuật nên kết quả nghiên cứu có thể
bị hạn chế, khơng mang tính đại điện cho các cơ sở đào tạo khác. Bên cạnh đó, tác
giả cũng chỉ đưa ra các nhân tố về thái độ, nhận thức không điều tra, khảo sát các

7


thuộc tính về cá nhân mà thuộc tính đó có thể hưởng tới ý định khởi nghiệp của sinh
viên.
Nghiên cứu của Nguyễn Phương Mai và cộng sự, (2018): nghiên cứu về các

yếu tố ảnh hưởng đến ý định kinh doanh của sinh viên khối ngành kinh tế. Trường
Đại học Kinh tế - ĐHQGHN được chọn làm địa điểm khảo sát với 250 bảng câu hỏi
đã được gửi qua email cho các sinh viên và 226 câu trả lời hợp lệ dùng để phân tích.
Kết quả từ nghiên cứu này cho thấy kiến thức và kinh nghiệm, thái độ đối với tinh
thần kinh doanh và kiểm soát hành vi nhận thức là ba yếu tố quan trọng nhất ảnh
hưởng đến ý định kinh doanh của sinh viên trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.
Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Hiệp cùng các cộng sự, (2018): Tác giả đã xác
định được các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên
khối ngành kinh tế các trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm: Giáo
dục kinh doanh, chuẩn chủ quan, môi trường khởi nghiệp, đặc điểm tính cách và
nhận thức tính khả thi. Từ đó, nghiên cứu đã đề xuất các chính sách nhằm thúc đẩy
tinh thần khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên. Mơ hình nghiên cứu đã kế thừa mơ
hình nghiên cứu của Ambad và Damit (2016) và phát triểm mở rộng theo nhận định
của tác giả. Mẫu được thu thập từ 430 sinh viên năm cuối, khối ngành kinh tế của
10 trường Đại học tại thành phố Hồ Chí Minh, Đây là các trường có tỷ lệ sinh viên
khởi nghiệp cao sau khi tốt nghiệp. Đối tượng của nghiên cứu khá rộng và các
trường được chọn làm khảo sát là những trường đã có truyền thống khởi nghiệp
chính vì vậy khó có thể kết luận cho các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu của Nguyễn Phương Mai và cộng sự, (2018): Nghiên cứu đã xác
định các yếu tố quyết định ý định kinh doanh của sinh viên Trường Đại học Kinh tế
- ĐHQGHN. Kết quả từ nghiên cứu này cho thấy các yếu tố kiểm sốt hành vi, tính
cách và thái độ đối với tinh thần kinh doanh và là ba yếu tố quan trọng nhất quyết
định ý định kinh doanh của sinh viên. Mơ hình nghiên cứu chỉ tập trung vào tác
động một chiều của các yếu tố quyết định đến ý định kinh doanh hơn là mối quan hệ
giữa các yếu tố quyết định. Hơn nữa, cỡ mẫu trong nghiên cứu này tương đối nhỏ
nên tính đại diện bị hạn chế nên khó có thể đại diện cho tổng thể.
8


Nghiên cứu của Vũ Quỳnh Nam, (2019): tác giả đã chỉ ra các yếu tố ảnh

hưởng tới ý định khởi nghiệp của sinh viên với số lượng mẫu là 250 sinh viên.
Nghiên cứu được thực hiện tại trường đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái
Nguyên. Kết quả nghiên cứu đã đưa ra các yếu tố ảnh hưởng tới ý định khởi sự kinh
doanh theo mức độ tác động lần lượt là: vốn tri thức; chuẩn mực niềm tin; vốn tài
chính; năng lực bản thân cảm nhận; kỳ vọng của bản thân; thái độ với khởi nghiệp...
Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra các cơ sở lý luận về khởi nghiệp cũng là một
nguồn tài liệu tham khảo cho luận văn của tác giả.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Các nghiên cứu về “khởi sự kinh doanh” không những chỉ được các tác giả tại
Việt Nam quan tâm mà các tác giả trên toàn thế giới đã và đang nghiên cứu từ rất lâu
nhằm thúc đẩy thế hệ trẻ khởi sự kinh doanh, từ đó góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội
phát triển bền vững. Các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp có
nhiều hướng tiếp cận khác nhau phụ thuộc vào cách việc phân loại các nhân tố ảnh
hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh và đối tượng khảo sát được hướng tới. Cụ thể như
sau:
Nghiên cứu của Wenjun Wang (2011): đã chỉ ra rằng, sự ham muốn khởi sự
kinh doanh, sự sẵn sàng tạo lập doanh nghiệp mới và kinh nghiệm có tác động trực
tiếp đến ý định khởi sự kinh doanh. Bên cạnh đó, ngành nghề của bố mẹ (nền tảng
của gia đình) và đạo đức trong kinh doanh cũng có ảnh hưởng đến ý định khởi sự
kinh doanh của sinh viên. Ở nghiên cứu này, đối tượng khảo sát của nghiên cứu là
sinh viên ở Trung Quốc và Mỹ, có những đặc điểm đặc trưng khác với sinh viên tại
Việt Nam.
Nghiên cứu của Perera K. H, (2011): đã chỉ ra rằng, các yếu tố bao gồm yếu
tố tâm lý, yếu tố xã hội, yếu tố kinh tế và các yếu tố liên quan đến chính trị, pháp lý
là những yếu tố quan trọng có tác động đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên
Đại học ở Sri Lanka. Ngoài ra, nghiên cứu của Perera cịn cho thấy sinh viên ít chú
ý đến việc khởi sự kinh doanh trong khi họ lại quan tâm nhiều đến những việc làm

9



thuê cho các doanh nghiệp do không muốn phải chịu nhiều thách thức, rủi ro và áp
lực về vấn đề về tài chính.
Nghiên cứu của Taatila và Dow, (2012): Nghiên cứu cũng kết luận rằng sinh
viên thuộc các chương trình đào tạo khác nhau có xu hướng khởi sự kinh doanh
khác nhau, sinh viên có những trải nghiệm trong doanh nghiệp hoặc có kinh nghiệm
làm việc thực tiễn trong doanh nghiệp sẽ có ý định khởi sự kinh doanh cao hơn sinh
viên chưa có trải nghiệm, chưa tiếp xúc với môi trường doanh nghiệp, sinh viên
xem khởi sự kinh doanh là một nghề tích cực đêm lại giá trị cho kinh tế-xã hội sẽ có
xu hướng khởi sự kinh doanh cao hơn sinh viên xem khởi nghiệp là một nghề để
kiếm thu nhập.
Nghiên cứu của Ferreira & cộng sự, (2012): Trong nghiên cứu này, tác giả đã
tiếp cận theo lý thuyết hành vi có kế hoạch. Tác giả đã đưa ra đưa ra các nhân tố
ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh như: thái độ đối với hành vi, chuẩn chủ
quan ý kiến cá nhân và nhận thức kiểm soát hành vi. Đây là lý thuyết được nhiều tác
giả sử dụng trong nghiên cứu về ý định khởi sự kinh doanh.
Nghiên cứu của Planifi, (2016): nghiên cứu đã xác định 5 nhân tố: sự sẵn
sàng kinh doanh (sự nhìn nhận tích cực); thái độ cá nhân; hoạch định, liên minh và
hình thành nhân viên, sự tăng trưởng - chìa khóa cho sự thành cơng, sự ưu tiên cho
các cơng việc có ích ảnh hưởng chính đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên
Các nhân tố trên được phân tích một cách cụ thể với đối tượng khảo sát là ý định
khởi sự kinh doanh của sinh viên đại học ở Tây Ban Nha.
Nghiên cứu của Emine Banu Bilgiseven và Prof. Dr. Murat Kasımoğlu,
(2017) đã xác định các yếu tố dẫn đến ý định kinh doanh, bao gồm yếu tố cá nhân
hoặc tâm lý, yếu tố môi trường, yếu tố nhận thức và yếu tố nhân khẩu học có tác động
đến ý định khởi sự kinh doanh. Nghiên cứu của tác giả hướng tới các doanh nghiệp
mới thành lập, kết quả nghiên cứu có thể hữu ích cho việc hình thành hệ sinh thái
khởi nghiệp.
Tóm lại, mặc dù đã có nhiều học giả trong và ngồi nước nghiên cứu về lĩnh
vực khởi sự kinh doanh, cũng như ý định khởi sự kinh doanh nhưng các nghiên cứu

10


trên mới chỉ tập trung đề cập đến một hoặc một số nhân tố ảnh hưởng đến ý định
khởi sự của sinh viên như: yếu tố mơi trường, tính cách cá nhân, yếu tố cảm xúc kết
hợp với các yếu tố thuộc trải nghiệm cá nhân có tác động đến ý định khởi sự kinh
doanh. Đối đối tượng nghiên cứu chủ yếu hướng tới là phụ nữ, giới trẻ nói chung,
hay sinh viên chuyên ngành kinh tế hoặc kỹ thuật; rất ít các nghiên cứu phân vai trị
của nhân tố sự hỗ trợ của giáo dục tại các cơ sở đào tạo tác động đến ý định khởi sự
kinh doanh của sinh viên cũng như rất ít tác giả nghiên cứu về các nhân tố ảnh
hưởng đến ý định khởi sự của sinh viên tại các trường đại học thuộc các ngành học
khác nhau… Và theo như tổng quan tình hình nghiên cứu thì tại Việt Nam nói
chung hiện số lượng những nghiên cứu có sự kết hợp phân tích, tổng hợp và khám
phá các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh dưới sự tác động đồng
thời của các nhân tố thuộc môi trường khởi sự kinh doanh, nhân tố giáo dục có tính
định hướng kinh doanh trong tương lai và các nhân tố thuộc về đặc điểm cá nhân
cho đối tượng là sinh viên thuộc các ngành học khác nhau cịn hạn chế. Bên cạnh
đó, văn hóa vùng miền, văn hóa tại các cơ sở đào tạo và điều kiện môi trường kinh
doanh của các vùng miền khác nhau cũng có ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh
doanh. Do vậy, tác giả nhận thấy việc thực hiện nghiên cứu kết hợp các nhân tố ảnh
hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên ĐHQGHN dựa trên ba khía
cạnh của các nghiên cứu trước đây, đó là: đặc điểm cá nhân, sự hỗ trợ của giáo dục
và môi trường khởi sự kinh doanh tác động là cần thiết. Kết quả của nghiên cứu sẽ
đặt cơ sở khoa học cho việc đưa ra chính sách, giải pháp thúc đẩy ý định khởi sự kinh
doanh của sinh viên trong ĐHQGHN nói riêng và tại các cơ sở đào tạo đại học nói
chung.
1.2. Cở sở lý luận về khởi sự kinh doanh
1.2.1. Một số khái niệm về khởi sự kinh doanh
Khởi sự theo từ điển tiếng Việt là bắt đầu một cái gì mới. Khởi sự kinh
doanh theo nghĩa tiếng Việt là việc bắt đầu tạo lập một công việc kinh doanh mới.

Từ trước tới nay có 2 cách tiếp cận:

11


- Từ góc độ lựa chọn nghề nghiệp "Khởi sự kinh doanh là một sự lựa chọn
nghề nghiệp của cá nhân giữa việc đi làm thuê hoặc tự tạo việc làm cho mình" hoặc
“Khởi sự kinh doanh là lựa chọn nghề nghiệp của những người không sợ rủi ro tự
làm chủ cơng việc kinh doanh của chính mình và th người khác làm công cho
họ”. Làm thuê được hiểu là cá nhân sẽ làm việc cho một doanh nghiệp hoặc tổ chức
do người khác làm chủ. Như vậy, khởi sự kinh doanh được hiểu là tự tạo việc làm
theo nghĩa trái với đi làm thuê, là tự làm chủ - tự mở doanh nghiệp.
Từ góc độ tạo dựng doanh nghiệp mới Wortman định nghĩa "Khởi sự kinh
doanh là việc một cá nhân chấp nhận rủi ro để tạo lập một doanh nghiệp mới và tự
làm chủ nhằm mục đích làm giàu", hoặc "Khởi sự kinh doanh là việc bắt đầu tạo lập
một công việc kinh doanh mới bằng đầu tư vốn kinh doanh, hay mở cửa hàng kinh
doanh". Giữa khởi sự kinh doanh góc độ tự tạo việc làm và theo góc độ tạo lập
doanh nghiệp mới có sự khác biệt đôi chút. Tự tạo việc làm nhấn mạnh tới khía
cạnh tự làm chủ chính mình, khơng đi làm th cho ai cả trong khi khởi sự kinh
doanh theo góc độ thứ hai còn bao gồm cả những người thành lập doanh nghiệp mới
để tận dụng cơ hội thị trường nhưng lại không quản lý mà thuê người khác quản lý
nên anh ta vẫn có thể đi làm thuê cho doanh nghiệp khác. Tuy có sự khác biệt
nhưng khởi sự kinh doạnh đều đề cập tới việc một cá nhân (một mình hoặc cùng
người khác) tạo dựng một cơng việc kinh doanh mới.
(Nguồn: vietnambiz.vn)
Với các định hướng nghiên cứu trên thì hởi sự kinh doanh theo nghĩa tự tạo
việc làm và theo khái niệm tinh thần doanh nhân có sự khác biệt: tự tạo việc làm nhấn
mạnh tới khía cạnh tự làm chủ chính mình, khơng đi làm th cho ai cả trong khi khởi
sự kinh doanh theo nghĩa tinh thần doanh nhân cịn có thể bao gồm cả những người
thành lập doanh nghiệp mới để tận dụng cơ hội thị trường nhưng lại không trực tiếp

quản trị doanh nghiệp mà thuê người khác nên vẫn có thể đi làm thuê cho doanh
nghiệp khác.
Khởi sự kinh doanh trong nghiên cứu này sẽ được hiểu theo nghĩa hẹp của
tinh thần doanh nhân. Theo đó, khởi sự kinh doanh là việc một cá nhân (một mình
12


hoặc cùng người khác) tận dụng cơ hội thị trường tạo dựng một cơng việc kinh
doanh.
(Nguồn: )
1.2.2. Các loại hình khởi sự kinh doanh
Khởi sự kinh doanh qua việc tạo lập một doanh nghiệp mới có thể có các đặc
điểm, mục đích, phạm vi khác nhau. Có thể phân biệt các dạng khởi sự khác nhau
theo các tiêu chí khác nhau:
Theo tiêu chí nền tảng kiến thức khi khởi sự: Có thể phân biệt khởi sự theo
hai loại: doanh nghiệp hoạt động vì kế sinh nhai (khởi sự thiếu kiến thức nghề
nghiệp) và doanh nghiệp khởi sự trên cơ sở tận dụng cơ hội thị trường (khởi sự có
kiến thức nghề nghiệp).
- Khởi sự vì kế sinh nhai: Loại khởi sự này thường gắn với việc cá nhân bị
bắt buộc phải khởi sự do yếu tố mơi trường, hồn cảnh như bị thất nghiệp, bị đuổi việc,
gia đình khó khăn...Khởi sự không phải để nắm bắt cơ hội làm giàu do thị trường mang
lại mà khởi sự là phương thức duy trì sự sống, thốt nghèo, chống đói. Doanh nghiệp do
những người này tạo lập về cơ bản có thể cung cấp cho người chủ của nó thu nhập tương
tự với thu nhập họ có thể kiếm được khi làm một cơng việc thơng thường.
Khởi sự vì kế sinh nhai là hình thức khởi sự trên cơ sở thiếu kiến thức nghề
nghiệp cần thiết nên ít được người khởi sự cân nhắc, tính tốn kỹ lưỡng. Thơng
thường những người khởi sự thuộc loại này là những người không được trang bị các
kiến thức cần thiết nên không quan niệm kinh doanh là một nghề; hoặc họ quan
niệm đơn thuần ai cũng có thể kinh doanh được, hoặc anh ta bị dồn vào đường cùng
nên buộc phải khởi sự (thất nghiệp, rất cần thu nhập cho cuộc sống,…).

Vì khởi sự với ước mơ rất nhỏ là có việc, có thu nhập nên tuyệt đại bộ phận
doanh nghiệp do những người thuộc loại này thành lập là doanh nghiệp thuộc loại
siêu nhỏ, một số trong đó có thể có qui mơ nhỏ. Có thể nói, ở các nước càng lạc hậu
bao nhiêu thì số doanh nghiệp được khởi sự vì kế sinh nhai càng nhiều bấy nhiêu.
Do không khởi sự trên cơ sở có kiến thức, tính tốn cẩn thận nên những
doanh nghiệp khởi sự thuộc loại này tạo ra các sản phẩm/dịch vụ thông thường, đơn
13


giản, đã có trên thị trường mà khơng có sự cải tiến nào. Có thể nói cách khác, sản
phẩm/dịch vụ được sao chép từ những sản phẩm/dịch vụ đã có. Do họ thiếu kiến
thức mà đi sao chép nên trong nhiều trường hợp sản phẩm/dịch vụ do các doanh
nghiệp này tạo ra có chất lượng và cách thức phục vụ còn kém hơn nhiều so với sản
phẩm/dịch vụ của các doanh nghiệp “bị” họ sao chép.
Có thể nói, khi mới khởi sự, các doanh nghiệp này có tác dụng giảm gánh
nặng lo “công ăn, việc làm” cho xã hội và trong chừng mực nhất định cũng làm cho
xã hội đỡ tệ nạn hơn. Song xét về lâu dài, những doanh nghiệp khởi sự loại này có
đặc trưng là dễ thất bại và khó phát triển: hoặc khởi sự được thời gian ngắn là rơi
vào tình trạng khó khăn, có thể thất bại; hoặc nếu không thất bại cũng chỉ tồn tại ở
dạng siêu nhỏ, tạo ra thị trường với đủ khuyết tật nên khó thích hợp với thị trường
ngày nay. Nếu nhiều người khởi sự vì kế sinh nhai, xét về lâu dài, còn gây ra nhiều
bất lợi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Khởi sự kinh doanh trên cơ sở có kiến thức nghề nghiệp:
Cơng ty này sẽ đưa ra thị trường những sản phẩm và dịch vụ mới bằng cách
sáng tạo và tận dụng tất cả những nguồn lực mà họ đang có. Khởi sự kinh doanh
nhằm tìm kiếm, khám phá, khai thác cơ hội để kiếm lợi nhuận. Doanh nghiệp phát
triển hoạt động kinh doanh mới đưa ra thị trường những sản phẩm và dịch vụ mới.
Sứ mệnh của một doanh nghiệp là tạo ra giá trị mới và mang giá trị đó đến đông đảo
người tiêu dùng. Google, Facebook là những hãng nổi tiếng, thành cơng và là ví dụ
điển hình cho một doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh mới. Khi nhận ra

một cơ hội kinh doanh, những người đứng đầu công ty này đã tạo ra những sản
phẩm, dịch vụ có giá trị, khác biệt và quan trọng với khách hàng, cung cấp các tiện
ích khơng thể tìm thấy ở những nơi khác cho khách hàng của họ.
Ngược với khởi sự vì kế sinh nhai, những người tạo lập doanh nghiệp loại
này là những người có kiến thức, họ coi kinh doanh là một nghề và họ có sẵn chủ
đích, thận trọng cân nhắc khi tiến hành khởi sự.
Xã hội càng phát triển, thị trường càng mở rộng thì những người khởi sự trên
cơ sở có kiến thức nghề nghiệp cần thiết ngày càng nhiều. Các doanh nghiệp được
tạo lập từ những người có đủ kiến thức cần thiết thường dễ thành công và tạo ra sự
14


phát triển bền vững trong tương lai. Càng ngày, chính phủ các nước phát triển càng
nhận thức được điều này và tạo khung khổ pháp lý để loại này phát triển.
Theo mục đích khởi sự: Có thể phân biệt khởi sự theo hai loại với mục đích
của người tạo lập doanh nghiệp khác nhau: tạo lập doanh nghiệp nhằm mục đích lợi
nhuận (kiếm tiền) và thành lập doanh nghiệp khơng vì mục đích lợi nhuận (xã hội).
- Khởi sự tạo lập doanh nghiệp vì mục đích lợi nhuận:
Chủ doanh nghiệp thành lập doanh nghiệp để làm giàu cho bản thân, kiếm
lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khởi sự kinh doanh thường
bắt nguồn từ sự hấp dẫn về tiền bạc. Kiếm lợi nhuận và gia tăng giá trị của doanh
nghiệp là mục đích chính của nhiều người khi khởi sự kinh doanh. Phần lớn các
doanh nhân khởi sự kinh doanh vì mục đích này.
- Người khởi sự khơng vì mục tiêu lợi nhuận:
Mục tiêu khởi sự của chủ doanh nghiệp là khơng vì lợi nhuận mà vì xã hội.
Những người này phát triển kinh doanh các sản phẩm/dịch vụ nhưng khơng vì lợi
ích cá nhân mình mà nhằm mục đích nhân đạo – các doanh nghiệp này được gọi là
các doanh nghiệp xã hội.
Khác với doanh nhân kinh doanh, doanh nhân xã hội khơng có mục đích lợi
nhuận mà họ hoàn toàn tự nguyện cống hiến cuộc đời mình cho hoạt động mang

tính nhân đạo. Xã hội đánh giá thành công của họ không phải qua lợi nhuận mà
bằng những tiến bộ xã hội mà họ đóng góp cho cộng đồng.
Doanh nghiệp xã hội đã xuất hiện trong một thời gian khá dài nhưng gần đây mới
được biết tới như là một cách tiếp cận sáng tạo và có định hướng thị trường để giải quyết
các vấn đề xã hội. Doanh nghiệp xã hội lấy lợi ích xã hội làm mục tiêu chủ đạo, dùng
mục tiêu kinh tế để đạt được mục tiêu xã hội/môi trường. Doanh nghiệp xã hội có thể
dưới dạng các tổ chức từ thiện, các tổ chức xã hội, các tổ chức vì cộng đồng phi lợi
nhuận hoặc doanh nghiệp xã hội có lợi nhuận hoặc là kết hợp cả hai mơ hình trên thành
mơ hình doanh nghiệp xã hội hỗn hợp. Điều này tuỳ thuộc vào mục tiêu mà doanh
nghiệp muốn đạt được và cách thức mà doanh nghiệp cho rằng hiệu quả nhất để đạt mục
tiêu.

15


×