Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Mối quan hệ giữa bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa với phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay - Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.78 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>V</b>

Ă N HÓ

<b>A</b>



<b>1. Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa </b>
<b>thơng qua du lịch</b>


C

ó thể nói bây giờ văn hóa Việt Nam
còn những gì chứ không phải “có
những gì” bởi phần nhiều các giá
trị/di sản văn hóa mà các bậc tiền nhân thiết
lập và tồn tại trong một thời gian dài nhưng
vì lẽ này, hay lẽ khác, mà đặc biệt khi dùng nó


biến mất. Đó là chưa kể một số di sản văn hóa
còn lại, nếu khơng tính tốn kỹ thì rất dễ biến
sang dạng khác. Có thể sự biến dạng đó hiện
đại, sinh lợi hơn (như thu hẹp khu di tích để xây
nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi, tạo cảnh
quan mới…; hay lược bớt nghi thức, đưa thêm
những loại hình nghệ thuật biểu diễn hiện đại
vào lễ hội truyền thống…) nhưng khi sắc diện


<b>MỐI QUAN HỆ GIỮA BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ </b>


<b>DI SẢN VĂN HÓA VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH </b>



<b>TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY</b>



<b>BÙI THANH THỦY</b>
<b>Tóm tắt</b>


<i>Suốt một thời gian dài, chúng ta đã được tiếp cận với những lý thuyết luận, phương pháp luận, </i>
<i>khoa học luận đa dạng của nhiều nhà khoa học, chuyên gia trong nhiều lĩnh vực về vấn đề bảo vệ các </i>


<i>giá trị văn hóa truyền thống/di sản văn hóa trong bối cảnh hiện đại hoá, tồn cầu hoá hiện nay, trong </i>
<i>đó có gắn với sự phát triển kinh tế mang tính quốc tế và đại chúng - du lịch. Du lịch hiện đang là một </i>
<i>điểm sáng (mũi nhọn) cho kinh tế Việt Nam; dân chúng tiếp nhận du khách nước ngoài với lòng hiếu </i>
<i>khách của văn minh, văn hóa Việt; xã hội đón nhận du lịch trong nhiều sinh hoạt thường nhật một </i>
<i>cách thản nhiên, du lịch sẽ gắn bó với tương lai của đất nước, là thước đo chính xác khả năng của Việt </i>
<i>Nam trong cách đón nhận những biến đởi lớn từ tồn cầu hóa. Tiếp bàn về vấn đề nhận thức đối với </i>
<i>mối quan hệ giữa bảo tồn, phát huy giá trị di sản gắn với phát triển du lịch; giải pháp tạo sự cân bằng </i>
<i>cho mối quan hệ này là những vấn đề mà bài viết này xin được trao đởi.</i>


<b>Từ khóa: </b>Du lịch, di sản văn hóa, bảo tồn, phát huy


<b>Abstract</b>


<i>For a long time, we have accessed to the various theories, methodologies, and scientific studies of </i>
<i>many scientists and experts in many fields of protecting traditional cultural values/ cultural heritage </i>
<i>in the context of modernization and globalization today, in which is linked to the international and </i>
<i>mass-tourism economic development. Tourism is currently a bright spot for the Vietnamese economy; </i>
<i>people receive foreign tourists with the hospitality of Vietnamese civilization and culture; the society </i>
<i>welcome tourism naturally in many daily activities. Tourism will be related to the future of the country </i>
<i>and considered as an accurate measure of Vietnam’s ability to receive major changes from the </i>
<i>globalization. The paper will discuss the awareness on the relationship between conservation and </i>
<i>promotion of heritage values associated with tourism development; solutions to create a balance for </i>
<i>this relationship.</i>


<b>Keywords:</b> Tourism, cultural heritage, conservation, promotion


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>V</b>

<b>A</b>


bảo tồn; giữa kinh tế hóa và bảo vệ di sản, môi


trường di sản; giữa lợi nhuận trước mắt và lợi


ích lâu dài (như trường hợp biệt thự Bảo Đại
ở thành phố Nha Trang; bán đảo Sơn Trà, Đà
Nẵng; đồi Vọng Cảnh ở Huế; xây cầu trên núi
Cái Hạ, Tràng An, Ninh Bình…). Nói chung, ở
Việt Nam, phát triển kinh tế du lịch gắn với bảo
tờn di sản ln là bài tốn rất khó giải đối với
các nhà hoạch định, quản lý đất nước.


Di sản văn hóa là tài sản vô giá và không
thể thay thế được đối với mỗi một quốc gia và
toàn thể nhân loại. Những mất mát do hư hại
hoặc biến mất của bất kỳ tài sản nào sẽ mang
đến sự nghèo nàn cho hệ thống di sản, nền
văn hóa của quốc gia đó và của các dân tộc
trên thế giới.


Văn hóa, di sản văn hóa khi kết nối với hoạt
động du lịch, vừa đánh thức các giá trị văn hóa/
di sản, vừa quảng bá các giá trị văn hóa rộng
rãi; góp phần lưu giữ, phổ biến những tinh hoa
văn hóa bản địa (hợp thành văn hóa dân tộc).


Ý nghĩa lớn nhất của sự phục sinh, bảo tồn,
phát huy giá trị các di sản là đảm bảo tính liên
tục không đứt gãy của truyền thống văn hóa
dân tộc, làm cho đời sống tinh thần của cộng
đồng phong phú, sâu sắc và trở thành một
thành luỹ của các giá trị truyền thống, bản sắc
trong xu thế hội nhập hiện nay. Để đảm bảo
được vấn đề này trong bối cảnh đương đại, du


lịch là một phương thức hiệu quả bởi nó thu
hút sự chú ý của mọi người dân trong nước
và thế giới đối với giá trị văn hóa của di sản ở
mọi vùng miền, mọi quốc gia. Qua du lịch, các
di sản văn hóa khi được khai thác dưới dạng
tài nguyên để tạo thành những điểm đến, sản
phẩm du lịch sẽ giúp du khách có cái nhìn rõ
nét, sâu sắc hơn về nền văn hoá trong quá khứ
và cảm nhận được mối liên hệ giữa quá khứ,
hiện tại và tương lai; đồng thời được tận mắt
chứng kiến, tiếp cận cuộc sống văn hóa bản


và trải nghiệm di sản văn hóa của địa phương
sẽ tạo nên động lực để địa phương bảo tồn,
khôi phục, gìn giữ di sản. Và chỉ khi các giá trị
di sản được phát huy thì mới có cơ sở, có căn
cứ và điều kiện để bảo tồn. Phát huy giá trị di
sản qua du lịch không chỉ tạo hướng tiếp cận,
ảnh hưởng mới làm cho các giá trị văn hóa
không bị lãng quên mà còn bảo tồn được bản
sắc của dân tộc. Vấn đề này cũng mang đến sự
nhận biết sâu sắc hơn về tầm quan trọng của
việc bảo vệ, gìn giữ các di sản văn hóa. Một khi
người dân đã nhận ra và đánh giá cao giá trị
đặc biệt của các di sản trong cộng đồng của
họ, một khi niềm tự hào của họ được củng cố,
họ sẽ cố gắng hết sức để bảo vệ di sản. Điều đó
thực sự mang tính bền vững vì không một lực
lượng nào có thể đối xử tốt với các di sản văn
hóa hơn những chủ thể sở hữu, sáng tạo ra nó.


Như thế, du lịch nội địa và du lịch quốc tế đóng
vai trò là chất xúc tác cho việc bảo tồn các di
sản văn hóa, đánh thức và làm trỗi dậy các giá
trị văn hóa của các thời đại đã qua đang bị
lãng quên hoặc mai một theo thời gian trước
những biến cố của lịch sử.


Mặt khác, một trong những giá trị của các
di sản là trở thành tài nguyên du lịch và đem lại
lợi ích kinh tế lớn. Các lợi ích kinh tế ấy lại tiếp
tục phục vụ đắc lực cho công tác bảo tồn và
phát huy giá trị của các di sản. Chúng ta khơng
thể phủ nhận lợi ích to lớn về kinh tế mà du
lịch mang lại cho điểm di sản. Cộng đồng địa
phương ở bất kỳ vùng nào đã và đang có sự
phát triển về du lịch đều nhận ra lợi ích này.
Ngồi việc tạo thu nhập, việc làm, nâng cao
đời sống kinh tế, tư duy, nhận thức cho người
dân địa phương, du lịch còn hỗ trợ việc bảo
tồn di sản bằng cách cung cấp ng̀n tài chính
ởn định.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>V</b>

Ă N HÓ

<b>A</b>



loại hình nghệ thuật dân gian,… đồng thời
nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cơ quan
nhà nước, chính quyền địa phương và cợng
đồng cư dân trong việc giữ gìn, phát triển di
sản văn hóa. Du lịch tạo ra nguồn thu nhập tại
chỗ cho phép các địa phương tích luỹ và phát


triển kinh tế - xã hội, trong đó có văn hóa. Nhờ
đó các tài sản văn hóa được bảo vệ, tôn tạo,
tái sinh, đồng thời với việc xây dựng mới các
cơ sở văn hóa làm phong phú thêm các giá trị
văn hoá đương đại. Việc tun truyền, quảng
bá du lịch rợng rãi ở ngồi nước, trong nước và
tại điểm du lịch đã truyền tải được giá trị văn
hóa dân tộc đến bạn bè quốc tế, khách du lịch
và nhân dân. Vấn đề này cũng được nhắc rất
rõ trong Hiến chương quốc tế về du lịch văn
hóa được Hội đồng Di tích và Di chỉ Q́c tế
(ICOMOS) thơng qua năm 1999: “Du lịch có thể
tận dụng các lợi điểm về kinh tế của cả di sản
và khai thác chúng phục vụ cho mục đích bảo
tờn bằng cách tạo ra ng̀n phí hỗ trợ, giáo dục
cợng đờng và tác đợng vào chính sách” [5].


Ngồi ra, bản thân du lịch có chức năng
giáo dục thông qua các hoạt động ngành
nghề, nhắc nhở mọi người về cội nguồn văn
hóa và giúp du khách xác định, hình thành
nên ý thức về bản sắc văn hóa của mình, thúc
đẩy mối quan tâm của công dân đến lịch sử,
văn hóa, di sản; giúp chính phủ tác động đến
dư luận và giành được sự ủng hộ cho những
mục tiêu quốc gia (việc triển khai phát triển du
lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Bợ
Chính trị từ Nghị quyết 08-NQ/TW là một minh
chứng); thúc đẩy những tư tưởng, tham vọng
q́c gia, hình thành hình ảnh tích cực về đất


nước và bản sắc dân tộc.


Di sản văn hóa là bộ phận trọng yếu của
nền văn hóa dân tộc. Thái độ ứng xử đối với
di sản văn hóa nói lên trình độ nhận thức của
mỗi quốc gia, dân tộc và tuỳ thuộc vào việc
xem xét vai trò của di sản văn hóa đối với sự
phát triển xã hội trong từng thời điểm lịch


hợp những cặp phạm trù vừa thống nhất, vừa
tương phản: Truyền thống và hiện đại; kế thừa
và phát triển; bảo tồn và khai thác…


Thương mại hóa văn hóa (phát triển kinh
tế từ văn hóa, kinh tế hóa văn hóa) luôn có hai
mặt. Trong trường hợp đối với các di sản văn
hóa, nếu các hoạt động khai thác, phát huy
giá trị di sản được quản lý tốt có thể đem lại
những lợi ích cho cợng đờng như lợi ích kinh
tế, tạo dựng niềm tự hào, thu hút khách du lịch,
xây dựng vị thế cho địa phương, tạo hình ảnh
của điểm đến du lịch và quốc gia. Nhưng nếu
không được quản lý, điều hành tốt và nếu như
không thấy được những lợi ích một cách rõ
ràng, cái giá phải trả và những vấn đề nảy sinh
sẽ gia tăng, sẽ bị mai một, biến dạng hoặc sẽ
mất đi, sự hỗ trợ từ phía cợng đờng và những
đóng góp tự nguyện sẽ không còn. Công cuộc
bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trong thời
đại mới sẽ gặp nhiều trở ngại, khó khăn.



<b>2. Du lịch phát triển dựa vào hệ thống di sản </b>
<b>văn hóa</b>


<i><b>Di sản văn hóa tạo động lực cho du lịch</b></i>


Văn hố là điều kiện và môi trường để cho
du lịch phát sinh và phát triển. Các di sản văn
hóa là một trong những điều kiện đặc trưng
cho việc phát triển du lịch của quốc gia, vùng,
địa phương. Giá trị của những di sản văn hóa:
Di tích lịch sử, các công trình kiến trúc, các hình
thức nghệ thuật, các tập quán, lễ hội, ngành
nghề truyền thống,… cùng các thành tựu kinh
tế, chính trị, xã hợi, các cơ sở văn hóa nghệ
thuật, các bảo tàng,… là những đối tượng cho
du khách khám phá, thưởng thức; cho du lịch
khai thác, sử dụng. Các di sản không chỉ tạo ra
môi trường và điều kiện cho du lịch phát sinh,
phát triển mà còn quyết định quy mô, thể loại,
chất lượng và hiệu quả hoạt động du lịch của
một quốc gia, một vùng, một địa phương.


<i><b>Di sản văn hóa tạo nên sự khác biệt cho hệ </b></i>
<i><b>thống điểm đến, sản phẩm du lịch</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>V</b>

<b>A</b>


tớ mang tính bản sắc, đặc trưng của văn hóa


dân tộc - di sản văn hóa để hình thành những


điểm đến, sản phẩm du lịch chính là tạo nên
những sản phẩm du lịch đặc sắc, riêng biệt.


Một nguyên tắc khi thiết kế sản phẩm du
lịch ln chú ý đến tính đa dạng trong sự độc
đáo, riêng biệt để tạo nên sự khác biệt cho
sản phẩm, hình thành hệ thống sản phẩm đặc
trưng, có sức hút lớn và tăng tính cạnh tranh
trong kinh doanh cũng như điểm đến. Tính
đặc trưng của điểm đến, sản phẩm du lịch
được quy định bởi đặc điểm tự nhiên hoặc văn
hóa bản địa (mà ở đây là di sản văn hóa) điển
hình của địa phương, nơi sản phẩm du lịch
được hình thành, phát triển.


<i><b>Di sản văn hóa giải quyết vấn đề sản </b></i>
<i><b>phẩm du lịch Việt Nam</b></i>


Việt Nam đang sở hữu một “kho báu” để làm
nền tảng thiết kế sản phẩm du lịch mà nhiều
quốc gia khác không có, đó là một nền văn hóa
đặc sắc, nhiều lợi thế về cảnh quan, cấu trúc và
biểu hiện dấu ấn văn hóa vật chất, tinh thần.
Về cảnh quan, Việt Nam có cảnh quan văn hóa
đa dạng được tạo nên bởi sự thích ứng của
con người trong từng dạng địa hình. Về cấu
trúc, Việt Nam là một quốc gia đa sắc màu
văn hóa của 54 dân tộc cùng sinh sống, thống
nhất trong đa dạng. Điều đó đã tạo nên một
hệ thống di sản văn hố vật thể, phi vật thể


phong phú, đợc đáo, khác lạ, trong đó nhiều di
sản văn hóa mang đậm dấu ấn đóng góp của
văn hóa đa tộc người được công nhận là di sản
văn hóa thế giới. Đặc biệt, Việt Nam còn hàm
chứa một hệ thống di sản văn hóa thời kỳ cận
hiện đại ghi dấu ấn công cuộc xây dựng và bảo
vệ Tở q́c. Hệ thớng di sản: các di tích lịch sử
văn hóa, ẩm thực, lễ hội, các trò chơi dân gian,
hàng thủ công,… là những nguồn tài nguyên
độc đáo, đặc sắc để làm nên cái hồn của sản
phẩm du lịch, đa dạng hóa và nâng cao chất
lượng sản phẩm du lịch hiện nay.


Các hoạt động chủ yếu của du lịch bao
gồm: Ăn, ở, du ngoạn, mua sắm, vui chơi giải
trí (nhu cầu nội tại của con người). Tất cả các
hoạt động đó ngoài việc thoả mãn nhu cầu
thiết yếu của mọi thành viên trong xã hội đều
mang đến những cảm nhận trải nghiệm về
đặc trưng văn hóa, khát vọng về văn hóa - thể
hiện sự ngưỡng mộ, theo đuổi với nền văn hóa
của nơi khác. Điều đó cho thấy văn hố với hệ
thớng các di sản là đợng cơ, là mục đích tìm
kiếm của du khách bởi sự khác biệt. Đây sẽ là
tác nhân tạo nên sự hấp dẫn của điểm đến, sự
thu hút/lơi ćn du khách, thúc đẩy tính lưu
chuyển của dòng khách. Những ấn tượng về
văn hóa làm cho du khách khó quên chuyến
đi của mình và họ sẽ giới thiệu, quảng bá nâng
cao những giá trị đó.



<i><b>Di sản văn hóa giải quyết vấn đề định vị </b></i>
<i><b>hình ảnh, nâng cao thương hiệu du lịch địa </b></i>
<i><b>phương/vùng/quốc gia</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>V</b>

Ă N HĨ

<b>A</b>



pháp khơng phù hợp, giúp phát triển du lịch
đồng đều ở mỗi địa phương, vùng miền. Đảm
bảo sự khác biệt, tăng tính cạnh tranh, giúp
định vị hình ảnh, thương hiệu cho điểm đến
địa phương, quốc gia là một yêu cầu đặc biệt
quan trọng trong quá trình phát triển du lịch
của đất nước.


<i><b>Di sản văn hóa tạo khả năng sinh lời tại </b></i>
<i><b>chỗ </b></i>


Di sản văn hóa là sơ sở tạo ra một hệ thống
các sản phẩm, dịch vụ tại chỗ để đáp ứng nhu
cầu của du khách đến tham quan du lịch (bán
vé, sách, đồ lưu niệm, đồ ăn, chụp ảnh, khu
dịch vụ bán lẻ thương mại…) kích thích tiêu
dùng, sản xuất ở khu vực xung quanh. Điều
đó khẳng định di sản văn hóa có khả năng tạo
thành tài sản, tác động kinh tế ở phạm vi vùng,
khu vực, quốc gia.


<b>3. Tạo mối quan hệ bền vững giữa bảo tồn, </b>
<b>phát huy giá trị di sản văn hóa với phát triển </b>


<b>du lịch trong giai đoạn hiện nay</b>


Mối quan hệ giữa di sản và du lịch tốt hay
xấu tuỳ thuộc vào cách chúng ta xử lý như
thế nào. Sẽ rất lý tưởng nếu kết hợp được hai
mục tiêu: Phát triển du lịch và bảo tồn di sản
văn hóa. Có thể đưa những “điều” này vào hai
“phạm trù công việc”: Một là những công việc
thuộc phạm trù văn hóa (phục dựng, bảo tồn,
tôn tạo…); hai là những công việc thuộc phạm
trù du lịch (cơ sở, tiện nghi, hình thức thực
hiện…).


Những tài nguyên văn hóa của dân tộc sẽ
hình thành và tồn tại lâu dài, bền vững, một khi
cùng tiến hành song song <i>một cách văn hóa</i>,
hai lĩnh vực văn hóa và du lịch. Để thực hiện
được mong muốn trên, cần thống nhất quan
điểm giải quyết. Trong từng hoạt động mọi
điểm mạnh cần phải được duy trì, phát huy;
mọi điểm yếu cần phải được cải thiện, xóa bỏ.


Trên thực tế, mâu thuẫn giữa bảo tồn và


di sản. Một mặt, du lịch là động lực cho sự phát
triển kinh tế địa phương và là ng̀n cung
cấp tài chính bền vững cho di sản, nhưng mặt
khác du lịch lại có thể gây hại cho di sản khi số
lượng du khách tăng lên. Điều này, khiến cho
mối quan hệ giữa hai bên căng thẳng và khó


có thể giải quyết trong một sớm một chiều và
cần có sự nỗ lực từ hai phía. Nhiều trường hợp
cho thấy, việc khai thác các di sản quá mức để
phục vụ du lịch sẽ dẫn đến di sản bị huỷ hoại.
Dưới ảnh hưởng của du lịch, rất nhiều di sản
văn hóa (cả vật thể và phi vật thể) đã bị biến
dạng hoặc biến mất. Ví dụ, ở mợt sớ q́c gia
trên thế giới, khá nhiều di tích phải giảm tải số
lượng khách đến tham quan bằng nhiều chính
sách khác nhau; mợt sớ di tích phải đóng cửa
vì lượng khách đến quá lớn, gây ảnh hưởng
xấu đến mơi trường và cảnh quan di tích, cũng
như tác động xấu đến sinh hoạt của cộng
đồng địa phương. Nhiều lễ hội khi trở thành
lễ hội du lịch đã mất hết những giá trị gốc/bản
thể của nó, trở thành những sinh hoạt trần tục.
Nói chung, nhiều giá trị văn hóa, những yếu tố
đặc trưng, nguyên bản đã biến mất khi bị khai
thác du lịch mợt cách thái q, thiếu kiểm sốt.


Hậu quả này khơng nên đở lỗi hồn tồn
cho du lịch. Cách thức quản lý, vận hành và
phát triển của con người đóng vai trò quyết
định trong việc du lịch tác đợng tích cực hay
tiêu cực đới với vấn đề bảo tồn và phát huy giá
trị di sản văn hóa. Điều cơ bản là làm sao phát
triển du lịch nhưng vẫn giữ gìn được bản sắc,
tính ngun gớc của di sản, làm cho du lịch và
di sản văn hóa không xung đột nhau mà bổ
trợ, phục vụ lẫn nhau. Gánh nặng và những


thách thức này được đặt lên vai của tất cả các
bên liên quan đến chu trình quản lý di sản
văn hóa ở mợt khu di tích, địa phương có di
sản nhằm đảm bảo khả năng đạt được sự cân
bằng giữa việc bảo tồn và phát triển bền vững
tại một điểm di sản.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>V</b>

<b>A</b>


trò của di sản văn hóa đối với cộng đồng và


làm mọi điều để giữ gìn cho cộng đồng cũng
như nghiên cứu các biện pháp, cách thức tốt
nhất khi kết hợp di sản với du lịch. Quá thương
mại hóa hoặc quá bảo tồn di sản văn hóa một
cách cứng nhắc không phải là phương thức lý
tưởng đối với việc bảo vệ và phát huy di sản. Vì
thế những chính sách, quy chế, quy định đối
với bảo tồn, phát huy di sản cần linh hoạt để
thu hút du khách và phòng tránh được những
mặt trái mà du lịch có thể tác động.


Mặc dù người dân địa phương có thể tự
thân bảo vệ di sản để thể hiện đức tin, niềm tự
hào, trách nhiệm của chính họ mà không phải
sử dụng ngân sách Nhà nước, song không thể
phủ nhận vai trò quan trọng của kinh tế đối với
sự tồn tại của các di sản văn hóa trong đời sớng
hiện nay. Bởi ít nhất phải có kinh phí để duy trì
mợt ban tở chức hoạt động hiệu quả, nâng cấp
và xây dựng cơ sở hạ tầng, cảnh quan, tôn tạo,


sửa chữa, phục dựng, duy trì di sản. Hơn nữa,
khi người dân được hưởng lợi từ các di sản này
sẽ kích thích hơn việc tham gia tích cực từ phía
họ, tình yêu di sản vì thế sẽ lớn dần lên và được
duy trì một cách lâu dài, bền vững. Xét trên
khía cạnh du lịch, du khách sẽ được chào đón
hơn khi đến với địa phương, do người dân địa
phương hiểu rằng du khách đến giúp họ phục
hưng, bảo tờn chính văn hóa của họ và mang
lại lợi ích kinh tế cho họ. Ngược lại, du khách sẽ
cảm thấy hài lòng khi đến một nơi du lịch mà
người dân nồng nhiệt, mến khách, thân thiện,
mơi trường hoạt đợng an tồn và khám phá
được nhiều điều mới, lạ, độc đáo. Những nhà
đầu tư, tài trợ, các doanh nghiệp kinh doanh
cũng sẽ tham gia hăng hái hơn vì nhận thấy
có được lợi ích mang đến cho bản thân, đơn
vị. Điều đó cho thấy, việc giữ gìn, phát huy di
sản văn hóa và những lợi ích từ kinh tế có mối
liên kết với nhau. Và như thế, vấn đề thương


trong phát triển du lịch. Bảo tồn, phát huy di
sản văn hóa cần dựa trên quan điểm di sản văn
hóa, các giá trị truyền thống đang tồn tại song
hành với xã hội, phải có những biện pháp vận
hành/phát huy mợt cách thích hợp với những
yêu cầu của thời đại mới, trong bối cảnh chính
trị - kinh tế - văn hóa - xã hội nhất định. Đây là
mối quan hệ hai chiều, có sự ảnh hưởng và tác
động tương hỗ lẫn nhau.



Luôn xác định di sản văn hóa là một sản
phẩm văn hóa, phải vận hành phù hợp với
vai trò của nó trong xã hội hiện tại, phải đáp
ứng nhu cầu của xã hội đương đại. Dưới góc
độ du lịch, di sản văn hóa có vai trò kích thích
nhu cầu du lịch/tham quan của du khách, tạo
tính hấp dẫn cho điểm tham quan du lịch, xây
dựng hình ảnh cho một vùng đất cũng như là
tác nhân tạo sự phát triển kinh tế - xã hội, địa
phương, vùng, quốc gia; hình thành loại hình
du lịch thay thế và đáp ứng mục tiêu phát triển
bền vững.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>V</b>

Ă N HÓ

<b>A</b>



Du lịch gắn liền với bảo tồn và khai thác
nghiêm túc các di sản vật chất, tinh thần, hay
nói cách khác là du lịch mang tính giáo dục, vì
vậy, cần đẩy mạnh công tác xã hội hóa du lịch
gắn với bảo vệ di sản. Ví như ở nước Anh có
hai tổ chức xã hội sở hữu và khai thác các di
sản, đó là English Heritage (Di sản Anh) và The
National Trust (Niềm tin quốc gia) với các điểm
tham quan rộng khắp cả nước. Hai tổ chức này
phát hành thẻ hội viên hàng năm với nhiều
ưu đãi để khuyến khích nhân dân và du khách
nước ngoài. Các cơ sở của hai tở chức này hầu
hết là những di tích lịch sử, các địa phương
gắn với thân thế những danh nhân và các khu


sinh thái nhân văn. Hoạt động của hai tổ chức
này thống nhất với nhau nhưng không trùng
lặp. Họ thường xuyên liên lạc với các du khách
thành viên. Ở đây, công tác xã hội hóa du lịch
đã được thực hiện rất tốt.


Tất cả những nhận định trên cho thấy, để
bảo tồn, phát huy di sản văn hóa; để phát
triển du lịch có lợi cho việc bảo tồn, phát huy
những tinh hoa của dân tộc, cần phải lưu ý
đến một số yêu cầu: 1) Khi phát triển du lịch,
vấn đề bảo tồn các giá trị văn hóa phải luôn
được đặt lên trên mục đích kinh tế; 2) Phải xây
dựng hệ thống văn bản pháp lý trong quản lý
di sản văn hóa và phát triển du lịch một cách
cụ thể tương ứng với từng trường hợp kiểu
loại di sản; 3) Phát triển du lịch trên cơ sở tơn
trọng tính ngun gớc và mơi trường không
gian văn hóa của di sản; 4) Thiết lập các tuyến
du lịch liên kết để khai thác những nhu cầu
khác nhau của du khách với đối tượng hạt
nhân là các di sản văn hóa; 5) Phải có những
chính sách, cơ chế phù hợp để tái đầu tư cho
di sản văn hóa từ những nguồn thu du lịch; 6)
Phải đảm bảo các dịch vụ, cơ sở hạ tầng, môi
trường du lịch đáp ứng, thoả mãn nhu cầu của
du khách; 7) Đẩy mạnh công tác xã hội hóa du
lịch thúc đẩy bảo tờn di sản; 8) Phải phát huy
vai trò tích cực và chủ động của người dân ở



du lịch vào việc tham gia làm du lịch và bảo
vệ di sản văn hóa.


Di sản văn hóa của nước ta chỉ có thể được
bảo tồn, tôn vinh nếu nó mang lại lợi ích cho
xã hợi đương đại, mà điều đó dễ nhìn nhận
thông qua hoạt động du lịch, nhất là khi có
một cách thức quản lý, điều hành tốt và hiệu
quả trong hoạt động khai thác các di sản văn
hóa, có được sự trân trọng, hiểu biết, tính gắn
kết giữa hai lĩnh vực này.


B.T.T


<i>(PGS.TS, Trưởng khoa Gia đình & Công tác xã hội, </i>
<i>Trường ĐHVHHN)</i>


<b>Tài liệu tham khảo</b>


1. Bùi Hoài Sơn (2009), <i>Quản lý lễ hội truyền </i>
<i>thống của người Việt</i>, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà
Nội.


2. Bùi Thanh Thủy (2009), “Nội hàm văn hóa
du lịch”, <i>Tạp chí Du lịch Việt Nam,</i> (12), tr.45-47.


3. Bùi Thanh Thủy (2009), “Sự thích ứng của
văn hóa truyền thống nhìn từ góc độ du lịch”, in
trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học Q́c tế<i> Văn hóa </i>
<i>trong thế giới hội nhập</i>, Nxb. Văn hóa - Thông tin,


Hà Nội.


4. Bùi Thanh Thủy (2013), <i>Tác động của hoạt </i>
<i>động du lịch đến đời sống kinh tế - xã hội của cộng </i>
<i>đồng cư dân tại các khu du lịch tiêu biểu vùng đồng </i>
<i>bằng Bắc Bộ</i>, Đề tài cấp Bộ.


5. Tổng cục du lịch (2007), <i>Du lịch ở các di sản </i>
<i>văn hóa thế giới</i>, Hà Nội.


Ngày nhận bài: 16 - 6 - 2019


</div>

<!--links-->

×