Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Bài giảng Lồng ghép GDBVMT-GDCD 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.4 KB, 19 trang )

*  SKKN : Một vài biện pháp tích hợp GDBVMTcho HS trong môn GDCD 7 *
MỤC LỤC

Trang
I/. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2
1. Đặt vấn đề
2. Mục đích đề tài
3. Lịch sử đề tài
4. Phạm vi đề tài
II/. NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM 5

1. Thực trạng đề tài
2. Nội dung cần giải quyết
3. Biện pháp giải quyết
4. Kết quả chuyển biến
III/. KẾT LUẬN 17

1. Tóm lược giải pháp
2. Phạm vi áp dụng
3. Kiến nghị
 Nguyễn Đại Hoàng

Trang 1
*  SKKN : Một vài biện pháp tích hợp GDBVMTcho HS trong môn GDCD 7 *
I/. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1) Đặt vấn đề
Môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi chứa
đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất, là nơi chứa đựng và
phân hủy các chất thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất,
… Môi trường có vai trò cực kì quan trọng đối với đời sống con người. Đó không
chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi lao động và nghỉ ngơi,


hưởng thụ và trau dồi những nét đẹp văn hóa, thẩm mĩ,…
Những năm gần đây, các dấu hiệu cho thấy nạn suy thoái môi trường đã ngày
một rõ ràng hơn do nhiều nguyên nhân chủ yếu là do tác động của con người. Phải
gánh chịu nhiều hậu quả thiên tai gây ra, con người đã bắt đầu ý thức được về
những ảnh hưởng có hại của mình đối với môi trường sống. Chính vì thế, con
người quan tâm hơn công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là bảo vệ môi trường
trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Bảo vệ môi trường là vấn đề được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm, vì sự
phát triển bền vững toàn cầu. Con người là một bộ phận của thiên nhiên, do đó con
người sẽ không sống nổi nếu thiên nhiên không được bảo vệ. Nói cách khác, bảo
vệ thiên nhiên chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. Con người cần phải bảo vệ
môi trường sống của mình, không chỉ cho hôm nay mà cho cả mai sau. Việc giáo
dục bảo vệ môi trường là việc làm hết sức cần thiết. Giáo dục môi trường sẽ mang
lại cho tất cả mọi người, nhất là tuổi trẻ, có ý thức trách nhiệm với môi trường.
Ở nước ta, bảo vệ môi trường cũng đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc. Nghị
quyết số 41/NQ-TƯ ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về tăng cường
công tác bảo vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước; Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt đề án: “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ
thống giáo dục quốc dân” Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 2 tháng 12 năm
2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường
quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã tạo cơ sở pháp lí vững
chắc cho những nỗ lực và quyết tâm bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển
một tương lai bền vững của đất nước.
Cụ thể hóa và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước, ngày
31 tháng 1 năm 2005, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Chỉ thị về việc tăng
cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường, xác định nhiệm vụ trọng tâm từ nay
đến 2010 cho giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi
trường và bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp trong các môn học và thông
qua các hoạt động ngoại khóa, xây dựng mô hình nhà trường xanh – sạch – đẹp

phù hợp với các vùng miền.
Giáo dục bảo vệ môi trường là việc làm hết sức cần thiết, thường xuyên và liên
tục. Bởi giáo dục môi trường sẽ hình thành và phát triển kĩ năng hành động trong
môi trường của học sinh, từ đó tạo nên một lối sống có trách nhiệm và thân thiện
với thiên nhiên. Học sinh phải hiểu rõ môi trường rất quan trọng đối với con
 Nguyễn Đại Hoàng

Trang 2
*  SKKN : Một vài biện pháp tích hợp GDBVMTcho HS trong mơn GDCD 7 *
người, để có một cuộc sống bền vững thì con người cần bảo vệ mơi trường. Vì
vậy, lồng ghép giáo dục mơi trường vào các bài giảng mơn GDCD ở các trường
THCS là rất quan trọng.
Để thực hiện nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ mơi trường (GDBVMT) vào
mơn học, đặc biệt là mơn Giáo dục cơng dân (GDCD) có hiệu quả, giáo viên phải
có trách nhiệm xây dựng bài giảng có chất lượng giúp học sinh nhận thức tốt vấn
đề đặt ra, bài học có tác dụng giáo dục sâu sắc và có sức lan toả. Bởi lẽ, đạo đức
được hình thành theo những chuẩn mực sống, tuỳ theo lứa tuổi, văn hố, gia đình,
tơn giáo... Ở tuổi 12-15, học sinh trải qua giai đoạn phát triển tâm sinh lý rất lớn.
Chúng ta khơng chỉ giúp các em phát triển khả năng giải thích mà cả khả năng đưa
ra và bảo vệ chính kiến của mình về một vấn đề. Trong bất cứ tình huống nào, nếu
có đủ thơng tin về vấn đề cần tìm hiểu thì chúng ta sẽ có quyết định đúng đắn,
chính xác hơn. Qua những bài học có tích hợp nội dung GDBVMT, học sinh nhận
thức được vai trò của mơi trường cũng như sự tác động tiêu cực của con người tới
mơi trường. Chắc chắn các em sẽ quyết định được hành vi của mình đối với mơi
trường.
Đó cũng chính là lý do tơi chọn đề tài “Một vài biện pháp tích hợp
GDBVMTcho HS trong mơn GDCD 7”
2) Mục đích của đề tài
Giúp giáo viên (GV) có một vài biện pháp khoa học trong việc tích hợp, lồng
ghép giáo dục mơi trường vào một số bài học GDCD 7, nhằm phát huy được tính

tích cực, sáng tạo, tìm tòi khi học tập cho học sinh (HS). Từ đó, góp phần giúp HS
nâng cao kiến thức hiểu biết về mơi trường, có ý thức và hành động bảo vệ mơi
trường tích cực, hiệu quả và đồng thời cũng góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục của bộ mơn hơn.
3) Lịch sử đề tài
Cách đây 20 năm, Hội nghò Liên hợp quốc họp tại Stốc-khôm (Thụy Điển)
ngày 5 tháng 6 năm 1972 đã nhất trí nhận đònh việc bảo vệ thiên nhiên và môi
trường là hai nhiệm vụ hàng đầu của toàn nhân loại. Cũng vì thế, ngày 5 tháng
6 hằøng năm trở thành “Ngày môi trường thế giới”. Sau hội nghò Stốc-khôm ở
nhiều nước giáo dục môi trường đã được đưa vào chương trình dạy học ở các
trường. Đến năm 1973 người ta đã thấy có khoảng 1000 chương trình được
giảng dạy trong 750 trường và viện thuộc 70 nước khác nhau.
Ở nước ta, vấn đề giáo dục môi trường đã được đặt ra và bắt đầu tiến hành
từ thập kỉ 80 . Chương trình giáo dục ở các trường phổ thông có lồng ghép
GDBVMT chủ yếu là trong 2 môn Sinh vật và Đòa lí. Và hiện nay, Bộ Giáo dục
và Đào tạo đã tăng cường thực hiện lồng ghép GDBVBM vào 6 mơn học nữa: Vật
lí, Hố học, Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục cơng dân, Cơng nghệ. Tuy nhiên, chúng
ta vẫn chưa tiến hành nghiên cứu và thực nghiệm về nội dung, phương pháp,
phương tiện và các hoạt động thích hợp về giáo dục môi trường một cách đồng
bộ ở mọi nơi, mọi cấp, mọi ngành.
 Nguyễn Đại Hồng

Trang 3
*  SKKN : Một vài biện pháp tích hợp GDBVMTcho HS trong môn GDCD 7 *

Qua một vài năm dạy môn GDCD nói chung và ở lớp 7 nói riêng, bản thân tôi
nhận thấy còn một số HS chưa quan tâm nhiều đến môi trường, ý thức về sự hữu
ích của môi trường chưa cao, hành động bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế; GV
còn hạn chế trong việc tích hợp, lồng ghép giáo dục môi trường vào mỗi bài học
(không biết tích hợp ở đâu, lồng ghép vào chỗ nào, sử dụng phương pháp nào thì

phù hợp, hiệu quả nhất?,...)
Vì vậy, ngay từ đầu năm học 2009 – 2010, tôi đã quyết định chọn “Một vài
biện pháp tích hợp GDBVMTcho HS trong môn GDCD 7” làm đề tài nghiên cứu.
4) Phạm vi đề tài
Đề tài này dùng để nghiên cứu và áp dụng một vài biện pháp tích hợp giáo dục
bảo vệ môi trường vào một số bài ở môn GDCD 7 và với đối tượng HS lớp 7
2
trong năm học 2009 – 2010 ở trường THCS Bình Tân.
 Nguyễn Đại Hoàng

Trang 4
*  SKKN : Một vài biện pháp tích hợp GDBVMTcho HS trong môn GDCD 7 *
II/. NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM
1) Thực trạng đề tài
a/. Thuận lợi:
- Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp nhằm giải quyết
các vấn đề về môi trường.
- Hoạt động bảo vệ môi trường được các cấp, các ngành và đông đảo các tầng
lớp nhân dân quan tâm và bước đầu đã thu được một số kết quả đáng khích lệ.
- Các sách hướng dẫn tham khảo, phương tiện thông tin đại chúng cung cấp
nhiều thông tin về môi trường.
- GV được dự khoá tập huấn về việc lồng ghép GDBVMT vào môn học theo
sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
b/. Khó khăn:
- Sự phát triển kinh tế cùng với sự gia tăng dân số chưa đảm bảo sự cân bằng
với việc bảo vệ môi trường. Vì vậy, môi trường nước ta đã xuống cấp, nhiều nơi
môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng đã đến mức báo động.
- Giáo cụ trực quan để giảng dạy về môi trường còn hạn chế.
- GV tuy có dự khoá tập huấn về việc lồng ghép GDBVMT vào môn học theo
sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhưng thời gian quá ngắn, nội dung tập

huấn chưa sâu sát… cho nên GV còn lúng túng trong việc tích hợp, lồng ghép
GDMT vào mỗi bài học (nội dung tích hợp còn ít, trùng lặp, khô khan, nhàm chán,
thực hiện cứng nhắc…).
- HS chưa có môn học GDBVMT riêng. Điều kiện kinh tế của người dân ở xã
Bình Tân còn nhiều khó khăn (do đây là vùng biên giới) nên HS ít có điều kiện đi
tham quan danh lam thắng cảnh để hiểu biết về những lợi ích của nó và thấy được
tầm quan trọng của việc bảo vệ những danh lam thắng cảnh đó.
- Thông tin, tuyên truyền về vấn đề ô nhiễm và những biện pháp bảo vệ môi
trường đến với các em còn hạn chế.
- Còn một số HS chưa quan tâm, chưa ý thức sâu về sự hữu ích của môi trường
và sự tác động của con người có ảnh hưởng như thế nào đối với môi trường; ý
thức, hành vi bảo vệ môi trường còn kém…
c/. Tiến hành khảo sát thực tế :
Trong năm học 2008 – 2009, trong một số tiết dạy có lồng ghép GDBVMT
(đặc biệt là ở Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên), tôi nhận thấy
còn một số HS chưa ý thức sâu về sự hữu ích của môi trường và sự tác động của
con người có ảnh hưởng như thế nào đối với môi trường; ý thức, hành vi bảo vệ
môi trường còn kém…
Và trong năm học 2009 – 2010, ngay từ tuần đầu tiên, tôi đã chú ý quan sát,
theo dõi tình hình thực hiện bảo vệ môi trường của HS (trong đó có HS lớp 7
2
),
thông qua hoạt động vệ sinh trường, lớp. Tôi nhận thấy HS còn hiện tượng vứt rác
bừa bãi ở sân trường, ở hành lang trường, trong lớp học (không bỏ rác vào sọt rác);
còn ngắt hoa, bẻ cành cây kiểng trồng ở sân trường, thậm chí còn vẽ bậy lên
tường…
 Nguyễn Đại Hoàng

Trang 5
*  SKKN : Một vài biện pháp tích hợp GDBVMTcho HS trong môn GDCD 7 *

Bảng điều tra mức độ nhận biết về môi trường và ý thức bảo vệ môi
trường của HS (Tuần 1 của năm học 2009 – 2010) như sau:
Năm
học
Lớp Sĩ
số
Chưa nhận biết Nhận biết Có ý thức Ý thức
tốt
2009 -
2010
7A
2
27 3 (11.1%) 12 (44.4%) 7 (25.9%) 5 (18.6%)
Nguyên nhân :
- HS có quan niệm trách nhiệm bảo vệ môi trường là của Nhà nước, của người
lớn, chứ không phải của HS ;
- HS cho rằng giờ học GDCD có lồng ghép GDBVMT còn nặng về lí thuyết, nội
dung còn trùng lặp, rất dễ nhàm chán, tẻ nhạt,… ;
- GV lồng ghép GDBVMT vào tiết dạy GDCD còn cứng nhắc, chưa có biện pháp
phù hợp khi giảng dạy, phương tiện trực quan, thông tin bổ trợ cho nội dung liên
quan đến kiến thức GDBVMT còn ít, thiếu tính sáng tạo,…
- GV còn thiên về kiến thức lí thuyết, ít đề ra nhiệm vụ cụ thể cho HS thực hành
công việc góp phần giữ gìn bảo vệ môi trường.
- GV bộ môn chưa phối hợp chặt chẽ với các lực lượng khác (Ban Giám hiệu,
GV Tổng phụ trách Đội, GV chủ nhiệm,…) để có nhiều biện pháp, hành động thiết
thực trong việc bảo vệ môi trường.
2) Nội dung cần giải quyết
Do thực trạng trên, muốn cho các em có niềm say mê, hứng thú học tập ; phát
huy được tính tích cực, tự giác, kích thích óc sáng tạo,… khi tìm hiểu những kiến
thức về vai trò, tầm quan trọng của môi trường với cuộc sống con người, cũng như

thấy được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường và bảo vệ bằng những biện pháp cụ
thể, hữu hiệu… thông qua những giờ học trong các tiết học môn GDCD – khối 7
thì GV phải nắm vững kiến thức về môi trường cũng như chương trình, phương
pháp dạy môn GDCD – khối 7. Từ đó, GV mới đề ra những biện pháp thích hợp để
tạo hứng thú cho HS khi tìm hiểu và thực hành bảo vệ môi trường trong giờ học
môn GDCD – khối 7 một cách khả thi nhất. Cụ thể:
- GV phải xây dựng kế hoạch xác định địa chỉ tích hợp và nội dung cần GDBVMT
cụ thể;
- Đưa ra tình huống liên quan đến môi trường cho HS giải quyết;
- Yêu cầu HS thảo luận để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường;
- Yêu cầu HS vận dụng kiến thức lí thuyết về môi trường để thực hành công tác
bảo vệ môi trường cụ thể;
- Tổ chức các phong trào thi đua trong nhà trường;
- GV phải chuẩn bị kĩ về tư liệu, tài liệu, phương tiện dạy học để phục vụ cho nội
dung tích hợp GDBVMT.
3)Biện pháp thực hiện
Để việc tích hợp, lồng ghép GDBVMT mang lại hiệu quả thì đòi hỏi GV cần
phải có nhận thức đầy đủ về môi trường và tầm quan trọng của giáo dục môi
 Nguyễn Đại Hoàng

Trang 6
*  SKKN : Một vài biện pháp tích hợp GDBVMTcho HS trong môn GDCD 7 *
trường, phải có phương pháp khoa học trong việc tích hợp, lồng ghép giáo dục môi
trường vào mỗi bài học nhằm phát huy được tính tích cực, sáng tạo, tìm tòi khi học
tập “từ nhận thức đến hành động” cho HS, từ đó góp phần nâng cao kiến thức hiểu
biết về môi trường, có ý thức và hành động bảo vệ môi trường tích cực, hiệu quả
và đồng thời cũng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của bộ môn hơn.
Trong điều kiện và thời gian có hạn, tôi chỉ xin được trình bày một vài biện
pháp tích hợp GDBVMT cho HS trong môn GDCD 7 như sau:
a/ Xây dựng kế hoạch xác định địa chỉ tích hợp và nội dung cần GDBVMT cụ

thể:
Tích hợp GDBVMT vào bài dạy môn GDCD là quan trọng nhưng không phải
bài nào cũng lồng ghép, tích hợp được. Với những bài cần thiết tích hợp thì phải
chọn đơn vị kiến thức phù hợp với nội dung bài dạy, không áp đặt, phải có tác
dụng giáo dục cao, tránh sự nhàm chán, lặp đi lặp lại. Trong chương trình GDCD
lớp 7, theo sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cần tích hợp GDBVMT vào
các bài sau: Xây đựng gia đình văn hoá, Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên
nhiên, Bảo vệ di sản văn hoá. Ngoài ra, còn một số bài có thể tích hợp được
GDBVMT như: Trung thực, Tự trọng, Đạo đức và kỉ luật,…
Chính vì thế, ngày từ đầu năm học, khi được phân công giảng dạy môn
GDCD 7, tôi đã tiến hành xây dựng kế hoạch xác định địa chỉ tích hợp và nội dung
cần GDBVMT cụ thể ở các bài như sau:
Tên bài Địa chỉ Nội dung giáo dục môi trường
Bài 2: Trung
thực
Tích hợp vào mục a: Khái
niệm về tính trung thực
HS biết giữ gìn vệ sinh chung, không
vứt rác, đổ các chất thải bừa bãi…
Bài 3: Tự
trọng
Tích hợp vào mục b: Ý
nghĩa của tự trọng
HS biết yêu quý cây xanh, bảo vệ cây
xanh là góp phần bảo vệ môi trường
tự nhiên…
Bài 4: Đạo
đức và kỉ
luật
Tích hợp vào mục d: Cách

rèn luyện đạo đức và kỉ luật
HS biết chấp hành nội quy của nhà
trường là nghiêm cấm những hành vi
gây ô nhiễm môi trường trong khuôn
viên trường học…
Bài 9: Xây
dựng gia
đình văn hoá
(2 tiết)
Tích hợp vào mục d: Trách
nhiệm của HS trong việc
góp phần xây dựng gia đình
văn hoá
HS góp phần xây dựng gia đình văn
hoá bằng cách giữ gìn nhà ở ngăn
nắp, sạch đẹp và tham gia các hoạt
động bảo vệ môi trường ở khu dân
cư…
Bài 14: Bảo
vệ môi
trường và tài
nguyên thiên
nhiên (2 tiết)
Tích hợp toàn bài - Khái niệm môi trường và tài nguyên
thiên nhiên.
- Các yếu tố của môi trường và tài
nguyên thiên nhiên.
- Tầm quan trọng đặc biệt của môi
trường và tài nguyên thiên nhiên đối
với đời sống con người.

- Tình hình môi trường, tài nguyên
thiên nhiên hiện nay và nguyên nhân:
 Nguyễn Đại Hoàng

Trang 7

×