Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm - Kinh nghiệm giúp đỡ học sinh yếu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.97 KB, 16 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>BAØI DỰ THI VIEÁT SAÙNG KIEÁN KINH NGHIEÄM Tên đề tài : Người thực hiện :. KINH NGHIEÄM GIÚP ĐỠ HỌC SINH YẾU. Voõ Tuyeát Loan. TRƯỜNG TIỂU HỌC “A” CHI LĂNG – TỊNH BIÊN – AN GIANG. A /. ĐẶT VẤN ĐỀ Đất nước ta đang ở trong giai đoạn mới , mở cửa giao lưu với các dân tộc và các nền văn hóa khác nhau trên thế giới không phân biệt màu da hay tiếng nói . Dân tộc ta đang phấn đấu vươn lên quyết tâm vượt nhanh thoát khỏi tình trạng đói nghèo và tụt hậu. Muốn theo kịp nhân loại , để có thể sánh vai được với các cường quốc năm châu thì trước hết dân trí phải được nâng cao dần , đòi hỏi lớp trẻ phải có tri thức , có hiểu biết nhất định. Muốn được như thế thì không gì khác hơn là trẻ em phải học tập thật giỏi , hạn chế đến mức thấp nhất số luợng học sinh học yếu kém . Càng có nhiều học sinh học tốt thì viễn cảnh tốt đẹp của đất nước , tương lai töôi saùng cuûa daân toäc caøng roõ neùt . Coù hoïc gioûi thì trong tö duy vaø hành động của các em mới thể hiện được nét văn hóa tiến bộ, mới có thể tiếp thu được những kiến thức mới , văn minh , không để bè bạn trên các quốc gia khác xem thường mình . Một lớp học có nhiều học sinh học kém thì kéo theo sự chán học , ảnh hưởng nhiều đến cả lớp , dẫn đến các em học giỏi cũng không còn hướng để phấn đấu nữa . Một trường mà có nhiều học sinh học yếu thì uy tín của trường chẳng còn và lực lượng giáo viên cũng sẽ dạy kém theo . Hiện tượng học sinh học yếu kém rất phổ biến ở nhiều trường nhất là các trường thuộc vùng núi , vùng sâu như trường tôi đang giảng dạy.Đời sống nhân dân ở đây còn quá nhiều khó khăn.Do lo toan cuộc sống ,nhiều người phó mặc việc học của con em cho những người làm công tác Phổ cập giáo dục với suy nghĩ không học ở -1-. GiaoAnTieuHoc.com.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> trường thì học bổ túc có sẵn người lo về sách vở , bút thước ... cần gì quan tâm đến việc con mình học yếu hay học kém . Không ít người còn đùn đẩy trách nhiệm cho nhà trường ,cho xã hội mà chủ yếu nhất là người giáo viên đứng lớp. Đó là vấn đề đưa đến tình trạng học sinh học yếu phổ biến ở các khối lớp , đặc biệt là ở lớp cuối cấp Tiểu học . Là giáo viên nhiều năm dạy ở khối lớp này tôi thật vất vả với tình trạng học yếu kém của học sinh . Học đến lớp Năm rồi vẫn còn tình trạng đọc ê a , tính toán còn phải đếm tay từng ngón hay , còn đọc lẫn lộn bảng nhân ... ; thật là nan giải vì với trình độ như thế thì làm sao tiếp thu được những kiến thức cần thiết của lớp cuối cấp được . Hơn nữa , có nhiều học sinh học kém ở lớp mình chủ nhiệm thì không thể nào phấn đấu dự thi tay nghề ở các cấp được , không thể hoàn thành nhiệm vụ mà nhà trường và xã hội giao cho . Đó là điều trăn trở suy nghĩ thường xuyên của tôi . Làm như thế nào đây để lớp mình không có học sinh nào học yếu ở cuối năm ? Qua kinh nghiệm được rút ra từ nhiều năm giảng dạy ở lớp cuối cấp, từ thành công và hạn chế của những người đi trước ; đồng thời nhờ tích cực tìm tòi những biện pháp sáng tạo phù hợp với lớp , với trường , với đặc thù riêng của địa phương , 3 năm trở lại đây các lớp tôi chủ nhiệm đã coù nhieàu thaønh tích cao nhö : toát nghieäp 100% , cuoái naêm khoâng coù hoïc sinh yếu ; các em bước vào trường cấp II luôn đạt được thành tích cao về thi học sinh giỏi và đa số đều đến trường học tiếp hết bậc THCS không có hiện tượng bỏ học giữa chừng .. B /. NOÄI DUNG VAØ BIEÄN PHAÙP GIAÛI QUYEÁT I /. QUÙA TRÌNH PHAÙT TRIEÅN : Bất kỳ một người giáo viên chủ nhiệm nào cũng đều phải quan tâm đến tình trạng học yếu kém của học sinh . Trong những năm học trước đây,để khắc phục tình trạng này , tôi cứ mãi loay hoay mời phụ huynh đến trao đổi nhờ giúp đỡ hay tìm cách phụ đạo ngoài giờ cho các em . Với -2-. GiaoAnTieuHoc.com.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> caùch laøm naøy, nhieàu hoïc sinh keùm caàn hoïc theâm thì laïi khoâng chòu ñi hoïc hoặc học vài ngày là nghỉ . Khi giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở thì các em lại đưa ra nhiều lý do như là : bận giúp cha mẹ , nhà xa....Nhắc nhở phê bình các em mãi cũng chẳng mấy thay đổi và thường dửng dưng không tỏ thái độ buồn vui gì . Vậy phải làm gì với những học sinh này ? Qua quá trình tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình , môi trường sống chung quanh , qua giáo viên những năm trước và nhất là biết rõ về sự phát triển tâm lý riêng của từng em . Tôi nhận ra rằng muốn phụ đạo học sinh yếu đạt kết quả không phải là dễ dàng , phải tìm rõ nguyên nhân sâu xa và phải tìm được cách giáo dục phù hợp nhất . Tôi phát hiện có một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến học kém như sau : + Các em chưa có thái độ đúng đối với việc học còn lơ là , chán gheùt vieäc hoïc . + Bị dụ dỗ bởi bạn bè xấu và những trò chơi hiện đại như : điện tử , bi da , xem phim ở các quán cà phê ... thường trốn học nên bị hỏng nhiều kiến thức . + Cha mẹ một số em do ít học , do mải mê công tác ở cơ quan hoặc bận rộn với việc buôn bán , kinh doanh .... ít có điều kiện để răn dạy quan tâm ; thậm chí có người cho con em mình ăn qua loa bằng những bữa cơm phần được mua ở chợ hay tùy các em thích gì ăn nấy không chú ý đến dinh dưỡng . Từ đó đã dẫn đến trí tuệ chậm phát triển , tính toán chậm , hoïc baøi laâu thuoäc , laâu hieåu . + Do bị hỏng kiến thức cơ bản dẫn đến tình trạng các em không hiểu nội dung các qui tắc , câu hỏi nên các em không thể giải được các bài toán, thường viết sai chính tả , câu nghèo ý , sử dụng từ không chính xác , phát âm sai ... Do các em không chỉ ra được mối liên hệ giữa những con số,những dữ liệu có liên quan trong bài toán. Có thể các em nhớ được các từ và các con số trong các bảng hệ thống nhưng lại không biết vận dụng kiến thức đã học vào những bài luyện tập thực hành . Nhiều khi bài toán chỉ cần thay đổi vài số liệu hay cách diễn đạt cũng làm các em luùng tuùng . -3-. GiaoAnTieuHoc.com.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> + Đặc biệt nguyên nhân chủ quan dẫn đến có nhiều học sinh học yeáu laø do giaùo vieân chuùng ta chöa coù phöông phaùp daïy hoïc toát , khoâng giúp các em hứng thú trong học tập , chưa làm cho các em thấy yêu thích giờ học . + Ngoài ra , do hiểu sai chủ trương từ nhiều năm trước đây của ngành là hạn chế học sinh lưu ban ; nhà trường và giáo viên cứ xét cho học sinh lên lớp ở cuối năm dù học rất yếu ; dẫn đến tình trạng lên đến lớp cuối cấp các em bị hỏng nhiều kiến thức mặc dù hàng năm đều được các giáo viên phụ đạo . Qua các đặc điểm của những nguyên nhân trên , tôi nhận thấy muốn các em có sự tiến bộ trong học tập theo kịp các bạn cùng lớp cần phải có caùc ñieàu kieän sau : - Cần được sự quan tâm của mọi người : Thầy cô , người thân và gần gũi nhất là bạn bè cùng học một lớp . -Dụng cụ học tập và phương tiện học tập phải đầy đủ hỗ trợ tốt cho hoïc taäp . -Môi trường sống cần trong sáng , lành mạnh nhằm đảm bảo phát trieån trí tueä vaø coù nhieàu thoùi quen toát hôn . -Giáo viên chủ nhiệm phải cải tiến phương pháp giảng dạy để tạo sự hứng thú trong học tập cho các em , đồng thời thường xuyên quan tâm hướng dẫn các em biết cách học tập một cách khoa học sẽ mang lại nhiều hieäu quaû hôn. Để đạt được các điều kiện trên , trong các năm qua , tôi đã cùng đồng nghiệp trao đổi , học hỏi , thông qua các tài liệu , sách , báo , tham khảo các chuyên san... luôn trăn trở làm thế nào để hạ thấp nhất tỷ lệ học sinh yếu và không còn học sinh yếu . Từ khi tìm được một số biện pháp phù hợp để giúp đỡ học sinh yếu , tôi đã đạt được một số thành tích rất tốt .. II /. BIỆN PHÁP TIẾN HAØNH ĐỂ HẠN CHẾ HỌC SINH YEÁU: -4-. GiaoAnTieuHoc.com.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 1/- Tìm hiểu về đối tượng : -Đầu năm tôi nắm rõ lý lịch trích ngang của từng đối tượng học sinh , đến thăm gia đình tạo mối quan hệ tốt , nắm được hoàn cảnh gia đình và đời sống xung quanh mà các em luôn tiếp cận hàng ngày , tìm hiểu những khó khăn mà các em còn vướng mắc chưa giải quyết được . - Tôi tìm hiểu tâm lý , cá tính , thói quen , tư duy ngôn ngữ ... của tất cả học sinh học yếu để có hướng uốn nắn , giáo dục . -Phân loại từng đối tượng yếu ở môn nào , kiến thức cơ bản nào bị hỏng do bỏ học nhiều hay có em vừa học kém lại vừa có thái độ học tập không tốt , có em thái độ học kém do không muốn học ... . Cũng có em hoïc yeáu laø do bò moät soá caùc khuyeát taät nhö : laõng tai , maét keùm , noùi laép . Nắm rõ nguyên nhân của từng đối tượng tôi sẽ có hướng bồi đắp đồng thời phát huy khả năng vốn có ở các em . -Tất cả những gì tìm hiểu được , đặc biệt là đối với học sinh yếu , tôi đều ghi vào sổ tay theo dõi riêng . Đánh dấu sao cần chú ý ở một số em cá biệt , có hiện tượng khó phụ đạo cần quan tâm hơn .. 2/- Nhờ sự giúp đỡ của nhiều thành viên trong và ngoài nhà trường: -Đối với các em thiếu dụng cụ học tập , tôi trao đổi với cán bộ thư viện mượn sách giáo khoa hoặc nhờ Đội TNTP tổ chức phong trào xin sách của học sinh lớp 5 học ở năm học trước nhằm giúp các em có đầy đủ sách , nhờ đó có thể theo dõi tốt các bài giảng ở lớp cũng như tham khảo thêm ở nhà. -Liên hệ với Ban giám hiệu , Hội phụ huynh học sinh , các mạnh thường quân hỗ trợ tặng cặp , sách vở , dụng cụ học tập ... cho những em có hoàn cảnh khó khăn , nghèo túng . -Giới thiệu các em tham gia phong trào Đội TNTP , tạo ở các em có một mối quan hệ tốt với tập thể ( chủ yếu là bạn bè ) , nhằm được giúp -5-. GiaoAnTieuHoc.com.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> đỡ trong học tập khắc phục được những hạn chế , yếu kém . Cùng Đội tổ chức các buổi tham quan , qua đó giới thiệu thêm về di tích lịch sử của địa phương như : Tại sao có tên Bảy Núi (Thất Sơn), Thoại Ngọc Hầu ... qua đó giáo dục các em hiểu thêm về nét văn hóa độc đáo của địa phương , càng cố gắng học tập hơn nữa ; tránh xa môi trường xấu bên cạnh hàng ngaøy . - Thường xuyên giáo dục các em học khá giỏi trong lớp mọi lúc , mọi nơi đều phải quan tâm giúp đỡ bạn . Khi có em bị bệnh thì các em trong nhóm đến nhà ,liên hệ phụ huynh để lấy vở chép bài hộ và giảng laïi cho baïn hieåu baøi . -Trao đổi với gia đình các em trong cuộc họp phụ huynh đầu năm tạo điều kiện để các em học tốt như : + Vận động mua đầy đủ đồ dùng học tập cho các em vì có đủ dụng cụ các em sẽ phấn khởi hơn và ham học hơn . + Tôi giới thiệu với gia đình về đôi bạn cùng học, cùng vui chơi . Tôi giải thích ích lợi của việc học với bạn cho các bậc phụ huynh hiểu để tạo điều kiện hỗ trợ cho các em được học tập với nhau . Nhờ đó các em học yếu đều có đôi bạn kèm cặp giúp đỡ . + Gia đình cần biết đến mọi thành tích học tập của con , động viên , khuyến khích con cái học tập , phải quan tâm khích lệ kịp thời , không nên trách mắng làm ảnh hưởng đến tinh thần , dẫn đến chán học .. 3/- Soạn kế hoạch giảng dạy giáo dục phù hợp : a)- Tổ chức lớp học : -Tôi sắp xếp em yếu ngồi cạnh em khá , giỏi và thường là xếp cho các em ở vị trí bàn nhất của các dãy bàn để tiện quan sát theo dõi việc hoïc . -Cơ cấu nhân sự cho từng tổ phải được phân đều , vừa có học sinh giỏi vừa có học sinh yếu ; tránh tập trung nhiều học sinh yếu trong cùng moät toå. -6-. GiaoAnTieuHoc.com.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Tôi chú ý phân công những học sinh yếu hoặc cá biệt vào các trọng trách tương đối khá quan trọng như : Lớp phó phụ trách lao động , trưởng ban văn thể của lớp, trưởng ban thi đua .... Từ đó các em cảm thấy rất vinh dự vì được thầy cô tin tưởng , thấy mình cũng giỏi , cũng có ích đối với tập thể nên ra sức học tập để đừng thua kém các bạn . b )- Phương pháp giúp đỡ theo từng đối tượng học sinh :  Đối với học sinh không được cha mẹ quan tâm : - Tôi thường xuyên kiểm tra bài trong hầu hết các môn học để kịp nhắc nhở những thiếu sót , yếu kém . Tôi chú ý hướng dẫn cách tự chăm sóc , cách tự học ở nhà. - Trước giờ tan trường , tôi lưu ý phần chuẩn bị cho ngày mai .  Đối với học sinh tiếp thu kiến thức chậm : -Tôi sắp xếp thêm thời gian phụ đạo ngoài giờ lên lớp . Phụ đạo ngay trong các tiết học , biết được em yếu phần kiến thức nào , tôi lại ôn nhanh phần đó , thực hiện nhiều lần để giúp em có thể nhớ lại . -Giảng riêng vào những lúc ra chơi . Tôi vừa trò chuyện , vừa ôn lại kiến thức đã học trong ngày cho các em . -Trong lúc giảng giải ở phần khó hiểu , tôi thường nhìn thẳng vào em để nói , ngụ ý động viên khuyến khích nhờ đó em tiếp thu tốt hơn . Tôi thường làm thêm đồ dùng trực quan riêng cho học sinh thiển năng giuùp caùc em deã hieåu .  Đối với những em cá biệt ham chơi hơn ham học : -Tôi trao đổi nhờ gia đình phải thực sự quan tâm , khi nghe em báo là cô giáo cho nghỉ học cần theo dõi hỏi lại , hoặc khi nghe bảo “Hôm nay con không có bài học” cần kiểm tra nhắc nhở . -Hướng dẫn em làm tốt những trọng trách giao thêm , để dần có ý thức hơn trong lao động , ham làm việc từ đó hạn chế vui chơi vô ích . -Chọn những câu chuyện có tác hại từ những việc ham chơi không chăm chỉ học của những nhân vật trong chuyện xưa hoặc những kết quả tốt đẹp nhờ ham học để nhắc nhở , khuyên bảo các em .. -7-. GiaoAnTieuHoc.com.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> -Hứa hẹn những phần thưởng (tham mưu vận động ở BGH ,ở Hội phụ huynh học sinh ) nếu các em này hoàn thành tốt các bài học như : tổ chức cho đi tham quan cùng các bạn hoặc tặng một món đồ chơi mà em thích .  Đối với những học sinh không hứng thú trong học tập : Các em này vào lớp thường lơ đãng ngó ra cửa , khi cô giáo gọi trả lời mới giật mình và đứng lên cứ lặng thinh chả nói được gì . -Tôi đặc biệt không để cho các em ngồi ở nơi có thể thuận tiện nhìn ra ngoài. -Thường xuyên gọi em phát biểu , nhắc lại bài các bạn đã làm hoặc những câu bạn vừa phát biểu . Tôi cố gắng giúp em làm xong bài ngay tại lớp . -Khen ngợi một cách nhiệt tình khi em hoàn thành được câu trả lời dù ý chỉ gần đúng tạo thêm cho các em niềm tin vào chính mình . -Trong giờ học thường gọi em tham gia các trò chơi , trực tiếp cho các em tự làm thí nghiệm . Nhờ đó em đã có chuyển biến thường chú ý hơn trong tiết học để cô giáo gọi có thể thực hiện được . Ví duï : Sau moãi tieát hoïc toâi hay cho caùc em chôi troø chôi nhö : Thi ñieàn thơ , ghép chữ giúp làm giàu vốn ca dao nói về tình cảm con người Việt Nam ; hoặc qua trò chơi tìm tiếng điền vào chỗ trống để mở rộng thêm vốn từ . Tiết học luôn gây hứng thú nên đa số các em nhớ được nhiều câu ca dao , tục ngữ , thành ngữ ; thông qua các trò chơi vui ,làm giảm bớt căng thẳng giúp các em thích học hơn trước . c)-Phương pháp giúp đỡ theo từng môn học : Tùy theo mức độ học yếu và đặc thù ở từng môn ,tôi có biện pháp giúp đỡ phù hợp . Vì có em yếu toán , có em lại yếu chính tả , có em phát biểu tốt nhưng viết tập làm văn lại lung tung , người đọc không thể nào hiểu được . *Đối với học sinh đọc chậm , thường ê a hoặc kéo dài :. -8-. GiaoAnTieuHoc.com.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Lúc đầu , tôi chỉ yêu cầu em đọc được một câu ngắn trọn vẹn , đến tiết tập đọc nào cũng gọi em đọc . Dần dần mới tiến tới luyện câu dài . - Chú ý phần ngắt nghỉ câu , yêu cầu em đọc liền mạch câu đến dấu phẩy hoặc dấu chấm mới được nghỉ hơi . - Tôi thường yêu cầu em trả lời những câu hỏi dễ để luyện đọc thêm . - Ở giờ chơi , những lúc nghỉ tiết hoặc trong các tiết sinh hoạt chủ nhiệm , tôi yêu cầu các em đọc kể về truyện tranh mượn ở thư viện , khen ngợi em kể hay để động viên em tập đọc nhiều hơn . * Đối với các em thường viết sai chính tả : - Hướng dẫn các em nắm vững quy tắc , các mẹo viết chính tả . Ví dụ : Qui tắc viết phụ âm đầu “cờ” được ghi bằng các chữ c , k , q ; quy taéc vieát ng/ngh ; s/x ... . Yeâu caàu caùc em laøm caùc baøi taäp ñieàn vaøo choã trống các âm đầu : ...ì ....ọ , ...èm....ặp, ....uanh....o ...v.v. Thông qua bài tập này giúp các em nhớ được qui luật viết chính tả và dần dần viết ít sai hôn . Để các em viết đúng các từ láy có thanh hỏi hoặc ngã như : giòn giã,gióng giả ... . Tôi gợi ý một câu ghi nhớ rất vui và khó quên , như : Em huyeàn mang naëng ngaõ ñau Anh khoâng saéc thuoác hoûi ñau choã naøo . Từ đó các em biết viết dấu ngã khi tiếng đi cạnh có dấu huyền hoặc dấu nặng ; viết dấu hỏi khi đi với thanh ngang ( không dấu ) hoặc dấu sắc . -Hướng dẫn em phân tích âm đầu , vần ; so sánh để nhận ra những tiếng có phát âm gần giống nhau thường hay lẫn lộn . -Trong lúc đọc chính tả cho học sinh viết , tôi thường đến cạnh các em yếu để giúp đỡ kịp thời và phát hiện những sai sót mà em thường mắc phaûi ... -Yêu cầu các em viết lại nhiều lần từ sai ở cuối bài chính tả . Bài chính tả nào em viết tốt thì tuyên dương ngay trước lớp . -9-. GiaoAnTieuHoc.com.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Kết quả : Đến giữa năm học , các em đã viết tương đối tốt , lớp tôi không còn có học sinh viết chính tả dưới điểm 5 nữa . * Đối với học sinh yếu Tập làm văn : Thường những em này không chú ý đến ngữ pháp , muốn viết thì viết , nhớ gì viết nấy, chẳng cần chấm hoặc phẩy gì cả . Tôi quan tâm dạy veà caùc khaùi nieäm veà caâu , luyeän cho caùc em bieát caùch phaân tích caùc thaønh phần của câu, phải viết hoa chữ cái đầu câu và kết thúc bằng dấu chấm caâu . Ví dụ : Hôm nay , em đến trường sớm . TN CN VN -Kết hợp luyện viết những câu văn ngắn theo từng chủ đề ; yêu cầu tập viết nhiều trong các buổi học phụ đạo . Ví dụ : Hãy viết 3 câu ngắn tả hình dáng người bạn của em . Bước đầu có thể viết : Lan là bạn thân của em . Lan bằng tuổi em . Dáng người nhỏ nhaén . - Những em này thường rất nghèo từ , khi viết một bài tập làm văn chỉ sử dụng các từ nôm na ( từ địa phương ) như : mầng cá ; trời sáng gực . Để khắc phục , tôi lưu ý phần mở rộng từ trong các tiết từ ngữ ; cho các em luyện thêm các bài tìm từ thay thế. Ví dụ : Thay từ “ mầng cá” = làm cá ; từ “ đánh lộn” = đánh nhau Kết quả : Sau một thời gian luyện tập , những học sinh đầu năm không thể nào viết được bài tập làm văn hoàn chỉnh , có viết thì chỉ vài hàng là hết ý . Sang đầu học kỳ II, hầu hết các em đã viết được tương đối suông seû, coù yù roõ raøng . * Đối với các em học toán chậm : -Tổ chức cho các em ôn lại các bảng nhân ; hướng dẫn lại cách nhẩm troøn chuïc , troøn traêm ; caáu taïo soá ... Ví dụ : Để giúp các em tính nhanh hơn , không phải đếm tay nữa . Tôi yêu cầu em tự nhẩm : 9 thêm mấy thành 10 , 8 + ? = 10 .... Sau đó nhaåm tieáp : 10 + 7 = ? , 10 + 3 = ? ... - 10 -. GiaoAnTieuHoc.com.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> + Mỗi ngày yêu cầu em học thuộc một bảng nhân và thường xuyên kiểm tra , gợi ý cách nhẩm bảng nhân khi quên . Ví duï : 9 x 2 = 18 , vaäy 9 x 3 = ? ( coù theå laáy 18 + 9 = 27 ) + Đối với phép chia là loại tính khó thực hiện nhất trong bốn phép tính , tôi phải hướng dẫn dựa trên phép chia cho số có 1 chữ số . Ví duï : 175 : 5 = ? Tôi đưa ra câu hỏi nhỏ nhằm gợi ý : “ để chia cho 5 ở số bị chia em chọn những chữ số nào để chia (17)” . “Tại sao lại chọn số 17 mà không chọn 1” ( vì 1 < 5 nên phải chọn thêm 1 chữ số nữa , thành số có 2 chữ số để chia cho 5 ). + 1375 : 25 = ? Tách 137 : 25 được mấy lần ? Tôi gợi ý có thể tìm thương của 13 : 2 ( Học sinh tìm được thương là 5 dễ dàng hơn ) . Kết quả : Qua phương pháp vừa truyền đạt kiến thức mới vừa ôn kiến thức cũ , cộng thêm các mẹo tính như thế , dần dần các em đã làm tính khaù hôn , nhanh hôn vaø chính xaùc hôn . d ) Phương pháp phát huy tính chủ động , sáng tạo : Các em học sinh học yếu thường rất thụ động , vào lớp cứ ngồi im không phát biểu . Khi tổ chức học nhóm thì mặc các bạn nói gì thì nói còn mình chỉ nghe và cũng không nêu ý kiến là bạn đúng hay sai . * Sử dụng phương pháp hoạt động mang tính chất thực tiễn : Phương pháp được tôi chú trọng nhất là luyện tập giúp các em năng động hơn qua thực hành , luyện tập lại nhiều lần giúp khắc sâu kiến thức cho các em . Tôi thường xuyên gọi các em lên bảng thực hiện nhiều bài taäp ñôn giaûn . Ngoài ra tôi thường làm thêm đồ dùng dạy học phục vụ cho các tiết học như : Lịch sử , địa lý , sức khỏe . toán . khoa học... mà thư viên không có . Đặc biệt các em yếu đều được thực hành thực tế trên đồ dùng dạy hoïc. Ví dụ : Cho mỗi em tự dùng một chiếc vòng tròn làm bằng tre , em nào cũng phải chuẩn bị sẵn để tự thực hiện ( một số em cá biệt , tôi phải chuẩn bị trù bị để giúp đỡ ). Sau đó tháo ra thành một que dài , hướng - 11 -. GiaoAnTieuHoc.com.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> dẫn các em đo để tìm chu vi hình tròn , cuối cùng tìm ra quy tắc nên dù học yếu các em cũng nhớ được bài . * Sử dụng phương pháp động não : Tôi cho các em thực hành nhiều những bài tập từ dễ rồi thay đổi hình thức một tí để các em tập suy nghĩ , tránh thụ động chỉ làm theo mẫu . Ví dụ : Bài tập tìm X : X x 3 = 18 học sinh giải được X=6 Tôi thay đổi yêu cầu các em điền số vào ô trống : ? x 3 = 18 Ban đầu các em còn lúng túng nhưng sau khi các em xác định được đúng thành phần trong phép tính thì đa số các em đã tìm được số cần tìm điền vào ô trống . Với cách làm này các em không còn lúng túng khi gặp bài có dạng yêu cầu phải động não như thế . * Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm : Để tránh trường hợp học sinh yếu không tham gia thảo luận , tôi tổ chức thi đua sau khi thảo luận mỗi thành viên của nhóm phải cùng tham gia neâu yù kieán . Ví dụ : Ở môn khoa học , khi dạy bài “Sự sinh sản của ruồi” , tôi cho từng nhóm thảo luận về sơ đồ vòng đời của ruồi . Mỗi em phải tham gia đóng góp với bạn , sau đó thi giữa các nhóm . Em thứ nhất đính trên sơ đồ giai đoạn 1 , em thứ hai đính giai đoạn 2 và cứ thế tiếp tục . Kết quả : Các em yếu đều phải tham gia , lúc đầu có sự giúp đỡ của các bạn . Sau đó quen dần , em tự mình phát hiện kiến thức . Đa số học sinh yếu đều tiến bộ rõ sau học kỳ I .. 4 / Kế hoạch phụ đạo ngoài giờ : Lên thời khóa biểu giúp các em học tập ở nhà theo từng nhóm gần nhà nhau. Nhóm trưởng hoặc tổ trưởng được giao phụ trách theo dõi và báo cáo hàng tuần với giáo viên chủ nhiệm tình hình học nhóm , nếu có gì khó khăn tôi kịp thời giúp đỡ ngay. Thứ bảy cuối tuần tôi thường phụ đạo học sinh yếu , giảng lại thật chậm những kiến thức cơ bản mà các em còn chưa hiểu kỹ . Sau đó cho các em thực hiện lại các bài từ dễ đến khó - 12 -. GiaoAnTieuHoc.com.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Kiểm tra tất cả bài làm lại ở nhà của các học sinh học yếu , những bài chính tả sai nhiều cần viết lại cả bài . Sau đó tôi xem xét chấm điểm động viên sự chăm chỉ và tiến bộ của từng em . Theo dõi phần tự học tập trong 15 phút đầu giờ hoặc vào cuối buổi để gợi ý các em biết cách ôn tập và vận dụng những kiến thức đã học . Vào giờ ra chơi tôi giữ lại đồ dùng đã dạy xong cho các em quan sát trực tiếp đồ dùng giúp các em ghi nhớ thêm hay có gì chưa chưa hiểu tôi sẵn sàng giảng lại với cách làm này tôi đã tạo được mối quan hệ gần gũi giữa thầy và trò , giữa trò và trò thành một khối vững chắc . Từ đó các em tự tạo cho bản thân mình niềm tin tự học và ham học hỏi những điều chưa bieát . III/ . KIEÅM NGHIEÄM : Trong những năm học trước đây , vào đầu năm học khi khảo sát chất lượng đầu năm , tất cả giáo viên trong khối đều kêu ca về tình hình học yếu của học sinh lớp cuối cấp . Tổ chuyên môn đã họp bàn tìm biện pháp để khắc phục , qua thực tế giảng dạy mọi người đã trao đổi thống nhất , đồng thời học hỏi các đồng nghiệp ở các khối lớp khác trong trường , gợi ý cho tôi phát hiện những cách tốt nhất để giúp đỡ học sinh học yếu ở lớp 5 cuối cấp . Qua ba năm thực hiện kết quả đạt được rất khả quan. * Keát quaû cuï theå nhö sau : Naêm hoïc 2000-2001 2001-2002 2002-2003 2003-2004 2004-2005. Toång soá HS 34 32 33 36 28. Hoïc sinh yeáu 5 4 1 0 0 - 13 -. GiaoAnTieuHoc.com. Hoïc sinh gioûi 7 8 9 12 16. Hoïc sinh TN cuoái caáp 32 31 33 36 Chöa thi.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> * Với kết quả không còn học sinh yếu trong 2 năm qua , trong quá trình dự thi GV dạy giỏi ở các cấp , nhờ các em học đều , tất cả đều tham gia xây dựng bài trong tiết học ; tôi đã được xét công nhận đạt GV dạy giỏi cấp trường , cấp Huyện rồi đến cấp Tỉnh . * Nguyeân nhaân thaønh coâng : Hạn chế được số lượng học sinh yếu trong các năm qua là nhờ tôi đã quan tâm đến các vấn đề sau : + Củng cố cho mình lòng nhiệt tình và kiên trì kết hợp với biện pháp giáo dục phù hợp với tâm sinh lý của mỗi học sinh , phải luôn gần gũi yêu thöông treû . + Xây dựng phương pháp giảng dạy mới phù hợp tránh nhàm chán , hướng trẻ đi ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác . + Biết tham mưu và vận động được nhiều sự hỗ trợ của các lực lượng trong và ngoài nhà trường như : sự giúp đỡ tận tình của Ban giám hiệu , Tổ chuyên môn , các lực lượng đoàn thể trong nhà trường , các cán bộ lớp năng nổ , tập thể lớp đoàn kết ; sự đồng tình của phụ huynh học sinh .... * Toàn taïi : Tuy có các biện pháp tốt như trên nhưng việc giúp đỡ học sinh yếu cuõng coøn toàn taïi moät soá khoù khaên sau : -Thieáu nhieàu duïng cuï daïy hoïc caàn thieát . -Ảnh hưởng từ môi trường cuộc sống của các em quá sâu sắc như : cha meï li dò , soáng caïnh xoùm coù nhieàu teä naïn xaõ hoäi , baûn thaân toâi chöa nắm kịp hoàn cảnh đa dạng của các em để phụ đạo kịp thời. IV /. BAØI HOÏC KINH NGHIEÄM : Là giáo viên chủ nhiệm lớp muốn thành công trong việc hạn chế học sinh yếu cần thự hiện các biện pháp sau đây : -Phải tranh thủ có sự hỗ trợ của các thành viên trong và ngoài nhà trường .. - 14 -. GiaoAnTieuHoc.com.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> -Xây dựng cho học sinh tinh thần đoàn kết , có ý chí phấn đấu vượt khó trong học tập , vì đó chính là động lực thúc đẩy tư duy hoạt động tìm ra kiến thức mới . -Học hỏi kinh nghiệm và tự đúc kết kinh nghiệm cho bản thân sau moãi tieát daïy , sau moãi bieän phaùp giaùo duïc . -Xây dựng kế hoạch dạy học hợp lý , đan xen phù hợp với học sinh yếu và giỏi . Có biện pháp hỗ trợ các em học sinh yếu theo từng nhóm hoặc theo từng môn học cụ thể . -Vạch ra phương hướng trong sổ chủ nhiệm từng tuần , từng tháng và kịp thời ghi lại những hoạt động của lớp kịp thời khen thưởng những tiến bộ của học sinh học yếu . Thường xuyên phát động phong trào thi đua học tập để học sinh khá giỏi tích cực giúp đỡ học sinh yếu .. C . KEÁT LUAÄN Người giáo viên Tiểu học hiện nay được ví như những người làm vườn trong giai đoạn thế giới đang phát triển vượt bậc về khoa học kĩ thuật.Có tìm ra được kỹ thuật trồng người tiên tiến thì các cây mình trồng mới phát triển tươi tốt . Nếu tất cả giáo viên chúng ta đều có một tâm huyết với Ngành , với các trẻ thơ thì không thể thản nhiên nhìn các em vào lớp ngồi ngơ ngác , không tiếp thu được gì . Dù giáo viên hiện đang coøn traûi qua nhieàu vaát vaû , khoù khaên trong cuoäc soáng nhöng cuõng caàn phaûi dành thời gian để hoàn thành việc giáo dục , có trách nhiệm đào tạo các em thành những người hữu dụng cho xã hội . Tôi thiết nghĩ không có sự hãnh diện nào bằng khi cuối năm học sinh ở lớp mình chủ nhiệm không có một em nào học yếu thực sự . Kết quả đó chính là nguồn động viên vô giá cho những người giáo viên chúng ta . Trong những năm học tới đây , tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu thêm ở đề tài này nhằm hoàn thiện thêm tay nghề cho chính mình , với mong mỏi là tất cả học sinh đến trường phải được phát huy hết năng lực của mình . Một nhà giáo dục học đã nói : “ Không có ngưới nào học kém cả , chỉ - 15 -. GiaoAnTieuHoc.com.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> có người không biết giáo dục dẫn đến học kém mà thôi” Tôi rất mong được góp một ít công sức đào tạo những con người đủ tri thức để có thể tiếp thu và sàng lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại nhằm xây dựng một đất nước Việt Nam giàu mạnh trong tương lai .. - 16 -. GiaoAnTieuHoc.com.

<span class='text_page_counter'>(17)</span>

×