Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Một số thủ thuật kế toán để thực hiện hành vi chi phối thu nhập được áp dụng phổ biến tại các doanh nghiệp Việt Nam - Trường Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (390.71 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>MỘT SỐ THỦ THUẬT KẾ TOÁN ĐỂ THỰC HIỆN HÀNH VI </b>


<b>CHI PHỐI THU NHẬP ĐƯỢC ÁP DỤNG PHỔ BIẾN TẠI CÁC </b>



<b>DOANH NGHIỆP VIỆT NAM</b>



<i><b> Võ Văn Nhị</b></i>*<i><b><sub>, Trần Thị Thanh Hải</sub></b></i>**


<b>TÓM TẮT</b>


<i>Hành vi chi phối thu nhập để đạt những mục đích riêng nhất định của các nhà quản trị </i>
<i>doanh nghiệp đang là hiện tượng khá phổ biến ở các nước khác nhau, trong đó có Việt Nam. Vấn </i>
<i>đề nhận diện những thủ thuật kế tốn thơng qua việc lựa chọn chính sách kế tốn để thực hiện hành </i>
<i>vi chi phối thu nhập có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm hiểu và đánh giá ảnh hưởng của hành vi </i>
<i>này đến việc sử dụng thông tin kế tốn của các đối tượng khác nhau có liên quan đến hoạt động của </i>
<i>doanh nghiệp. Bài viết này tập trung giới thiệu một số thủ thuật kế toán chủ yếu mà các nhà quản </i>
<i>trị doanh nghiệp Việt Nam thường áp dụng để thực hiện hành vi chi phối thu nhập.</i>


<b>Từ khóa: thủ thuật kế tốn, hành vi chi phối, áp dụng phổ biến, doanh nghiệp Việt Nam</b>
<b>SOME TRICKS OF ACCOUNTING FOR INCOME ACTS GOVERNING </b>


<b>DISSEMINATION APPLY NOW IN VIETNAM</b>
<b>ABSTRACT</b>


<i>Income govern behavior to achieve certain goals of the separate corporate governance is </i>
<i>a phenomenon quite common in various countries, including Vietnam. Identify issues of accounting </i>
<i>tricks through the selection of accounting policies to carry out acts of governing income is significant </i>
<i>in understanding and evaluate the impact of this behavior on the use of information accounting </i>
<i>information of different subjects related to the operation of the business. This article focuses on </i>
<i>introducing some significant accounting tricks that the corporate governance in Vietnam often used </i>
<i>to perform acts governing income.</i>



<b>Keywords: accounting tricks, dominant behavior, common application, now Vietnam</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>1. ĐẶT VẤN ĐỀ</b>


Trong những thập niên gần đây, hành vi
chi phối thu nhập diễn ra khá phổ biến tại các
doanh nghiệp ở Việt Nam nói riêng và trên thế
giới nói chung nhằm đạt được mức lợi nhuận
mục tiêu hoặc vì các động cơ khác nhau. Ở
từng giai đoạn phát triển, hành vi chi phối
thu nhập được định nghĩa theo nhiều cách
khác nhau. Trong khoảng thời gian đầu, khi
hiện tượng chi phối thu nhập xuất hiện khá
phổ biến ở các doanh nghiệp, việc nghiên cứu
về hành vi này bắt đầu được các học giả quan
tâm, thì hành vi chi phối thu nhập được coi
là hành động có mục đích đối với quy trình
lập và trình bày báo cáo tài chính nhằm đạt
được các lợi ích cá nhân (Schipper, 1989).
Với định nghĩa này, hành vi chi phối thu nhập
chỉ được thực hiện thơng qua việc lựa chọn
chính sách kế tốn. Sau đó 10 năm, Healy và
Wahlen đã mở rộng phạm vi định nghĩa này.
Theo đó, hành vi chi phối thu nhập xuất hiện
khi nhà quản lý dùng xét đốn trên báo cáo
tài chính và trong cấu trúc các sự kiện, giao
dịch kinh tế phát sinh nhằm làm thay đổi báo
cáo tài chính, làm cho các đối tượng có liên
quan hiểu sai về tình trạng kinh tế của doanh
nghiệp (Healy và Wahlen, 1999). Có thể thấy,


cả 2 định nghĩa này đều xem xét hành vi chi
phối thu nhập dưới góc độ là hành động của
nhà quản lý để nhằm mục đích gây hiểu lầm
cho các đối tượng có liên quan. Càng về sau,
định nghĩa về hành vi chi phối thu nhập đã
được các nhà nghiên cứu phát triển lên một
bước, nổi bật là định nghĩa do Ronen và Yaari
đưa ra năm 2008. Các học giả này cho rằng:
hành vi chi phối thu nhập là tập hợp các quyết
định quản lý dẫn đến không phản ánh đúng
thu nhập của doanh nghiệp trong ngắn hạn.
Hành vi này có thể được thực hiện bằng các
hành động liên quan đến hoạt động sản xuất,


đầu tư của doanh nghiệp, hoặc liên quan đến
việc lựa chọn các chính sách kế tốn làm ảnh
hưởng đến số liệu về thu nhập của doanh
nghiệp (Ronen và Yaari, 2008). Như vậy, với
định nghĩa này, có thể thấy hành vi chi phối
thu nhập thường được thực hiện thơng qua 2
cách, đó là thơng qua việc lựa chọn chính sách
kế tốn và thơng qua các hoạt động kinh tế
phát sinh tại đơn vị. Hành vi chi phối thu nhập
thông qua việc lựa chọn chính sách kế tốn là
cách thức nhà quản lý lựa chọn và sử dụng
linh hoạt các quy định về chính sách kế tốn
để tác động đến thu nhập của đơn vị. Hành vi
chi phối thu nhập thông qua các sự kiện và
giao dịch kinh tế là cách thức nhà quản lý tổ
chức, sắp xếp các hoạt động kinh tế để từ đó


tác động đến thông tin về thu nhập của doanh
nghiệp. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi
chỉ đề cập đến hành vi chi phối thu nhập thông
qua việc lựa chọn chính sách kế tốn với một
số thủ thuật chủ yếu được áp dụng phổ biến
tại các doanh nghiệp Việt Nam. Có thể kể đến
một số thủ thuật như sau:


<b>2. MỘT SỐ THỦ THUẬT PHỔ BIẾN </b>
<b>ĐƯỢC ÁP DUNG Ở VIỆT NAM</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

bày trên báo cáo tài chính có khả năng so sánh
được, nếu thay đổi chính sách cần thuyết minh
về sự thay đổi này. Chính việc có nhiều cơ hội
lựa chọn chính sách kế tốn nên nhà quản lý có
thể đưa vào áp dụng chính sách kế tốn thích
hợp nhất theo xét đốn chủ quan của nhà quản
lý để phục vụ cho các mục tiêu định trước của
doanh nghiệp trong từng thời kỳ.


<i><b>2.2. Thông qua việc trích lập và hồn </b></i>
<i><b>nhập các khoản dự phịng tổn thất tài sản</b></i>


Hiện nay kế toán Việt Nam cho phép
doanh nghiệp thực hiện việc lập dự phòng tổn
thất tài sản liên quan đến bốn nhóm tài sản,
đó là dự phịng giảm giá chứng khốn kinh
doanh, dự phịng tổn thất đầu tư vào đơn vị
khác, dự phịng phải thu khó địi và dự phịng
giảm giá hàng tồn kho. Để thơng tin tài sản


được trình bày theo giá trị thuần có thể thực
hiện được thì trước khi lập báo cáo tài chính
doanh nghiệp cần xem xét lại giá trị các khoản
mục tài sản này. Việc xác định mức dự phòng
tổn thất cần lập để tiến hành trích lập thêm
hay hồn nhập dự phịng phụ thuộc vào nhiều
yếu tố, trong đó có yếu tố xét đoán chủ quan
của nhà quản lý và người làm cơng tác kế tốn
tại đơn vị. Một khi điều này xảy ra sẽ tạo cơ
hội cho nhà quản lý can thiệp, tác động đến
giá trị tài sản và khoản mục chi phí trình bày
trên báo cáo tài chính, từ đó chi phối đến thu
nhập của doanh nghiệp.


<i><b>2.3. Thông qua việc lựa chọn phương </b></i>
<i><b>pháp đánh giá sản phẩm dở dang</b></i>


Theo quy định hiện hành, khi tính giá
thành sản phẩm, các doanh nghiệp sản xuất có
thể áp dụng một trong các phương pháp xác
định trị giá sản phẩm dở dang, như: phương
pháp đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu
chính, đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp, đánh giá theo phương pháp ước tính
sản lượng hồn thành tương đương... Thực ra


đây là cơng việc tính tốn, phân bổ chi phí
cho các sản phẩm chưa hồn thành. Cơng việc
này trực tiếp tác động đến giá thành sản phẩm
doanh nghiệp sản xuất ra, đồng thời gián tiếp


tác động đến khoản mục chi phí hoạt động
kinh doanh trong kỳ, từ đó ảnh hưởng đến thu
nhập của doanh nghiệp. Tuỳ theo đặc điểm
tổ chức quản lý sản xuất, tính chất của các
khoản mục chi phí để nhà quản lý lựa chọn
và sử dụng phương pháp đánh giá thích hợp.
Điều này mang đến cơ hội cho nhà quản lý lựa
chọn phương pháp đánh giá “có lợi nhất” để
tác động đến thu nhập của doanh nghiệp nhằm
đạt được những mục đích riêng nhất định.


<i><b>2.4. Thơng qua các khoản trích trước và </b></i>
<i><b>phân bổ</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

có liên quan đến kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của nhiều kỳ kế toán (như chi phí
trả trước về thuê cơ sở hạ tầng, Chi phí thành
lập doanh nghiệp, Cơng cụ, dụng cụ, bao
bì luân chuyển, đồ dùng cho thuê liên quan
đến hoạt động kinh doanh trong nhiều kỳ kế
toán,…) để kết chuyển các khoản chi phí này
vào chi phí sản xuất kinh doanh của các kỳ
kế toán sau. Đồng thời quy định cũng nêu rõ
việc tính và phân bổ chi phí trả trước vào chi
phí sản xuất kinh doanh từng kỳ kế toán phải
căn cứ vào tính chất, mức độ từng loại chi phí
để lựa chọn phương pháp và tiêu thức hợp lý.
Tuy nhiên, trên thực tế việc xác định cơ sở
để trích trước chi phí cũng như việc lựa chọn
phương pháp và tiêu thức phân bổ hợp lý thì


khơng giống nhau giữa các doanh nghiệp bởi
điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong
đó có cả sự can thiệp chủ quan của nhà quản
lý. Do đó, đây cũng là một trong những con
đường dẫn tới hành vi chi phối thu nhập của
các doanh nghiệp.


<i><b>2.5. Thông qua các khoản dự phịng </b></i>
<i><b>phải trả</b></i>


Theo quy định của thơng tư
200/2014/TT-BTC, tùy theo đặc điểm hoạt động và cách
thức tổ chức quản lý mà doanh nghiệp được
ghi nhân các khoản dự phòng phải trả như:
Dự phòng phải trả tái cơ cấu doanh nghiệp, dự
phòng phải trả bảo hành sản phẩm, dự phịng
bảo hành cơng trình xây dựng. Một trong
những điều kiện để ghi nhận khoản dự phịng
phải trả đó là doanh nghiệp đưa ra được một
ước tính đáng tin cậy về giá trị của nghĩa vụ
nợ đó. Giá trị được ghi nhận của một khoản
dự phòng phải trả là giá trị được ước tính hợp
lý nhất về khoản tiền sẽ phải chi để thanh toán
nghĩa vụ nợ hiện tại tại ngày kết thúc kỳ kế
toán năm hoặc tại ngày kết thúc kỳ kế toán
giữa niên độ. Trường hợp số dự phòng phải trả


cần lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng
phải trả đã lập ở kỳ kế toán trước chưa sử
dụng hết thì số chênh lệch được ghi nhận vào


chi phí sản xuất, kinh doanh của kỳ kế tốn
đó. Ngược lại, nếu số dự phịng phải trả lập ở
kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng phải trả
đã lập ở kỳ kế tốn trước chưa sử dụng hết thì
số chênh lệch phải được hồn nhập ghi giảm
chi phí sản xuất, kinh doanh của kỳ kế tốn
đó. Việc ước tính mức dự phòng cần lập cho
phép các nhà quản lý sử dụng khả năng xét
đoán nghề nghiệp của mình để ước tính mức
dự phịng phù hợp. Điều này không ngoại trừ
khả năng tạo cơ hội cho các nhà quản lý tác
động đến khoản mục chi phí này, từ đó chi
phối thu nhập của doanh nghiệp để phục vụ
cho mục tiêu định trước.


<i><b>2.6. Việc ước tính tỷ lệ hồn thành và ghi </b></i>
<i><b>nhận doanh thu, chi phí đối với hợp đồng </b></i>
<i><b>dài hạn</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

xác định tại thời điểm lập Báo cáo tài chính.
Bên cạnh đó, theo hướng dẫn của Chuẩn mực
hợp đồng xây dựng (VAS 15): “Phần cơng
việc đã hồn thành của hợp đồng làm cơ sở
xác định doanh thu” có thể được xác định
bằng nhiều cách khác nhau (Tùy thuộc vào
bản chất của hợp đồng mà có thể có 3 phương
pháp xác định). Như vậy quy định cho phép
doanh nghiệp được sử dụng phương pháp tính
tốn thích hợp để xác định phần cơng việc đã
hồn thành. Điều này có thể ảnh hưởng đến


giá trị của khoản mục doanh thu do doanh
nghiệp xác định khối lượng cơng việc hồn
thành dựa trên các căn cứ khác nhau và phụ
thuộc một phần vào xét đốn của nhà quản lý.
Ngồi một số thủ thuật như đã đề cập ở trên
còn xuất hiện một số thủ thuật khác liên quan
đến việc lựa chọn chính sách kế tốn, tuy
nhiên chúng khơng phổ biến trong các doanh


nghiệp ở Việt Nam, mà nếu có, chỉ tồn tại ở
các cơng ty đa quốc gia áp dụng theo chuẩn
mực kế toán quốc tế (IAS/IFRS), có thể kể
đến một vài thủ thuật như: áp dụng tự nguyện
chuẩn mực kế toán mới, đánh giá tổn thất tài
sản, việc xác định giá trị hợp lý của tài sản,
ghi nhận chi phí lương hưu,…


Nói tóm lại, dù sử dụng thủ thuật nào đi
nữa thì hành vi chi phối thu nhập cũng có thể
gây ra những hậu quả lớn đối với các bên liên
quan, các đối tượng sử dụng thông tin kế tốn
do thơng tin về thu nhập đã cố tình bị bóp
méo vì một động cơ nào đó. Với bài viết này,
chúng tơi chưa đi sâu vào phân tích hậu quả
của hành vi chi phối thu nhập hay nghiên cứu
các mơ hình phát hiện hành vi chi phối thu
nhập mà chỉ dừng lại ở mức độ nhận diện các
thủ thuật để chi phối thu nhập được áp dụng
khá phổ biến ở các doanh nghiệp Việt Nam.



<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO:</b>


[1]. Healy, P. M., & Wahlen, J. M. (1999). A review of the earnings management literature and its


implications for standard setting. <i>Accounting horizons</i>, <i>13</i>(4), 365-383.


[2]. Ronen, J., & Yaari, V. (2008). <i>Earnings management</i>. Springer US.


[3]. Schipper, K. (1989). Commentary on earnings management. <i>Accounting horizons</i>, <i>3</i>(4), 91-102.


[4]. Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015.


[5]. Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 về chế độ kế toán doanh nghiệp.


</div>

<!--links-->

×