Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Giáo trình Bảo dưỡng và sửa chữa điện thân xe: Phần 1 - Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (771.03 KB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b> BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI </b>
<b> TRƯỜNG CĐ KỸ NGHỆ II </b>


<i> </i>


<b>GIÁO TRÌNH </b>



<b>BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA </b>


<b>ĐIỆN THÂN XE </b>



<i><b> </b></i>




</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>LỜI GIỚI THIỆU </b>



Hệ thống điện trên xe đã có rất nhiều cải tiến và phát triển trong thời gian gần
đây. Hầu hết các hệ thống trên xe đều đưa vào việc điều khiển bằng điện. Tài liệu
được biên soạn theo mô đun trang bị điện thân xe với mục đích cho sinh viên theo học
cơng nghệ ơ tơ với trình độ cao đẳng và trung cấp nghề. Trong q trình biên soạn
chắc cịn một số thiếu sót. Rất mong sự đóng góp của người đọc để bổ sung và sửa
chữa lần sau tốt hơn.


Cám ơn sự đóng góp về nội dung của giáo viên trong khoa trong quá trình biên
soạn tài liệu này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>MỤC LỤC </b>


<b>ĐỀ MỤC </b> <b> TRANG </b>


<b>GIỚI THIỆU </b> <b> TRANG 1 </b>



<b>MỤC LỤC </b> <b> TRANG 2 </b>


<b>Ý NGHĨA MÔ ĐUN/MÔN HỌC </b> <b>TRANG 3 </b>


<b>CHƯƠNG 1 </b> <b> TRANG 3 </b>


<b>TỔNG QUAN HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ </b>


<b>CHƯƠNG 2 TRANG 8 </b>
<b>ẮC-QUY Ô TÔ </b>


<b>CHƯƠNG 3 </b> <b> TRANG 18 </b>


<b>HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG </b>


<b>CHƯƠNG 4 </b> <b>TRANG 35 </b>


<b>HỆ THỐNG SẠC </b>


<b>CHƯƠNG 5 </b> <b>TRANG 48 </b>


<b>HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG </b>


<b>CHƯƠNG 6 </b> <b>TRANG 55 </b>


<b>HỆ THỐNG TÍN HIỆU </b>


<b>CHƯƠNG 7 </b> <b>TRANG 58 </b>



<b>HỆ THỐNG GẠT NƯỚC </b>


<b>CHƯƠNG 8 TRANG 62 </b>
<b>HỆ THỐNG NÂNG HẠ KIẾNG </b>


<b>CHƯƠNG 9 </b> <b>TRANG 64 </b>


<b>HỆ THỐNG KHÓA CỬA </b>


<b>CHƯƠNG 10 </b> <b>TRANG 71 </b>


<b>HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN GƯƠNG HẬU </b>


<b>CHƯƠNG 11 </b> <b>TRANG 74 </b>


<b>HỆ THỐNG THÔNG TIN </b>


<b>CÂU HỎI ÔN TẬP </b> <b>TRANG 88 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>CHƯƠNG 1 </b>


<b>TỔNG QUAN HỆ THỐNG ĐIỆN Ô TÔ </b>
<b>Giới thiệu </b>


Đây là bài mở đầu của môn học điện ơ tơ. Phần này có ý nghĩa quan trọng trong đối
với người học. Người học phải nắm vững phần này để có thể tiếp tục học các phần cịn
lại của mơn học.


<b>Mục tiêu </b>



Sau khi học xong chương này, người học sẽ có khả năng:


- <i>Nhận biết được công dụng và các thành phần của hệ thống điện trên ô tô </i>
- <i>Nhận biết được 8 thành phần cơ bản của một mạch điện ô tơ </i>


- <i>Phân biệt được các kí hiệu trên sơ đồ hệ thống điện trên ô tô </i>
- <i>Đọc được sơ đồ mạch điện ô tô </i>


- <i>Sử dụng được dụng cụ đo để đo kiểm tra các thành phần của mạch điện </i>
<b>Nội dung chính </b>


<i><b>1.</b></i> <b>Các hệ thống điện trên ôtô </b>


a) <i>Hệ thống cung cấp điện (Charging system) </i>


Có nhiệm vụ cung cấp điện cho các ắc-quy và phụ tải trên ô tô với một điện thế ổn
định trong mọi điều kiện làm việc của ô tô. Hệ thống sạc bao gồm ắc-quy, máy phát,
bộ tiết chế điện áp (Voltage regulator), đèn báo nạp.


b) <i>Hệ thống đánh lửa (Ignition system) </i>


Có nhiệm vụ biến dòng điện 1 chiều, điện thế thấp 12V hoặc 24V thành các xung điện
thế cao (12,000÷50,000V) tạo ra tia lửa điện tại bugi để đốt cháy hỗn hợp hồ khí
trong xy lanh ở thời điểm thích hợp với các chế độ làm việc của động cơ. Hệ thống
bao gồm ắc-quy, công tắc máy (Ignition switch), bộ chia điện, bôbin đánh lửa
(Ignition coil), IC đánh lửa (Igniter), bugi


c) <i>Hệ thống khởi động</i> <i>(Starting system) </i>


Có nhiệm vụ quay trục khuỷu của động cơ với số vòng quay tối thiểu để động cơ hoạt


động và đảm bảo việc khởi động động cơ dễ dàng trong mọi điều kiện làm việc của ô
tô. Hệ thống bao gồm ắc-quy, môtơ khởi động, rơle khởi động, rơle bảo vệ, đối với
động cơ diesel có thêm hệ thống xông máy.


d) <i>Hệ thống kiểm tra theo dõi (Checking system) </i>


Có nhiệm vụ theo dõi và thông báo cho người sử dụng những thông số cơ bản về tình
trạng làm việc của ơ tơ. Hệ thống bao gồm đồng hồ đo tốc độ động cơ (Tachometer),
đồng hồ đo tốc độ xe (Speedometer), đồng hồ đo mức nhiên liệu, đồng hồ đo nhiệt
nước, và các đèn báo.


e) <i>Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu (Lighting and Signal system) </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

f) <i>Hệ thống điều khiển động cơ (Engine control system) </i>


Nhiệm vụ hệ thống là điều khiển động cơ bao gồm điều khiển phun nhiên liệu, điều
khiển đánh lửa, điều khiển ga tự động.


g) <i>Hệ thống điều khiển xe</i>


Nhiệm vụ duy trì xe chạy ổn định, an tồn. Hệ thống bao gồm hệ thống thắng chống
hãm cứng ABS (Antilock brake system), hộp số tự động, tay lái, túi khí, lực kéo, hệ
thống giảm xóc.


h) <i>Hệ thống điều hồ nhiệt độ khơng khí (Air conditioning system) </i>


Có nhiệm vụ lọc sạch, hút ẩm và làm mát khối khơng khí trong ơ tơ, giúp cảm thấy
thoải mái, mát dịu.


i) <i>Hệ thống các thiết bị phụ </i>



Hệ thống này bao gồm: hệ thống gạt nước và xịt nước (Wiper and Washer System), hệ
thống điều khiển khóa cửa (Door lock control system), hệ thống điều khiển nâng hạ
kính (Power window System), hệ thống điều khiển gương chiếu hậu.


<i><b>2.</b></i> <b>Thành phần cơ bản của hệ thống điện </b>
Mạch điện ô-tô gồm 8 thành phần sau:


a) Nguồn điện cung cấp là ắc-quy hoặc máy phát điện.


b) Dây dẫn điện dùng để nối các bộ phận trong mạch điện lại với nhau để tạo đường
đi của dòng điện.


c) Đầu cực nối ở đầu cuối dây


d) Giắc cắm dùng để nối bó dây điện lại với nhau
e) Thiết bị bảo vệ như cầu chì, CB, dây chì


f) Cơng tắc để mở và đóng mạch


g) Tải điện như mơtơ, bóng đèn, solenoid
h) Dây nối mát được bắt vào sườn xe
<i><b>3.</b></i> <b>Sơ đồ dây và ký hiệu điện </b>


a)<b>Ký hiệu điện </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

b)<b> Sơ đồ điện </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Hệ thống điện tử có thể được trình bày theo sơ đồ khối, thí dụ như sơ đồ khối của hệ
thống đánh lửa. Hộp ECU được đặt trung tâm của sơ đồ khối, với các điện dương và


mát, và các tín hiệu ngõ vào (cảm biến) bên trái (INPUT) và ngõ ra (bộ chấp hành)
bên phải (OUTPUT). Phần lớn bộ ECU không sửa chữa được. Phương pháp kiểm
tra là thay thế “thiết bị đang hoạt động tốt đã biết” cho bộ đang sử dụng trong xe.


<b>Color </b> <b>Ký hiệu </b> <b>Màu </b> <b>Color </b> <b>Ký hiệu </b> <b>Màu </b>


Black B Đen Light Blue LB Xanh cây nhạt


Red R Đỏ Dark Blue DL Xanh đen


White W Trắng Light Green LG Xanh biển nhạt


Yellow Y Vàng Sky Blue SB Xanh da trời


Gray GY Xám Black/Red B/R Đen sọc đỏ


Brown BR Nâu White/Black W/B Trắng sọc Đen


Blue L Xanh biển Brown/Green BR/G Nâu sọc xanh


Green G Xanh cây Red/Yellow R/Y Đỏ sọc Vàng


Orange O Cam Yellow/White Y/W Vàng sọc trắng


Pink P Hồng Blue/Yellow L/Y Xanh sọc vàng


Violet V Tím Blue/Red L/R Xanh sọc đỏ


<i><b>4.</b></i> <b>Chẩn đoán hư hỏng điện cơ bản </b>



<i>a. Chẩn đoán hư hỏng điện </i>


Việc tìm kiếm chỗ hư hỏng trong mạch điện thường bắt đầu bằng việc tìm hiểu
mạch điện hoạt động như thế nào. Sơ đồ dây điện trong sổ tay sửa chữa giúp ta điều
này. Nó như một bản đồ chỉ đường hướng dẫn ta đi từ bộ phận này đến bộ phận
khác cho đến khi tìm ra hư hỏng của mạch điện. Việc này giúp tiết kiệm thời gian và
có thể ngăn chặn sự nguy hiểm xảy khơng cần thiết cho các bộ điện tử khác.


<i>b. Mạch điện song song và nối tiếp </i>


Các mạch điện trong ô-tô thường được bắt song song. Tuy nhiên một vài mạch điện
vừa được bắt song song và nối tiếp như mạch biến trở của mạch đèn soi sáng táplô.


<i>c.Các vấn đề hư hỏng của mạch điện </i>


Ba vấn đề hư hỏng cơ bản của mạch điện là hở mạch, chập mạch, và chạm mát. Hở
mạch làm cho dịng điện khơng di chuyển trong mạch. Chập mạch làm đứt cầu chì,
dây điện cháy hoặc hư thiết bị điện. Chạm mát do cách điện mòn chạm vào phần
mát kim loại xe làm ắc-quy mau hết điện.


Hai loại sự cố điện khác là dòng điện trong mạch quá nhỏ do điện trở cao, và hư linh
kiện điện tử. Trong một số mạch, có thể kiểm tra sụt áp để biết điện trở cao trong
mạch. Trong khi đó sự hư hỏng linh kiện điện tử có thể đưa ra một mã báo lỗi.


<i>d.Các bộ phận điện tử nhạy cảm với tĩnh điện </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<i><b>5.</b></i> <b>Các thiết bị kiểm tra và đo điện </b>


<i>a.</i> <i>Dây cầu nối (jumper wire) </i>



Dây cầu nối có thể sử dụng theo 3 cách:
- Kiểm tra các dây nối mát kém


- Cung cấp điện trực tiếp đến tải


-Đi vòng một qua dây hoặc bộ phận khác của mạch


Chú ý sử dụng khơng đúng dây cầu nối có thể làm hư linh kiện điện tử. Sử dụng cầu
chì bắt trong dây để bảo vệ khi có dịng q mức đi qua.


<i>b.</i> <i>Đèn kiểm tra (Test light) </i>


Đèn kiểm tra dùng để kiểm tra điện áp, và sự nối mát. Có 2 loại đèn kiểm tra; loại
dùng nguồn của mạch và dùng nguồn của thiết bị (có pin lắp trong).


<i>c.</i> <i>Đồng hồ đo điện </i>


Các loại đồng hồ như đồng hồ vôn, đồng hồ ampe, và đồng hồ ôm dùng để đo các
đại lượng điện như điện áp, cường độ và điện trở. Các đồng hồ đang sử dụng hiện
nay là loại hiển thị kim (analog) hoặc hiển thị số (digital). Khi sử dụng phải đọc kỹ
hướng dẫn sử dụng để không làm hư đồng hồ hoặc thiết bị.


<i>d.</i> <i>Sử dụng định luật ơm </i>


Điện áp, dịng điện và điện trở có liên quan với nhau thơng qua định luật ôm. Sử
dụng định luật ôm để tìm được một thông số điện chưa biết khi đã biết hai thông số
điện khác.


<b>CÂU HỎI ÔN TẬP </b>



Câu 1. Trình bày các hệ thống điện sử dụng trên ơ tơ.


Câu 2. Nêu và phân tích 8 thành phần của một mạch điện trên ô tô.
Câu 3. Vẽ sơ đồ ký hiệu của 10 linh kiện điện tử cơ bản.


Câu 4. Cho biết các loại sơ đồ biểu diễn mạch điện ô tô.


Câu 5. Các loại hư hỏng của mạch điện ô tô. Các hư hỏng đó ảnh hưởng đến mạch
điện như thế nào?


Câu 6. Nêu tên các loại dụng cụ đo kiểm tra mạch điện và cho biết phạm vi sử dụng
của nó.


Câu 7. Cho biết 3 tính chất cơ bản của một đồng hồ đo điện.


<b>BÀI TẬP </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>CHƯƠNG 2 </b>
<b>ẮC-QUY Ô TÔ </b>
<b>Giới thiệu </b>


Ắc-quy là bộ phận điện quan trọng của ô tô.Người học phải nắm vững phần này để có
thể tiếp tục học các phần cịn lại của mơn học.


<b>Mục tiêu </b>


Sau khi học xong chương này, người học sẽ có khả năng:
- <i>Làm việc an toàn trên ắc-quy </i>


- <i>Bảo trì được ắc-quy ơ-tơ để kéo dài tuổi thọ </i>


- <i>Sạc ắc-quy </i>


- <i>Kiểm tra một ắc-quy đang sử dụng </i>


- <i>Đánh giá khả năng làm việc của một ắc-quy </i>
- <i>Phân tích các nguyên nhân hư hỏng của ắc-quy </i>


<b>Thuật ngữ quan trọng </b>
- Dòng điện dò
- Điện áp hở mạch
- Dung lượng ắc-quy
- Dòng điện sạc


- Tỉ trọng dung dịch điện phân
- Ắc-quy kiềm


- Ắc-quy axít
<b>Nội dung chính </b>


<b>I. THÔNG TIN CHUNG </b>


 Bản cực dương của ắc-quy được trét một lớp bột PbO2 có màu nâu đỏ, cịn bản
cực âm thì trét một lớp bột chì ngun chất Pb có màu xám.


 Dung dịch điện phân là dung dịch axit sunfuric với nồng độ khoảng
1,26÷1,29g/cm3<sub>. </sub>


 Nếu nồng độ dung dịch q lỗng thì bình sẽ yếu (điện áp thấp hơn tiêu chuẩn).
Nếu nồng độ dung dịch quá cao thì điện áp bình tăng lên nhưng bình mau hư do
hiện tượng sunfat hoá mạnh.



 Axit sử dụng phải là axit tinh khiết, không được dùng axit công nghiệp và nước
cất cũng phải tinh khiết, không chứa các ion kim loại.


 Ắc-quy 12 vơn có 6 ngăn mắc nối tiếp. Mỗi ngăn có điện áp khoảng 2,15 vôn
khi nạp đầy. Một ắc-quy khi nạp đầy có điện áp khoảng 12,9 vơn.


 Có các loại 6V, 9V, 12V, 24V …


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<b>II. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG </b>


<b>Làm việc an toàn xung quanh ắc-quy </b>


Làm theo những lời cảnh báo an toàn đã được kê ra dưới đây khi làm việc với các
ắc-quy và kiểm tra hoặc nạp chúng:


1. Acid sulfuric trong chất điện phân rất độc. Nó sẽ ăn các lổ hỏng trên áo. Nó có thể
gây ra những vết bỏng nghiêm trọng nếu nó tiếp xúc với da của bạn. Nó có thể làm
bạn mù mắt nếu nó văng vào mắt bạn. Đeo kiếng bảo hộ khi làm việc với nó, kiểm tra,
rửa sạch nó ngay với nước, tiếp tục xả nước trong vòng 5 phút. Nếu bạn để acid
ắc-quy (chất điện phân) vào trong mắt bạn, rửa chúng ngay với nước. Rồi nhỏ thuốc hoặc
đi đến phòng cấp cứu bệnh viện.


2. Các chất khí thải từ ắc-quy trong suốt q trình nạp thì nổ lớn. Làm thơng thống
khu vực. Đừng bao giờ cho phép đánh lửa, một ngọn lửa cháy, hoặc đốt thuốc xung
quanh một ắc-quy đang được nạp hoặc một ắc-quy vừa mới được nạp. Ngọn lửa sẽ
gây ra một vụ nổ ắc-quy có thể bắn chất điện phân vào bạn. Ngay cả một tia lửa từ
việc nối không hợp lý hoặc tháo một ắc-quy hoặc nạp ắc-quy có thể gây ra một vụ nổ.
3. Đừng bao giờ đeo nhẫn, dây chuyền, đồng hồ hoặc dây đeo cổ gần các ắc-quy. Nếu
kim loại bất ngờ chập mạch bình, một dịng điện rất lớn có thể chạy qua, bạn có thể bị


phỏng.


4. Một ắc-quy được phóng điện đến nỗi động cơ khơng quay được là một ắc-quy chết.
Khởi động động cơ của một xe có ắc-quy chết bằng cách sử dụng một ắc-quy được
nạp trong xe khác được gọi là khởi động cầu nối. Nếu khởi động cầu nối cần thiết, hãy
làm theo các lời chỉ dẫn an toàn. Một bước sai sót có thể làm tổn thương bạn và gây
nguy hiểm điện và các bộ phận điện tử.


5. Khi tháo ắc-quy, luôn luôn tháo trước tiên cực âm hoặc cáp nối mát. Lúc đó nếu
ngẫu nhiên bạn nối mát điện cực cung cấp điện hoặc dây nóng, thì khơng có một sự
chập mạch qua bình.


6. Nếu ắc-quy có các nắp xả, bảo đảm các lỗ xả mở trước khi nạp. Đậy các nắp xả
bằng một miếng vải thấm nước. Vứt bỏ miếng vải sau khi ắc-quy được nạp.


7. Đừng bao giờ làm nghiêng một ắc-quy đang nạp.


8. Đừng nạp điện một ắc-quy bị đơng đặc hoặc ắc-quy khơng bảo trì khi đèn báo nạp
cho thấy ánh sáng màu vàng hoặc trắng. Ắc-quy có thể phát nổ!


<b>III. KIỂM TRA ẮC-QUY VÀ CHẨN ĐỐN HƯ HỎNG </b>
<i><b>PHÂN TÍCH CÁC HƯ HỎNG ẮC-QUY </b></i>


Việc nạp quá mức và nạp dưới mức là 2 ngun nhân chính gây ra các hư hỏng bình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

cong và vỡ vụn các bản cực.


Điện áp cao gây ra nạp quá mức cũng có thể làm thiệt hại đến các bộ phần điện và
điện tử khác. Ví dụ, điện áp cao và kết quả của cường độ cao có thể gây nguy hiểm
cho ECU điện tử. Cường độ dòng điện cao cũng có thể đốt cháy các dây tóc trong các


bóng đèn. Thực hiện theo cách thức sửa chữa trong tài liệu sửa chữa và kiểm tra hệ
thống sạc nếu nghi ngờ sạc quá mức.


<i>2. Nạp dưới mức</i>. Nạp lại một ắc-quy chết hoặc ắc-quy đã bị phóng điện. Lúc đó hãy
cố xác định rõ nguyên nhân việc nạp dưới mức. Các nguyên nhân có thể bao gồm:
a. Hệ thống nạp hoạt động sai.


b. Các điểm nối dây có sai sót trong hệ thống nạp.
c. Tuột dây đai quay máy phát điện.


d. Tải quá mức trên bình.
e. Ắc-quy hư.


f. Tự phóng điện do kết quả ắc-quy để khơng trong một thời gian dài.
g. Rò rỉ quá mức dòng điện qua cơng tắc đóng.


Vài xe có một hệ thống bảo vệ phóng điện bình. Nó tháo tự động ngắt ắc-quy ra sau
20 phút nếu bất kỳ đèn phía trong bị bỏ xót với hệ thống đánh lửa tắt. Nguồn cũng tắt
nếu một cửa để mở với hệ thống đánh lửa tắt. Khi hệ thống đánh lửa bị tắt lâu hơn 24
ngày, ắc-quy được tháo khỏi đồng hồ, radio và điều khiển khóa từ xa.


<i><b>IV. KIỂM TRA ẮC-QUY </b></i>


Kiểm tra định kỳ xem ắc quy có:
 Ở trong điều kiện tốt.
 Cần nạp lại.


 Có sai sót và sẽ được loại bỏ.


Các ắc-quy được kiểm tra theo 2 cách, với trạng thái nạp và hiệu suất. Trạng thái nạp


của 1 ắc-quy có nắp thông hơi được xác định bằng đồng hồ tỷ trọng kế. Tỷ trọng kế
lắp bên trong hoặc đèn báo nạp trong một ắc-quy cung cấp thông tin này. Một kiểm tra
điện áp hở mạch cũng có thể được sử dụng. Kiểm tra tải ắc-quy cho biết ắc-quy có khả
năng thực hiện cơng việc của nó hay không.


<i><b>1.</b></i> <i><b>KIỂM TRA ĐIỆN ÁP HỞ MẠCH </b></i>


Vài ắc-quy khơng có một đèn báo nạp trên đầu. Để tìm ra trạng thái nạp, đo điện áp
mạch hở. Kiểm tra này được thực hiện bằng việc đo điện áp đầu cực bằng một đồng
hồ số. Một ắc-quy có một điện áp mạch hở khoảng 12,40 vơn hoặc cao hơn được nạp
đủ để kiểm tra tải. Nếu điện áp ít hơn 12,40 vơn thì nạp ắc-quy trước tiên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

chính xác và khơng thể dùng.



Hình 2.1. Kiểm tra điện áp hở mạch


1. Bật đèn đầu lên pha trong vài phút để loại bỏ nạp bề mặt.
2. Tắt đèn đầu và nối đồng hồ qua hai cực của bình ắc-quy


3. Đọc giá trị điện áp. Một bình ắc-quy được nạp đầy có giá trị 12.6 V. Ngược lại
một bình accu đã hết điện là 12V.


<i><b>2.</b></i> <i><b>KIỂM TRA BẰNG TỶ TRỌNG KẾ </b></i>


Có hai loại tỷ trọng kế là loại phao và viên bi. Tỷ trọng kế ắc-quy viên bi giống như tỷ
trọng kế nước làm mát kiểu quả cầu. Đặt ống cao su vào trong chất điện phân. Rồi bóp
và nhả trái cầu, chất điện phân sẽ bị dồn vào trong ống. Nếu tất cả các viên bi nổi, thì
ắc-quy được nạp đầy đủ. Nếu không nổi, ắc-quy bị phóng điện. Các viên bi nổi càng
nhiều, trạng thái nạp ắc-quy càng cao.



<i>Cẩn thận! Không nên nhỏ chất điện phân trên xe hoặc trên người bạn, chất điện </i>
<i>phân sẽ làm thiệt hại sơn và ăn các lỗ hỏng trên quần áo bạn. </i>


Tỷ trọng kế phao được sử dụng cùng cách. Phao sẽ nổi lên trong chất điện phân được
rút vào. Các dấu trên thân phao cho thấy tỷ trọng xác định của chất điện phân. Điều
này chỉ rõ trạng thái nạp . Ắc-quy được nạp đầy đủ, thì phao càng nổi cao hơn.


CÁC THAY ĐỔI VỀ TỶ TRỌNG


Chất điện phân trở nên đông đặc hơn (tăng tỷ trọng) khi nhiệt độ của nó hạ xuống. Vài
tỷ trọng kế có một nhiệt kế và các vạch để giúp trong việc điều chỉnh con số đọc nhiệt
độ. Tỷ trọng của chất điện phân ắc-quy thay đổi 4 (0,004) điểm cho mỗi 10F [5,6C]
thay đổi nhiệt. Nếu nhiệt độ dưới 80 F [27C], trừ đi các điểm để lấy số ghi thực. Nếu
cao hơn, cộng các điểm vào.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<i>Mối liên hệ giữa tỷ trọng và trạng thái nạp. </i>


<i><b>3.</b></i> <i><b>TÌNH TRẠNG ĐÈN BÁO NẠP. </b></i>


Đèn báo nạp là một tỉ trọng kế lắp trong bình. Sự xuất hiện của nó cho thấy tình trạng
và trạng thái nạp của ắc-quy . Nếu đèn báo là đèn vàng hoặc trắng, mực chất điện phân
thấp. Lắp vào một ắc-quy mới.


<i>Cẩn trọng: Nếu đèn nạp cho thấy đèn vàng hoặc sáng, không nên cố nạp nữa, kiểm </i>
<i>tra tải, hoặc khởi động cầu nối bình! Nó có thể nổ. </i>


<i><b>4.</b></i> <i><b>KIỂM TRA TẢI BÌNH. </b></i>


Sau khi ắc-quy vượt qua cuộc kiểm tra trạng thái nạp, hiệu suất của nó có thể được


kiểm tra bằng việc làm một kiểm tra dung lượng ắc-quy hoặc kiểm tra tải. Điều này đo
điện áp cực đang khi ắc-quy phóng điện ở một tỷ lệ cao. Tải được cung cấp sử dụng
một thiết bị thử bao gồm một vôn kế, ampe kế và một biến trở bằng than. Thông số kỹ
thuật của nhà sản xuất hoặc decal trên đỉnh của ắc-quy cho các số ampe quay máy
lạnh đối với bình. Điều này được sử dụng xác định tải được đặt trên bình.


Khi kiểm tra tình trạng sạc của bình ắc-quy, khơng cho chúng ta biết được khả năng
cung cấp dòng khi khởi động động cơ. Kiểm tra khả năng chịu tải nặng của ăc-quy
cho chúng ta biết khả năng phân phối dòng điện của ắc-quy.


<i>Tỷ trọng </i> <i>Tình trạng nạp </i>


1,265 -1,299 Ắc-quy được nạp đầy
1,235- 1,265 Sạc ¾


1,205- 1,235 Sạc ½
1,170- 1,235 Sạc ¼


1,140 - 1,170 Phóng hết điện


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

Trước khi kiểm tra tải nặng phải xác định dung lượng ắc-quy. Dung lượng ắc-quy ghi
trên nhãn bình. Nó có thể biểu diễn bằng CCA (Cold Cranking Amps) hay AH
(Amp-Hour).


Hình 2.3. Thơng số ắc-quy


Qui trình kiểm tra khả năng chịu tải nặng:
1. Lắp đặt bộ thử tải


2. Tăng tải lên bằng núm điều khiển đến khoảng gấp 3 lần AH hay một nửa CCA


3. Duy trì tải khơng q 15s, ghi nhận giá trị điện áp.


4. Nếu điện áp đọc được là


 9.6V hay cao hơn, bình accu cịn tốt


 9.5V hay thấp hơn, bình accu có khiếm khuyết và cần thay thế.


Một vài nhà sản xuất đề nghị tháo cấp một tải 300 ampe đến ắc-quy trong 15 giây.
Chờ 15 giây, rồi cung cấp một tải tương đương với một nửa ampe quay máy lạnh. Sau
15 giây, đọc điện áp và tháo tải. Phụ thuộc vào nhiệt độ ắc-quy, điện áp ắc-quy sẽ đọc
9,6V hoặc cao hơn. Nếu chỉ số điện áp dưới mức nhỏ nhất, nạp lại ắc-quy và kiểm tra
lại nó. Một ắc-quy khơng thực hiện được kiểm tra tải trong lần thứ 2 thì bị hư.


<i>Chú ý: Thay vì ampe quay máy lạnh, điện dung ắc-quy có thể được tính bằng </i>
<i>ampe-giờ. Lúc đó việc kiểm tra được thực hiện sử dụng 3 lần dung lượng ampe-giờ cho tải. </i>
<i>Mơ tơ khởi động cũng có thể được sử dụng làm tải cho ắc quy. Ngắt hệ thống đánh </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<i>lửa và khởi động động cơ trong 15 giây. Rồi đọc vôn kế và ngừng quay. Điện áp sẽ </i>
<i>là 9,6v hoặc cao hơn.. Đây là điện áp quay máy hoặc kiểm tra dịng phóng qua mơtơ </i>
<i>khởi động. </i>


Khi kiểm tra tải bình, làm theo thủ tục trong tài liệu sửa chữa xe và các chỉ dẫn hoạt
động thiết bị kiểm tra, một số nhà sản xuất giới thiệu việc tháo rời các cáp khỏi bình.
Đối với các ắc-quy khơng cần bảo trì có các đèn báo nạp, trước tiên đảm bảo rằng đèn
báo cho thấy màu xanh. Nếu nó cho thấy màu đen, nạp lại ắc-quy trước khi kiểm tra
nó. Nếu đèn báo cho thấy màu vàng hoặc trắng, thì loại bỏ bình.


<i><b>5.</b></i> <i><b>KIỂM TRA DỊNG RỊ KHI CHÌA KHĨA ĐÁNH LỬA TẮT </b></i>



Các xe có các bộ điều khiển động cơ điện tử và các hệ thống điện tử khác có một dịng
điện nhỏ chạy khỏi ắc-quy khi hệ thống đánh lửa tắt. Rò rỉ điện ắc-quy này là rò rỉ
dòng điện khi khóa đánh lửa tắt hoặc dịng phóng khi hệ thống đánh lửa tắt. Ngắn
mạch và chạm mát có thể tăng việc rị điện bình. Cũng vậy, một số thiết bị điện có thể
hư hỏng khi tắt. Một ắc-quy nạp dưới mức hoặc ắc-quy chết là kết qủa của nó. Đo
dịng rị khi khóa đánh lửa tắt với chức năng ampe kế của một đồng hồ digital.


1. <i>Ampe kế cảm ứng</i>.Tắt hệ thống đánh lửa và tất cả các tải tiêu thụ điện. Đóng các
cửa xe và tháo bóng khỏi đèn dưới mui. Làm theo các lời chỉ dẫn hoạt động thiết bị
thử. Kẹp chặt que cảm ứng xung quanh cáp ắc-quy và bất kỳ cáp nhỏ nào dẫn đến
cùng cực ắc-quy. Trên đồng hồ kiểm tra, đọc rò rỉ dòng điện khi khóa đánh lửa đóng
tắt.


2. <i>Ampe kế nối tiếp</i>. Bảo đảm rị rỉ dịng điện ít hơn dãy ampe được chọn trên đồng hồ
kiểm tra. Đóng các cửa xe và tháo bóng khỏi đèn dưới mui xe. Làm theo các lời chỉ
dẫn hoạt động của đồng hồ kiểm tra. Không quay động cơ, mở một cửa hoặc vận hành
bất kỳ thiết bị điện nào trên xe. Điều này có thể gây hư đồng hồ kiểm tra hoặc nổ cầu
chì trong đồng hồ.


Làm lỏng ra, nhưng khơng tháo nối, kẹp cáp từ cực dương bình. Đặt dây kẹp dương
đồng hồ trên cực bình, dưới kẹp cáp. Đặt dây kép âm lên kẹp cáp. Nâng kẹp cáp khỏi
cực ắc-quy. Đọc dọc rò dòng điện trên đồng hồ đo. Sau đó lắp lại kẹp cáp lên cực
bình.


<i>Cẩn thận! Một dây dò phải ở trong sự tiếp xúc với cực ắc-quy và dây khác với móc </i>
<i>cáp. Nếu dây dò mất tiếp xúc, mạch điện hở. Một vài thiết bị điện tử có thể khơng mở </i>
<i>hoặc tự ngắt tạm thời. Điều này là gây ra một chỉ số thấp khơng đúng. Các thiết bị </i>
<i>khác có thể hút dòng điện khi chúng được nối lại. Điều này có thể làm nổ cầu chì </i>
<i>thiết bị thử hoặc làm thiệt hại đồng hồ thử. </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

vấn đề. Rị dịng điện có thể cao trong 70 phút trên một số xe có hệ thống treo khơng
khí hoặc điều khiển mức độ điện tử. Lúc đó các tải này tắt hoặc nghỉ và trở lại với tình
trạng chìa khóa tắt ắc-quy thường của chúng. Trên các xe này, vặn chìa khóa ON và
OFF. Chờ 70 phút để bảo đảm các hệ thống tắt trước khi kiểm tra rị điện với khóa
đánh lửa tắt.


<b>V. NẠP ẮC-QUY </b>


Khi nạp một ắc-quy trong một xe, tháo cáp mát khỏi ắc-quy. Việc này bảo vệ các bộ
phận điện và điện tử khỏi điện áp nạp cao.


<i>Cẩn thận! Đừng bao giờ nối ắc-quy nạp ngược cực. Đảo ngược cực có thể gây ra </i>
<i>dòng điện cường độ cao sẽ làm hư các thiết bị điện của xe. </i>


<b>VI. THÁO LẮP ẮC-QUY </b>


Cần tuân theo quy trình tháo ắc quy trên xe.


Tháo cáp mát khỏi ắc-quy. Tháo rời một móc cáp bulơng và sử dụng một chìa khóa
vịng, hoặc kiềm tháo ắc-quy. Nới lỏng bulơng kẹp, rồi kéo kẹp khỏi cực. Không nên
sử dụng các kiềm khác hoặc chìa khóa miệng. Khơng có đủ khoảng trống và các dụng
cụ có thể làm vỡ nắp đậy bình. Nếu các kẹp bị kẹt, sử dụng một bộ phận tháo kẹp
ắc-quy. Khơng nên kẹp móc bằng một tuốc nơ vít hoặc kẹp sắt. Điều này có thể làm vỡ
nắp đậy. Để tháo kẹp cáp hình vịng tròn, ép từng phần các đoạn cuối của các vòng
bằng kìm.


Kế đến, tháo cáp cách điện khỏi bình. Lau sạch các cực và các kẹp cáp. Nới lỏng các
kẹp có giá đỡ xuống và tháo rời bình. Lau sạch khay ắc-quy và các kẹp giữ. Nếu các
bộ phận là kim loại, lau chúng bằng bàn chải cứng và một dung dịch nước với soda.
Mở các lỗ xã nước ở phần đáy của khay. Sau khi xả hết nước và làm khô, sơn khay và


các bộ phận kim loại khác bằng sơn chống acid.


<i>Cẩn thận! Đừng bao giờ lắp một ắc-quy ngược. Phân cực ngược có thể gây ra dịng </i>
<i>điện cường độ cao sẽ làm thiệt hại các bộ phận điện. </i>


<b>VII. BẢO TRÌ ẮC-QUY </b>


a)<i>Các ắc-quy ướt sử dụng được đổ chất điện phân có tỷ trọng 1,26 – 1,29 (200C). Khi </i>
<i>sử dụng nếu dung dịch thấp dưới vạch LOWER của bình thì châm thêm nước cất, </i>
<i>tuyệt đối khơng được châm thêm dung dịch axít. </i>


b)<i>Đối với bình khơ khơng cần bảo trì (MF) sau khi vơ axít lần đầu thì về sau khơng </i>


<i>cần châm thêm dung dịch axít nữa. </i>


Những trường hợp sau nên sạc điện bổ sung cho ắc-quy:


Nếu bình khơng sử dụng thì mỗi tháng nên sạc điện 3 - 5 giờ bằng 1/10 chỉ số
dung lượng bình.


Khi phóng điện, điện áp thấp dưới 10,8 V.


Sạc ắc-quy khi ắc-quy vẫn còn được lắp trên xe, thì phải tháo các dây cáp ra để khỏi
làm hư thiết bị điện.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

Sạc nhanh (Quick charging) sử dụng khi thiếu thời gian, dịng sạc khơng bao
giờ vượt q dung lượng bình. Tháo bình ra khởi xe và sạc nhanh (mở các nắp
thông hơi).


* Chú ý: ( warning )



- Nếu khi sạc nhiệt độ lên cao 1250<sub>F (52</sub>0<sub>C) thì ngắt khơng sạc hoặc giảm dịng sạc </sub>
- Hiện tượng nạp đầy: dung dịch trong mỗi ngăn sủi tăm, điện trở và tỉ trọng dung


dịch giữ nguyên trong 3 giờ


- Cẩn thận khi nạp dung dịch có thể dâng lên khi đang sạc.
- Tránh gần nguồn nhiệt và tia lửa khi đang sạc.


<b>VIII. CÁC HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP </b>


Hư hỏng của ắc-quy có thể do các nguyên nhân sau:
- Các thiết bị điện tiêu thụ không tắt để qua đêm.
- Lái xe tốc độ trung bình chậm trong một thời gian.
- Các tiêu thụ điện nhiều hơn máy phát.


- Các hư hỏng ở hệ thống sạc, như ngắn mạch điện, dây đai trượt, máy phát hư
hoặc hư bộ tiết chế.


- Hư hỏng ở bình ắc-quy: dây cáp bình hư, dây không sạch.
- Các hư hỏng ở thiết bị điện như ngắn mạch, chạm dây ra mát .


<i>a.Ắc-quy thường xuyên không nạp đủ điện : </i>


- Bộ tiết chế điều chỉnh khơng chính xác.
- Dùng máy khởi động quá nhiều.


- Ắc-quy không được bảo quản tốt, thường bị ngắn mạch và tự phóng điện.
- Xe thường chạy trong thành phố, dùng điện nhiều hơn nạp điện .



<i>Để tránh các hư hỏng cần thực hiện những bước sau: </i>


- Mỗi lần khởi động không qúa 5 phút và không khởi động quá 3 lần liên tiếp
nhau.


- Trên mặt bình giữ khơ ráo, sạch sẽ, khơng đặt dụng cụ kim loại trên mặt bình,
khơng phóng dịng điện qúa lớn quẹt qua hai cọc bình, khi dùng vơn kế để đo
điện áp thì phải đo thật nhanh.


- Sau mỗi lần chạy 1000km, dùng nước ấm xả bình và thơng các lỗ thông hơi,
đồng thời thường xuyên kiểm tra cọc bình làm sạch các đầu dây, bắt chặt đầu
dây.


- Hằng tuần kiểm tra tỉ trọng, nhiệt độ dung dịch điện phân, điện áp và mức dung
dịch trong từng ngăn.


- Tuyệt đối không đổ dung dịch điện phân hoặc axít H2 SO4 vào bình. Có thể dùng
dung dịch điện phân cũ để dùng lại và phải có tỉ trọng bằng dung dịch điện trong
bình.


<i>b. Ắc-quy mới nhưng luôn luôn không đủ điện: </i>


- Ắc-quy không đủ dung lượng


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

- Dòng điện khi nạp qúa lớn, nhiệt độ cao làm cho bản cực bị tróc ra


<i>Kiểm tra: </i>


- Kiểm tra mức dung dịch điện phân và đo tỉ trọng



- Đo điện áp từng ngăn ắc-quy độ chêch lệch mỗi ngăn không qúa 1/10V
- Nạp và cho phóng điện. Kiểm tra tải ắc-quy


<i>c. Dung dịch điện phân hao nhanh: </i>


- Dung dịch bị trào ra
- Dòng nạp qúa lớn
- Bộ tiết chế hư


<i> d. Tấm cực bị sunphát hoá hoặc cong vênh<b>. </b></i>
- Mức dung dịch thấp qúa


- Dòng nạp q lớn


- Để bình ắc-quy lâu khơng sử dụng


<b>CÂU HỎI ƠN TẬP </b>


Câu 1. Trình bày ngun lý phóng nạp của ắc-quy a xít chì.
Câu 2. Nêu các chỉ tiêu đánh giá ắc-quy.


Câu 3. Trình bày các phương pháp sạc ắc-quy.


Câu 4. Nêu mối liên hệ giữa tỉ trọng và trạng thái nạp của ắc-quy.


Câu 5. Trình bày và nêu các nguyên nhân hư hỏng thường gặp của ắc-quy.


<b>BÀI TẬP </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

<b>CHƯƠNG 3 </b>



<b>HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG </b>
<b>Giới thiệu </b>


Hệ thống khởi động là hệ thống dùng để khởi động xe chạy. Phần này có ý nghĩa quan
trọng đối với người học. Người học phải nắm vững phần này để có thể tiếp tục học
các phần cịn lại của mơn học.


<b>Mục tiêu </b>


Sau khi học xong chương này, người học sẽ có khả năng:
- <i>Nêu được cấu tạo của mô tơ khởi động </i>


- <i>Kiểm tra được các chi tiết trong mô tơ khởi động </i>
- <i>Tháo máy khởi động ra khỏi xe và lắp trở lại </i>
- <i>Kiểm tra chẩn đoán hư hỏng hệ thống khởi động </i>
<b>Nội dung chính </b>


<b>I.</b> <b>Vấn đề khởi động động cơ đốt trong </b>


Để khởi động động cơ đốt trong, cần phải truyền cho trục khuỷu của nó số
vịng quay nhất định, đủ để nổ máy, cịn sau đó thì động cơ sẽ làm việc tự lập. Cơ
cấu khởi động của các động cơ đốt trong hiện nay chủ yếu là bằng động cơ điện.


 Công suất của hệ thống khởi động phụ thuộc vào:
 Moment cản của động cơ


 Tính năng khởi động của động cơ
<b> Giá trị của moment khởi động </b>



Giá trị moment cản của động cơ bao gồm: moment ma sát của động cơ và
moment ma sát của các cơ cấu phụ. Ngồi ra nó cịn phụ thuộc vào nhiệt độ và độ
nhớt của dầu bơi trơn.


<b>Tính năng khởi động </b>


Chỉ tiêu đánh giá tính năng này là:


Số vòng quay khởi động tối thiểu


Nhiệt độ tới hạn đảm bảo cho việc khởi động


Số vòng quay tối thiểu: số vòng quay tối thiểu đảm bảo điều kiện tối thiểu cho
động cơ có thể làm việc được


Động cơ xăng: nkđ = trên 50v/p


Động cơ diesel: nkđ = khoảng 200v/p hoặc hơn
<b>II.</b> <b>Yêu cầu phân loại hệ thống khởi động </b>


<b>Yêu cầu </b>


 Máy khởi động phải quay được trục khuỷu động cơ với tốc độ thấp nhất
mà động cơ có thể hoạt động được


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

 Đảm bảo khởi động được nhiều lần
<b>Phân loại </b>


<i>Theo kiểu đấu dây: </i>



 Loại nối tiếp
 Loại hỗn hợp


<i>Theo cách truyền động: </i>


 Truyền động trực tiếp với bánh đà: loại quán tính, loại cưỡng bức, loại
tổ hợp.


 Truyền động thông qua hộp giảm tốc.


<b>III.</b> <b>Cấu tạo máy khởi động </b>


Máy khởi động điện là cơ cấu sinh ra moment quay và truyền cho bánh đà
động cơ. Cấu tạo máy khởi động gồm 3 bộ phận chính: motor khởi động (động cơ
điện 1 chiều), rơle gài khớp và công tắc từ.


Hình 3.1 Sơ đồ tổng quát mạch khởi động


</div>

<!--links-->

×