Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Tài liệu SKKN-mở bài hấp dẫn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.28 KB, 17 trang )

DANH MỤC
CHỮ CÁI VIẾT TẮT
1
- THCS: Trung học cơ sở
- HS: Học sinh
- GV: Giáo viên
- MT: Mĩ thuật
- SKKN: Sáng kiến kinh nghiệm
- CNTT: Công nghệ thông tin
- SGK: Sách giáo khoa
- SGV: Sách giáo viên
PHẦN MỞ ĐẦU
I. BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI
- Thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, HS tích
cực”, trong bối cảnh toàn ngành Giáo dục - Đào tạo nói chung và Trường
THCS Thị Trấn nói riêng đang nổ lực đổi mới phương pháp dạy học theo
hướng phát huy tính tích cực - chủ động của HS; với tiêu chí làm sao cho HS
“ mỗi ngày đến trường là một niềm vui”.
- Có thể nói, Mĩ thuật là một môn học năng khiếu của nghệ thuật thị giác, là
nghệ thuật tìm ra cái đẹp nên dạy học mĩ thuật ở THCS không chỉ là dạy vẽ mà
còn giúp HS rèn luyện kĩ năng để ứng dụng sự hiểu biết thẩm mĩ vào cuộc
sống, góp phần hoàn thiện nhân cách: Đức - Trí - Thể - Mĩ-Lao.
- Trái hẳn với sự sôi động của giờ Âm nhạc thì Mĩ thuật - với đặc trưng
“ sâu sắc, tinh tế và có vẻ hơi trầm lắng”, phần nào ảnh hưởng đến tâm trạng
của HS trong tiết học.
- Để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn mĩ thuật, đồng thời, tạo cho
các em một sự tự tin thoải mái, vui vẻ chờ đón tiết học, ngoài những kiến thức
cơ bản, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, khả năng sư phạm, nên chăng người
GV Mĩ thuật cần chú ý đến phương thức truyền đạt của mình, làm sao cho giờ
học ngắn ngủi trở nên có “ấn tượng” đối với HS.
- Để làm được điều đó, thiết nghĩ ngoài việc chú trong đến nội dung kiến


thức bài học, người GV Mĩ thuật cần tạo ra những điều mới mẻ ngay từ lúc mở
đầu vào tiết học để tạo hứng thú cho HS, giúp HS có một tâm lý vui vẻ và chủ
động học tập. Bởi lẽ, học sinh có hứng thú thì mới chịu khó suy nghĩ, tìm tòi và
thể hiện bài vẽ bằng cảm xúc thật của mình. Dĩ nhiên, phần nội dung vẫn là
phần then chốt nhất, tuy nhiên, trong giới hạn nhỏ của đề tài này, tôi xin phép
được tập trung vào nghiên cứu phấn đầu tiên trước khi bước vào tiết học, phần
“ mở bài hấp dẫn” tạo không khí học tập tốt để học sinh háo hức chờ đón bài
học.
2
II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
- Trước khi trở thành GV, chắc chắn ai trong chúng ta cũng đã từng là một
người HS, và cũng chắc rằng không ai lại không có ít nhiều ấn tượng với những
người Thầy, người Cô của mình: một giọng văn mê hồn, một phong cách đỉnh
đạc hay một kiến thức uyên thâm, …
- Riêng bản thân tôi, đến giờ vẫn còn vô cùng ấn tượng với phong cách của
một người Thầy, ngoài cách truyền đạt kiến thức một cách dễ hiểu, rõ ràng,
mạch lạc, Thầy còn có một phương thức giới thiệu bài phong phú, đa dạng, mỗi
giờ học là mỗi một sự bất ngờ lý thú để rồi sau đó cả tiết học trôi qua tự lúc nào
không biết.
- Trong giai đoạn hiện nay, khi chúng ta phải chạy đua với công nghệ, phải
cập nhật những thông tin mới nhất để đưa vào nội dung bài dạy-dĩ nhiên là
không sai- nhưng dường như chúng ta còn thiếu một chút gì đó làm chất “ men”
xúc tác cho giờ học, mà sự hứng thú học tập sẽ bắt đầu từ lúc giới thiệu bài. Mở
đầu có hấp dẫn, có thu hút thì mới có thể tập trung được sự chú ý của HS sau
đó, đồng thời HS sẽ tích cực hơn, chủ động hơn trong giờ học.
- Đối với môn Mĩ thuật – một môn học trực quan – một môn học giáo dục
thẩm mĩ – một môn năng khiếu, càng đòi hỏi những cách thức sáng tạo, tạo sự
hứng thú thật sự cho HS để đạt được hiệu quả giáo dục thẩm mĩ cao nhất.
- “ HS tích cực” thì chắc chắn “ trường học sẽ thân thiện” – đó cũng chính là
lý do và động lực thôi thúc tôi nghiên cứu và thực hiện đề tài này.

III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.1 Phạm vi áp dụng của đề tài:
HS khối 6, 7 Trường THCS Thị Trấn Giồng Trôm.
1.2 Đối tượng của đề tài:
Vấn đề mở bài đối với môn Mĩ thuật và một số phương thức mở bài
đạt hiệu quả.
3
IV. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Trong giai đoạn hiện nay, cùng với việc nâng cao chất lượng dạy học,
Thầy và trò cả nước đang tích cực phấn đấu “ xây dựng trường học thân thiện,
HS tích cực”, làm sao cho HS “ mỗi ngày đến trường là một niềm vui”.
- Bản thân vào ngành chưa lâu ( 6 năm), luôn mong muốn góp nhặt những
kinh nghiệm nhỏ nhoi của mình để cùng trao đổi, học hỏi kinh nghiệm với các
anh chị, bạn đồng nghiệp, đồng thời, góp phần nâng cao nghiệp vụ công tác của
bản thân.
- Nhận thấy rằng, hiện nay, đạo đức HS đang dần sa sút, thái độ lười nhác,
ham chơi, chán học, dẫn đến bỏ học xảy ra rất nhiều.
- Với mong muốn nhen nhóm ít nhiều sự hứng thú học tập của HS trong
những giờ lên lớp, cùng với rất nhiều những sáng kiến kinh nghiệm hay của các
bạn đồng nghiệp khác sẽ phần nào mang lại cho HS những “ niềm vui” khi đến
trường đến lớp, làm cho giờ học trở nên nhẹ nhàng, thoải mái nhưng vẫn đảm
bảo truyền đạt đủ nội dung bài học và điều quan trọng là HS sẽ thật sự chủ
động và tích cực hơn trong học tập.
V. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
- Cũng giống như các đề tài nghiên cứu khác, điều quan trọng là chất lượng
bộ môn mang lại sau khi triển khai thực hiện đề tài.
- Nhưng ở đây, có một chút hơi khác là ngoài chất lượng bộ môn được nâng
cao thì điều mong muốn của bản thân khi thực hiện đề tài này là làm sao mang
lại một bầu không khí vui vẻ - thoải mái, sự hứng thú của HS, thái độ học tập
tích cực, chủ động, không ngừng say mê tìm tòi khám phá tri thức, mà MT lại

là một môn học nghệ thuật thẫm mĩ, do đó, chỉ khi tâm trạng thật sự thoải mái
thì mới có thể sáng tạo ra cái đẹp phục vụ cho cuộc sống.
4
PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUÂN
- Tại sao chúng ta lại phải chú trọng cho một “ ngày đầu tiên đi làm”? Có lẽ
không phải ngẫu nhiên mà một bài tập làm văn hay thường phải có một mở bài
hấp dẫn, lôi cuốn để thu hút sự chú ý của người đọc, buộc họ không thể không
đọc tiếp vào phần nội dung.
- Vậy thì tại sao trong một tiết học, đặc biệt là trong tiết học MT, chúng ta
lại không thể tạo ra những điều mới mẻ, hấp dẫn, khiến HS không thể không
tích cực học tập, không thể không hào hứng chờ đón tiết học. Như vậy, nên
chăng cần chú ý một chút cho phần giới thiệu bài, chỉ cần một chút liên hệ thực
tế, một bức ảnh chụp, một bài hát, một đoạn nhạc, một trò chơi hoặc sự ứng
dụng của công nghệ thông tin,… chúng ta đã có thể tạo ra rất nhiều, rất nhiều
sự mới lạ và hấp dẫn HS.
- Nghị quyết TW4 ( khóa VII) của Đảng Cộng Sản Việt Nam về “ Tiếp tục
đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo” ( 14.01.1993) và gần đây nhất là Nghị
quyết TW2 ( khóa VIII) khẳng định: “sự nghiệp giáo dục đã có nhiều tiến bộ và
phát triển nhưng cũng có một số mặt quan trọng bị giảm sút”. Đạo dức con
người giảm sút, hoặc thường thiếu năng động, chậm thích nghi với điều kiện
mới. Nghị quyết đề ra để nhằm xác định lại mục tiêu, thiết kế lại chương trình,
kế hoạch, nội dung, phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho HS năng
lực tư duy, sáng tạo, năng động, tích cực trong giải quyết vấn đề
- Mĩ thuật là một trong những môn học cần thiết đối với HS THCS, giúp
các em hiểu cơ bản về cái đẹp, sáng tạo ra cái đẹp, vận dụng cái đẹp vào cuộc
sống, đồng thời góp phần vào mục tiêu đào tạo con người trong thời đại mới.
Trau dồi cho các em những kiến thức Mĩ thuật là làm cho tâm hồn trong sáng
của các em mở rộng ra đón nhận tinh hoa của nhân loại, đưa đất nước ta giàu
mạnh vươn lên ngang tầm thế giới, người GV MT giúp vẽ vào tâm hồn các em

những mơ ước và khát vọng tương lai, đáp ứng được sự quan tâm và mong
muốn của Đảng, nhà nước và nguyện vọng của Bác Hồ kính yêu.
5
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
1.1. Thực tế việc dạy và học mĩ thuật ở trường THCS:
- Đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, cả về kinh tế, chính trị, văn hóa,
giáo dục…, những năm vừa qua, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến sự
phát triển của giáo dục, đặc biệt là chất lượng của nó, cùng với sự phát triển
ngày càng cao của con người về đức dục, trí dục, thể dục thì mĩ dục cũng không
ngừng được phát triển và dần có vai trò quan trọng trong đời sống của mỗi
người, nhất là thế hệ trẻ.
- Đối với môn mĩ thuật hiện nay nói riêng, GV giảng dạy mĩ thuật còn ít
kinh nghiệm, không có cơ hội thảo luận và điều kiện nghiên cứu sâu vấn đề,
bởi thời lượng tiết còn ít( 1tiết/ tuần), mỗi trường thường chỉ có một GV nên
việc thảo luận và trao đổi gặp rất nhiều khó khăn. Đồng thời, đây cũng là môn
học mới được đưa vào gần đây nhằm đáp ứng nhu cầu thị hiếu của con người
(luôn luôn hướng tới cái đẹp, tìm kiếm và sáng tạo cái đẹp), nhu cầu đó là một
tất yêu khách quan của mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp trong xã hội.
- Thế nhưng, tâm lý chung của HS khi tiếp nhận bộ môn thường không do tự
giác mà dễ uể oải trong giờ học, vì sao?
+ Thứ nhất: thời gian 45’ quá ngắn, HS thường vẽ không kịp bài, phải mang
bài về nhà vẽ tiếp
+ Thứ hai: bài vẽ thường chiếm khá nhiều thời gian nên HS thường sao
chép hình hoặc nhờ người khác vẽ giúp
+ Thứ ba: tâm lý Mĩ thuật là môn học phụ nên hầu hết các em thường dành
thời gian cho việc học các môn khác trước
+ Thứ tư: thang điểm chấm không rõ ràng, thường “ rẻ” nên HS cho rằng
chỉ cần vẽ sơ sơ là đạt điểm trung bình.
+ Thứ năm: do đặc trưng bộ môn, trừ tiết học thường thức mĩ thuật thì hầu
như các phân môn khác tiến trình lên lớp gần giống như nhau, bài thi cũng

giống nhau nên HS thường nhàm chán dần dà dẫn đến tâm lý ỷ lại.
+ Thứ sáu: bản thân GV thường xem nhẹ hoặc không thực hiện việc mở bài
thường nhật mà chỉ áp dụng khi thao giàng, dự giờ nên HS thường không “mặn
mà” lắm với các tiết học thông thường.
6

×