Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

GIÁO TRÌNH CÔNG NGHỆ MAY TRANG PHỤC 2 - CHƯƠNG III: TRẢI – CẮT VẢI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.63 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>CHƯƠNG III</b>

:

TRẢI – CẮT VẢI



<b>I. Công đoạn trải vải</b>:
<b>I. 1</b>.<b> Khái niệm</b>:


Trải vải là cách đặt chồng lên nhau nhiều lớp vải tương đương nhau về khổ cũng như chiều dài
trên bàn cắt để sang sơ đồ trên bàn vải. Sau đó, cắt theo sơ đồ đã giác nhằm mục đích: khi cắt một chi
tiết sản phẩm, ta được cùng một lúc số lượng chi tiết bằng số lớp của bàn vải.


<b>I.2. Công đoạn chuẩn bị trải vải: </b>


- Chuẩn bị các chi tiết rập cứng cho các sản phẩm sẽ có trên sơ đồ để tiện kiểm tra nếu cần
- Tính tốn qui trình trải vải để số sản phẩm có được sau trải và cắt vải không được phép thấp
hơn năng suất sản phẩm may được trong 1 ngày.


- Tỉ lệ cỡ vóc trong bàn trải phải phù hợp đơn đặt hàng.


- Kiểm tra sơ đồ giác đã có đủ số lượng chi tiết có trong 1 bộ sản phẩm hay chưa để tránh sự
khác nhau về màu sắc giữa các chi tiết.


- Các cuộn vải có chiều dài và kích thước khác nhau thì cần có phương án trải khác nhau để có
thể tiết kiệm vải một cách tối đa.


- Phụ thuộc vào đặc tính của vải, đặc điểm của các chi tiết, yêu cầu ký thuật để chọn phương
pháp giác mẫu và phương pháp trải vải sao cho tăng được năng suất trải vải, tránh bị nhầm lẫn giữa các
công đoạn.


- Rèn luyện kỹ năng trải vải cho công nhân phân xưởng cắt để đảm bảo trong suốt quá trình trải
vải, lớp vải trải sau đặt lên lớp vải trải trước phải khít khổ và chiều dài, khơng bị căng, nhăn hay gấp
nếp.



- Trước khi trải, vải cần phải được ổn định sức căng ở trạng thái tự do. Cần có kế hoạch xổ vải
để ổn định độ co trước khi tiến hành cắt ít nhất 1 ngày (đặc biệt là vải dệt kim)


- Tính tốn số cơng nhân, thiết bị và các phương tiện vận chuyển cần thiết cho phương pháp và
công nghệ trải vải đã chọn.


- Thiết kế mặt bằng phân xưởng cắt sao cho phù hợp với quá trình giao nhận nguyên phụ liệu –
bán thành phẩm từ kho đến phân xưởng cắt, từ phân xưởng cắt đến phân xưởng may.


- Cần kiểm tra kỹ về nguyên liệu cần dùng như: tên nguyên liệu, màu sắc, mã hàng… đúng theo
hướng dẫn của phòng kỹ thuật. Đồng thời, phải nắm rõ yêu cầu kỹ thuật của nguyên liệu như chiều hoa
văn, chiều tuyết, vải có tính co giãn cao, … đặc biệt là phải phân biệt được bề mặt, bề trái của vải.


- Kiểm tra kỹ để chắc chắn đã chọn đúng sơ đồ cần trải- cắt theo đúng tác nghiệp bàn cắt đã có.
Cần lưu ý: có thể trong một lơ hàng có nhiều sơ đồ có chiều dài giống nhau nhưng số cỡ vóc trên sơ đồ
lại khác nhau.


- Kiểm tra an toàn lao động và kỷ luật lao động.


- Chuẩn bị giấy dùng để trải lót hoặc phân lớp trên bàn vải.


- Chiều dài bàn vải phải lớn hơn ít nhất 2 cm so với chiều dài sơ đồ.
- Khổ vải phải lớn hơn khổ sơ đồ (khổ sơ đồ = khổ vải – biên)
<b>I.3.Nhận và kiểm tra chất lượng nguyên phụ liệu</b>:


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

I.3.1. <i><b>Nhận nguyên phụ liệu</b></i>:


Để có thể sang kho ngun phụ liệu nhận nguyên phụ liệu, phân xưởng cắt cần mang theo một
số tài liệu sau:



- Phiếu tác nghiệp bàn cắt: trong phiếu này sẽ ghi rõ chuẩn bị cắt cho bàn vải nào, cỡ vóc, số
lượng chi tiết, khổ sơ đồ….để từ đó tính được khổ vải và chiều dài bàn vải cần có. Ngồi ra, phiếu này
còn ghi rõ các yêu cầu về mã vải, số bàn vải cần trải, số lớp vải cần trải cho từng sơ đồ…


- Bảng tác nghiệp màu để so sánh đối chiếu số nguyên phụ liệu nhận về có phù hợp, đúng chủng
loại và đúng qui cách hay khơng.


- Lệnh sản xuất
- Phiếu xuất vật tư .


<i><b>I.3.2. .Kiểm tra chất lượng ngun phụ liệu</b></i>:


Sau khi nhận nguyên phụ liệu, phân xưởng cắt cần tiến hành kiểm tra kỹ lượng nguyên phụ liệu
đã nhận để chắc chắn sẽ không xảy ra sai sót trong q trình trải- cắt vải sau này. Việc kiểm tra này
chủ yếu do bộ phận thống kê nguyên phụ liệu và công nhân trực tiếp trải- cắt vải thực hiện. Công tác
kiểm tra cụ thể được tiến hành như sau:


- Căn cứ vào phiếu tác nghiệp màu, kiểm tra lại về màu sắc, kích thước, chủng lọai, khổ… của
nguyên phụ liệu đang có.


- Kiểm tra để chắc chắn độ co của nguyên phụ liệu đã bão hịa.


- Kiểm tra tình trạng biên vải để có kế hoạch xử lý biên vải cho hợp lý: bấm biên, bắt biên, giữ
biên, canh sọc biên….


- Kiểm tra tình trạng lỗi vải để có phương án xử lý lỗi vải phù hợp nhất: cắt bỏ, hạ khổ vải, thay
thân…


- Kiểm tra chiều dài các cây vải đang có và dựa trên phiếu tác nghiệp bàn cắt để tìm ra các bất
hợp lý trong phiếu, nhằm có kế hoạch sử dụng vải hợp lý, tránh phát sinh đầu tấm, đầu khúc.



- Đề xuất các biện pháp ngăn chặn các phát sinh nếu có trong q trình trải- cắt vải: lót giấy để
tăng ma sát giữa các lớp vải, tính tốn vị trí nối vải phù hợp, trải mặt phải hay mặt trái của lá vải lên
trên để tránh nhầm lẫn trong q trình trải vải,…


<b>I.4.Các phương pháp và công nghệ trải vải</b>:


I.4.1<i><b> .Các phương pháp trải vải</b></i>: Tùy theo tính chất của các loại vải như: vải có 2 mặt giống
nhau, vải có mặt phải – mặt trái, vải một chiều, …, ta áp dụng những phương pháp trải vải sau:


I.4.1.1 <i>Phương pháp trải zigzac</i>:( trải vải liên tục)


Trong cách trải vải này, các lớp vải được đặt 2 mặt phải úp vào nhau, 2 mặt trái úp vào nhau
từng đôi một, không cắt đầu bàn. Chiều của mỗi lớp vải ngược nhau.


Ưu điểm: kiểu trải này chỉ thích hợp với loại vải uni, vải hoa văn tự do; tận dụng được công
suất trải vải, thời gian trải một bàn vải nhanh; dễ gây nhầm lẫn mặt vải khi đánh số và may.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

I.4.1.2 . <i>Phương pháp trải vải cắt đầu bàn có chiều</i>: (trải vải gián đọan, trải vải một chiều)
Ở phương pháp này, các lớp vải được đặt mặt phải và mặt trái úp vào nhau, các lớp vải đi
cùng chiều. Lớp vải trải xong sẽ được cắt đầu bàn, công nhân đi về điểm xuất phát. Một lượt đi về của
công nhân là không tải.


Ưu điểm: kiểu trải này thích hợp với tất cả các lọai vải uni, vải hoa văn tự do, đặc biệt thích
hợp với các lọai vải nhung, vải có hoa văn một chiều; giảm được hao phí đầu bàn; ít nhầm lẫn mặt vải
khi đánh số và may.


Nhược điểm: công suất trải vải thấp , thời gian trải một bàn vải lâu


I.4.1.3. <i>Phương pháp trải vải cắt đầu bàn không chiều</i>:( trải vải 2 chiều)



Là kiểu trải vải tương tự như kiểu zigzac, nhưng mỗi lớp vải đều có cắt đầu bàn
Ưu điểm và nhược điểm: kết hợp ưu và nhược điểm của 2 phương pháp trên.


I.4.1.4. <i>Phương pháp trải vải thun ống</i>.


Tương tự như phương pháp trải vải cắt đầu bàn có chiều. Tuy nhiên khổ sơ đồ có thể được
đặt trước với các cơ sở dệt vải để có thể có nhiều kích thước khác nhau phục vụ cho các cỡ vóc của sản
phẩm. Kiểu trải này có lợi điểm là có thể sử dụng được biên vải như đường xếp đôi giữa các chi tiết.


I.4.1.5. <i>Phương pháp trải vải canh sọc ngang</i>: áp dụng đối với loại sọc ấn tượng và chu kỳ
sọc lớn. Với phương pháp này, cần làm dấu trên bàn cắt để canh sọc chính xác và dễ dàng hơn. Cách
trải vẫn là phương pháp cắt đầu bàn có chiều. Tuy nhiên, số chi tiết có trên sơ đồ chỉ có một nửa số
lượng chi tiết của một sản phẩm.


I.4.1.6. <i>Phương pháp trải vải cho sơ đồ kép</i>: sử dụng khi sơ đồ ngắn và bàn trải vải dài để tiết
kiệm tiêu hao đầu bàn vải.


I.4.1.7. <i>Phương pháp trải vải cho sơ đồ chập</i>: dùng vải đầu khúc giác so đồ và cắt từng phần
khác nhau của một sản phẩm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

I.4.2. <i><b>Thiết bị và dụng cụ trải vải</b></i> :


- Thước dài bằng gỗ, trơn láng để gạt phẳng lớp vải.
- Dao kéo: cắt đầu lớp vải.


- Kim gút, các vật nặng để chặn các lá vải.


- Bàn trải: rộng dài tùy thuộc vào sơ đồ sản phẩm và điều kiện của doanh nghiệp. Thường
bàn có chiều rộng 1-1,6m; được ghép từ nhiều bàn ngắn lại để có chiều dài từ 6-12m



- Giá đỡ trục vải dạng cuộn tròn.
- Máy trải vải tự động.


- Xe đẩy bằng tay trượt dọc 2 bên bàn vải, trên đó có mang cây vải cuộn tròn đặt trên dàn
ngang.


Máy cắt đầu bàn Máy trải vải
I.4.3. <i><b>Cơng nghệ trải vải</b></i>:


I.4.3.1. <i>Lấy chiều dài bàn vải</i>:


- Chiều dài bàn vải là chiều dài đúng theo sơ đồ cộng thêm hao phí 2 đầu bàn.


- Trải sơ đồ lên giữa tâm của mặt bàn, vuốt sơ đồ cho phẳng bề mặt, mép sơ đồ song song
với mép bàn cắt, dùng viết chì hoặc viết lơng lấy dấu chính xác chiều dài lên mặt bàn.


- Lưu ý: các dấu hai bên đầu bàn phải đảm bảo vng góc với cạnh bàn cắt (nếu sơ đồ
khơng vng góc thì phải báo cho phịng kỹ thuật xử lý lại sơ đồ).


- Lấy dấu chiều dài bàn vải xong, cuộn sơ đồ lại và trải một lớp giấy lót bên dưới bàn vải để
tạo thuận lợi cho quá trình cắt bán thành phẩm sau này.


I.4.3.2. <i>Traûi vaûi</i>:


- Cắt bỏ phần đầu xấu ở đầu cây vải thẳng theo canh sợi ngang, đảm bảo độ vuông cạnh
thẳng sợi ở đầu cây.


- Hai người đứng ở hai bên của bàn vải, tay nắm mép biên và cùng lúc dẫn vải sang phía
đầu bàn vải bên kia, đặt chính xác dấu gạch đầu bàn, dùng vật nặng chặn giữ đầu cây vải. Trong lúc


quay trở lại, đồng thời với việc bắt biên hai biên cho thẳng mép, dùng que gạt gạt phẳng toàn bộ mặt
vải. Khi sử dụng cây gạt, đặt thước nằm ngang và gạt theo chiều dọc vải. Không được dùng đầu cây
gạt để đẩy mặt vải, sẽ làm biến dạng canh sợi vải.


- Khi trở về đến đầu bàn, dùng kéo hoặc dao cắt chính xác đầu bàn theo gờ cắt. Sau đó, nắm
đầu cây vải dẫn tiếp lớp thứ hai, thao tác lập lại đúng như lớp thứ nhất. Cứ thế lặp đi lặp lại tiếp tục
cho các lớp tiếp theo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

- Trong quá trình bắt biên và làm phẳng mặt vải, đồng thời với việc kiểm tra chất lượng
nguyên liệu, nếu phát hiện vải bị lỗi thì dùng giấy phủ lên vị trí có lỗi để dễ thay thân sau này. Nếu
vải có lỗi nặng, thì xử lý cắt bỏ đoạn đó hoặc báo với lãnh đạo xí nghiệp để có hướng giải quyết cụ
thể.


- Khi bàn vải đã trải được năm lớp, phải trải sơ đồ lên bàn vải để kiểm tra lại chiều dài, khổ
vải xem có vấn đề gì khơng. Nếu đạt u cầu thì trải tiếp mười lớp nữa và phủ sơ đồ lên kiểm tra lại
lần cuối. Sau đó, trải tiếp tục cho đến hết bàn vải. Khi bàn vải trải xong, kiểm tra lại số lớp đúng theo
tác nghiệp.


I.5. Yêu cầu kỹ thuật của một bàn vải:


Một bàn vải trải xong phải đạt các yêu cầu kỹ thuật sau:


- Chiều dài bàn vải phải chính xác theo chiều dàisơ đồ và cộng hao phí 2 đầu bàn. Khổ vải phù
hợp với khổ sơ đồ (khổ vải lớn hơn khổ sơ đồ để bảo đảm an toàn khi cắt).


- Bàn vải phải đứng thành, thẳng cạnh một bên mép biên, hai đầu bàn cắt ổn định và vng góc.
- Toàn bộ lá vải phải ngay canh thẳng sợi, đúng mặt vải qui định và phải thẳng toàn bộ.


- Bàn vải không được nghiêng vệ đê, nghiêng lợi chậu hoặc gù tang trống (mép bàn vải không
được nghiêng sang trái hoặc phải; bên trong mặt bàn vải, các lớp vải không được nhấp nhơ, gợn


sóng).


<b> II. Cơng đoạn sang mẫu: </b>


Có nhiều cách sang lại sơ đồ lên bàn vải, nhưng có 3 phương pháp được sử dụng ở nước ta hiện
nay.


<b>II.1. Phương pháp xoa phấn</b>:


- Sơ đồ giác đạt yêu cầu xong được đem đi đục lỗ bằng dùi đục lỗ. Đường kính lỗ dùi từ 0,3-0,5
mm.


- Đặt sơ đồ lên bàn vải, chặn giữ để sơ đồ không bị xô lệch.


- Xoa phấn lên sơ đồ đã đục lỗ. Sau đó, lấy sơ đồ ra, trên bàn vải hiện lên sơ đồ được vẽ bằng
bụi phấn. Đặt lại rập lên các chi tiết, dùng phấn sắc nét vẽ lại đường chu vi của các chi tiết


Lưu ý:


+ Khi lấy sơ đồ ra, ta gấp đơi hai đầu sơ đồ, mặt có phấn ở trong, rồi mới cuộn sơ đồ lại, để mặt
phải sơ đồ không bị dơ khi sang dấu bàn vải khác.


+ Một sơ đồ chỉ nên sử dụng không quá 50 bàn vải. Nếu nhiều hơn, sơ đồ sẽ bị nhàu nát, co lại,
khơng cịn chính xác nữa.


Ưu điểm: Năng suất cao, giảm được lao động giác sơ đồ, một sơ đồ sẽ sử dụng được cho nhiều
bàn vải.


Nhược điểm: sản phẩm sẽ bị dơ và ảnh hưởng bụi phấn đến sức khỏe người thực hiện sang sơ
đồ.



<b>II.2. Phương pháp vẽ lại mẫu trên sơ đồ</b>:


Nhìn theo sơ đồ đã giác (sơ đồ mi ni), ta giác lại mẫu trên sơ đồ rồi vẽ lại sơ đồ lên bàn vải
bằng phấn ăn màu thật mảnh. Phương pháp này tốn thời gian, nhưng nét vẽ mảnh, độ chính xác cao
(phải cắt nát đường phấn để tránh dơ).


<b>II.3. Phương pháp cắt sơ đồ cùng bàn vải</b>:


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Máy khoan dấu
V.4.<i><b> Kiểm tra chi tieát: </b></i>


Nhân viên kiểm tra chất lượng cần lấy mẫu để kiểm tra cụ thể như sau:


 Lỗi cắt: lấy 1 lá đầu, 1 lá cuối và một lá giữa trong chi tiết, trải êm phẳng trên bàn. Tiến hành
đặt mẫu rập lên trên, mẫu vải phải trùng với mẫu rập, thông số phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn. Dung
sai cho phép đối với chi tiết bằng vải là ± 2mm. Nếu quá dung sai cho phép, tiến hành báo cáo cho tổ
trưởng tổ cắt có biện pháp xử lý, vào biên bản kiểm tra.


 Các vị trí lấy dấu: lấy 1 lá đầu, 1 lá cuối của một chi tiết. Tiến hành so sánh với bảng qui trình
đánh số, mẫu rập để kiểm tra các vị trí cần lấy dấu trên chi tiết (chiều dài vết bấm phải nhỏ hơn 5mm,
dấu phải rõ, sắc nét, không làm rút sợi hoặc quá lớn làm rách, lủng sản phẩm).


 Sự cân xứng của các chi tiết: lấy lá đầu và lá cuối tiến hành so sánh 2 lá với mẫu cứng. Dung
sai cho phép là ± 3mm. Tiến hành báo cáo cho tổ trưởng tổ cắt có biện pháp xử lý nếu có xảy ra sai
sót. Ghi trực tiếp biện pháp xử lý vào biên bản kiểm tra.


 Các góc của chi tiết: Kiểm tra tất cả các góc bằng cách đặt mẫu lên chi tiết đầu tiên. Dung sai
cho phép là ± 2mm. Nếu vượt quá dung sai này, phải báo cho tổ trưởng tổ cắt.



 Xơ cắt: Kiểm tra các xơ cắt trên các chi tiết dựa trên các tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm.
Nếu các chi tiết không đạt, bắt buộc phải cắt lại.


 Đánh số: số đánh trên vị trí phải rõ, đúng vị trí, dễ đọc, đúng số thứ tự tập, đúng bàn, đúng
chiều cao cho phép.


 Eùp keo: kiểm tra độ bám dính của keo vào vải bằng cách kéo mẫu vải có ép keo theo canh sợi
xép hoặc cạo mặt keo ép xem có bong dộp hay bung sút không. Kiểm tra mặt chi tiết ở lớp ngoài để
đảm bảo sau khi ép, chi tiết không bị biến dạng, ố vàng hay thay đổi màu sắc. Kiểm tra vị trí ép keo và
chắc chắn không bị dấu chỉ, xơ vải, bụi bẩn trong các chi tiết có ép keo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

V.5.<b> Phối kiện</b>:


Là cơng tác kết hợp các nhóm chi tiết đã bóc tập vào thành một sản phẩm hoàn chỉnh, chuẩn bị
cho việc điều động rải chuyền. Chỉ sau khi kiểm tra đầy đủ các chi tiết, các kiện hàng mới được cho
nhập kho Bán thành phẩm chờ gửi xuống chuyền may.


Phối kiện


</div>

<!--links-->

×