Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 57 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI
<b>TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM </b>
---o0o---
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
<b>MỤC LỤC </b>
<b>Chương 1 Mấy vấn đề chung về CHƯƠNG TRÌNH GDPT mới ... 1 </b>
<b>và mơn Ngữ văn CẤP THCS ... 1 </b>
1.1. Mấy vấn đề chung về CHƯƠNG TRÌNH GDPT mới ... 1
1.2. Đặc điểm mơn Ngữ văn ... 3
1.3. Quan điểm, mục tiêu xây dựng CHƯƠNG TRÌNH mơn NGỮ VĂN CẤP
THCS ... 4
1.4. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất năng lực ... 5
<b>Chương 2Nội dung giáo dục ... 8 </b>
2.1. Nội dung khái quát ... 8
2.2. Nội dung cụ thể ở các lớp THCS ... 13
<b>Chương 3 Phương pháp giáo dục ... 30 </b>
3.1. Phương pháp GIÁO DỤC của CHƯƠNG TRÌNH mơn NGỮ VĂN CẤP
THCS ... 30
3.2. BÀI SOẠN MINH HỌA môn ngữ văn CẤP THCS ... 38
<b>Chương 4 Đánh giá kết quả GIÁO DỤC ... 45 </b>
4.1. Mục tiêu đánh giá ... 45
4.2. Căn cứ và nội dung đánh giá ... 45
4.3. Cách thức đánh giá ... 48
4.4. Đề đánh giá minh họa MÔN NGỮ VĂN cấp THCS ... 49
1
<b>CHƯƠNG 1 </b>
<b>MẤY VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH GDPT MỚI </b>
<b>VÀ MƠN NGỮ VĂN CẤP THCS </b>
(05 tiết)
<b>1.1. MẤY VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH GDPT MỚI </b>
<b>1.1.1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực </b>
a. Chương trình (CT) giáo dục (GD) phổ thơng hình thành và phát triển
cho HS những phẩm chất chủ yếu sau: <i>yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung </i>
<i>thực, trách nhiệm</i>.
<b> b. CT GD phổ thơng hình thành và phát triển cho HS những năng lực cốt </b>
lõi sau:
- Những năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các
môn học và hoạt động giáo dục: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp
và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo;
- Những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua
một số môn học và hoạt động GD nhất định: năng lực ngơn ngữ, năng lực tính
tốn, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm
mĩ, năng lực thể chất.
Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, CT GD phổ
thông cịn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu của HS.
c. Những yêu cầu cần đạt cụ thể về phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt
lõi được quy định tại Mục IX CT tổng thể và tại các CT môn học, hoạt động
GD.
<b>1.1.2. Kế hoạch GD cấp THCS </b>
CT GD phổ thông được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn GD cơ bản
(từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn GD định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 - lớp
12).
Hệ thống môn học và hoạt động GD của CT GD phổ thông gồm các môn
học và hoạt động GD bắt buộc, các môn học lựa chọn và các môn học tự
chọn.
Thời gian thực học trong một năm học tương đương 35 tuần. Các cơ sở
GD có thể tổ chức dạy học 1 buổi/ngày hoặc 2 buổi/ngày. Cơ sở GD tổ chức
dạy học 1 buổi/ngày và 2 buổi/ngày đều phải thực hiện nội dung GD bắt buộc
chung thống nhất đối với tất cả cơ sở GD trong cả nước.
- <i><b>Nội dung giáo dục: </b></i>
2
thể chất; Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm, hướng
nghiệp; Nội dung GD của địa phương.
Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.
- <i><b>Thời lượng giáo dục:</b></i>
Mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi khơng bố trí q 5 tiết học; mỗi tiết học
45 phút. Khuyến khích các trường trung học cơ sở đủ điều kiện thực hiện dạy
học 2 buổi/ngày theo hướng dẫn của Bộ GD và Đào tạo.
<b>Bảng tổng hợp kế hoạch GD cấp trung học cơ sở </b>
<b>Nội dung giáo dục </b>
<b>Số tiết/năm học </b>
<b>Lớp </b>
<b>6 </b>
<b>Lớp </b>
<b>7 </b>
<b>Lớp </b>
<b>8 </b>
<b>Lớp </b>
<b>9 </b>
<b>Môn học bắt buộc </b>
<b>Ngữ văn </b> <b>140 </b> <b>140 </b> <b>140 </b> <b>140 </b>
Toán 140 140 140 140
Ngoại ngữ 1 105 105 105 105
GD công dân 35 35 35 35
Lịch sử và Địa lí 105 105 105 105
Khoa học tự nhiên 140 140 140 140
Công nghệ 35 35 52 52
Tin học 35 35 35 35
GD thể chất 70 70 70 70
Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật) 70 70 70 70
<b>Hoạt động GD bắt buộc </b>
Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 105 105 105 105
<b>Nội dung GD của địa phương </b> 35 35 35 35
<b>Môn học tự chọn </b>
Tiếng dân tộc thiểu số 105 105 105 105
Ngoại ngữ 2 105 105 105 105
<b>Tổng số tiết học/năm học </b><i>(không kể các môn </i>
<i>học tự chọn)</i> <b>1015 1015 1032 1032 </b>
<b>Số tiết học trung bình/tuần </b><i>(khơng kể các mơn </i>
3
<b>1.1.3. Định hướng GD môn Ngữ văn ở trường THCS </b>
CT được thiết kế theo các mạch chính tương ứng với các kĩ năng đọc,
viết, nói và nghe. Kiến thức tiếng Việt và văn học được tích hợp trong q
trình dạy học đọc, viết, nói và nghe. Các ngữ liệu được lựa chọn và sắp xếp
Ngoài ra, trong mỗi năm học, những HScó định hướng khoa học xã hội
và nhân văn được chọn học một số chuyên đề học tập. Các chuyên đề này
nhằm tăng cường kiến thức về văn học và ngôn ngữ, kĩ năng vận dụng kiến
thức vào thực tiễn, đáp ứng sở thích, nhu cầu và định hướng nghề nghiệp của
HS.
<b>1.2. ĐẶC ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN </b>
<b>1.2.1. Vị trí và tên mơn học trong CTGDPT </b>
Trong CTGD phổ thơng (CT GDPT), có nhiều mơn học chỉ xuất hiện ở
một cấp học hoặc một số lớp. Ngữ văn là môn học thuộc lĩnh vực GD ngôn
ngữ và văn học, được học từ lớp 1 đến lớp 12. Môn học này ở tiểu học, có tên
là Tiếng Việt; ở trung học cơ sở (THCS) và trung học phổ thơng (THPT) có
tên là Ngữ văn. Như vậy, về cơ bản, vị trí và tên môn học trong CT mới
không thay đổi so với CT hiện hành.
<b>1.2.2. Vai trị của mơn học </b>
- CT Ngữ văn mới chú trọng mục tiêu và giải pháp giúp HS (HS) phát
triển toàn diện các phẩm chất và năng lực; kết hợp phát triển các năng lực
chung (tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo)
với phát triển các năng lực đặc thù (NL ngôn ngữ, NL văn học…); kết hợp
phát triển năng lực với phát triển phẩm chất. Thông qua các văn bản ngơn từ
và những hình tượng nghệ thuật sinh động trong các tác phẩm văn học, bằng
hoạt động đọc, viết, nói và nghe, mơn Ngữ văn giúp HS hình thành và phát
triển những phẩm chất tốt đẹp và các năng lực cốt lõi để học tập tốt các môn
học khác, để sống và làm việc hiệu quả, và để học suốt đời.
- <i>Về nội dung cốt lõi của môn học</i>: Điểm khác biệt trong thiết kế CT Ngữ
văn mới là căn cứ vào các yêu cầu cần đạt mà xác định nội dung môn học,
bao gồm các mạch kiến thức và kĩ năng cơ bản, thiết yếu về văn học và tiếng
Việt, đáp ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của HS ở từng
cấp học.
- <i>Khác với CT hiện hành</i>, CT Ngữ văn mới phân chia nội dung dạy học
theo 2 giai đoạn: Giai đoạn GD cơ bản và Giai đoạn GD định hướng nghề
nghiệp. CT cả hai giai đoạn đều được thiết kế theo các mạch chính tương ứng
với các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. Tuy nhiên, nội dung GD ở mỗi giai
đoạn có những đặc điểm riêng:
4
Mục tiêu của giai đoạn này là giúp HS trên cơ sở phát triển năng lực
ngôn ngữ, sử dụng tiếng Việt thành thạo để giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống
và học tập tốt các môn học khác hình thành và phát triển năng lực văn học,
biểu hiện đặc thù của năng lực thẩm mĩ; đồng thời bồi dưỡng tư tưởng, tình
cảm để HS phát triển về tâm hồn, nhân cách. Kiến thức văn học và tiếng Việt
được tích hợp trong quá trình dạy học đọc, viết, nói và nghe. Các ngữ liệu
được lựa chọn và sắp xếp phù hợp với khả năng tiếp nhận của HS ở mỗi cấp
học.
<b>1.3. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH MƠN </b>
<b>NGỮ VĂN CẤP THCS </b>
<b>1.3.1. Quan điểm và mục tiêu xây dựng chương trình mơn Ngữ văn ở </b>
<b>cấp THCS </b>
Việc xây dựng CT môn Ngữ văn mới được tiến hành dựa trên các quan
điểm cơ bản sau đây:
- CT môn Ngữ văn tuân thủ các quy định cơ bản được nêu trong CT tổng
thể, gồm:
+ <i>Định hướng chung cho tất cả các môn học</i>: quan điểm, mục tiêu, yêu
cầu cần đạt, kế hoạch GD và các định hướng về nội dung giáo dục, phương
pháp GD và đánh giá kết quả giáo dục, điều kiện thực hiện, phát triển CT;
+ Định hướng xây dựng CT môn Ngữ văn ở cả hai giai đoạn.
- CT môn Ngữ văn được xây dựng <i>dựa trên nền tảng lí luận và thực tiễn</i>,
<i>cập nhật thành tựu của khoa học hiện đại</i> như GD học, tâm lý học, văn học,
ngơn ngữ học, văn hóa Việt Nam, thực tiễn xã hội…
- CT môn Ngữ văn <i>lấy việc rèn luyện các kĩ năng giao tiếp</i> (đọc, viết,
nói và nghe) <i>làm trục chính</i> xuyên suốt cả ba cấp học nhằm đáp ứng yêu cầu
của CT theo định hướng năng lực và bảo đảm tính chỉnh thể, sự nhất quán
liên tục trong tất cả các cấp, lớp.
- <i>CT môn Ngữ văn được xây dựng theo hướng mở</i>. Quan điểm này thể
hiện điểm đổi mới thực sự trong việc xây dựng CT môn Ngữ văn.
- CT môn Ngữ văn <i>vừa đáp ứng yêu cầu đổi mới, vừa chú trọng kế thừa</i>
và phát huy những ưu điểm của các CT Ngữ văn đã có.
a. Giúp HS tiếp tục phát triển những phẩm chất tốt đẹp đã được hình
thành ở tiểu học; nâng cao và mở rộng yêu cầu phát triển về phẩm chất với
các biểu hiện cụ thể như: biết tự hào về lịch sử dân tộc và văn học dân tộc; có
ước mơ và khát vọng, có tinh thần tự học và tự trọng, có ý thức cơng dân, tơn
trọng pháp luật.
5
Phát triển năng lực ngôn ngữ với yêu cầu: phân biệt được các loại văn
bản văn học, văn bản nghị luận và văn bản thông tin; đọc hiểu được cả nội
dung tường minh và nội dung hàm ẩn của các loại văn bản; viết được đoạn và
bài văn tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, nhật dụng hoàn
chỉnh, mạch lạc, logic, đúng quy trình và có kết hợp các phương thức biểu
đạt; nói dễ hiểu, mạch lạc; có thái độ tự tin, phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp;
nghe hiểu với thái độ phù hợp.
Phát triển năng lực văn học với yêu cầu: phân biệt được các thể loại
truyện, thơ, kí, kịch bản văn học và một số tiểu loại cụ thể; nhận biết được đặc
điểm của ngôn ngữ văn học, nhận biết và phân tích được tác dụng của những
yếu tố hình thức và biện pháp nghệ thuật gắn với mỗi thể loại văn học; nhận
biết được giá trị biểu cảm, giá trị nhận thức, giá trị thẩm mĩ; phân tích được
tính hình tượng, nội dung và hình thức của tác phẩm văn học; có ý thức kết
hợp việc tri nhận về tính tồn vẹn, tổng thể với việc tìm hiểu, phân tích chi
tiết, bộ phận của văn bản khi đọc hiểu văn bản; có thể tạo ra được một số sản
phẩm có tính văn học.
<b>1.4. U CẦU CẦN ĐẠT VỀ PHẨM CHẤT NĂNG LỰC </b>
<b>1.4.1. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và đóng góp của mơn học </b>
<b>trong việc bồi dưỡng phẩm chất cho HS </b>
Môn Ngữ văn là một trong những môn học trực tiếp hình thành và phát
triển cả 5 phẩm chất chủ yếu cho HS (<i>1. Yêu nước, 2. Nhân ái, 3. Chăm chỉ, 4. </i>
<i>Trung thực, 5. Trách nhiệm</i>). Các phẩm chất này được mơn Ngữ văn hình
thành và phát triển cho HS chủ yếu thông qua các văn bản ngơn từ và những
hình tượng nghệ thuật sinh động trong các tác phẩm văn học. Từ việc hướng
dẫn đọc hiểu các văn bản văn học đặc sắc, môn Ngữ văn tạo cho HS cơ hội
khám phá bản thân và thế giới xung quanh, thấu hiểu con người, biết đồng
cảm, sẻ chia, có cá tính và đời sống tâm hồn phong phú, có quan niệm sống
và ứng xử nhân văn; bồi dưỡng cho HS tình yêu đối với quê hương, đất nước,
con người; tình yêu tiếng Việt và văn học, ý thức về cội nguồn và bản sắc của
dân tộc, góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị văn hoá Việt Nam; giúp HS
thấy rõ vai trị và tác dụng của mơn học đối với đời sống con người, có thói
quen và nhu cầu đọc sách, có tinh thần tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân
loại, có khả năng hội nhập quốc tế, có ý thức và tác phong của một cơng dân
tồn cầu.
<b>1.4.2. Yêu cầu cần đạt về năng lực chung và đóng góp của mơn học </b>
<b>trong việc hình thành, phát triển các năng lực chung cho HS </b>
6
<b>1.4.3. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù và đóng góp của mơn học </b>
<b>trong việc hình thành, phát triển các năng lực đặc thù cho HS </b>
Khác với yêu cầu phát triển năng lực chung, việc hình thành và phát
triển năng lực đặc thù phải dựa vào ưu thế nổi trội của mỗi mơn học. Có nghĩa
<i>1.4.3.1. Yêu cầu cần đạt về năng lực ngôn ngữ cấp THCS </i>
- Biết vận dụng kiến thức tiếng Việt cùng với những trải nghiệm và khả
năng suy luận của bản thân để hiểu văn bản; biết đọc văn bản theo kiểu, loại;
hiểu được nội dung tường minh và hàm ẩn của văn bản.
- Nhận biết và bước đầu biết phân tích, đánh giá nội dung và đặc điểm
nổi bật về hình thức biểu đạt của văn bản; biết so sánh văn bản này với văn
bản khác, liên hệ với những trải nghiệm cuộc sống của cá nhân; từ đó có cách
nhìn, cách nghĩ và những cảm nhận riêng về cuộc sống, làm giàu đời sống
tinh thần.
- Lớp 6 và lớp 7, viết được bài văn ngắn theo 6 kiểu văn bản: tự sự, miêu
tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, nhật dụng; lớp 8 và lớp 9, viết được các
bài văn hoàn chỉnh, theo đúng các bước và có kết hợp các phương thức biểu
đạt.
- Viết được văn bản tự sự kể lại một cách sáng tạo những câu chuyện đã
đọc; những điều đã chứng kiến, tham gia; những câu chuyện tưởng tượng có
kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm; thể hiện cảm nhận về tác phẩm văn học;
làm được một số câu thơ có ý, có vần, có hình ảnh; viết được văn bản nghị
luận về những vấn đề cần thể hiện suy nghĩ và chủ kiến cá nhân, đòi hỏi
những thao tác lập luận tương đối đơn giản, bằng chứng dễ tìm kiếm; viết
được văn bản thuyết minh về những vấn đề gần gũi với đời sống và hiểu biết
của HS với cấu trúc thông dụng; điền được một số mẫu giấy tờ, soạn được
7
- Nghe hiểu với thái độ phù hợp và tóm tắt được nội dung; nhận biết và
bước đầu đánh giá được lí lẽ, bằng chứng mà người nói sử dụng; nhận biết
được cảm xúc của người nói; biết cách phản hồi những gì đã nghe một cách
hiệu quả.
<i>1.4.3.2. Yêu cầu cần đạt về năng lực văn học cấp THCS </i>
- Nhận biết và phân biệt được các loại văn bản văn học: truyện, thơ,
kịch, kí và một số thể loại tiêu biểu cho mỗi loại; phân tích được tác dụng của
một số yếu tố hình thức nghệ thuật thuộc mỗi thể loại văn học; hiểu nội dung
tường minh và hàm ẩn của văn bản văn học. Trình bày được cảm nhận, suy
nghĩ về tác phẩm văn học và tác động của tác phẩm đối với bản thân; bước
đầu tạo ra được một số sản phẩm có tính văn học.
- Lớp 6 và lớp 7 nhận biết được đề tài, hiểu được chủ đề, ý nghĩa của văn
bản đã đọc; nhận biết được truyện dân gian, truyện ngắn, thơ trữ tình và thơ tự
sự; kí trữ tình và kí tự sự; nhận biết được chủ thể trữ tình, nhân vật trữ tình và
giá trị biểu cảm, giá trị nhận thức của tác phẩm văn học; nhận biết và phân
tích được tác dụng của một số yếu tố hình thức và biện pháp nghệ thuật gắn
với đặc điểm của mỗi thể loại văn học (cốt truyện, lời người kể chuyện, lời
nhân vật, khơng gian và thời gian, vần, nhịp, hình ảnh và các biện pháp tu từ
như ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh).
8
<b>CHƯƠNG 2 </b>
<b>NỘI DUNG GIÁO DỤC </b>
(15 tiết)
<b>2.1. NỘI DUNG KHÁI QUÁT </b>
<b>2.1.1. Định hướng nội dung GD của chương trình mơn học </b>
<i><b>2.1.1.1. Về u cầu cần đạt </b></i>
- <i>Yêu cầu về kĩ năng đọc</i> gồm: kĩ thuật đọc và đọc hiểu. Yêu cầu kĩ thuật
đọc gồm: các yêu cầu về tư thế đọc, kĩ năng đọc thành tiếng, kĩ năng đọc
thầm, đọc lướt, kĩ năng ghi chép trong khi đọc,...
- <i>Yêu cầu về đọc hiểu</i> gồm: 1. Đọc hiểu nội dung văn bản thể hiện qua
chi tiết, đề tài, chủ đề, tư tưởng, thông điệp,...; 2. Đọc hiểu hình thức thể hiện
qua đặc điểm các kiểu văn bản và thể loại, các thành tố của mỗi kiểu văn bản
và thể loại (câu chuyện, cốt truyện, truyện kể, nhân vật, không gian, thời gian,
người kể chuyện, điểm nhìn, vần thơ, nhịp thơ, lí lẽ, bằng chứng,...), ngôn ngữ
biểu đạt; 3. Đọc hiểu qua so sánh giữa các văn bản, kết nối văn bản với bối
cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội, kết nối văn bản với trải nghiệm cá nhân người
đọc và đọc hiểu văn bản đa phương thức; 4. Yêu cầu đọc mở rộng, học thuộc
lòng một số đoạn, văn bản văn học chọn lọc.
Đối tượng đọc gồm 03 kiểu văn bản:
+ Văn bản văn học
+ Văn bản thông tin
+ Văn bản nghị luận
- Yêu cầu về kĩ năng viết gồm: 1. <i>Kĩ thuật viết</i>: tư thế viết, kĩ năng viết
chữ và viết chính tả, kĩ năng trình bày bài viết... 2. <i>Viết câu, đoạn, văn bản</i>:
các yêu cầu về quy trình tạo lập văn bản và yêu cầu viết theo đặc điểm của
các kiểu văn bản.
- Yêu cầu về các kĩ năng nói và nghe gồm: 1. <i>Kĩ năng nói</i>: chú trọng khả
năng diễn đạt rõ ràng, tự tin và tôn trọng người nghe. 2. <i>Kĩ năng nghe</i>: chú
trọng khả năng hiểu đúng và tơn trọng người nói. 3. <i>Kĩ năng nói và nghe có </i>
<i>tính tương tác</i>: chú trọng thái độ phù hợp trong trao đổi, thảo luận.
Các yêu cầu cần đạt của mỗi kĩ năng được cụ thể hóa với các mức độ (độ
khó) phù hợp với từng lớp và tăng dần từ thấp đến cao.
<i><b>2.1.1.2. Về nội dung dạy học </b></i>
9
+ Một là: làm cơ sở cho việc hình thành và phát triển các kĩ năng đọc,
viết, nói và nghe, đáp ứng được các yêu cầu cần đạt cả về phẩm chất và năng
lực.
+ Hai là: bảo đảm cung cấp cho HS một số tri thức nền tảng, cơ bản của
học vấn phổ thông về tiếng Việt và văn học, rộng hơn là kiến thức về văn hóa.
- <i>Hệ thống kiến thức tiếng Việt</i> bám sát các đơn vị cơ bản gồm ngữ âm
và chữ viết; từ vựng; ngữ pháp; hoạt động giao tiếp; sự phát triển của ngôn
ngữ và các biến thể ngôn ngữ; các kiểu loại văn bản.
Phân bổ các mạch kiến thức tiếng Việt ở cấp THCS như sau: Những hiểu
biết cơ bản về từ vựng, ngữ pháp, hoạt động giao tiếp, sự phát triển ngôn ngữ
và các biến thể ngôn ngữ (từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội; ngơn ngữ kết
hợp với hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ) giúp HS có khả năng hiểu các hiện
tượng ngơn ngữ có liên quan và vận dụng trong giao tiếp.
- <i>Hệ thống kiến thức văn học</i> bao gồm: những vấn đề chung về văn học
(chủ yếu là lí luận văn học); các thể loại văn học; các yếu tố của tác phẩm văn
học; một số hiểu biết về lịch sử văn học Việt Nam. Riêng với cấp THPT, có
thêm hệ thống chuyên đề học tập, giúp HS có điều kiện tìm hiểu sâu và có
phần hệ thống hơn về lịch sử văn học dân tộc.
Phân bổ các mạch kiến thức văn học ở cấp THCS như sau: Những hiểu
biết về các thể loại (truyện dân gian, truyện ngắn, thơ trữ tình và thơ tự sự; kí
trữ tình và kí tự sự; tiểu thuyết và truyện thơ Nôm, thơ cách luật và thơ tự do,
bi kịch và hài kịch); chủ thể trữ tình và nhân vật trữ tình; giá trị biểu cảm, giá
trị nhận thức của tác phẩm văn học; một số yếu tố hình thức và biện pháp
nghệ thuật thuộc mỗi thể loại văn học (người kể chuyện, người kể chuyện
ngôi thứ nhất, người kể chuyện ngôi thứ ba, nhân vật, điểm nhìn, sự thay đổi
người kể chuyện và điểm nhìn, xung đột, khơng gian và thời gian, lời người
kể chuyện và lời nhân vật, mạch cảm xúc trữ tình, từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp,
luật thơ, kết cấu); cuối lớp 9 có tổng kết sơ giản về lịch sử văn học.
- Toàn bộ hệ thống kiến thức trong phần nội dung dạy học nêu trên cần
được hình thành và phát triển thơng qua các hoạt động đọc, viết, nghe và nói;
giúp cho các hoạt động này có hiệu quả; hạn chế tình trạng dạy lí thuyết
suông, trang bị kiến thức chỉ để biết mà không gắn với các hoạt động rèn
luyện kĩ năng giao tiếp và vận dụng vào thực tiễn.
<b>2.1.2. Ngữ liệu </b>
10
<i><b>2.1.2.1. Tiêu chí chọn ngữ liệu </b></i>
<i>Điểm khác biệt lớn nhất về văn bản tác phẩm của CT lần này so với </i>
<i>các CT trước đây là tính mở của ngữ liệu. </i>
Việc xây dựng CT GD phổ thơng có tính mở, linh hoạt, mềm dẻo là yêu
cầu của Nghị quyết số 29 của Trung ương Đảng, Nghị quyết số 88 của Quốc
hội và Quyết định số 404 của Thủ tướng Chính phủ. Theo tinh thần “mở” của
CT mới, <i>không chỉ người biên soạn SGK mà giáo viên cũng có quyền chọn </i>
<i>văn bản làm ngữ liệu dạy học và HS được quyền đề xuất một số tác phẩm văn </i>
<i>học để thảo luận trong giờ thực hành</i>. Điều này vừa giúp người soạn sách và
giáo viên thực hiện được ý đồ thiết kế bài học sáng tạo theo cách của mình,
vừa giúp CT gắn bó hơn với cuộc sống, gần gũi với HS, tạo hứng thú học tập
cho HS nhiều hơn.
CT môn Ngữ văn quy định rõ các tiêu chí lựa chọn văn bản (ngữ liệu) để
bảo đảm việc lựa chọn đáp ứng được mục tiêu GD của môn học. Cụ thể, văn
bản được lựa chọn phải đáp ứng các tiêu chí sau:
1. Phục vụ trực tiếp cho việc phát triển các phẩm chất và năng lực theo
mục tiêu, yêu cầu cần đạt của CT.
2. Phù hợp với kinh nghiệm, năng lực nhận thức, đặc điểm tâm sinh lí
của HS ở từng lớp học, cấp học.
3. Có giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật, tiêu biểu cho các thể loại
4. Phản ánh được thành tựu về tư tưởng, văn học, văn hoá dân tộc; thể
hiện tinh thần yêu nước, độc lập dân tộc, ý thức về chủ quyền quốc gia; có
tính nhân văn, GD lịng nhân ái, khoan dung, tình u chân thiện mĩ, tình yêu
thiên nhiên, tinh thần hội nhập quốc tế, hướng đến những giá trị phổ quát của
nhân loại.
Ngoài các tiêu chí nêu trên, việc lựa chọn văn bản cần đáp ứng các yêu
cầu sau đây:
11
2. Bảo đảm sự phù hợp của văn bản với yêu cầu phát triển và thời lượng
học tập của CT. Độ khó của các văn bản đọc tăng dần qua từng năm học. Thời
gian để dạy học một văn bản phải tương thích với độ dài và độ phức tạp của
nó để bảo đảm giáo viên có thể giúp HS tiếp cận đầy đủ và sâu sắc văn bản,
cho HS có cơ hội đọc trực tiếp và trọn vẹn những tác phẩm được chọn học.
Hạn chế việc dạy học trích đoạn, trừ trường hợp những tác phẩm văn học có
dung lượng lớn như tiểu thuyết, hồi kí, sử thi, ví dụ: “Truyện Kiều” của
Nguyễn Du.
3. Bảo đảm kế thừa và phát triển các CT Ngữ văn đã có. Bên cạnh các
tác phẩm văn học được học trong CT và sách giáo khoa hiện hành, CT Ngữ
văn mới lựa chọn và bổ sung một số tác phẩm có vị trí quan trọng, tiêu biểu
cho thành tựu văn học dân tộc qua các giai đoạn.
<i><b>2.1.2.2. Danh mục tác phẩm để dạy học trong nhà trường</b></i>
Dựa trên các định hướng, tiêu chí và yêu cầu đã nêu, CT mới đề xuất ba
Dưới đây là danh mục các văn bản tác phẩm <i>bắt buộc</i> và tác phẩm <i>bắt </i>
<i>buộc lựa chọn</i>:
<b>a. Tác phẩm bắt buộc </b>
<i>-</i> <i>Nam quốc sơn hà</i> (Thời Lý)
<i>- Hịch tướng sĩ</i> của Trần Quốc Tuấn
<i>- Bình Ngơ đại cáo</i> của Nguyễn Trãi
<i>- Truyện Kiều</i> của Nguyễn Du
<i>- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc</i> của Nguyễn Đình Chiểu
<i>- Tun ngơn Độc lập </i>của Hồ Chí Minh
<b>b. Tác phẩm bắt buộc lựa chọn </b>
<i> b1. Tác phẩm văn học dân gian </i>
– Chọn ít nhất 4 tác phẩm đại diện cho 4 thể loại trong kho tàng truyện
dân gian Việt Nam: truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngơn, truyện cười
– Chọn ít nhất 3 bài ca dao về các chủ đề: quê hương đất nước; tình yêu,
– Chọn ít nhất 1 sử thi Việt Nam
12
<i>b2. Tác phẩm văn học viết </i>
– Văn học Việt Nam, chọn ít nhất 1 tác phẩm của mỗi tác giả sau đây:
+ Thơ Nôm, văn nghị luận của Nguyễn Trãi
+ Thơ chữ Hán của Nguyễn Du
+ Thơ Nôm của Hồ Xuân Hương
+ Thơ Nôm của Nguyễn Đình Chiểu
+ Thơ Nơm của Nguyễn Khuyến
+ Truyện và thơ của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh
+ Truyện ngắn, tiểu thuyết của Nam Cao
+ Tiểu thuyết, phóng sự của Vũ Trọng Phụng
+ Thơ của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám
+ Thơ của Tố Hữu trước và sau Cách mạng tháng Tám
+ Truyện ngắn, kí của Nguyễn Tuân
+ Kịch của Nguyễn Huy Tưởng
+ Kịch của Lưu Quang Vũ
- Văn học nước ngồi, chọn ít nhất 1 tác phẩm cho mỗi nền văn học sau
đây: Anh, Pháp, Mĩ, Hy Lạp, Nga, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ.
Về các tác phẩm gợi ý lựa chọn, CT đưa ra một danh mục khoảng 300
đơn vị văn bản tương đối tiêu biểu về thể loại, tác giả, giai đoạn, thời kì văn
học, sắp xếp theo hệ thống kiểu loại (văn bản văn học: truyện, thơ, kịch, kí;
văn bản nghị luận; văn bản thơng tin) cho các nhóm lớp: lớp 1, 2, 3; lớp 4, 5;
<b>lớp 6, 7; lớp 8, 9; lớp 10, 11, 12 để rộng đường cho các nhóm tác giả SGK </b>
cũng như giáo viên, HS lựa chọn trong q trình thực hiện CT.
Có một điều cần lưu ý là toàn bộ các văn bản có trong ba danh mục (dù
là <i>bắt buộc, bắt buộc lựa chọn </i>hay<i> gợi ý lựa chọn</i>) đều <i>không phải là văn bản </i>
<i>quy định ngữ liệu cho việc ra đề kiểm tra, đánh giá</i>. Việc ra đề kiểm tra, đánh
giá phải căn cứ vào yêu cầu cần đạt của CT và sự tổng hợp từ nhiều văn bản
khác nhau hoặc vận dụng trên ngữ liệu mới.
Việc phân bố các văn bản văn học ở cấp THCS có chú ý đến khả năng kết
nối, tương tác trong dạy học các thể loại văn bản. Ví dụ:
- Dạy học truyền thuyết với cổ tích (lớp 6);
- Kết hợp dạy học tục ngữ với “sự tích các câu ví” với ngụ ngơn (lớp 7);
- Kết hợp dạy học truyện cười với thơ trào phúng trung đại, hiện đại (lớp
8);
13
- Kết hợp dạy học thơ luật Đường (thất ngôn bát cú, tứ tuyệt) với thơ
trào phúng hay thơ trữ tình trung đại;
- Kết hợp dạy học nghệ thuật tự sự bằng thơ (so với tự sự bằng văn xuôi)
với thơ ngụ ngơn (lớp 6), truyện thơ nói chung (lớp 9).
Bên cạnh yêu cầu liên kết nói trên, việc lựa chọn các thể loại văn bản
cho mỗi lớp cũng cần bảo đảm sự phù hợp với trình độ nhận thức của HS. Ví
dụ, cùng thuộc thể loại kí nhưng hồi kí, du kí được dạy học ở lớp 6, cịn
phóng sự dạy học ở lớp 12.
<b>2.2. NỘI DUNG CỤ THỂ Ở CÁC LỚP THCS </b>
Trong CT Ngữ văn mới, nội dung GD được trình bày thành hai cột: cột
bên trái nêu hệ thống yêu cầu cần đạt như là căn cứ xác định và mục tiêu cần
hướng đến của nội dung dạy học, cột bên phải nêu hệ thống kiến thức tiếng
Việt, văn học và ngữ liệu dạy học như là phương tiện, chất liệu phục vụ cho
các yêu cầu cần đạt ở cột bên trái. Các yêu cầu cần đạt được biểu đạt dưới
hình thức các cụm động từ bắt đầu bằng những động từ thể hiện các mức độ
nhận thức từ thấp đến cao trong thang đo nhận thức và thể hiện năng lực hành
động của người học như: <i>nhận biết được, xác định được, phân tích được, so </i>
<i>sánh được, đánh giá được, chỉ ra được, viết được, nói được,</i>… Cịn các nội
dung ở cột bên phải được biểu đạt bằng các danh từ/cụm danh từ chỉ những
đơn vị kiến thức và ngữ liệu cần dạy. Cách trình bày này cũng khác với CT
Ngữ văn hiện hành (CT 2006): phần đầu nêu nội dung dạy học và phần sau
nêu yêu cầu về kiến thức, kĩ năng cần đạt; hai phần tách rời nhau.
<b>LỚP 6 </b>
<b>Yêu cầu cần đạt </b> <b>Nội dung </b>
<b>ĐỌC </b>
ĐỌC HIỂU
<b>Văn bản văn học </b>
<i><b>Đọc hiểu nội dung </b></i>
- Nêu được ấn tượng chung về văn bản; nhận biết
được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân
vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.
- Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà văn bản
muốn gửi đến người đọc thơng qua hình thức nghệ
thuật của văn bản.
- Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết
thể hiện qua ngơn ngữ văn bản.
- Tóm tắt được văn bản một cách ngắn gọn.
<i><b>Đọc hiểu hình thức </b></i>
<b>KIẾN THỨC TIẾNG </b>
<b>VIỆT </b>
1.1. Từ đơn và từ phức,
từ ghép và từ láy
1.2. Nghĩa gốc, nghĩa
chuyển của từ đa nghĩa;
đa nghĩa và đồng âm
1.3. Nghĩa của một số
thành ngữ thông dụng
1.4. Nghĩa của một yếu
<i>phi</i>) và nghĩa của từ có
yếu tố Hán Việt đó (ví
dụ: <i>bất công</i>, <i>bất đồng</i>,
14
<b>Yêu cầu cần đạt </b> <b>Nội dung </b>
- Nhận biết và phân tích được đặc điểm cơ bản của
truyền thuyết, cổ tích, đồng thoại, truyện ngắn qua
cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời
nhân vật.
- Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể
hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngơn ngữ, ý
nghĩ của nhân vật.
- Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ nhất và
người kể chuyện ngôi thứ ba.
- Nhận biết và phân tích được đặc điểm cơ bản của
thơ lục bát thể hiện qua số tiếng, số dòng, vần, nhịp.
- Nhận biết và phân tích được nét độc đáo của bài
thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ.
- Nhận biết và nêu được tác dụng của các yếu tố tự sự
và miêu tả trong thơ.
- Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ
bản của hồi kí hoặc du kí thể hiện qua hình thức ghi
chép, cách kể sự việc, người kể chuyện ngôi thứ
nhất.
<i><b>Liên hệ, so sánh, kết nối </b></i>
- Nhận biết được những điểm giống nhau và khác
nhau giữa hai nhân vật trong hai văn bản.
- Nêu được bài học về cách nghĩ và cách ứng xử của
cá nhân do văn bản đã đọc gợi ra.
<i><b>Đọc mở rộng </b></i>
- Trong 1năm học, đọc tối thiểu 35 văn bản văn học
có thể loại và độ dài tương đương với các văn bản
đã học; bao gồm cả văn bản được hướng dẫn đọc
trên mạng.
- Học thuộc lòng một số đoạn thơ, bài thơ yêu thích
trong chương trình.
<b>Văn bản nghị luận </b>
<i><b>Đọc hiểu nội dung </b></i>
- Nhận biết được các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong
văn bản; chỉ ra được mối liên hệ giữa các ý kiến, lí
1.5. Ngữ cảnh và nghĩa
của từ nhận biết qua
ngữ cảnh
2.1. Cụm danh từ, cụm
động từ, cụm tính từ và
thành phần bổ nghĩa:
đặc điểm và chức năng
2.2. Tác dụng của việc
mở rộng thành phần câu
2.3. Công dụng của dấu
chấm phẩy (đánh dấu
ranh giới giữa các bộ
phận trong một chuỗi
liệt kê phức tạp); dấu
ngoặc kép (đánh dấu
cách hiểu một từ ngữ
không theo nghĩa thông
thường)
3.1. Biện pháp tu từ ẩn
dụ, hoán dụ: đặc điểm
và tác dụng
3.2. Đoạn văn và văn bản:
đặc điểm và chức năng
3.3. Tác dụng của sự lựa
chọn từ ngữ và một số
3.4. Kiểu văn bản và thể
loại
15
<b>Yêu cầu cần đạt </b> <b>Nội dung </b>
- Tóm tắt được các nội dung chính trong một văn bản
nghị luận có nhiều đoạn.
<i><b>Đọc hiểu hình thức </b></i>
Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận.
<i><b>Liên hệ, so sánh, kết nối </b></i>
Nhận ra được ý nghĩa của vấn đề đặt ra trong văn
bản đối với suy nghĩ, tình cảm của bản thân.
<i><b>Đọc mở rộng </b></i>
Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 9 văn bản nghị luận
có độ dài tương đương với các văn bản đã học; bao
gồm cả văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng.
<b>Văn bản thông tin </b>
<i><b>Đọc hiểu nội dung </b></i>
- Nhận biết được các chi tiết trong văn bản; chỉ ra
được mối liên hệ giữa các chi tiết, dữ liệu với thơng
tin cơ bản của văn bản.
- Tóm tắt được các ý chính của mỗi đoạn trong một
văn bản thơng tin có nhiều đoạn.
<i><b>Đọc hiểu hình thức </b></i>
- Nhận biết được văn bản thuật lại một sự kiện, nêu
được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục
đích của nó.
- Nhận biết được cách triển khai văn bản thông tin
theo trật tự thời gian và theo quan hệ nhân quả.
<i><b>Liên hệ, so sánh, kết nối </b></i>
- Nhận biết được vai trị của các phương tiện giao tiếp
phi ngơn ngữ (hình ảnh, số liệu,...).
- Chỉ ra được những vấn đề đặt ra trong văn bản có
liên quan đến suy nghĩ và hành động của bản thân.
<i><b>Đọc mở rộng </b></i>
Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 18 văn bản thơng tin
có kiểu văn bảnvà độ dài tương đương với các văn
cảm xúc khi đọc bài thơ
lục bát
- Văn bản nghị luận: bài
văn nêu ý kiến, lí lẽ,
bằng chứng; bài văn
trình bày ý kiến về một
hiện tượng mà mình
quan tâm
– Văn bản thông tin: các
yếu tố của một văn bản
thông tin thông thường;
các phương tiện giao
tiếp phi ngôn ngữ trong
văn bản thông tin; văn
bản thuyết minh thuật
lại một sự kiện; biên
bản ghi chép về một vụ
việc hay một cuộc họp,
thảo luận
4.1. Sự phát triển ngôn
ngữ: hiện tượng vay
mượn từ, từ mượn, sử
dụng từ mượn
4.2. Phương tiện giao
tiếp phi ngôn ngữ: hình
ảnh, số liệu
<b>KIẾN THỨC VĂN </b>
<b>HỌC </b>
1.1. Tính biểu cảm của
văn bản văn học
1.2. Chi tiết, nội dung
tường minh, hàm ẩn và
mối liên hệ giữa các chi
tiết trong văn bản văn
học
1.3. Đề tài, chủ đề, ý
nghĩa của văn bản
16
<b>Yêu cầu cần đạt </b> <b>Nội dung </b>
<i><b>Quy trình viết </b></i>
- Biết viết văn bản bảo đảm các bước: chuẩn bị
trước khi viết (xác định đề tài, mục đích, thu thập tư
liệu); tìm ý và lập dàn ý; viết bài; xem lại và chỉnh
sửa, rút kinh nghiệm.
<i><b>Thực hành viết </b></i>
- Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản
thân; dùng người kể chuyện ngôi thứ nhất chia sẻ
trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc được
kể.
- Viết được bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ
tích.
- Viết được bài văn tả cảnh sinh hoạt.
- Bước đầu biết làm bài thơ lục bát; viết đoạn văn
ghi lại cảm xúc của mình sau khi đọc một bài thơ
lục bát.
- Bước đầu biết viết bài văn trình bày ý kiến về một
hiện tượng mà mình quan tâm: nêu được vấn đề và
suy nghĩ của người viết, đưa ra được lí lẽ và bằng
chứng để làm sáng tỏ cho ý kiến của mình.
- Bước đầu biết viết văn bản thuyết minh thuật lại
một sự kiện.
- Viết được biên bản ghi chép đúng quy cách, nêu
đầy đủ các nội dung chính về một vụ việc hay một
cuộc họp, cuộc thảo luận.
- Tóm tắt được nội dung chính của một số văn bản
đơn giản đã đọc bằng sơ đồ.
ngắn: một số đặc điểm
về cốt truyện, nhân vật,
lời người kể chuyện và
lời nhân vật
2.2. Các kiểu người kể
chuyện: người kể chuyện
ngôi thứ nhất và người
kể chuyện ngôi thứ ba
2.3. Đặc điểm của thơ
lục bát: hình thức (tiếng,
số dòng, vần, nhịp); giá
trị cơ bản của thể lục
bát
2.4. Cấu trúc một bài thơ
(nhan đề, dòng thơ, khổ
thơ, vần, nhịp, ngơn từ,
hình ảnh, biện pháp tu từ)
và vai trò, tác dụng của
các yếu tố đó trong bài
thơ
2.5. Yếu tố tự sự, miêu
tả trong thơ
2.6. Đặc điểm cơ bản
của hồi kí hoặc du kí:
khái niệm, hình thức ghi
3. Tác dụng của văn học
hay mối quan hệ giữa
văn học với đời sống
<b>NGỮ LIỆU </b>
1.1. Văn bản văn học
- Truyền thuyết, cổ tích,
đồng thoại, truyện ngắn
- Thơ, thơ lục bát
- Hồi kí hoặc du kí
<b>NĨI VÀ NGHE </b>
<i><b>Nói </b></i>
- Kể được một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản
thân, thể hiện cảm xúc và suy nghĩ về trải nghiệm
đó.
- Kể được một truyền thuyết hoặc cổ tích một cách
sinh động, biết sử dụng các yếu tố hoang đường, kì
ảo để tăng tính hấp dẫn trong khi kể.
17
<b>Yêu cầu cần đạt </b> <b>Nội dung </b>
sống.
<i><b>Nghe </b></i>
- Tóm tắt được nội dung trình bày của người khác.
<i><b>Nói nghe tương tác </b></i>
- Biết tham gia thảo luận trong nhóm nhỏ về một
vấn đề cần có giải pháp thống nhất, biết đặt câu hỏi
và trả lời, biết nêu một vài đề xuất dựa trên các ý
tưởng được trình bày trong quá trình thảo luận.
1.2. Văn bản nghị luận
- Nghị luận xã hội
- Nghị luận văn học
1.3. Văn bản thông tin
- Văn bản thuật lại một
sự kiện
- Biên bản ghi chép
- Sơ đồ tóm tắt nội dung
2. Gợi ý chọn văn bản:
xem danh mục gợi ý
<b>LỚP 7 </b>
<b>Yêu cầu cần đạt </b> <b>Nội dung </b>
<b>ĐỌC </b>
ĐỌC HIỂU
<b>Văn bản văn học </b>
<i><b>Đọc hiểu nội dung </b></i>
- Nêu được ấn tượng chung về văn bản; nhận biết
được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân
vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.
- Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà văn bản
muốn gửi đến người đọc.
-Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết
thể hiện qua ngơn ngữ văn bản.
- Tóm tắt được văn bản một cách ngắn gọn.
<i><b>Đọc hiểu hình thức </b></i>
- Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ
bản của tục ngữ thể hiện qua nội dung (mục đích, ý
nghĩa), hình thức (số lượng câu, chữ, vần) và truyện
ngụ ngơn thể hiện qua tình huống, cốt truyện, nhân
vật, ngôn ngữ.
- Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ
bản của truyện ngắn, truyện khoa học viễn tưởng
<b>KIẾN THỨC TIẾNG </b>
<b>VIỆT </b>
1.1. Thành ngữ và tục
ngữ: đặc điểm và
chức năng
1.2. Thuật ngữ, nghĩa
của thuật ngữ: đặc
điểm và chức năng
1.3. Quan hệ đồng
nghĩa, trái nghĩa, bao
hàm: đặc điểm
1.4. Nghĩa của một yếu
tố Hán Việt (ví dụ:
<i>quốc</i>, <i>gia</i>) và nghĩa
của từ có yếu tố Hán
Việt đó (ví dụ: <i>quốc </i>
<i>thể</i>, <i>gia cảnh</i>)
1.5. Ngữ cảnh và nghĩa
của từ được nhận biết
qua ngữ cảnh
18
<b>Yêu cầu cần đạt </b> <b>Nội dung </b>
nhân vật, ngôn ngữ.
- Nhận biết được tính cách nhân vật thể hiện qua cử
chỉ, hành động, lời thoại; qua ý nghĩ của các nhân vật
khác trong truyện; qua lời người kể chuyện.
- Nhận biết và phân tích được tác dụng của việc
thay đổi kiểu người kể chuyện và điểm nhìn (điểm
nhìn của người kể chuyện, điểm nhìn của nhân vật)
trong một truyện kể.
- Nhận biết và phân tích được nét độc đáo của bài
thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện
pháp tu từ.
- Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ
bản của tuỳ bút, tản văn thể hiện qua tính chất trữ
tình, cái tơi, kết cấu, ngơn ngữ.
<i><b>Liên hệ, so sánh, kết nối </b></i>
- Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống giúp
bản thân hiểu thêm về nhân vật, sự việc trong tác
phẩm văn học.
- Thể hiện được thái độ đồng tình hoặc khơng đồng
tình với thái độ, tình cảm và cách giải quyết vấn đề
<i><b>Đọc mở rộng </b></i>
- Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 35 văn bản văn
học có thể loại và độ dài tương đương với các văn
bản đã học, bao gồm cả văn bản được hướng dẫn
đọc trên mạng.
- Học thuộc lòng một số đoạn thơ, bài thơ u
thích trong chương trình.
<b>Văn bản nghị luận </b>
<i><b>Đọc hiểu nội dung </b></i>
- Nhận biết được các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong
văn bản; chỉ ra mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ,
bằng chứng.
- Xác định được mục đích và nội dung chính của
văn bản.
<i><b>Đọc hiểu hình thức </b></i>
điểm và chức năng
2.2. Các thành phần
chính và thành phần
trạng ngữ trong câu:
đặc điểm và chức năng
3.1. Biện pháp tu từ nói
quá, nói giảm nói tránh:
đặc điểm và tác dụng
3.2. Liên kết và mạch
lạc của văn bản: đặc
điểm và chức năng
3.3. Kiểu văn bản và
thể loại
- Văn bản tự sự: bài
văn kể lại sự việc có
thật liên quan đến nhân
vật và sự kiện lịch sử
- Văn bản biểu cảm:
bài văn biểu cảm; thơ
bốn chữ, năm chữ;
19
<b>Yêu cầu cần đạt </b> <b>Nội dung </b>
- Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận về
một vấn đề đời sống và nghị luận phân tích một tác
phẩm văn học; chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc
điểm văn bản với mục đích của nó.
<i><b>Liên hệ, so sánh, kết nối </b></i>
- Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống đã
giúp bản thân hiểu hơn các ý tưởng hay vấn đề đặt
ra trong văn bản.
<i><b>Đọc mở rộng </b></i>
- Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 9 văn bản nghị
luận có độ dài tương đương với các văn bản đã học;
bao gồm cả văn bản được hướng dẫn đọc trên
mạng.
<b>Văn bản thông tin </b>
<i><b>Đọc hiểu nội dung </b></i>
- Nhận biết được thông tin cơ bản của văn bản.
- Nhận biết được vai trò của các chi tiết trong việc thể
hiện thông tin cơ bản của văn bản.
<i><b>Đọc hiểu hình thức </b></i>
- Nhận biết được đặc điểm văn bản giới thiệu một
quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động,
chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với
mục đích của nó.
- Nhận biết được các yếu tố của một văn bản thông
tin thông thường: cước chú, tài liệu tham khảo.
- Nhận biết được cách triển khai các ý tưởng và
thông tin trong văn bản (chẳng hạn theo trật tự thời
gian, quan hệ nhân quả, mức độ quan trọng, hoặc
các đối tượng được phân loại).
<i><b>Liên hệ, so sánh, kết nối </b></i>
- Nhận biết được tác dụng biểu đạt của một kiểu
phương tiện phi ngôn ngữ trong một văn bản (văn
bản in hoặc văn bản điện tử).
- Nêu được những trải nghiệm trong cuộc sống đã
giúp bản thân hiểu hơn các ý tưởng hay vấn đề đặt
ra trong văn bản.
kiến, lí lẽ, bằng chứng
- Văn bản thông tin:
các yếu tố của một văn
bản thông tin thông
thường (cước chú, tài
liệu tham khảo); bài
thuyết minh dùng để
giải thích một quy tắc
hay luật lệ trong một
trò chơi hay hoạt động;
văn bản tường trình;
văn bản tóm tắt với độ
dài khác nhau
4.1. Ngơn ngữ của các
vùng miền: hiểu và
trân trọng sự khác biệt
giữa ngôn ngữ của các
vùng miền
4.2. Phương tiện giao
tiếp phi ngơn ngữ:
hình ảnh, số liệu
<b>KIẾN THỨC VĂN </b>
<b>HỌC </b>
1.1. Giá trị nhận thức
của văn học
20
<b>Yêu cầu cần đạt </b> <b>Nội dung </b>
<i><b>Đọc mở rộng </b></i>
- Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 18 văn bản thơng
tin có kiểu văn bản và độ dài tương đương với các
văn bản đã học; bao gồm cả văn bản được hướng
dẫn đọc trên mạng.
(ngắn gọn và bao quát
được nội dung của văn
bản gốc)
2.1. Một số đặc điểm
cơ bản của tục ngữ,
truyện ngụ ngôn
- Tục ngữ: khái niệm,
đặc điểm và giá trị
- Ngụ ngôn: khái niệm,
một số đặc điểm về nội
dung và hình thức
2.3. Kiểu người kể
chuyện (người kể
chuyện ngôi thứ nhất
và người kể chuyện
ngơi thứ ba), điểm
nhìn (của người kể
chuyện và của nhân
vật); sự thay đổi người
kể chuyện, điểm nhìn
trong một truyện kể
2.4. Đặc điểm thơ bốn
chữ, năm chữ: từ ngữ,
hình ảnh, vần, nhịp và
biện pháp tu từ
2.5. Một số đặc điểm
cơ bản của tuỳ bút, tản
văn: khái niệm, cái tơi,
tính chất; kết cấu;
ngôn ngữ
3. Những trải nghiệm
<i><b>Quy trình viết </b></i>
- Biết viết văn bản bảo đảm các bước: chuẩn bị
trước khi viết (xác định đề tài, mục đích, thu thập tư
liệu); tìm ý và lập dàn ý; viết bài; xem lại và chỉnh
sửa, rút kinh nghiệm.
<i><b>Thực hành viết </b></i>
- Viết được bài văn kể lại sự việc có thật liên quan
đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử; bài viết có sử
dụng các yếu tố miêu tả.
- Viết được bài văn biểu cảm (về con người hoặc sự
việc).
- Bước đầu biết làm một bài thơ bốn chữ hoặc năm
chữ; viết đoạn văn ghi lại cảm xúc của mình sau khi
đọc một bài thơ bốn, năm chữ.
- Bước đầu biết viết bài văn nghị luận về một vấn
đề trong đời sống trình bày rõ vấn đề và ý kiến (tán
thành hay phản đối) của người viết; đưa ra được lí
lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng.
- Bước đầu biết viết bài phân tích đặc điểm nhân vật
trong một tác phẩm văn học.
- Bước đầu biết viết văn bản thuyết minh về một
quy tắc hay luật lệ trong trò chơi hay hoạt động.
- Viết được văn bản tường trình rõ ràng, đầy đủ,
đúng quy cách.
- Biết tóm tắt một văn bản theo yêu cầu về độ dài
khác nhau, đảm bảo được nội dung chính của văn
bản.
<b>NĨI VÀ NGHE </b>
<i><b>Nói </b></i>
21
<b>u cầu cần đạt </b> <b>Nội dung </b>
nêu rõ ý kiến và các lí lẽ, bằng chứng thuyết phục.
Biết bảo vệ ý kiến của mình trước sự phản bác của
người nghe.
- Biết kể một truyện cười. Biết sử dụng và thưởng
thức những cách nói thú vị, dí dỏm, hài hước trong
khi nói và nghe. Có thái độ phù hợp đối với những
câu chuyện vui.
- Giải thích được quy tắc hoặc luật lệ trong một trị
chơi hay hoạt động.
<i><b>Nghe </b></i>
- Tóm tắt được các ý chính do người khác trình bày.
<i><b>Nói nghe tương tác </b></i>
- Biết trao đổi một cách xây dựng, tôn trọng các ý
kiến khác biệt.
- Biết thảo luận trong nhóm về một vấn đề gây tranh
cãi; xác định được những điểm thống nhất và khác
biệt giữa các thành viên trong nhóm để tìm cách
giải quyết.
văn học
<b>NGỮ LIỆU </b>
1.1. Văn bản văn học
- Ngụ ngôn, truyện
ngắn, truyện khoa học
viễn tưởng
- Thơ, thơ bốn chữ,
năm chữ
- Tuỳ bút, tản văn
- Tục ngữ
1.2. Văn bản nghị luận
- Nghị luận xã hội
- Văn bản tường trình
2. Gợi ý chọn văn bản:
xem danh mục gợi ý
<b>LỚP 8 </b>
<b>Yêu cầu cần đạt </b> <b>Nội dung </b>
<b>ĐỌC </b>
ĐỌC HIỂU
<b>Văn bản văn học </b>
<i><b>Đọc hiểu nội dung </b></i>
- Nêu được nội dung bao quát của văn bản; nhận
biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện,
nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.
- Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng,
thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc
thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân
tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.
<b>KIẾN THỨC TIẾNG </b>
<b>VIỆT </b>
1.1. Nghĩa của một số
thành ngữ và tục ngữ
tương đối thông dụng
1.2. Sắc thái nghĩa khi
lựa chọn từ ngữ: tác
dụng
22
<b>Yêu cầu cần đạt </b> <b>Nội dung </b>
- Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc,
cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn
bản.
<i><b>Đọc hiểu hình thức </b></i>
- Nhận biết và phân tích được vai trị của tưởng tượng
trong tiếp nhận văn bản văn học.
- Nhận biết được một số đặc điểm cơ bản của truyện
cười, truyện ngắn, truyện lịch sử qua cốt truyện, bối
cảnh, nhân vật, ngôn ngữ.
- Nhận biết và phân tích được cốt truyện đơn
tuyến và cốt truyện đa tuyến.
- Nhận biết và phân tích được đặc điểm cơ bản của
thơ trào phúng thể hiện qua mục đích, đối tượng,
các thủ pháp nghệ thuật chính.
- Nhận biết được một số đặc điểm cơ bản của thơ
thất ngôn bát cú, thơ tứ tuyệt luật Đường thể hiện
qua hình thức (bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối).
- Nhận biết và phân tích được nét độc đáo của bài
thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục, mạch
cảm xúc.
- Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm cơ
bản của hài kịch thông qua các yếu tố: xung đột,
hành động, nhân vật, lời thoại, thủ pháp trào phúng.
<i><b>Liên hệ, so sánh, kết nối </b></i>
- Hiểu mỗi người đọc có thể có cách tiếp nhận
riêng đối với một văn bản văn học; biết tôn trọng
và học hỏi cách tiếp nhận của người khác.
- Nhận xét được nội dung phản ánh và cách nhìn
cuộc sống, con người của tác giả trong văn bản văn
học.
- Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm
hoặc cách sống của bản thân sau khi đọc tác phẩm
văn học.
<i><b>Đọc mở rộng </b></i>
- Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 35 văn bản văn
học có thể loại và độ dài tương đương với các văn
bản đã học; bao gồm cả văn bản được hướng dẫn
1.4. Nghĩa của một yếu
tố Hán Việt (ví dụ: <i>bất</i>,
<i>vô</i>, <i>hữu</i>) và nghĩa của
từ có yếu tố Hán Việt
đó (ví dụ: <i>bất kham</i>,
<i>bất chính</i>, <i>vơ tư</i>, <i>vơ </i>
<i>hình</i>, <i>hữu quan</i>, <i>hữu </i>
<i>hạn</i>)
1.5. Ngữ cảnh và nghĩa
của từ được nhận biết
qua ngữ cảnh
2.1. Trợ từ, thán từ,
tình thái từ: đặc điểm
và chức năng
2.2. Thành phần biệt
lập trong câu: đặc
điểm và chức năng
2.3. Câu kể, câu hỏi,
3.1. Biện pháp tu từ
đảo ngữ, câu hỏi tu từ:
đặc điểm và tác dụng
3.2. Nghĩa tường minh
và nghĩa hàm ẩn của từ
3.3. Các kiểu đoạn
văn: diễn dịch, quy
nạp, song song: đặc
điểm và chức năng
3.4. Kiểu văn bản và
thể loại
- Văn bản tự sự: bài
văn kể lại một chuyến
đi hay một hoạt động
xã hội
23
<b>Yêu cầu cần đạt </b> <b>Nội dung </b>
đọc trên mạng.
- Học thuộc lòng một số đoạn thơ, bài thơ yêu thích
trong chương trình.
<b>Văn bản nghị luận </b>
<i><b>Đọc hiểu nội dung </b></i>
- Nhận biết được luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng
chứng tiêu biểu trong văn bản.
- Phân tích được mối liên hệ giữa luận đề, luận
điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trị của luận điểm, lí
lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề.
<i><b>Đọc hiểu hình thức </b></i>
- Phân biệt được lí lẽ, bằng chứng khách quan (có
thể kiểm chứng được) với ý kiến, đánh giá chủ quan
của người viết.
<i><b>Liên hệ, so sánh, kết nối </b></i>
Liên hệ được nội dung nêu trong văn bản với những
vấn đề của xã hội đương đại.
<i><b>Đọc mở rộng </b></i>
Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 9 văn bản nghị luận
có độ dài tương đương với các văn bản đã học; bao
gồm cả văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng.
<b>Văn bản thông tin </b>
<i><b>Đọc hiểu nội dung </b></i>
- Phân tích được thơng tin cơ bản của văn bản.
- Phân tích được vai trị của các chi tiết trong việc thể
hiện thông tin cơ bản của văn bản.
<i><b>Đọc hiểu hình thức </b></i>
- Nhận biết và phân tích được đặc điểm của một số
kiểu văn bản thơng tin: văn bản giải thích một hiện
tượng tự nhiên; văn bản giới thiệu một cuốn sách
hoặc bộ phim đã xem; chỉ ra được mối quan hệ giữa
đặc điểm văn bản với mục đích của nó.
- Nhận biết được các phương tiện phi ngôn ngữ trong
một văn bản thơng tin như hình minh hoạ, biểu đồ và
chỉ ra thông tin được truyền tải qua những phương
thơ sáu chữ, bảy chữ;
đoạn văn ghi lại cảm
nghĩ về một bài thơ 6,
7 chữ
- Văn bản nghị luận:
luận đề, luận điểm, lí
lẽ và bằng chứng; lí lẽ,
bằng chứng khách
quan và ý kiến chủ
quan của người viết;
bài văn thảo luận về
4.1.Từ ngữ toàn dân và
từ ngữ địa phương:
chức năng và giá trị
4.2. Biệt ngữ xã hội:
chức năng và giá trị
4.3. Phương tiện giao
tiếp phi ngơn ngữ:
hình ảnh, số liệu, biểu
đồ,...
<b>KIẾN THỨC VĂN </b>
<b>HỌC </b>
24
<b>Yêu cầu cần đạt </b> <b>Nội dung </b>
tiện này.
- Nhận biết và phân tích được cách trình bày thơng
tin trong văn bản như theo trật tự thời gian, quan hệ
nhân quả, mức độ quan trọng của đối tượng hoặc
cách so sánh và đối chiếu.
<i><b>Liên hệ, so sánh, kết nối </b></i>
- Liên hệ được thông tin trong văn bản với những
vấn đề của xã hội đương đại.
- Đánh giá được hiệu quả biểu đạt của một kiểu
phương tiện phi ngôn ngữ trong một văn bản cụ thể.
<i><b>Đọc mở rộng </b></i>
Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 18 văn bản thơng tin
có kiểu văn bảnvà độ dài tương đương với các văn
bản đã học; bao gồm cả văn bản được hướng dẫn
đọc trên mạng.
1.2. Nhan đề và cách
đặt nhan đề văn bản
1.3. Đề tài và chủ đề,
cách xác định chủ đề;
kết cấu
2.1. Một số đặc điểm
2.2. Xung đột, cốt
truyện đơn tuyến và
cốt truyện đa tuyến
2.3. Đặc điểm thơ trào
phúng: mục đích, đối
tượng, các thủ pháp
nghệ thuật chính
2.4. Đặc điểm thơ thất
ngôn bát cú, thơ tứ
tuyệt luật Đường: bố
cục, niêm, luật, vần,
nhịp, đối
2.5. Các yếu tố hình
thức của một bài thơ:
kết cấu, hình ảnh, vần,
nhịp, từ ngữ, các biện
pháp tu từ, mạch cảm
xúc trữ tình
2.6. Đặc điểm của hài
kịch: xung đột, hành
động, nhân vật, lời
3.1. Tiếp nhận văn bản
văn học theo những
cách khác nhau – vai
trò của người đọc
3.2. Quan điểm của tác
<b>VIẾT </b>
<i><b>Quy trình viết </b></i>
Biết viết văn bản bảo đảm các bước: chuẩn bị trước
khi viết (xác định đề tài, mục đích, người đọc, hình
thức, thu thập thơng tin, tư liệu); tìm ý và lập dàn ý;
viết bài; xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.
<i><b>Thực hành viết </b></i>
- Viết được bài văn kể lại một chuyến đi hay một
hoạt động xã hội đã để lại cho bản thân nhiều suy
nghĩ và tình cảm sâu sắc, có dùng các yếu tố miêu
tả và/ hay biểu cảm trong văn bản.
- Bước đầu biết làm một bài thơ tự do (sáu, bảy
chữ). Viết được đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một
bài thơ tự do.
- Viết được văn bản nghị luận về một vấn đề của
đời sống, trình bày rõ vấn đề và ý kiến (đồng tình
25
<b>Yêu cầu cần đạt </b> <b>Nội dung </b>
- Viết được văn bản thuyết minh giải thích một hiện
tượng tự nhiên hoặc giới thiệu một cuốn sách; nêu
được những thông tin quan trọng; trình bày mạch lạc,
thuyết phục.
- Viết được văn bản kiến nghị về một vấn đề đời
sống.
giả trong tác phẩm và
quan điểm người đọc
<b>NGỮ LIỆU </b>
1.1. Văn bản văn học
- Truyện cười, truyện
ngắn, truyện lịch sử
- Thơ trào phúng, thơ
thất ngôn bát cú, thơ tứ
tuyệt luật Đường, thơ
sáu, bảy chữ
- Hài kịch
1.2. Văn bản nghị luận
- Văn bản kiến nghị
2. Gợi ý chọn văn
bản:xem danh mục
gợi ý
<b>NĨI VÀ NGHE </b>
<i><b>Nói </b></i>
- Trình bày được ý kiến về một vấn đề xã hội; nêu
rõ ý kiến và các luận điểm; sử dụng lí lẽ và bằng
chứng thuyết phục (có thể sử dụng công nghệ thông
tin để tăng hiệu quả trình bày).
- Biết trình bày bài giới thiệu ngắn về một cuốn
sách (theo lựa chọn cá nhân): cung cấp cho người
đọc những thông tin quan trọng nhất; nêu được đề
tài hay chủ đề của cuốn sách và một số nét đặc sắc
về hình thức nghệ thuật.
<i><b>Nghe </b></i>
- Nghe và tóm tắt được nội dung thuyết trình của
người khác.
- Nắm bắt được nội dung chính mà nhóm đã trao
đổi, thảo luận và trình bày lại được nội dung đó.
<i><b>Nói nghe tương tác </b></i>
- Biết thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời
sống phù hợp với lứa tuổi.
<b>LỚP 9 </b>
<b>Yêu cầu cần đạt </b> <b>Nội dung </b>
<b>ĐỌC </b>
ĐỌC HIỂU
<b>Văn bản văn học </b>
<i><b>Đọc hiểu nội dung </b></i>
– Nêu được nội dung bao quát của văn bản; bước
đầu biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu
chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.
– Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng,
thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc
<b>KIẾN THỨC TIẾNG </b>
<b>VIỆT </b>
1.1. Sự khác biệt về
nghĩa của một số yếu
tố Hán Việt dễ gây
nhầm lẫn (ví dụ: <i>đồng</i>
trong <i>đồng âm</i>, <i>đồng </i>
<i>dao</i>, <i>đồng minh</i>; <i>minh</i>
trong <i>thanh </i> <i>minh</i>,
26
<b>Yêu cầu cần đạt </b> <b>Nội dung </b>
thơng qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân
tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.
– Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc,
cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn
bản.
<i><b>Đọc hiểu hình thức </b></i>
– Nhận biết và phân tích được mối quan hệ giữa nội
dung và hình thức của văn bản văn học.
– Nhận biết và phân tích được một vài đặc điểm cơ
– Nhận biết và phân tích được một vài đặc điểm cơ
bản của truyện truyền kì, truyện trinh thám thể hiện
qua không gian, thời gian, chi tiết, cốt truyện, nhân
vật chính, lời người kể chuyện.
– Nhận biết và phân biệt được lời người kể chuyện
và lời nhân vật; lời đối thoại và lời độc thoại trong
văn bản truyện.
– Nhận biết và phân tích được đặc điểm cơ bản của
thơ song thất lục bát thể hiện qua hệ thống quy tắc:
vần, nhịp, số chữ, số dòng trong khổ thơ; sự khác
biệt so với thơ lục bát.
– Nhận biết và phân tích được nét độc đáo về hình
thức của bài thơ thể hiện qua bố cục, kết cấu, ngôn
ngữ, biện pháp tu từ.
– Nhận biết và phân tích được một vài đặc điểm cơ
bản của bi kịch thể hiện qua qua các yếu tố: xung
đột, hành động, cốt truyện, nhân vật, lời thoại.
<i><b>Liên hệ, so sánh, kết nối </b></i>
– Nhận biết được vai trò của người đọc và bối cảnh
tiếp nhận đối với việc đọc hiểu tác phẩm văn học.
– Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình
– Vận dụng được một số hiểu biết về lịch sử văn
học Việt Nam để đọc hiểu văn bản văn học.
<i><b>Đọc mở rộng </b></i>
1.2. Điển tích, điển cố
(ví dụ: <i>Ngưu Lang – </i>
<i>Chức Nữ</i>,<i> Tái ông thất </i>
<i>mã</i>): đặc điểm và tác
dụng
1.3. Nghĩa và cách
dùng tên viết tắt các tổ
chức quốc tế quan
trọng ( như: UN,
UNESCO, UNICEF,
WHO, WB, IMF,
ASEAN, WTO,...)
2.1. Biến đổi và mở
rộng cấu trúc câu (
thay đổi trật tự các
thành phần trong câu,
thêm thành phần
phụ,...): đặc điểm và
tác dụng
2.2. Các kiểu câu ghép,
các quan hệ từ thường
dùng để nối các vế câu
ghép: đặc điểm và chức
năng
2.3. Câu rút gọn và
câu đặc biệt: đặc
điểm và chức năng
3.1. Biện pháp tu từ
chơi chữ, điệp thanh
và điệp vần: đặc điểm
và tác dụng
3.2. Sự khác nhau giữa
cách dẫn trực tiếp và
cách dẫn gián tiếp;
cách dùng dấu câu khi
dẫn trực tiếp và gián
tiếp
27
<b>Yêu cầu cần đạt </b> <b>Nội dung </b>
– Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 35 văn bản văn
học có thể loại và độ dài tương đương với các văn
bản đã học; bao gồm cả văn bản được hướng dẫn
đọc trên mạng.
– Học thuộc lòng một số đoạn thơ, bài thơ u thích
trong chương trình.
<b>Văn bản nghị luận </b>
<i><b>Đọc hiểu nội dung </b></i>
– Nhận biết và phân tích được luận đề, luận điểm, lí
lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản.
– Phân tích được mối liên hệ giữa luận đề, luận
điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trị của luận điểm, lí
lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề.
– Biết nhận xét, đánh giá tính chất đúng và sai của
vấn đề đặt ra trong văn bản.
<i><b>Đọc hiểu hình thức </b></i>
– Nhận biết và đánh giá được cách thuyết phục
thường dùng trong quảng cáo thương mại.
– Phân biệt được cách trình bày vấn đề khách quan
(chỉ đưa thơng tin) và cách trình bày chủ quan (thể
hiện tình cảm, quan điểm của người viết).
<i><b>Liên hệ, so sánh, kết nối </b></i>
– Liên hệ được ý tưởng, thông điệp trong văn bản
– Hiểu được cùng một vấn đề đặt ra trong văn bản,
người đọc có thể tiếp nhận khác nhau.
<i><b>Đọc mở rộng </b></i>
Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 9 văn bản nghị luận
có độ dài tương đương với các văn bản đã học; bao
gồm cả văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng.
<b>Văn bản thông tin </b>
<i><b>Đọc hiểu nội dung </b></i>
– Phân tích được thơng tin cơ bản của văn bản; giải
thích được ý nghĩa của nhan đề trong việc thể hiện
thông tin cơ bản của văn bản.
– Đánh giá được vai trò của các chi tiết quan trọng
– Văn bản tự sự:
truyện kể, mô phỏng
một truyện đã đọc;
truyện kể chuyển nội
dung từ một truyện
tranh
– Văn bản biểu cảm:
thơ tám chữ; đoạn văn
ghi lại cảm nghĩ về
– Văn bản thông tin:
cách trình bày các ý
tưởng và thông tin
trong văn bản; hiệu
quả biểu đạt của
phương tiện phi ngôn
ngữ trong văn bản
thông tin; văn bản giải
thích một hiện tượng
xã hội; văn bản thuyết
minh về một danh lam
thắng cảnh hay một di
tích lịch sử; quảng cáo,
tờ rơi
4.1. Sự phát triển của
ngôn ngữ: từ ngữ mới
và nghĩa mới
28
<b>Yêu cầu cần đạt </b> <b>Nội dung </b>
trong văn bản.
<i><b>Đọc hiểu hình thức </b></i>
– Nhận biết và phân tích được đặc điểm của văn bản
giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch
sử, bài phỏng vấn; chỉ ra được mối quan hệ giữa
đặc điểm văn bản với mục đích của nó.
– Nhận biết và phân tích được tác dụng của cách
trình bày thơng tin trong văn bản như: trật tự thời
gian, quan hệ nhân quả, các đối tượng phân loại, so
sánh và đối chiếu,...
<i><b>Liên hệ, so sánh, kết nối </b></i>
– Nhận biết và phân tích được quan hệ giữa phương
tiện ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ (như đồ
thị, sơ đồ) dùng để biểu đạt thông tin trong văn bản.
– Liên hệ, vận dụng được những điều đã đọc từ văn
bản để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống.
<i><b>Đọc mở rộng</b></i>
Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 18 văn bản thơng tin
có kiểu văn bảnvà độ dài tương đương với các văn
4.3. Phương tiện giao
tiếp phi ngơn ngữ:
hình ảnh, số liệu, biểu
đồ,...
<b>KIẾN THỨC VĂN </b>
<b>HỌC </b>
1.1. Nội dung và hình
thức văn bản văn học
1.2. Cảm hứng chủ đạo
và tư tưởng của tác
phẩm
2.1. Đặc điểm của
truyện thơ Nôm: cốt
truyện, nhân vật; người
kể chuyện, lời người
kể chuyện và lời nhân
vật; sự khác biệt giữa
tự sự bằng thơ và bằng
văn xuôi
2.2. Đặc điểm cơ bản
của truyện truyền kì và
truyện trinh thám qua:
không gian, thời gian,
2.3. Lời người kể
chuyện và lời nhân
vật; lời đối thoại và lời
độc thoại trong văn
bản truyện
2.4. Đặc điểm của thơ
song thất lục bát: khổ
thơ, số chữ, số dòng,
vần, nhịp,
2.5. Đặc điểm cơ bản
của bi kịch: xung đột,
hành động, cốt truyện,
<b>VIẾT </b>
<i><b>Quy trình viết </b></i>
– Biết viết văn bản bảo đảm các bước: chuẩn bị
trước khi viết (xác định đề tài, mục đích, người đọc,
hình thức, thu thập thơng tin, tư liệu); tìm ý và lập
dàn ý; viết bài; xem lại và chỉnh sửa, rút kinh
nghiệm.
– Có hiểu biết và tơn trọng quyền sở hữu trí tuệ, biết
cách trích dẫn văn bản của người khác.
<i><b>Thực hành viết </b></i>
– Viết được một truyện kể sáng tạo, có thể mơ
phỏng một truyện đã đọc; sử dụng các yếu tố miêu
tả và biểu cảm trong truyện.
29
<b>Yêu cầu cần đạt </b> <b>Nội dung </b>
– Viết được một bài văn nghị luận về một vấn đề
cần giải quyết; trình bày được giải pháp khả thi và
có sức thuyết phục.
– Viết được một văn bản nghị luận phân tích một
tác phẩm văn học: phân tích nội dung chủ đề, những
nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm và
hiệu quả thẩm mĩ của nó.
– Viết được bài thuyết minh về một danh lam thắng
cảnh hay một di tích lịch sử, có sử dụng các sơ đồ,
bảng biểu, hình ảnh minh hoạ.
– Viết được một quảng cáo hoặc tờ rơi về một sản
phẩm hay một hoạt động, sử dụng kết hợp phương tiện
ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ.
nhân vật, lời thoại
3. Sơ giản về lịch sử
<b>NGỮ LIỆU </b>
1.1. Văn bản văn học
– Truyện truyền kì,
truyện trinh thám
– Thơ song thất lục
bát, truyện thơ Nôm,
thơ tám chữ
– Bi kịch
1.2. Văn bản nghị luận
– Nghị luận xã hội
– Nghị luận văn học
1.3. Văn bản thông tin
– Văn bản giới thiệu
một danh lam thắng
cảnh hoặc một di tích
lịch sử
– Bài phỏng vấn
2. Gợi ý chọn văn bản:
xem danh mục gợi ý
<b>NÓI VÀ NGHE </b>
<i><b>Nói </b></i>
– Biết kể một câu chuyện tưởng tượng (có bối cảnh,
nhân vật, cốt truyện,...).
– Trình bày được ý kiến về một sự việc có tính thời
sự.
–Thuyết minh được về một danh lam thắng cảnh
hay một di tích lịch sử, có sử dụng các sơ đồ, bảng
biểu, hình ảnh minh hoạ.
<i><b>Nghe </b></i>
– Nghe và nhận biết được tính thuyết phục của một
ý kiến; chỉ ra được những hạn chế (nếu có) như lập
luận thiếu logic, bằng chứng chưa đủ hay không
liên quan.
<i><b>Nói nghe tương tác </b></i>
– Biết thảo luận về một vấn đề đáng quan tâm trong
đời sống phù hợp với lứa tuổi.
– Tiến hành được một cuộc phỏng vấn ngắn, xác
định được mục đích, nội dung và cách thức phỏng
vấn.
30
<b>CHƯƠNG 3 </b>
<b>PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC </b>
(10 tiết)
<b>3.1. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CỦA CHƯƠNG TRÌNH MÔN NGỮ </b>
<b>VĂN CẤP THCS </b>
<b> 3.1.1. Định hướng chung </b>
<i><b>3.1.1.1. Phát huy tính tích cực của người học </b></i>
Để đáp ứng yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực, giáo viên cần chú
ý hình thành cho HS cách học, phương pháp tiếp nhận và tạo lập văn bản;
thực hành, luyện tập và vận dụng nhiều kiểu văn bản khác nhau để sau khi rời
nhà trường các em có thể tiếp tục học suốt đời và có khả năng giải quyết các
vấn đề trong cuộc sống. Nhiệm vụ của giáo viên là tổ chức các hoạt động học
tập cho HS; hướng dẫn, giám sát và hỗ trợ HS để các em từng bước hình
thành và phát triển các phẩm chất và năng lực mà CT GD mong đợi.
Giáo viên cần khơi gợi, vận dụng kinh nghiệm và vốn hiểu biết đã có của
HS về vấn đề đang học, từ đó tổ chức cho các em tìm hiểu, khám phá để tự
mình bổ sung, điều chỉnh, hồn thiện những hiểu biết ấy. Cần khuyến khích
HS trao đổi và tranh luận, đặt câu hỏi cho mình và cho người khác khi đọc,
viết, nói và nghe. Bên cạnh việc phát huy tính tích cực của người học, trong
dạy học giáo viên cần chú ý tính chuẩn mực của người thầy cả tri thức lẫn kĩ
năng sư phạm.
<i><b>3.1.1.2. Dạy học tích hợp và phân hố </b></i>
- <i>Dạy học tích hợp</i> địi hỏi giáo viên Ngữ văn trước hết phải thấy được
mối liên hệ nội mơn (đọc, viết, nói và nghe), theo đó nội dung dạy đọc có liên
quan và lặp lại ở các nội dung dạy viết, nói và nghe; kiến thức và kĩ năng đọc
hiểu mà HS tích luỹ được trong quá trình tiếp nhận văn bản thuộc các kiểu
loại khác nhau sẽ giúp cho kĩ năng viết, nói và nghe tốt hơn. Những kiến thức
và cách thức diễn đạt HS học được trong quá trình đọc sẽ được dùng để thực
hành viết. Tương tự, những điều học được khi đọc và viết sẽ được HS dùng
khi nói. Cùng với yêu cầu tích hợp nội môn, trong khi dạy đọc, viết, nói và
nghe, giáo viên cịn phải biết tận dụng các cơ hội để lồng ghép một cách
nhuần nhuyễn, hợp lí vào giờ học các yêu cầu GD liên môn (Lịch sử, Địa lí,
GD cơng dân, Nghệ thuật) và những nội dung GD ưu tiên xuyên suốt toàn CT
GD phổ thông (chủ quyền quốc gia, hội nhập quốc tế, giữ gìn bản sắc văn
hố, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, quyền con người, quyền trẻ em,
bình đẳng giới, GD tài chính,...).
31
ý tưởng sáng tạo, mới mẻ, độc đáo trong đọc, viết, nói và nghe. Ở trung học
phổ thông, dạy các chuyên đề học tập cũng nhằm đạt được mục tiêu phân hố
và góp phần định hướng nghề nghiệp.
<i><b>3.1.1.3. Đa dạng hoá các phương pháp, hình thức tổ chức và phương </b></i>
<i><b>tiện dạy học </b></i>
- Trong quá trình dạy học, giáo viên cần kết hợp các hình thức tổ chức
dạy học như tổ chức cho HS làm việc độc lập (học cá nhân), làm việc theo
nhóm, làm việc chung cả lớp, học trong lớp học và ngoài lớp học (thư viện,
sân trường, nhà bảo tàng, khu triển lãm,...). Có thể cho HS đi tham quan, dã
ngoại, yêu cầu các em ghi chép, chụp hình, quay phim,... những gì quan sát,
- Về phương pháp dạy học, giáo viên cần tránh máy móc rập khn,
khơng tuyệt đối hố một phương pháp trong dạy đọc, viết hay nói và nghe mà
biết vận dụng các phương pháp phù hợp với đối tượng, bối cảnh, nội dung và
mục đích của giờ học. Khuyến khích HS tự tìm đọc, biết cách thu thập, chọn
lọc tài liệu trong thư viện và trên Internet để thực hiện các nghiên cứu cá nhân
hay theo nhóm, sau đó trình bày, thảo luận kết quả nghiên cứu trước lớp.
- Về phương tiện dạy học, giáo viên cần sử dụng các phương tiện trực
quan như tranh ảnh, mẫu vật để giúp HS hiểu rõ đối tượng được miêu tả trong
văn bản (ví dụ hình ảnh miếng trầu têm cánh phượng trong truyện <i>Tấm Cám</i>,
hình ảnh “rơm con cúi” trong <i>Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc</i>); dùng sơ đồ để phát
triển kĩ năng so sánh, phân tích, tổng hợp cho HS; sử dụng băng hình, các bộ
phim để HS so sánh văn bản gốc với văn bản được chuyển thể,… Tuy nhiên,
cần tránh lạm dụng hình ảnh vì chất liệu của văn chương là ngơn từ, có khả
năng khơi gợi năng lực tưởng tượng của HS.
<b> 3.1.2. Vận dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp </b>
<b>với những bài học khác nhau ở cấp tiểu học, THCS, THPT </b>
Đó là một số PPDH gắn với đặc trưng môn Ngữ văn. CT Ngữ văn mới
xác định các PPDH đều nhằm hướng tới yêu cầu phát triển 4 kĩ năng đọc,
viết, nói và nghe; vì thế tương ứng với các kĩ năng này cần có các PPDH phù
hợp với mỗi kĩ năng. PPDH là rất cụ thể, CT quốc gia không thể nêu lên tất cả
các phương pháp cụ thể được sử dụng trong dạy học mà chỉ nêu lên một số
định hướng lớn, những yêu cầu cần chú ý về cách dạy 4 kĩ năng, nhất là đọc
hiểu văn bản.
<i><b>3.1.2.1. Phương pháp dạy kĩ năng đọc </b></i>
Dựa vào các yêu cầu của kĩ năng trong CT, có thể thấy trong việc dạy kĩ
năng đọc, người GV cần nắm được một số phương pháp theo 2 nhóm sau:
- <i>Phương pháp dạy kĩ thuật đọc</i> (chủ yếu với cấp tiểu học) như PP dạy
đọc đúng, đọc thầm, đọc to, đọc diễn cảm, đọc phân vai,…
32
Để giúp GV nắm được các yêu cầu về PPDH nêu trong CT, ở Tài liệu
này, chúng tôi xin lưu ý một số điểm sau đây:
Trong PPDH đọc hiểu trước hết GV cần nắm được những yêu cầu
chung về dạy đọc hiểu một văn bản. Tiếp đến cần chú ý những yêu cầu gắn
với đặc trưng thể loại hoặc kiểu văn bản. Đầu tiên là các nhóm VB lớn như:
dạy đọc hiểu VB văn học; dạy đọc hiểu VB thông tin; dạy đọc hiểu VB nghị
luận. Trong mỗi nhóm VB lớn lại có những thể loại, kiểu loại nhỏ; chẳng hạn
với VB văn học có ít nhất 4 thể loại chi phối cách dạy đọc hiểu: i) Truyện/
tiểu thuyết; ii) Thơ; iii) Kí; iv) Kịch bản văn học. Đó là chưa nói nếu tiếp tục
phân loại nhỏ hơn, GV sẽ giúp HS đọc hiểu VB tốt hơn. Chẳng hạn, cũng là
đọc văn xuôi tự sự, nhưng đọc một truyện ngắn lãng mạn giàu chất trữ tình
(<i>Tơi đi học</i> – Thanh Tịnh) khác với đọc một truyện ngắn hiện thực giàu chất
tiểu thuyết hay chất kịch (<i>Lão Hạc</i> – Nam Cao),… Tóm lại, việc xác định
phương pháp dạy học đọc hiểu cần kết hợp nhiều phương diện: từ yêu cầu đọc
hiểu VB nói chung đến các đặc trưng riêng về thể loại, tiểu loại và kiểu văn
bản. Ngoài ra cịn cần chú ý đến đối tượng người học (ít nhất là tâm sinh lí và
trình độ lứa tuổi 3 cấp học).
Theo đó, CT đã nêu lên một số yêu cầu quan trọng của việc dạy kĩ năng
đọc như sau:
Mục đích chủ yếu của dạy đọc trong nhà trường phổ thông là giúp HS
biết đọc hiểu và tự đọc văn bản. Đối tượng đọc hiểu gồm văn bản văn học,
văn bản nghị luận và văn bản thông tin. Mỗi kiểu văn bản và thể loại có
những đặc điểm riêng, vì thế cách dạy đọc hiểu văn bản cần phù hợp với mỗi
kiểu loại, đặc biệt là với văn bản văn học.
<i>a. Dạy đọc hiểu văn bản nói chung </i>
- Yêu cầu HS đọc trực tiếp văn bản, chú ý quan sát các yếu tố hình thức
của văn bản: câu, chữ, tiêu đề, bố cục, chi tiết, nhân vật, sự kiện... từ đó có
nhận xét, ấn tượng chung về văn bản; tóm tắt được nội dung chính của văn
bản.
- Tổ chức cho HS tìm kiếm, phát hiện, phân tích, suy luận ý nghĩa các
thông tin, thơng điệp, quan điểm, thái độ, tư tưởng, tình cảm, cảm xúc... được
gửi gắm trong văn bản thông qua đặc điểm của các kiểu văn bản và thể loại,
các yếu tố hình thức ngơn ngữ và phi ngơn ngữ.
- Hướng dẫn HS liên hệ, so sánh giữa các văn bản, kết nối văn bản với
bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội; kết nối văn bản với trải nghiệm cá nhân
người đọc... để từ đó hiểu sâu hơn giá trị của văn bản; biết vận dụng, chuyển
hoá những giá trị ấy thành niềm tin, lẽ sống và phương châm ứng xử của cá
nhân trong cuộc sống hàng ngày.
<i>b. Dạy đọc hiểu văn bản văn học </i>
33
trên. Tuy nhiên, văn bản văn học có những đặc điểm riêng như: là sản phẩm
- Tổ chức cho người học tìm hiểu, giải mã văn bản văn học theo một quy
trình phù hợp với đặc trưng của văn bản nghệ thuật – một chỉnh thể mang tính
thẩm mĩ, thống nhất về nội dung và hồn chỉnh về hình thức. Trong đọc hiểu,
việc nhận biết, diễn giải thoả đáng mối quan hệ giữa chi tiết với chi tiết, giữa
“cái chi tiết, bộ phận” với “cái toàn thể” của tác phẩm văn học là hết sức
quan trọng. Theo đó, quy trình đọc, dù đi từ “cái toàn thể” đến “cái chi tiết,
bộ phận” hay ngược lại từ “cái chi tiết, bộ phận” đến “cái tồn thể” thì cái
đích cuối cùng vẫn là tìm kiếm “cái tồn thể”, nhất là “cái tồn thể” trong
từng “chi tiết, bộ phận” của văn bản văn học; kết hợp khéo léo giữa việc tri
nhận “cái toàn thể” với tri nhận “cái chi tiết, bộ phận” trong quy trình đọc
tổng – phân – hợp. Một cái nhìn tổng thể ban đầu sẽ tạo cho HS những định
hướng chung cần thiết để đi vào phân tích chi tiết, bộ phận của tác phẩm,
giúp tránh được sự phân tán, sa lầy khi đi vào tìm hiểu chi tiết, bộ phận. Mặt
khác, văn học là nghệ thuật ngơn từ, “thế giới hình tượng” và “các lớp nội
dung ý nghĩa” của tác phẩm đều được kiến tạo trên “văn bản ngơn từ”. Vì
thế, HS cần được hướng dẫn, luyện tập đọc tác phẩm văn học theo quy trình:
từ tri nhận văn bản ngơn từ đến khám phá thế giới hình tượng nghệ thuật và
tìm kiếm, đúc kết nội dung ý nghĩa.
34
- Sử dụng đa dạng các loại câu hỏi ở những mức độ khác nhau để hướng
dẫn HS đọc hiểu văn bản, đồng thời hình thành kĩ năng đọc. Các câu hỏi yêu
cầu HS: nêu cảm nhận chung về văn bản, nhận biết các chi tiết quan trọng,
nhân vật, cốt truyện,…; giải mã và kiến tạo ý nghĩa cho văn bản; phân tích,
đánh giá được vai trị của các yếu tố hình thức trong việc thể hiện nội dung
văn bản.
<i><b>3.1.2.2. Phương pháp dạy kĩ năng viết </b></i>
Tương tự kĩ năng đọc, dựa vào yêu cầu cần đạt của CT có thể thấy trong
việc dạy kĩ năng viết, người GV cần nắm được một số phương pháp theo 2
nhóm sau:
- <i>Phương pháp dạy kĩ thuật viết</i> (chủ yếu ở cấp tiểu học)
- <i>Phương pháp dạy viết đoạn văn và văn bản</i> (có ở cả 3 cấp học) gắn với
6 kiểu: VB tự sự (kể chuyện); VB miêu tả, VB biểu cảm, VB thuyết minh, VB
nghị luận, VB nhật dụng ( hiểu theo cách mới, đó là loại VB sử dụng nhiều
trong các công việc hành chính, cơng vụ, giao dịch hằng ngày – everyday
texts).
Để dạy viết đoạn văn và văn bản, có thể sử dụng các phương pháp như
rèn luyện theo mẫu, đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, viết sáng tạo.
Bản chất của dạy viết là rèn luyện tư duy cho HS, cả tư duy hình tượng
và tư duy logic, qua đó GD phẩm chất và phát triển nhân cách người học. Vì
thế khi dạy viết, giáo viên cần chú trọng yêu cầu tạo ra ý tưởng và biết cách
trình bày ý tưởng một cách mạch lạc, sáng tạo và có sức thuyết phục.
Kĩ năng tạo lập văn bản là kết quả của một quá trình rèn luyện thường
xuyên, để phát triển kĩ năng này, việc dạy học viết cần tập trung vào yêu cầu
hướng dẫn HS các bước tạo lập văn bản, thực hành viết theo các bước và đặc
điểm của kiểu văn bản.
Thông qua thực hành, giáo viên hướng dẫn để HS nắm được quy trình
tạo lập văn bản gồm các bước: (1) xác định mục đích và nội dung viết; (2) thu
thập tư liệu, hình thành ý tưởng và lập dàn ý cho bài viết; (3) viết văn bản; (4)
chỉnh sửa văn bản. Để hướng dẫn HS thực hiện các bước này, giáo viên cần
sử dụng các câu hỏi giúp HS xác định mục đích và nội dung viết (Viết cho ai?
Viết để làm gì? Viết về cái gì?); giới thiệu các nguồn tư liệu, hướng dẫn tìm ý
tưởng và phác thảo dàn ý (ví dụ như bằng sơ đồ tư duy); yêu cầu viết văn bản;
hướng dẫn HS tự chỉnh sửa và trao đổi dựa trên tiêu chí đánh giá bài viết.
Thông qua mỗi bài học viết, với sự hướng dẫn của giáo viên, HS sẽ có thói
quen viết theo quy trình.
35
Ở trung học cơ sở, giáo viên cần yêu cầu HS thực hiện những nhiệm vụ
phức tạp hơn như thu thập thông tin cho bài viết từ nhiều nguồn (tài liệu in,
tài liệu trên mạng, phỏng vấn, thu thập dữ liệu từ thực tế); thảo luận, phân tích
về tiêu chí đánh giá bài viết; biết tự chỉnh sửa, trao đổi trong nhóm để hoàn
thiện bài viết và rút kinh nghiệm sau mỗi lần viết bài. Ở cấp học này, ngoài
việc tiếp tục phương pháp phân tích mẫu các kiểu văn bản, giáo viên cần chú
ý hướng dẫn kĩ thuật viết tích cực nhằm giúp HS vừa thành thạo kĩ năng tạo
lập theo từng kiểu văn bản, vừa phát triển tư duy phê phán, năng lực giải
quyết vấn đề và sáng tạo thể hiện qua bài viết. Bên cạnh các văn bản thông
thường, HS còn được rèn luyện tạo lập văn bản điện tử và văn bản đa phương
thức.
Tổ chức dạy viết đoạn và bài văn thường gồm các hoạt động chủ yếu
như: nêu nhiệm vụ mà HS cần thực hiện; yêu cầu HS làm việc cá nhân, cặp
đôi hoặc theo nhóm; tổ chức trình bày kết quả làm việc, thảo luận về các
nhiệm vụ được giao và tự rút ra nội dung bài học; nhận xét, đánh giá…
Định hướng chung của các phương pháp, kĩ thuật dạy viết là HS thực
hành trên cơ sở được giáo viên hỗ trợ trong suốt quá trình học cách tạo lập
văn bản, từ quan sát, phân tích văn bản mẫu, tự viết văn bản theo yêu cầu đến
chỉnh sửa văn bản. Sau khi viết xong, HS cần có cơ hội nói, trình bày những
gì đã viết.
<i><b>3.1.2.3. Phương pháp dạy kĩ năng nói và nghe </b></i>
CT ngữ văn phát triển ở HS năng lực giao tiếp toàn diện, thể hiện qua
các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. Kĩ năng nói và nghe thể hiện trên ba
phương diện: nói, nghe và nói nghe tương tác.
Mục đích của dạy nói và nghe là nhằm giúp HS có khả năng diễn đạt,
trình bày bằng ngơn ngữ nói một cách rõ ràng, tự tin; có khả năng hiểu đúng;
biết tơn trọng người nói, người nghe; có thái độ phù hợp trong trao đổi, thảo
luận. Dạy nói và nghe không chỉ phát triển năng lực giao tiếp mà còn GD
phẩm chất và nhân cách người học.
36
Trong dạy học nghe, giáo viên cần hướng dẫn HS cách nắm bắt được nội
dung nghe, cách hiểu và đánh giá quan điểm, ý định của người nói; cách kiểm
tra những thơng tin chưa rõ; có thái độ nghe tích cực và tơn trọng người nói,
tơn trọng những ý kiến khác biệt; cách hợp tác, giải quyết vấn đề với thái độ
tích cực.
Đối với kĩ năng nói nghe tương tác, giáo viên cần hướng dẫn HS biết
lắng nghe và biết đặt câu hỏi để hiểu nội dung nghe, biết nói theo lượt lời
trong hội thoại, biết dùng phương tiện nghe nhìn (tranh ảnh, sơ đồ, slide, clip)
để hỗ trợ cho lời trình bày miệng. Chú ý thái độ, tình cảm và hành vi trao đổi,
tranh luận có văn hố trong nói nghe tương tác.
Ở trung học cơ sở, cần tăng cường tổ chức cho HS thuyết trình về một
vấn đề, thảo luận, tranh luận; hướng dẫn HS sử dụng phương tiện nghe nhìn
(sơ đồ, biểu bảng, tranh ảnh, clip,...) để tăng hiệu quả thể hiện ý tưởng khi
nói; sử dụng các kĩ thuật dạy học chủ yếu như thảo luận nhóm, tranh luận,
đóng vai, cuộc thi ứng xử và hùng biện.
Thực hành nghe nói là hoạt động chính, nhằm rèn kĩ năng nghe nói cho
HS. Để tạo điều kiện cho mọi HS được thực hành nói, giáo viên cần linh hoạt
trong việc tổ chức các hoạt động học tập như: yêu cầu từng cặp HS nói cho
nhau nghe hoặc HS trình bày bài nói trước nhóm, lớp; tổ chức cho HS thảo
luận, tranh luận, qua đó hiểu được tính chất tương tác của ngôn ngữ nói và
hình thành thái độ tích cực, hợp tác khi trao đổi, thảo luận và có khả năng giải
quyết vấn đề qua trao đổi, thảo luận; chia nhóm, lắng nghe nhận xét, rút kinh
nghiệm dựa trên những hướng dẫn cụ thể về tiêu chí đánh giá mà GV cung
cấp.
<i><b>3.1.2.4. Phương pháp dạy kiến thức tiếng Việt và văn học </b></i>
Theo quan điểm xây dựng CT: “các kiến thức phổ thông cơ bản, nền
tảng về văn học và tiếng Việt được tích hợp vào hoạt động dạy đọc, viết, nói
và nghe”. Điều đó có nghĩa là việc hình thành và trang bị kiến thức tiếng Việt
và văn học cần dạy học theo hướng tích hợp. Cụ thể trong khi dạy đọc, viết,
nói và nghe, GV cần thơng qua đó mà hình thành kiến thức cho HS. Nói cách
Vận dụng định hướng trên vào việc hình thành, trang bị các kiến thức
tiếng Việt và văn học theo hướng tích hợp thơng qua các hoạt động hình
thành và phát triển kĩ năng; có thể nêu lên quy trình chung sau đây:
<i><b>Bước 1:</b></i> Làm quen, thăm dò, khám phá, đánh giá những hiểu biết của
37
hiểu biết chưa hồn chỉnh, thậm chí có thể sai của HS để nêu lên vấn đề và
tiến hành các bước tiếp theo nhằm tự hoàn chỉnh những hiểu biết của mình.
<i><b>Bước 2:</b></i> Tổ chức hoạt động phân tích ngữ liệu mẫu.
Với giờ đọc hiểu mẫu chính là văn bản được đọc hiểu. Qua văn bản này,
GV cùng HS phân tích, tìm hiểu để nắm được các kiến thức cơ bản về văn
học. Học một truyện ngắn, phải dựa vào hình thức và các thành tố tạo nên
truyện ngắn ấy: <i>chi tiết, bối cảnh, cốt truyện, nhân vật, xung đột (mâu thuẫn), </i>
<i>ngôn ngữ</i>,… và tác dụng của các yếu tố ấy trong việc biểu đạt, truyền tải nội
dung. Tương tự với các văn bản thơ, kí, kịch bản văn học, mỗi thể loại đều có
một số thành tố chủ chốt cần chú ý. Hoạt động phân tích văn bản là tổ chức để
HS nhận biết các thành tố của thể loại và tác dụng của chúng trong việc biểu
đạt nội dung.
Với giờ dạy bài tiếng Việt, cũng thông qua văn bản đã đọc hiểu, GV tổ
chức cho HS nhận diện các đơn vị, các hiện tượng ngơn ngữ và vai trị của
chúng trong việc biểu đạt nội dung câu/ đoạn/ văn bản.
Với giờ học lí thuyết tạo lập văn bản (tập làm văn), hướng dẫn HS phân
tích văn bản mẫu để nhận ra mục đích viết, bố cục, nội dung và cách triển
khai các nội dung của văn bản.
<i><b>Bước 3:</b></i> Hoạt động mơ hình hóa, khái qt hóa những gì đã phân tích
qua mẫu. Ví dụ với khái niệm bối cảnh (không gian và thời gian) trong đọc
hiểu: trong văn bản văn học buổi chiều thường là không gian của nỗi buồn,
nhớ, sự lụi tàn, cáo chung… cịn khơng gian tù túng chật hẹp thường biểu đạt
sự bế tắc, luẩn quẩn, mệt mỏi,…
<i><b>Bước 4:</b></i> Rút ra được các khái niệm, các quy tắc chung, đây chính là
bước hướng dẫn HS đút rút thành các đơn vị kiến thức/ khái niệm; thường trả
lời câu hỏi: nó là gì, ví dụ; khơng gian là gì trong tác phẩm văn học? Nó
thường được biểu hiện qua những hình ảnh, từ ngữ nào? Vai trị và tác dụng
của khơng gian trong văn bản?
<i><b>Bước 5:</b></i><b> Vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học trong đọc hiểu, viết văn </b>
bản, nói và nghe. Các kiến thức tiếng Việt và văn học được rút ra ở bước 4
cần được vận dụng vào thực hành đọc hiểu, viết và nghe nói. Thực hành phân
tích khơng gian, thời gian trong một văn bản văn học bất kì; thực hành lựa
chọn khơng gian, thời gian trong việc viết bài văn kể chuyện hoặc miêu tả,
biểu cảm; thực hành vận dụng không gian và thời gian trong nói và nghe
chính là cần hiểu mình đang nói ở đâu, nói vào lúc nào (thời điểm nào).
38
<b>3.2. BÀI SOẠN MINH HỌA MÔN NGỮ VĂN CẤP THCS </b>
<b>BÀI SOẠN MÔN NGỮ VĂN LỚP 7- LÀM VĂN </b>
<b>Bài học: BẢO VỆ VÀ BÁC BỎ QUAN ĐIỂM VỀ MỘT VẤN </b>
ĐỀ TRONG ĐỜI SỐNG (2 tiết)
<b>1.</b> <b>Mục tiêu cần đạt </b>
- Viết: Bước đầu biết viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống
trình bày rõ vấn đề và ý kiến (tán thành hay phản đối) của người viết; đưa ra
được lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng.
- Đọc:
+ Nhận biết và phân tích được các ý kiến, lý lẽ, bằng chứng trong văn
nghị luận
+ Nhận biết và phân tích được đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn
đề đời sống.
<b>2.</b> <b>Phương pháp và phương tiện dạy học </b>
– Quá trình tạo lập văn bản là quá trình người viết sử dụng các chiến lược
nhằm kiểm sốt q trình tạo lập văn bản, dần dần hình thành một văn bản
hồn chỉnh. Q trình đó gồm các giai đoạn: xác định nhiệm vụ và mục đích
viết, nảy sinh và sắp xếp ý tưởng, viết nháp, chỉnh sửa, biên tập, cơng bố sản
phẩm. Đó là một tiến trình phức tạp. Vì thế, để giúp HS hình thành kỹ năng
tạo lập văn bản, GV cần sử dụng các phương pháp dạy học phù hợp với dạy
làm văn như phân tích mẫu văn bản đọc (tích hợp dạy viết với dạy đọc) để HS
hiểu đặc điểm thể loại của văn bản mẫu, từ đó học cách tạo lập văn bản cùng
thể loại; hướng dẫn HS trong suốt tiến trình tạo lập văn bản để HS hiểu rõ các
giai đoạn của tiến trình tạo lập văn bản và hình thành kỹ năng viết trong từng
– Dựa vào các giai đoạn của quá trình tạo lập văn bản, thiết kế các hoạt
động để trợ giúp HS trong từng giai đoạn viết bài:
+ Sử dụng các câu hỏi, phiếu học tập giúp HS động não về chủ đề bài viết,
hình thành ý tưởng, lập dàn ý.
+ Tổ chức cho HS viết nháp, chỉnh sửa bài viết ở nhà và trên lớp, viết lại
để có bài viết tốt hơn.
+ Tổ chức cho HS chia sẻ, thảo luận (nhóm đơi, nhóm nhỏ) để giúp nhau
nhận ra ưu, nhược điểm, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để viết tốt hơn.
+ Tổ chức cho HS tự đánh giá bài viết của bản thân và đánh giá lẫn nhau
dựa trên các hướng dẫn, các tiêu chí đánh giá mà GV đã công bố.
39
chia sẻ những suy ngẫm, trải nghiệm của bản thân về những gì đã trải qua, từ
đó rút ra những bài học hữu ích cho cuộc sống của chính các em.
<b>3.</b> <b>Tổ chức các hoạt động dạy học </b>
<b>Hoạt động của GV và HS </b> <b>Yêu cầu cần đạt </b>
<b>Hoạt động 1. Khởi động </b>
– GV có thể nêu tình huống: “Trong cuộc họp Hội đồng giáo
viên, có ý kiến đề nghị không cho HSđem điện thoại di động
đến trường. Em có đồng ý với ý kiến trên hay khơng? Vì sao
– Dựa trên một vài câu trả lời của HS, GV dẫn dắt vào vấn
đề bảo vệ hoặc bác bỏ một quan điểm trong đời sống.
<b>Hoạt động 2. Đặc điểm của văn bản nghị luận </b>
– GV yêu cầu HS đọc một văn bản nghị luận bàn về một vấn
đề trong đời sống (văn bản mẫu, ví dụ như văn bản <i>Tinh </i>
<i>thần yêu nước của nhân dân ta </i>– Ngữ văn 7, tập 2, trang 24
- 25) và điền vào <b>Phiếu HT 1</b>. <b>Luận điểm, luận cứ, luận </b>
<b>chứng</b>
– Sau khi các nhóm trình bày sản phẩm, GV chốt kiến thức
thế nào là luận điểm, luận cứ, lập luận.
Nhận biết và phân tích
được các ý kiến, lý lẽ, bằng
chứng trong văn nghị luận
<b>Hoạt động 3. Cách bảo vệ hoặc bác bỏ quan điểm về một </b>
<b>vấn đề trong đời sống trong văn nghị luận </b>
<i>– Nhóm đơi</i>: đọc văn bản, trong đó người viết bảo vệ hoặc
bác bỏ một quan điểm và điền vào <b>Phiếu HT 2. Cách bảo </b>
<b>vệ hoặc bác bỏ quan điểm.</b>
– Sau khi các nhóm trình bày sản phẩm, GV diễn giảng, giúp
HS hiểu thế nào là lập luận bác bỏ và yêu cầu đối với lập
luận bác bỏ và trình chiếu <b>Sơ đồ 1. Cách bảo vệ hoặc bác </b>
<b>bỏ một quan điểm </b><i>(Có thể trình bày trên bảng phụ).</i>
– GV nhấn mạnh hai yêu cầu đối với bài văn bác bỏ hoặc
bảo vệ quan điểm về một vấn đề trong đời sống:
+ Phải trình bày rõ vấn đề và quan điểm (tán thành hay phản
đối) của người viết;
+ Đưa ra được lý lẽ, bằng chứng đa dạng (người thật, việc
thật, số liệu, ý kiến trích dẫn) để khẳng định hay bác bỏ.
Nhận biết và phân tích
được đặc điểm của văn bản
nghị luận về một vấn đề đời
sống.
<b>Hoạt động 4. Viết </b>
– Ra đề bài:Trong buổi sinh hoạt lớp về vấn đề “Chúng ta
nên có thái độ như thế nào khi thấy một bạn trong lớp bị một
nhóm bạn khác đánh”, có bạn cho là khơng nên can ngăn vì
nếu can, ta có thể cũng bị đánh. Em hãy trình bày quan điểm
của mình về vấn đề trên.
<b>Hoạt động 5</b><i><b>. </b></i><b>Hướng dẫn HS trong suốt tiến trình tạo lập </b>
<b>văn bản </b>
<i><b>1. Giai đoạn xác định nhiệm vụ hay mục đích viết </b></i>
40
<b>Hoạt động của GV và HS </b> <b>Yêu cầu cần đạt </b>
<i>– Thảo luận nhóm nhỏ</i>:
+ Yêu cầu của đề bài là gì?
+ Thể loại bài viết?
+ Mục đích viết?
+ Người đọc bài viết có thể là ai?
– Dựa trên câu trả lời của HS, GV chốt lại kiến thức.
<i><b>2. Giai đoạn nảy sinh và sắp xếp ý tưởng </b></i>
– Yêu cầu mỗi HS điền vào <b>Phiếu HT 3. Nảy sinh ý tưởng </b>
– Sau đó điền vào <b>Phiếu HT4. Sắp xếp ý tưởng</b>
<i>– Nhóm đơi: </i>đổi <b>PHT 4</b> cho nhau và đánh giá bản phác thảo
ý tưởng của bạn bằng cách trả lời câu hỏi: <i>bản phác thảo của </i>
<i>bạn có đáp ứng đầy đủ các yêu cầu mà GV đã nêu? Nếu bổ </i>
<i>sung thì nên bổ sung cái gì? </i>
– Sau đó, mỗi HS tự điều chỉnh, bổ sung bản phác thảo<i>. </i>
<i><b>3. Giai đoạn viết nháp </b></i>
– Yêu cầu mỗi HS dựa trên bản phác thảo, viết một đoạn
(<i><b>Lưu ý: </b></i>Yêu cầu HS về nhà viết toànbài văn).
<i><b>4. Giai đoạn chỉnh sửa tồn bài </b></i>
<i>– Nhóm đơi: </i>HS sử dụng <b>Phiếu HT 5. </b>để tự chỉnh sửa hoặc
chỉnh sửa lẫn nhau đoạn đã viết.
– Hai HS trao đổi về những ý đã được bạn góp ý.
<i><b>5. Giai đoạn biên tập </b></i>
– Yêu cầu HS tự chỉnh sửa lỗi ngữ pháp, chính tả cho đoạn
đã viết.
<i><b>6. Giai đoạn công bố sản phẩm </b></i>
– Sau khi HS đã hoàn thành bài viết, GV có thể khuyến
khích HS cơng bố sản phẩm bằng cách dán trên báo tường
của lớp hoặc đưa lên mạng xã hội (nhóm kín, gồm các HS và
GV trong lớp) để những người khác có thể đọc và tiếp tục
nhận xét.
– Khuyến khích HS tiếp tục hồn thiện bài viết.
(<i><b>Lưu ý</b></i>: <i>giai đoạn cơng bố sản phẩm có thể được thực hiện </i>
<i>sau khi giờ học kết thúc khoảng 1 tuần</i>)
hay phản đối) của người
viết; đưa ra được lí lẽ rõ
ràng và bằng chứng đa
dạng.
<b>Hoạt động 6. Củng cố </b>
– Yêu cầu mỗi HS ghi lại ít nhất ba bài học kinh nghiệm về
cách bảo vệ hoặc bác bỏ quan điểm về một vấn đề trong
cuộc sống.
41
<b>Phiếu HT 1. Đặc điểm của văn bản nghị luận </b>
Nhóm……… Lớp………
<i><b>Yêu cầu:</b></i> Em hãy đọc văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” và
tìm các thơng tin thích hợp để điền vào ơ trống
<b>Định nghĩa </b> <b>Thể hiện trong VB </b>
<b>Luận điểm:</b> Là ý kiến
thể hiện tư tưởng, quan
điểm trong bài văn nghị
luận
Luận điểm của văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân
ta” là:
………...
<b>Luận cứ:</b> Là những lý
Các luận cứ trong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân
ta” là:
………...
………...
………...
<b>Lập luận:</b> Là cách lựa
chọn, sắp xếp, trình bày
luận cứ sao cho chúng là
cơ sở vững chắc cho luận
điểm
Cách lựa chọn, sắp xếp trình bày luận cứ thứ nhất:
………...
………....
Cách lựa chọn, sắp xếp trình bày luận cứ thứ hai:
………...
<b>Phiếu HT 2. Cách bảo vệ hoặc bác bỏ quan điểm. </b>
Nhóm……….. Lớp………...
<i><b>Yêu cầu: </b>Em hãy đọc đoạn văn sau và điền thơng tin vào sơ đồ </i>
” […] Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!
Xin đáp lại: Hút thuốc là quyền của anh, nhưng anh khơng có quyền đầu
độc những người ở gần anh. Anh uống rượu say mềm, anh làm anh chịu.
Nhưng hút thuốc thì người gần anh cũng hít phải luồng khói độc. Điều này
hàng nghìn cơng trình nghiên cứu đã chứng minh rất rõ.
Vợ con, những người làm việc cùng phòng với những người nghiện thuốc
bị nhiễm độc, cũng đau tim mạch, viêm phế quản, cũng bị ung thư. Anh có
quyền hút, nhưng có mặt người khác, xin mời anh ra ngoài sân, ngoài hành
lang mà hút.
Tội nghiệp thay những cái thai còn nằm trong bụng mẹ, chỉ vì có người
hút thuốc ngồi cạnh mẹ mà thai bị nhiễm độc, rồi mẹ đẻ non, con sinh ra đã
suy yếu. Hút thuốc cạnh một người đàn bà có thai quả là một tội ác.
42
<b>Sơ đồ 1. Cách bảo vệ hoặc bác bỏ một quan điểm </b>
Vấn đề bác bỏ
………
Luận cứ 1
…………
Luận cứ 2
………
Luận cứ 3
………
Cách thức bác bỏ
………
Cách thức bác bỏ
………
Cách thức bác bỏ
………
Nêu vấn đề cần bảo vệ
hoặc bác bỏ
Trình bày các luận điểm, luận cứ
Khẳng định hoặc phản đối
quan điểm
Nêu lý lẽ, bằng chứng đa dạng
(người thật, việc thật, số liệu, ý
kiến trích dẫn) để khẳng định
hay bác bỏ
43
<b>Phiếu HT 3. Nảy sinh ý tưởng </b>
Họ tên... Lớp...
<i><b>Yêu cầu</b></i>: Em hãy trả lời những câu hỏi sau:
– Vấn đề cần bảo vệ hoặc bác bỏ là gì?
– ………
– Em muốn bảo vệ hay bác bỏ quan điểm về vấn đề đó?
– ………
– Để bảo vệ hoặc bác bỏ quan điểm đó, em cần nêu những lý lẽ, dẫn chứng
nào? (liệt kê bất kỳ ý tưởng nào nảy sinh trong đầu)
+ ……….
+ ……….
+ ……….
– Phân loại những ý tưởng trên: ý nào là lý lẽ, ý nào là bằng chứng (đánh dấu
bằng ký hiệu riêng)
<i><b>Chú ý</b></i>: <i>trong giai đoạn này em khơng cần quan tâm đến lỗi ngữ pháp, chính tả, chỉ </i>
<i>tập trung vào việc vạch ra các ý tưởng.</i>
<b>Phiếu học tập 4. Sắp xếp ý tưởng </b>
Họ tên ... Lớp...
<i><b>Yêu cầu: </b>Em hãy sắp xếp các ý tưởng đã nêu trong Phiếu học tập 3 và sắp xếp </i>
44
<b>Phiếu học tập 5. Tự chỉnh sửa/chỉnh sửa lẫn nhau </b>
Họ tên người chỉnh sửa...
Họ tên người viết……... Lớp...
<i><b>Yêu cầu</b></i>: <i>Em hãy đọc bài văn của bạn hoặc tự đọc lại bài của mình với tư cách </i>
<i>người đọc và trả lời những câu hỏi dưới đây: </i>
1. Người viết có nêu được vấn đề cần bác bỏ hay bảo vệ?
...
2. Người viết có khẳng định đồng ý hay bác bỏ quan điểm đó?
...
3. Người viết có nêu được các lý lẽ, bằng chứng để bảo vệ hay bác bỏ quan
điểm đó?
...
4. Đó là những lý lẽ, bằng chứng nào?
...
5. Những lý lẽ, bằng chứng nào hợp lý, có đủ sức thuyết phục/khơng hợp lý,
khơng thuyết phục?
...
6. Nên lược bỏ đoạn nào hoặc nên bổ sung cái gì để tăng sức thuyết phục cho
bài văn?
...
Bản phác thảo của bạn có nêu được các chi
tiết về
<i>Không gian xảy ra câu chuyện</i>
<i>Thời gian của câu chuyện</i>
<i>Câu chuyện có nhân vật?</i>
<i>Ngoại hình, tính cách, mối quan hệ của nhân </i>
<i>vật với người kể? </i>
<i>+ Cách cư xử của người kể với nhân </i>
<i>vật?Phản ứng của nhân vật? </i>
45
<b>CHƯƠNG 4 </b>
<b>ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC </b>
(05 tiết)
<b>4.1. MỤC TIÊU ĐÁNH GIÁ </b>
Mục tiêu đánh giá của CT GD phổ thông môn Ngữ văn là cung cấp
thơng tin chính xác, kịp thời, có giá trị về <i>mức độ HS đáp ứng yêu cầu cần đạt</i>
về phẩm chất, năng lực và <i>những tiến bộ</i> của HS trong suốt quá trình học.
Những yêu cầu này được nêu rõ trong CT tổng thể (Bộ GD & ĐT, 2017) và
CT GD phổ thông môn Ngữ văn (Bộ GD & ĐT, 2018).
Những thông tin này giúp: (1) HS tự đánh giá những tiến bộ trong quá
trình học của mình, kiểm sốt, tự điều chỉnh các hoạt động học tập để từng
bước đạt được những yêu cầu cần đạt mà CT đã đề ra; (2) giáo viên nhận biết
những tiến bộ và hạn chế của HS, từ đó có những hướng dẫn kịp thời cho HS
trong quá trình dạy học và điều chỉnh hoạt động dạy học sao cho đạt được yêu
cầu cần đạt; (3) nhà quản lí hiểu rõ chất lượng dạy học của nhà trường và có
những biện pháp điều chỉnh phù hợp, kịp thời để nâng cao chất lượng giáo
dục; (4) phụ huynh hiểu rõ những tiến bộ của con em để có biện pháp GD
phối hợp với giáo viên.
Mục tiêu đánh giá của CT mới có những điểm giống và khác với mục
tiêu đánh giá của CT hiện hành. Điểm giống là đều nhằm cung cấp những
thông tin về năng lực và sự tiến bộ của HS. Điểm khác là CT hiện hành chủ
yếu vẫn tập trung đánh giá theo hướng nội dung, kiểm tra trí nhớ, chưa xây
dựng được chuẩn năng lực (yêu cầu cần đạt về các kĩ năng đọc, viết, nói và
nghe) cho từng cấp lớp, các đề kiểm tra, đề thi được xây dựng dựa trên hai
căn cứ:
- Bốn mức độ của thang Bloom (nhận biết, thông hiểu, vận dung thấp,
vận dụng cao)
- Chuẩn kiến thức, kĩ năng mà Bộ GD & ĐT ban hành.
Trong CT mới, căn cứ để giáo viên xây dựng đề thi, đề kiểm tra là các
yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực. Bản thân các yêu cầu cần đạt này đã
được thiết kế dựa trên sáu mức độ của thang Bloom (nhận biết, hiểu, vận
dụng, phân tích, đánh giá, sáng tạo) và đặc điểm của môn học. Đánh giá năng
lực yêu cầu làm được, thực hiện được, tạo ra được sản phẩm của các hoạt
động đọc, viết, nghe và nói.
<b>4.2. CĂN CỨ VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ </b>
46
Các phẩm chất phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và
trách nhiệm của HS được đánh giá chủ yếu là bằng định tính, thơng qua quan
sát, ghi chép, nhận xét về hành vi, cách ứng xử, các biểu hiện về thái độ, tình
cảm của HS khi đọc, viết, nói và nghe văn bản.
Đánh giá các năng lực chung và năng lực đặc thù của môn Ngữ văn cần
kết hợp cả định tính và định lượng, thơng qua các bài kiểm tra (đọc, viết, nói,
trình bày), bài tập nghiên cứu với nhiều hình thức và mức độ khác nhau, dựa
trên yêu cầu cần đạt về năng lực đối với mỗi cấp lớp. Cụ thể:
- Đối với kĩ năng đọc: đánh giá khả năng đọc thông và đọc hiểu của HS.
Đối với đọc thông, đánh giá khả năng HS đọc đúng âm, vần, tiếng, từ, câu;
đọc đúng và rõ ràng đoạn văn hoặc văn bản ngắn. Đối với khả năng đọc hiểu,
đánh giá mức độ HS hiểu nội dung, chủ đề của văn bản, quan điểm và ý định
của người viết; khả năng xác định các đặc điểm thuộc về phương thức thể
hiện (kiểu loại văn bản và ngôn ngữ sử dụng); khả năng trả lời các câu hỏi
theo những cấp độ tư duy khác nhau theo thang nhận thức Bloom cải tiến
(phiên bản 2001); khả năng lập luận, giải thích cho cách hiểu của mình; khả
năng nhận xét, đánh giá về giá trị và sự tác động của văn bản đối với bản
47
- Đánh giá kĩ năng nói của HS là đánh giá khả năng tập trung vào chủ đề
và mục tiêu nói; sự tự tin, năng động của người nói; khả năng chú ý đến
người nghe; khả năng tranh luận và thuyết phục. Đánh giá kĩ năng nói cịn là
đánh giá kĩ thuật nói thích hợp, khả năng sử dụng các phương tiện giao tiếp
phi ngôn ngữ và phương tiện công nghệ hỗ trợ của HS trong quá trình nói.
Điều này khơng chỉ thể hiện năng lực tư duy của HS (ngôn ngữ là phương
tiện của tư duy) mà còn đánh giá được khả năng HS nhận biết đối tượng
người nghe, hiểu cảm xúc, thái độ của người nghe để có những phản hồi phù
hợp. Điều đó có nghĩa là khi giao tiếp, HS có khả năng trả lời được các câu
hỏi: đối tượng giao tiếp là ai, mục tiêu, nội dung giao tiếp là gì, cách thức giao
tiếp như thế nào?
- Đánh giá kĩ năng nghe của HS là đánh giá khả năng nắm bắt nội dung
do người khác nói; khả năng nắm bắt và đánh giá được quan điểm, ý định của
người nói. Điều này giúp giáo viên đánh giá được mức độ tập trung, khả năng
tư duy, khả năng suy luận của HS. Đánh giá kĩ năng nghe còn là đánh giá khả
năng đặt câu hỏi, nêu vấn đề, trao đổi để kiểm tra những thông tin chưa rõ; có
thái độ nghe tích cực và tơn trọng người nói; khả năng lắng nghe và tơn trọng
những ý kiến khác biệt. Qua đó, giáo viên đánh giá được kĩ năng tương tác
của HS trong quá trình giao tiếp với những người khác và văn hóa giao tiếp
của HS.
Đối tượng đánh giá là các sản phẩm thể hiện những cố gắng của HS
trong suốt quá trình học tập, rèn luyện, bao gồm các câu trả lời, các bài tập,
bài nghiên cứu, bài viết (từ bản nháp đến bài viết hoàn chỉnh), các tư liệu HS
thu thập được, các tranh vẽ, kịch bản, clip... mà HS thực hiện trong suốt năm
học. Đối tượng đánh giá còn là các hành vi, ứng xử của HS (ví dụ như sự hợp
tác với các thành viên trong nhóm, thái độ tích cực tham gia vào các hoạt
động học tập,...).
Nội dung đánh giá của CT mới có nhiều điểm khác so với CT hiện hành.
CT mới đánh giá cả 4 kĩ năng đọc, viết, nói và nghe của HS, trong khi CT
hiện hành chủ yếu là đánh giá kiến thức về văn bản mà HS đã được học trong
CT. Cách đánh giá này khơng xác định được chính xác kĩ năng đọc của HS vì
trong nhiều trường hợp, HS chỉ viết lại những gì giáo viên đã dạy về văn bản
đó mà không thực sự thể hiện kĩ năng đọc và những suy nghĩ, cảm xúc của
bản thân đối với văn bản.
48
văn bản. Do yêu cầu vận dụng nên việc đánh giá theo CT mới, HS phải thực
hiện các kĩ năng đã học với ngữ liệu mới vì thế tránh được hiện tượng học
thuộc, sao chép lại văn mẫu, một hạn chế rất lớn chưa khắc phục được trong
đánh giá của CT hiện hành.
CT hiện hành hầu như không chú ý đánh giá kĩ năng nói và nghe của HS.
<b>4.3. CÁCH THỨC ĐÁNH GIÁ </b>
Sử dụng cả hai hình thức đánh giá thường xuyên và đánh giá cuối kỳ,
cuối năm học, cấp học. Đánh giá thường xuyên được tích hợp vào trong q
trình dạy học, thơng qua việc trả lời những câu hỏi, qua các ý kiến phát biểu,
tranh luận, thảo luận của HS, các bài tập, bài thuyết trình, bài viết (từ bản
Việc đánh giá thường xuyên do giáo viên phụ trách môn học tổ chức,
dựa trên kết quả đánh giá của giáo viên, của phụ huynh HS, của bản thân HS
được đánh giá và của các HS khác trong tổ, trong lớp. Việc đánh giá định kỳ
do cơ sở GD tổ chức để phục vụ cơng tác quản lí các hoạt động dạy học, bảo
đảm chất lượng ở cơ sở GD và phục vụ công tác phát triển CT.
Kết hợp đánh giá bằng định tính và định lượng. Sự hình thành và phát
triển các phẩm chất của HS được đánh giá chủ yếu bằng phương pháp định
tính, thơng qua quan sát, ghi chép, nhận xét về hành vi, cách ứng xử, các biểu
hiện về thái độ, tình cảm của HS khi đọc, viết, nói và nghe văn bản. Khả năng
và mức độ đạt được các năng lực chung và năng lực chuyên môn của môn học
của HS được đánh giá bằng cả hình thức định tính và định lượng, thơng qua
các bài kiểm tra (đọc, viết, nói, trình bày), bài tập nghiên cứu với nhiều hình
thức và mức độ khác nhau.
Các câu hỏi, bài tập được sử dụng trong các giờ học và các đề kiểm tra,
đề thi cuối kì, cuối cấp cần được xây dựng dựa trên các yêu cầu cần đạt về
phẩm chất và năng lực chung cũng như chuyên môn đã được quy định trong
CT tổng thể (Bộ GD & ĐT, 2017) và CT GD phổ thông môn Ngữ văn (Bộ
GD & ĐT, 2018).
49
bản). Có như thế mới đảm bảo đo lường được chính xác việc HS có đạt được
các yêu cầu cần đạt đối với mỗi cấp lớp mà CT đã đề ra hay khơng.
Dù đánh giá theo hình thức nào cũng đều phải bảo đảm nguyên tắc HS
được bộc lộ, thể hiện phẩm chất, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ và tư
duy của chính các em, khơng vay mượn, sao chép; khuyến khích các bài viết
có cá tính và sáng tạo.
Các bài thuyết trình, bài viết, clip, bài nghiên cứu của HS cần được đánh
giá dựa trên những tiêu chí cụ thể. Các tiêu chí này cần được cơng bố trước
cho HS, nhằm định hướng cho HS cách làm, giúp HS có thể tự đánh giá sản
phẩm của chính mình, từ đó điều chỉnh. Đồng thời, HS có thể sử dụng các
tiêu chí để đánh giá lẫn nhau.
Những điểm mới trong cách đánh giá của CT mới so với CT hiện hành
là:
Thứ nhất là về hình thức đánh giá. Trong CT hiện hành, HS được đánh
giá chủ yếu bằng bằng hình thức đánh giá định kỳ (kiểm tra miệng, bài kiểm
tra viết 15 phút, 45 phút, 90 phút) và cuối kỳ (bài kiểm tra học kỳ, bài thi cuối
cấp) còn đánh giá thường xuyên chưa được chú ý đúng mức. Kiểm tra miệng
là hình thức kiểm tra mà giáo viên sử dụng thường xuyên, nhưng đối với HS
thì thơng thường mỗi HS chỉ có một lần kiểm tra miệng/học kỳ, vì thế kiểm
tra miệng khơng phải là đánh giá thường xuyên.
Thứ hai là nội dung đánh giá. Nội dung các bài tập, đề thi, kiểm tra (cuối
kỳ, cuối cấp) của CT hiện hành chủ yếu là đánh giá kiến thức về những văn
Điểm mới thứ ba là các sản phẩm của HS. Trong CT mới, HS sẽ được
đánh giá qua các sản phẩm phong phú: bài thuyết trình, bài viết, clip, bài
nghiên cứu,... dựa trên các tiêu chí cụ thể, trong khi hiện nay, HS chủ yếu
được đánh giá qua một sản phẩm là bài kiểm tra viết. Các sản phẩm của HS
được đánh giá bằng cả hai hình thức định tính và định lượng trong khi cách
đánh giá hiện nay chủ yếu là đánh giá định lượng bằng điểm số.
Điểm mới thứ tư là đối tượng tham gia vào tiến trình đánh giá. Hiện nay,
chủ yếu là giáo viên đánh giá HS. Trong CT mới, ngoài việc giáo viên đánh
giá HS, giáo viên còn phải hướng dẫn HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau
dựa trên các tiêu chí mà giáo viên đã công bố trước cho HS.
<b>4.4. ĐỀ ĐÁNH GIÁ MINH HỌA MÔN NGỮ VĂN CẤP THCS </b>
50
truyền thống (chỉ mình kênh chữ) mà cả đọc hiểu văn bản đa phương thức.
Câu hỏi kiểm tra có cả trắc nghiệm khách quan kết hợp với tự luận (trả lời
ngắn). Yêu cầu viết đoạn , bài văn bám sát các yêu cầu cần đạt nêu trong CT
Ngữ văn mới để đề xuất câu hỏi. Hình thức đáp án có tham khảo cách làm của
PISA, nêu các hướng triển khai và không qui định quá chặt chẽ về nội dung
cần đạt. Các đề minh họa ở đây chỉ là ví dụ để GV tham khảo hướng đánh giá
mới.
ĐỀ KIỂM TRA LỚP 7
<b>Môn: Ngữ văn </b>
Thời gian: 90 phút (khơng tính thời gian giao đề)
A. Đọc hiểu (45 phút)
Hãy đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
- Nên cân nhắc xem có nên lấy tình trạng HS bỏ học và sự yếu kém của
một vùng làm đề kiểm tra trong tài liệu tập huấn GV cả nước không. Theo tôi,
không nên. Em nghĩ cũng không sao anh ạ, vì đây chỉ là đưa lại thơng tin; hơn
nữa chủ yếu muốn giới thiệu hình thức kiểm tra đọc VB có biểu bàng (VB đa
phương thức).
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VẪN LÀ VÙNG TRŨNG
VỀ GIÁO DỤC
Theo báo cáo của Bộ GD và Đào tạo, trong năm học 2014-2015, tình
trạng HS phổ thông ở vùng Đồng bằng sơng Cửu Long có tỷ lệ bỏ học vẫn
còn cao nhất nước, cụ thể: Ở Trung học phổ thông là 3,94% (cả nước 1,79%,
Tây Bắc 1,99%, Tây Nguyên 1,32%); Trung học cơ sở là 3,26% (cả nước
1,37%, Tây Bắc 1,04%, Tây Nguyên 1,3%) và Tiểu học là 0,45% (cả nước
0,16%, Tây Bắc 0,1%, Tây Ngun 0,3%).
(Trích từ bài viết “<i>Đồng bằng sơng Cửu Long: tỉ lệ bỏ học cao nhất nước</i>”,
17/4/2017 từ
51
<i>Câu 2</i>. Em hiểu nghĩa của từ “vùng trũng” là gì? Từ “vùng trũng” đã giúp tác
giả thể hiện được điều gì trong tựa đề “Đồng bằng sông Cửu Long vẫn là
vùng trũng về giáo dục”?
….………
<i>Câu 3</i>. Các số liệu thống kê trong bài báo có tác dụng như thế nào trong việc
thể hiện ý tưởng chính của văn bản?
….………
<i>Câu 4.</i> Em hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng (5-7 dòng) nêu tác hại của
việc bỏ học.
….………
B. VIẾT (45 phút)
Đề bài. Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về những lời dặn con của nhà
thơ Trần Nhuận Minh trong bài thơ sau:
DẶN CON
<i> Trần Nhuận Minh<b> </b></i>
Chẳng ai muốn làm hành khất
Tội trời đày ở nhân gian
Con không được cười giễu họ
Dù họ hơi hám úa tàn
Nhà mình sát đường họ đến
Con khơng bao giờ được hỏi
Quê hương họ ở nơi nào
<b>A </b> <sub>B </sub>
52
Con chó nhà mình rất hư
Cứ thấy ăn mày là cắn
Con phải răn dạy nó đi
Nếu khơng thì con đem bán
Mình tạm gọi là no ấm
Ai biết cơ trời vần xoay
Lòng tốt gửi vào thiên hạ
Biết đâu nuôi bố sau này.
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM
<b>A. Phần đọc hiểu (10 điểm) </b>
1. (2.0 điểm): Phương án A
2. (2.0 điểm):
Nghĩa đen: trũng là “lõm sâu so với xung quanh, nghĩa bóng: “Vùng
trũng (về giáo dục)”: vùng có chất lượng GD thấp hơn so với các vùng khác.
3<i>.</i> (2.0 điểm): làm rõ ý tưởng chính của người viết: tỉ lệ HS bỏ học ở đồng
bằng sông Cửu Long là rất cao hoặc đáng quan tâm, đáng báo động.
4. (4.0 điểm): Bài viết cần nêu được 2 ý về tác hại của việc bỏ học đối với
- Ý 1: Bỏ học sẽ khơng có đủ kiến thức, kĩ năng để sống, để sau này làm
việc (bắt buộc người viết phải nêu được ý này).
- Ý 2: có thể nêu một trong những ý sau:
+ bỏ học có thể sa đà vào chơi game
+ bỏ học có thể tụ tập nhóm bạn xấu để hút chích
<b>B. Phần viết (10 điểm). </b>
TT Điểm
thành
phần
Mức điểm
2 điểm 1.0 điểm 0.5 điểm 0.0 điểm
1 Mở bài
1.0
điểm
Giới thiệu được
nội dung chính của
bài thơ: những lời
dặn con rất sâu sắc
của một người cha
Hoặc: Giới thiệu
đề tài của bài thơ
Chỉ nêu được 1
hoặc 2 ý
Hoặc: cả 2 ý
đều viết sơ sài
(0.5 điểm mỗi
ý)
53
đến những lời dặn
của người cha
trong bài thơ.
2 Thân
bài
4.0
điểm
(điểm
đạt yêu
cầu các
mức x
- Nêu được ý
chính: bài
thơ viết về 1
sự việc đơn
giản: ứng xử
với người ăn
xin, nhưng
thấm đẫm 1
tình cảm
thương
người, cảm
thơng với
những số
phận bất
hạnh
- Chỉ ra
người cha đã
dặn con về
việc gì? Phải
ứng xử thế
nào trước
việc ấy qua
các khổ thơ
- Phát biểu
cảm nghĩ của
mình về các
lời khuyên
của người
- Nêu không rõ
ràng ý chính.
- Nêu khơng rõ
ràng ý chính.
- Khơng
nêu được ý
chính.
3 Kết bài
1.0
điểm
- Khẳng định ý
nghĩa nhân văn
về những lời dặn
con trong bài thơ
- Nêu cảm nhận
của bản thân hoặc
bài học rút ra từ
văn bản một cách
sâu sắc.
- Khẳng định
nhưng còn sơ
sài về ý nghĩa
- Không
khẳng định
được ý
nghĩa của
những lời
dặn con.
- Không
nêu cảm
nhận của
bản thân
hoặc bài
học rút ra
từ văn bản.
Bố
cục
- Kết cấu bài
văn hoàn
chỉnh ba
- Kết cấu bài văn
tương đối hoàn
chỉnh,
- Kết cấu bài
văn chưa hoàn
chỉnh,
54
4
Kĩ
năng
3.0
điểm
2.0
điểm
phần (mở
bài, thân bài,
kết bài),
ràng,
không biết
xác lập các
ý chính
Chữ
viết,
chính
tả 0.5
điểm
- Chữ viết rõ
ràng.
- Mắc không
quá 05 lỗi chính
tả.
- Chữ viết
khơng rõ
ràng
- Mắc hơn
05 lỗi
chính tả
Dùng
từ,
đặt
câu
0.5
điểm
- Mắc không q
03 lỗi dùng từ:
khơng chính xác,
lặp từ… (các lỗi
giống nhau chỉ
tính là 1 lỗi).
- Mắc hơn
0.5 lỗi về
dùng từ:
khơng chính
xác, lặp
từ… (các lỗi
giống nhau
chỉ tính là 1
lỗi).
- Mắc
không quá
04 lỗi về
viết câu: câu
sai hoặc
diễn đạt
lủng củng
không rõ ý.
5 Sáng
tạo
1.0
điểm
- Bài văn có 2 trong
3 sự vượt trội sau:
- Có những phân
tích sâu sắc, mới lạ
về nội dung những
lời dặn con trong
bài thơ
- Thể hiện cảm xúc
sâu sắc.
- Rút ra bài học có
ý nghĩa, phù hợp
với văn bản.
- Bài văn có 1
trong 3 sự vượt
trội sau :
- Có những phân
tích sâu sắc, mới
lạ về nội dung
những lời dặn
con trong bài thơ.
- Thể hiện cảm
xúc sâu sắc.
- Rút ra bài học
có ý nghĩa, phù
hợp với văn
bản.
- Bài văn
chưa thể
hiện sự
vượt trội
nào đã nêu
ở mức 1
điểm
55
<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO </b>
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), <i>Hướng dẫn dạy học theo Chương trình </i>
<i>giáo dục phổ thông mới, </i>Tài liệu bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý
(tháng 3 năm 2019).
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), <i>Chương trình giáo dục phổ thơng-Chương </i>
<i>trình tổng thể, </i>(Dự thảo tháng 10 năm 2018).
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), <i>Chương trình giáo dục phổ thơng-Mơn </i>
<i>Ngữ văn, </i>(Dự thảo tháng 10 năm 2018).