Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bài giảng ĐỀ THI VĂN 6 HKI (2010-2011)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.88 KB, 3 trang )

PHÒNG GD&ĐT CAM LỘ
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
Môn: Ngữ văn – Lớp 6
Năm học: 2010 – 2011
Thời gian 90 phút( Không kể thời gian phát đề)
I. VĂN-TIẾNG VIỆT (4 điểm)
Câu 1 (2,5 điểm):
a. Em đã học những loại truyện dân gian nào? Kể tên một số truyện truyền
thuyết đã học ? Nêu đặc điểm của truyện truyền thuyết ? (1,5 điểm)
b. Truyện “Thạch Sanh” thuộc thể loại truyện cổ dân gian nào? Nhân vật
Thạch Sanh trong truyện có những phẩm chất gì ? (1điểm)
Câu 2. (1,5 điểm)
a. Thế nào là chỉ từ ? Lấy ví dụ minh họa. (1điểm)
b. Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau: (0,5 điểm)
Học tập là nghĩa vụ của mọi công dân.
II. TẬP LÀM VĂN: (6 điểm)

Em hãy đóng vai Sơn Tinh trong truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” kể lại câu
chuyện vua Hùng kén rể..
(Sách Ngữ văn 6 – Tập 1).
----------------------------------
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHÒNG GD&ĐT CAM LỘ
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC KÌ I
Môn Ngữ văn 6
Năm học : 2010 – 2011.
I. VĂN-TIẾNG VIỆT (4 điểm)
Câu 1 (2,5 điểm)
a. Những loại truyện dân gian; Kể tên một số truyện truyền thuyết đã học; Nêu đặc
điểm của truyện truyền thuyết. (1,5 điểm)
- Có bốn loại truyện dân gian (0,5 điểm)


+ Truyện truyền thuyết
+ Truyện cổ tích.
+ Truyện ngụ ngôn.
+ Truyện cười.
- Một số truyện truyền thuyết đã học: (0,5 điểm)
+ Con Rồng cháu Tiên.
+ Bánh chưng bánh giầy.
+ Sơn Tinh Thủy Tinh.
+ Thánh Gióng.
+ Sự tích Hồ Gươm.
- Đặc điểm của truyện truyền thuyết: (0,5 điểm)
(Xem SGK Ngữ văn 6- trang 7- tập I . HS chỉ cần nêu ý)
b. Truyện Thạch Sanh; Nhân vât Thạch Sanh
- Truyện “Thạch Sanh” thuộc thể loại truyện cổ tích. (0.5đ)
- Nhân vật Thạch Sanh trong truyện có những phẩm chất: thật thà, tài giỏi,
dũng cảm, giàu lòng nhân ái, yêu hòa bình, thủy chung. (0.5đ)
Câu 2. (1,5 điểm)
a. Thế nào là chỉ từ ? lấy ví dụ minh họa. (1điểm)
- Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật
trong không gian hoặc thời gian. (0,5đ)
- Ví dụ: …………….. (0,5đ)
b. Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu Học tập là nghĩa vụ của mọi công dân.
Xác định được: - Bộ phận chủ ngữ: Học tập
- Bộ phận vị ngữ: là nghĩa vụ của mọi công dân (0.5đ)
II. TẬP LÀM VĂN(6 điểm)

Trình bày được các ý theo dàn bài sau:
I/Yêu cầu cần đạt :
1/Hình thức: Bài văn thể loại tự sự, kể chuyện tưởng tượng.
-Học sinh đóng vai nhân vật Sơn Tinh kể lại câu chuyện vua Hùng kén rể theo

ngôn ngữ của mình.Vận dụng ngôi kể thứ 1.
-Nắm chắc cốt truyện kể lại theo đúng trình tự cốt truyện.
-Chú ý các tình tiết cơ bản của truyện.Bài làm có nhiều sáng tạo, văn viết có hình
ảnh, trình bày sạch sẽ.
Bố cục chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, văn viết có hình ảnh,viết đúng chính tả ngữ
pháp .
2/Nội dung:
a/Mở bài(1đ) Giới thiệu câu chuyện: sự việc vua Hùng kén rể cho con gái.
b/Thân bài:(4đ) Diễn biến sự việc:
-Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn.
-Vua Hùng ra điều kiện chọn rể: lễ vật cần có….
-Sơn Tinh đem lễ vật đến trước lấy được vợ.
-Thủy Tinh đến sau tức giận tìm cách đánh lại Sơn Tinh .
-Hai bên dùng mọi chiến thuật để đánh nhau.
-Cuối cùng Sơn Tinh thắng.
c/Kết bài(1đ) Hằng năm Thủy Tinh tìm cách đánh lại Sơn Tinh.
II/HƯỚNG DẪN CHO ĐIỂM:
+Điểm 6: Bài làm đạt các yêu cầu trên, bố cục hoàn chỉnh, văn viết có hình ảnh,
không sai chính tả ngữ pháp.Đặc biệt đúng thể loại kể chuyện tưởng tượng đóng
vai nhân vật Sơn Tinh theo ngôi kể.
+Điểm 5: Bài làm cơ bản đạt các yêu cầu trên nhưng có một số sai sót nhỏ về
dùng từ diễn đạt, sai chính tả 1-2 lỗi.
+Điểm 4: Bài làm bố cục đảm bảo,văn viết có hình ảnh song có một số sai sót về
diễn đạt, sai chính tả 3- 4 lỗi.
+Điểm 3 : Bài làm cơ bản đạt yêu cầu về hình thức và nội dung đã nêu sai chính
tả, diễn đạt 5-7 lỗi.
+Điểm 1-2 :Bài làm cơ bản bám sát đề ra viết đúng thể loại nhưng nội dung diễn
đạt còn vụng, bố cục chưa hoàn chỉnh sai chính tả ngữ pháp nhiều.
Tùy theo bài làm của học sinh GV vân dụng đáp án để cho các thang điểm khác.


×