Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Bài giảng Day hat - Ban tay me

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.66 KB, 2 trang )

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Thứ tư ngày 08 tháng 12 năm 2010
Hoạt động: Dạy hát “Bàn tay mẹ”
1. Hoạt động đón trẻ/thể dục buổi sáng:
- Cô đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ để đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.
- Cho trẻ nghe nhạc các bài hát về mẹ và múa hát minh họa theo lời bài hát.
- Thể dục sáng tập các động tác theo nhạc bài hát “Cả nhà thương nhau”
2. Hoạt động học:
2.1 Mục đích yêu cầu:
- Trẻ hát thuộc bài hát, hát đúng giai điệu bài hát “Bàn tay mẹ”
- Rèn kỹ năng hát to, rõ lời, khả năng thể hiện tình cảm theo nhịp bài hát
- Trẻ biết kính trọng, yêu thương, vâng lời mẹ và luôn làm mẹ vui lòng.
2.2 Chuẩn bị:
- Trống lắc
- Máy + đĩa nhạc bài hát “Bàn tay mẹ”
- Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động góc
2.3 Tiến trình hoạt động:
a) Hoạt động mở đầu:
- Cô cho trẻ câu ca dao : Chim trời ai dễ đếm lông
Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày
- Các con vừa đọc câu ca dao nói về ai vậy?
- Thế ai đã sinh ra các con? Ai đã nuôi dạy các con khôn lớn? Vì vậy các con phải
làm gì để mẹ vui lòng nào?
- Cô mời một vài trẻ trả lời. Bạn nào có ý kiến khác?
b) Hoạt động trọng tâm:
HĐ1: Cô hát cho trẻ nghe bài hát “Bàn tay mẹ”thể hiện tình cảm theo giai điệu của
bài hát.
- Các con nghe giai điệu của bài hát như thế nào?
- Hôm nay cô sẽ dạy cho các con hát thuộc bài hát này, các con có đồng ý không?
HĐ2: Cô dạy trẻ hát thể hiện qua giọng hát, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ. Cô có thể
chia bài hát thành từng câu hoặc từng đoạn ngắn, dạy trẻ hát nối tiếp từng câu, từ


đầu đến hết bài hát.
- Các con vừa hát bài hát gì? Do ai sáng tác?
- Trẻ hát và nhún theo nhạc bài hát “Bàn tay mẹ”
- Trong mỗi đoạn, nếu có câu nào trẻ hát sai, cô có thể cho trẻ đọc lại lời, hát mẫu
lại, hướng cho trẻ hát đúng.
- Khi trẻ đã hát đúng, cô có thể cho trẻ hát kết hợp vỗ tay theo nhịp bài hát .
- Trẻ hát luân phiên giữa các tổ, nhóm trẻ hát và vận động.
HĐ3: Hát nghe:
- Cô hát cho trẻ nghe bài “Lời ru trên nương”- Nhạc: Trần Hoàn – Thơ: Nguyễn
Khoa Điềm
- Cô múa phụ họa và cho trẻ múa theo
HĐ4: Trò chơi âm nhạc: Chơi trốn tìm
- Cô phổ biến cách chơi, luật chơi cho trẻ.
c) Kết thúc hoạt động:
- Trẻ hát bài “Bàn tay mẹ”
3. Hoạt động ngoài trời:
- Cô cho trẻ dạo quanh trường, thăm khu nấu ăn của nhà trường.
- TCVĐ: Bịt mắt bắt dê (Cô phổ biến luật chơi, cách chơi cho trẻ)
- Cho trẻ chơi tự do – Cô quan sát theo dõi trẻ.
4. Hoạt động chơi các góc:
- Chơi phân loại đồ dùng theo công dụng, nấu ăn, tổ chức bữa ăn cho gia đình
- Chơi tô, vẽ các hình ảnh về gia đình
- Chơi xây dựng lắp ghép các kiểu nhà.
5. Hoạt động chiều:
- Trò chơi âm nhạc: Hát các bài hát có từ: ba, mẹ, con, ông, bà..
- Chơi theo ý thích ở các góc
* Đánh giá cuối ngày:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×