Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Slide giới thiệu sách Toán 2 - Cánh diều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

1
<b>NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM </b>


<b>CÔNG TY ĐẦU TƯ XUẤT BẢN – THIẾT BỊ GIÁO DỤC VIỆT NAM (VEPIC) </b>


<b>GIỚI THIỆU SÁCH GIÁO KHOA TOÁN 2 (BỘ SÁCH CÁNH DIỀU) </b>


<b> Ảnh minh họa </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

2

<b>I. GIỚI THIỆU CHUNG </b>



<i><b> 1</b></i>

<i><b>. Sách giáo khoa Toán 2 (Cánh Diều) do Nhà xuất bản Đại học Sư phạm (Hà Nội) </b></i>
phối hợp với Công ty Đầu tư Xuất bản – Thiết bị giáo dục Việt Nam (VEPIC) sản xuất.


Sách gồm 2 tập, khổ 19 x 26,5 cm, in nhiều màu. Tập 1 có 108 trang, tập 2 có 100
trang.


<i><b> 2. Về quan điểm biên soạn: </b></i>Sách giáo khoa Toán 2 (Cánh Diều) được biên soạn trên
cơ sở quán triệt các quan điểm: Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực
của học sinh; Bảo đảm tính tinh giản, thiết thực, hiện đại; Tiếp tục đẩy mạnh Đổi mới
phương pháp dạy học; Gắn kết với thực tiễn và tích hợp liên môn theo phương châm
“Mang cuộc sống vào bài học, đưa bài học vào cuộc sống”; Thiết kế, sử dụng, khai thác
thiết bị và học liệu kèm theo Sách giáo khoa (đặc biệt là thiết kế và khai thác học liệu
điện tử).


<i><b> 3. Về thời lượng học và cấu trúc sách: </b></i>


Sách được thiết kế cho 35 tuần học, mỗi tuần 5 tiết, tổng thời lượng là 175 tiết. Ước
lượng thời gian (tính theo %) cho các mạch nội dung Toán ở lớp 2:



<b>Mạch kiến thức </b>


Số và
phép tính


Hình học và
Đo lường


Thống kê và
Xác suất


Hoạt động thực hành
và trải nghiệm


<b>Thời lượng </b> 75% 17% 3% 5%


Sách được chia thành 4 chủ đề: Phép cộng, phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20; Phép
cộng, phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 100; Phép nhân, phép chia; Các số trong phạm vi
1000. Phép cộng, phép trừ trong phạm vi 1000.


Mỗi chủ đề được phân chia thành các bài học. Có thể nói, cấu trúc cơ bản của Sách
giáo khoa Toán 2 (Cánh Diều) là các bài học. Nội dung sách được bố trí trong 99 bài học.
Mỗi bài học được thực hiện trong 1 hoặc 2 tiết. Ngồi ra, trong Phân phối chương trình
và dự kiến Kế hoạch dạy học, chú ý bố trí sao cho mỗi tuần tập trung chủ yếu vào một
đơn vị kiến thức trọng tâm (có lồng ghép, phối hợp giữa các mạch kiến thức). Ví dụ:
Tuần 3 kiến thức trọng tâm là “Phép cộng (có nhớ) trong phạm vi 20”; Tuần 4 là: “Bảng
cộng (có nhớ) trong phạm vi 20”; ….


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

3

<b>II. </b>

<b>GIỚI THIỆU MỘT SỐ ĐIỂM MỚI CỦA SÁCH GIÁO KHOA TOÁN 2 (CÁNH </b>

<b>DIỀU) </b>


<b> 1. Quán triệt định hướng hình thành và phát triển năng lực trong dạy học mơn </b>
<b>Tốn lớp 2. </b>


Ví dụ minh họa về cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển các thành tố của năng lực
toán học cho học sinh


<b>Thành tố năng lực toán học </b> <b>Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực </b>
<b>cho học sinh </b>


<i><b>Ví dụ 1: Năng lực tư duy và lập </b></i>
<i><b>luận toán học thể hiện qua việc: </b></i>
– Thực hiện được các thao tác tư
duy (ở mức độ đơn giản), đặc biệt
biết quan sát, tìm kiếm sự tương
đồng và khác biệt trong những
tình huống quen thuộc và mô tả
được kết quả của việc quan sát.
– Nêu được chứng cứ, lí lẽ và biết
lập luận hợp lí trước khi kết luận.


<b>Ví dụ 1: Bài 3 (Tốn 2, tập 1, trang 83): Hình vng </b>
sau được ghép từ các mảnh bìa nào?


– Học sinh quan sát nhận biết hình dạng của các
hình ở bên trong và bên ngồi hình vuông. Nhận biết
sự tương đồng và khác biệt .


– Học sinh giải thích vì sao ghép được các mảnh bìa


vào từng vị trí tương ứng.


<i><b>Ví dụ 2: Năng lực giải quyết vấn </b></i>
<i><b>đề tốn học thể hiện qua việc: </b></i>
– Nhận biết, phát hiện được vấn
đề cần giải quyết bằng toán học.
– Lựa chọn, đề xuất được cách
thức, giải pháp giải quyết vấn đề.
– Sử dụng được các kiến thức, kĩ
năng tốn học tương thích (bao
gồm các công cụ và
thuật toán) để giải quyết vấn đề
đặt ra.


<b>Ví dụ 2: Bài 4 (Toán 2, tập 1, trang 19): </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

4
qua đó phát hiện được vấn đề cần giải quyết.


– Liên hệ với phép cộng để đề xuất cách giải quyết
vấn đề đặt ra.


– Viết được phép tính thích hợp vào ơ trống
– Kiểm tra lại kết quả.


<b> 2. Đổi mới cấu trúc nội dung theo hướng tinh giản, thiết thực </b>


Nội dung trọng tâm là rèn luyện cho học sinh kĩ năng tính cộng, tính trừ, <i>giảm nhẹ </i>
<i>yêu cầu về tính nhân, tính chia</i>; tăng cường thực hành tính nhẩm và giải quyết vấn đề liên
quan đến ý nghĩa thực tế của các phép tính trong phạm vi đã học.



Ví dụ, với chủ đề<i>“</i>Phép cộng, phép trừ (có nhớ) trong phạm vi 20<i>”</i>, Sách giáo khoa
Toán 2 (Cánh Diều) sử dụng cơ chế “đếm” để hình thành cho học sinh “cách” thực hiện
các phép tính cộng, trừ (có nhớ) trong phạm vi 20. Không yêu cầu học sinh phải học
thuộc ngay các <i>Bảng cộng/trừ (có nhớ) trong phạm vi 20</i>. Bố trí việc học về “Cộng, trừ
(có nhớ) trong phạm vi 20” trải qua 3 chặng: Phạm vi 20 (tính nhẩm); Củng cố khi học
(tính viết) trong phạm vi 100; Tiếp tục củng cố khi học tính trong phạm vi 1000 (tính
viết).


Như vậy, việc học cộng, trừ (có nhớ) trong phạm vi 20 được “dãn” ra, giảm nhẹ cho
học sinh độ khó, độ phức tạp khi học kĩ thuật tính.


<b> 3. Quán triệt tinh thần “Mang cuộc sống vào bài học, đưa bài học vào cuộc sống” </b>
Mỗi <i>Chủ đề </i>trong sách Toán 2 bắt đầu bằng một tranh vẽ, gắn với việc mô tả hoạt
động của học sinh trong cuộc sống hằng ngày.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

5
Ngoài ra, tranh, ảnh, hình vẽ minh họa được chọn lọc trong các bài học sẽ giúp học
sinh có được những trải nghiệm, hiểu biết đầy đủ, toàn diện hơn về cuộc sống. Đó cũng là
cơ hội để giáo dục cho học sinh sự quan tâm đến bạn bè, gia đình, u mến q hương,
đất nước, nhen nhóm sự tị mò khát khao hiểu biết,….


<b> 4. Về Phương pháp dạy học </b>


<i> Đổi mới phương pháp dạy học</i> vẫn là điểm nhấn chủ yếu khi triển khai dạy học theo
Sách giáo khoa Tốn 2 (Cánh Diều), trong đó cần chú ý các yêu cầu:


Mỗi bài học được tổ chức thành một chuỗi các hoạt động học tập của học sinh, sắp
xếp theo tiến trình hướng đến việc tìm tịi, khám phá, phát hiện, thực hành, vận dụng (phù
hợp với trình độ nhận thức và năng lực của học sinh lớp 2).



Cấu trúc mỗi bài học bao gồm các thành phần cơ bản: <i>Mở đầu, Hình thành kiến thức </i>
<i>mới, Luyện tập, Vận dụng</i> và được thiết kế theo tinh thần kết nối chặt chẽ giữa hoạt động
học lí thuyết với hoạt động thực hành, luyện tập.


<i>Trong từng bài học</i>, Sách giáo khoa Toán 2 (Cánh Diều) thiết kế nhiều dạng câu hỏi,
bài tập hoặc hoạt động. Những hoạt động/bài tập được gắn kí hiệu màu xanh thuộc loại
thực hành, luyện tập, củng cố trực tiếp. Cịn gắn kí hiệu màu da cam thuộc loại vận dụng
giải quyết vấn đề thực tế hoặc mang tính chất thực tế.


Mở
đầu


Hình
thành
kiến
thức
mới


Luyện
tập


Luyện
tập


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

6
Ở mỗi bài học, khi cần thiết có đưa thêm các “bóng nói” hoặc các kí hiệu bằng hình
vẽ, nhằm gợi ý, hướng dẫn học sinh suy nghĩ giải quyết vấn đề hoặc trao đổi thảo luận
với các bạn, các thầy cơ giáo. Ngồi ra, học sinh còn được tạo cơ hội tham gia trả lời các
câu hỏi và ứng đáp với các tình huống thách thức hơn nhằm phát triển tư duy, khả năng


sáng tạo và đáp ứng nhu cầu dạy học phân hố.


Cuối mỗi chủ đề có dạng bài “Em vui học toán” nhằm dành thời gian cho học sinh
được tham gia các hoạt động thực hành và trải nghiệm, vận dụng kiến thức toán vào thực
tiễn cuộc sống (có thể tổ chức ngồi giờ chính khóa). Ví dụ: Xem trang 42, 43 Tốn 2,
tập 2.


• Cuối mỗi Chủ đề HS được dành thời gian tham gia các HĐ Thực hành và
Trải nghiệm thông qua bài <i>“Em vui học tốn” </i>(có thể tổ chức ngồi giờ
chính khóa).


<b>5. Về đánh giá kết quả học tập </b>


Đánh giá thông qua các bằng chứng thể hiện kết quả đạt được trong quá trình học tập.
Kết hợp nhiều hình thức đánh giá (đánh giá thường xuyên, đánh giá định kì), nhiều
phương pháp đánh giá (quan sát, ghi lại quá trình thực hiện, vấn đáp, trắc nghiệm khách
quan, tự luận, kiểm tra viết, bài tập thực hành, các dự án/sản phẩm học tập,...) và vào
những thời điểm thích hợp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

7
xét định tính hoặc định lượng về kết quả học tập cũng như việc hình thành và phát triển
một số năng lực, phẩm chất của học sinh trong q trình học mơn Tốn.


Tổ chức cho học sinh được tham gia đánh giá, tự rút kinh nghiệm và nhận xét lẫn
nhau trong quá trình học tập, tự điều chỉnh cách học.


Với mỗi bài học, mỗi đơn vị kiến thức, nên giao cho học sinh những mục tiêu và
nhiệm vụ học tập cụ thể. Có thể điều chỉnh các nhiệm vụ học tập nêu trong Sách giáo
khoa để phù hợp với nhịp độ tiếp thu và trình độ nhận thức của học sinh.



Khi kết thúc một chủ đề, giáo viên có thể tổ chức kiểm tra để đánh giá kết quả học tập
của học sinh và điều chỉnh cách dạy của mình.


<b> 6. Học liệu điện tử: </b>


Học liệu điện tử bao gồm các dạng sau:


<i> – Phiên bản điện tử của Sách giáo khoa giấy bao gồm:</i>


+ Các video hoạt hình hố nội dung, tăng khả năng tương tác;


+ Các bài tập sử dụng công nghệ thông tin tạo ra sự tương tác giữa sách với người
học, có khả năng hồi đáp – đánh giá kết quả làm bài tập của người học; hỗ trợ giáo viên,
học sinh, phụ huynh học sinh trong quá trình dạy và học theo Sách giáo khoa Toán 2 (Cánh
Diều).


<i> – Tư liệu bài giảng dành cho giáo viên</i>: thiết kế bài giảng tương ứng với từng kiểu
bài dạy học, các tài liệu bổ trợ để giáo viên có thể tham khảo khi dạy học.


<i> – Tài liệu tập huấn, bài tập bổ trợ</i>: để giáo viên, học sinh tham khảo.


</div>

<!--links-->

×