Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Giáo án Hóa học 10 - Tiết 61: Bài thực hành số 4: Tính chất của các hợp chất halogen

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.34 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: 13/01/2010 Ngày giảng: 14/01/2010. TIẾT 61: BÀI THỰC HÀNH SỐ 4:. TÍNH CHẤT CỦA CÁC HỢP CHẤT HALOGEN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức HS biết: Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm: - Tính axit của axit HCl - Tính tẩy màu của nước Gia-ven - Bài tập thực nghiệm phân biệt các dung dịch: NaCl, NaBr, NaI 2. Kĩ năng - Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên. - Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học. - Viết tường trình thí nghiệm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: + Dụng cụ thí nghiệm: • Ống nghiệm: 5 • Ống hút nhỏ giọt: 5 • Kẹp lấy hoá chất: 1 • Bình thủy tinh cỡ nhỏ: 1 • Kẹp ống nghiệm: 1 • Giá để ống nghiệm: 1 + Hoá chất: • Bột CuO • Zn viên • Dung dịch HCl • Dung dịch HNO3 • Dung dịch NaNO3 • Dung dịch NaCl • Quỳ, giấy màu • Dung dịch AgNO3 • Bột CaCO3 • Nước Gia-ven • Dung dịch CuSO4 • Dung dịch NaOH Số lượng dụng cụ hoá chất trên chuẩn bị cho 1 nhóm thực hành x 4 (nhóm) - HS: Chuẩn bị bản tường trình theo mẫu GV đã giao. III. PHƯƠNG PHÁP Trực quan, thực hành. IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC 1. Khởi động  Mục tiêu: Tái hiện kiến thức, tạo hứng thú vào bài.  Thời gian: 5p  Cách tiến hành: - Y/c HS nêu nội dung bài thực hành, kiến thức áp dụng vào bài thực hành. 2. Hoạt động 1: Hệ thống kiến thức và lưu ý khi thực hành * Mục tiêu: HS nắm được kiến thức cần củng cố trong bài thực hành và chú ý an toàn khi thực hành. * Thời gian: 5p * Cách tiến hành: Bước 1: - GV nhấn mạnh những nội dung kiến thức cần áp dụng và nội dung bài thực hành cho HS. Lưu ý HS an toàn khi tiến hành TN 1. - HS ghi nhớ Bước 2: - GV chia lớp thành 2 nhóm để tiến hành TN, cho HS làm TN chéo nhau - HS thực hiện Kết luận: - Tính chất hóa học của axit HCl: Axit HCl là axit mạnh, có đầy đủ tính chất hóa học của 1 axit. - TN 1: Axit HCl dễ bay hơi, hơi HCl rất độc, cần lưu ý khi sử dụng. 3. Hoạt động 2: Học sinh thực hành * Mục tiêu: Thực hành được nội dung bài học theo tiến trình SGK. * Thời gian: 30p Lop10.com.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> * ĐDDH: Hợp chất và dụng cụ như trên. * Cách tiến hành: Bước 1: - Y/c các nhóm về vị trí tiến hành TN - HS thực hiện Bước 2: - GV theo dõi, quan sát và uốn nắn HS khi thao tác thực hành chưa chính xác - HS thao tác theo sự hướng dẫn của GV. Kết luận: TN 1: - Hiện tượng: + Ống nghiệm 1: Lúc đầu có kết tủa màu xanh đậm Cu(OH)2.Sau khi nhỏ dung dịch HCl vào dung dịch chuyển thành màu xanh do tạo thành CuCl2 tan. Pthh: Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O + Ống nghiệm 2: Màu đen chuyển thành dung dịch màu xanh. Pthh: CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O + Ống nghiệm 3: Có bọt khí thoát ra Pthh: CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O + Ống nghiệm 4: Có bọt khí thoát ra Pthh: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 TN 2: - Phương án 1: Thực hành như SGK viết - Phương án 2: Đặt giấy màu vào hõm sứ rồi nhỏ vào vài giọt nước Gia-ven. + Hiện tượng: Giấy màu bị mất màu + Giải thích: Do trong nước clo có axit HClO là axit yếu nhưng có tính oxi hóa mạnh làm mất màu giấy màu. TN 3: + Lưu ý HS: 1, Trước hết nên lập bảng về các phản ứng đặc trưng: Thuốc thử STT Quỳ tím Nước brom Nước clo Chất 1 Dung dịch NaBr Màu vàng 2 Dung dịch HCl loãng Màu đỏ 3 Dung dịch NaI Màu nâu sẫm 4 Dung dịch NaCl 2, Dựa vào bảng trên, HS lập sơ đồ để nhận biết 4 chất: Màu do HCl NaBr, HCl loãng, NaI, + Qùy tím NaCl NaBr, NaI, không doi màu NaCl. Màu nâu. NaI Màu vàng. + dd brom NaBr, không doi màu NaCl. + dd clo. không doi màu. 4. Công việc sau buổi thực hành - HD HS hoàn thành bản tường trình - Y/c bàn trực nhật vệ sinh PTN, rửa dụng cụ, thu dọn hóa chất. - GV nhận xét buổi thực hành - Chuẩn bị bài: Bài KQ nhóm oxi + Vị trí, cấu hình e của các nguyên tố nhóm oxi + Cấu tạo nguyên tử các nguyên tố nhóm oxi + Tính chất chung của các nguyên tố nhóm oxi. Lop10.com. NaBr. NaCl.

<span class='text_page_counter'>(3)</span>

×