Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Giáo án Hóa học 10 - Tiết 52: Luyện tập về clo và hợp chất của clo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.85 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: 23/12/2009 Ngày giảng: 24/12/2009. TIẾT 52: LUYỆN TẬP VỀ CLO VÀ HỢP CHẤT CỦA CLO I. MỤC TIÊU 1. Củng cố kiến thức - Cấu tạo nguyên tử, cấu tạo phân tử, tính chất và ứng dụng của clo. - Hợp chất của clo: + Hợp chất có oxi của clo có tính oxi hóa mạnh + Axit clohidric có tính axit mạnh và tính khử của gốc clorua. - Điều chế clo và hợp chất của clo. 2. Kĩ năng - Giải thích tính oxi hóa mạnh của clo và hợp chất có oxi của clo bằng kiến thức đã học (cấu tạo nguyên tử, độ âm điện, số oxi hóa…) - Viết các pthh, giải thích, chứng minh tính chất của clo và hợp chất của clo. - Giải các bai tập liên quan. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: - HS: III. PHƯƠNG PHÁP - Bài tập, nhóm nhỏ. IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC 1. Khởi động * Mục tiêu: Tái hiện kiến thức * Thời gian: 5p * Cách tiến hành: - GV sử dụng kĩ thuật động não huy động HS nêu những tính chất liên quan đến clo. 2. Hoạt động 1: Hệ thống kiến thức * Mục tiêu: HS hệ thống được kiến thức về tính chất hóa học của clo và các hợp chất của clo. * Thời gian: 15p * Cách tiến hành: Bước 1: - Từ phần khởi động, GV HD HS thảo luận cặp 5p hệ thống kiến thức theo nội dung sau: + Cấu hình electron, công thức phân tử của clo, các số oxi hóa của clo. + Tính chất hóa học cơ bản của clo. Pthh. + Tính chất của các hợp chất có oxi của clo. + Điều chế clo. - HS thực hiện Bước 2: - GV y/c đại diện 1 số cặp trình bày, các cặp khác theo dõi, nhận xét, bổ sung - HS thực hiện Kết luận: - GV nhận xét, bổ sung và chốt kiến thức: * Clo - Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p5 - Công thức phân tử: Cl : Cl hay Cl2 - Các số oxi hóa của clo: -1, 0, +1, +3, +5, +7 - Tính chất của clo: Tác dụng với kim loại: 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3. Lop10.com.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Tác dụng với hidro: H2 + Cl2 → 2HCl Tác dụng với nước và dung dịch kiềm: H2O + Cl2  HCl + HclO NaOH + Cl2  NaCl + NaClO + H2O Tác dụng với muối của halogen khác: 2NaBr + Cl2 → 2NaCl + Br2 2NaI + Cl2 → 2NaCl + I2 Tác dụng với các chất khử khác: SO2 + Cl2 + 2H2O → H2SO4 + 2HCl FeCl2 + Cl2 → FeCl3 - Điều chế: + Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn: dpdd 2NaCl + 2H2O   2NaOH + Cl2 + H2 mn + Điện phân nóng chảy muối ăn: dpnc 2NaCl   2Na + Cl2 + Dùng các chất oxi hóa mạnh oxi hóa HCl đặc: MnO2 +4 HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O * HCl - Tính chất: + Tính axit của HCl: là axit mạnh • Đồi màu quỳ tím → đỏ • Tác dụng với kim loại mạnh → Muối + H2 Fe + HCl → FeCl2 + H2 • Tác dụng với oxit bazo → Muối + H2O CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O • Tác dụng với bazo → Muối + H2O NaOH + HCl → NaCl + H2O • Tác dụng với muối của axit yếu hơn → Muối + axit CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O + Tính khử: MnO2 +4 HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O - Điều chế: + H2 + Cl2 → 2HCl + NaCl (khan) + H2SO4 (đặc) → NaHSO4 + HCl - Nhận biết: Dùng AgNO3 để nhận biết ion clorua vì tạo ra kết tủa trắng AgCl: Ag+ + Cl- → AgCl↓ * Hợp chất có oxi của clo: Có tính oxi hóa mạnh 3. Hoạt động 2: Giải bài tập * Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để giải các bài tập liên quan. * Thời gian: 20p * Cách tiến hành: Bước 1: - GV y/c HS trình bày những bài tập đa số HS chưa làm được, bài tập nhiều HS làm được. - HS thực hiện Bước 2: - GV y/c HS thảo luận cặp giải các bài tập khó, sau đó gọi đại diện các cặp lên bảng chữa chi tiết. - HS thực hiện. Lop10.com.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Kết luận: BT4/SGK 136: (1) Cl2 → NaClO: Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O (2) NaClO → Cl2: NaClO + 2HCl → NaCl + Cl2 + H2O (3) Cl2 → CaOCl2: Cl2 + Ca(OH)2 → CaOCl2 + H2O (4) CaOCl2 → Cl2: CaOCl2 + 2HCl → CaCl2 + Cl2 + H2O t 0 cao (5) Cl2 → KClO3: 3Cl2 + 6KOH   5KCl + KClO3 + 3H2O (6) KClO3 → Cl2: KClO3 + 6HCl → KCl + 3Cl2 + 3H2O BT5/ SGK 136: Các phương trình hóa học: Mg + Cl2 → MgCl2 (1) 2Al + 3Cl2 → 2AlCl3 (2) 2Mg + O2 → 2MgO (3) 4Al + O2 → Al2O3 (4) Khối lượng hỗn hợp sau phản ứng tăng = khối lượng oxi và clo tham gia phản ứng: 37,05 – (4,8 + 8,1) = 24,15 (g) 4,8 8,1  0, 2(mol ) ; nAl =  0,3(mol ) Theo gt: nMg = 24 27 Gọi x, y lần lượt là số mol của oxi và clo trong hỗn hợp: Phương trình nhường e: Al0 → Al+3 + 3e Mg0 → Mg+2 + 2e Tổng số mol e nhường là: 0,2.2 + 0,3.3 = 1,3 (mol) Phương trình nhận e: O2 + 4e → 2O2Cl2 + 2e → 2ClTổng số mol e nhận là: 4x + 2y Số mol e nhường = số mol e nhận: 4x + 2y = 1,3 (*) Khối lượng Cl2 và O2 tham gia phản ứng là 24,15 (g), ta có: 32x + 71y = 24,15 (**) Từ (*) và (**) ta có: x = 0,2; y = 0,25 Phần trăm khối lượng: 32.0, 2 %mO2  .100  26,5% 24,15 %mCl2  100  26,5  73,5% Phần trăm theo thể tích: 0, 2 %VO2  .100  44, 44% 0, 45 %VCl2  55,56% BT6/SGK 136: - Sơ đồ tinh chế: Dung dịch chứa: Na 2SO 4 ,MgCl2 ,CaCl2 ,CaSO 4 ,NaCl ↓+ dung dịch BaCl2 (dư).  Kết tủa BaSO 4.  dung dịch còn lại MgCl2 ,CaCl2 ,NaCl,BaCl2( du ) ↓ + dung dịch Na2CO3 (dư)  dung dịch còn lại.  Kết tủa. Lop10.com.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> MgCO3, CaCO3, BaCO3. NaCl,Na 2 CO3( du ) ↓+ HCl (dư).  Khí CO2. - Các phương trình hóa học khi cho BaCl2 vào dung dịch: Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2NaCl CaSO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + CaCl2 - Các phương trình hóa học khi cho Na2CO3 vào dung dịch: MgCl2 + Na2CO3 → MgCO3↓ + 2NaCl CaCl2 + Na2CO3 → CaCO3↓ + 2NaCl BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3↓ + 2NaCl - Các phương trình hóa học khi cho HCl vào dung dịch: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2↑ + H2O 4. Tổng kết và HD học bài - GV nhấn mạnh trọng tâm bài học - Y/c HS về nhà hoàn thành các bài tập đã chữa - Chuẩn bị bài mới: Ôn tập HK I + Ôn tập toàn bộ nội dung các chương I đến chương V.. Lop10.com.  dung dịch còn lại NaCl, HCl (dư) ↓ t0   Hơi (HCl, H2O) NaCl.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

×