Chuyên đề: “Phát huy tính tích cực của học sinh trong
hoạt động dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin”
Công nghệ thông tin (CNTT) là một thành tựu lớn của cuộc cách
mạng khoa học - kỹ thuật hiện nay. Nó thâm nhập và chi phối hầu hết các
lĩnh vực nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ trong sản xuất, giáo dục,
đào tạo và các hoạt động chính trị, xã hội khác. Trong giáo dục - đào tạo,
CNTT được sử dụng vào tất cả các môn học tự nhiên, kỹ thuật, xã hội và
nhân văn. Hiệu quả rõ rệt là chất lựơng giáo dục tăng lên cả về mặt lý thuyết
và thực hành. Vì thế, nó là chủ đề lớn được tổ chức văn hóa giáo dục thế
giới UNESCO chính thức đưa ra thành chương trình hành động trước
ngưỡng cửa của thế kỷ XXI và dự đoán “sẽ có sự thay đổi nền giáo dục một
cách căn bản vào đầu thế kỷ XXI do ảnh hưởng của CNTT ”. Như vậy, CNTT
đã ảnh hưởng sâu sắc tới giáo dục và đào tạo, đặc biệt là trong “đổi mới
phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh” đang tạo ra những
thay đổi của một cuộc cách mạng giáo dục, vì nhờ có cuộc cách mạng này
mà giáo dục đã có thể thực hiện được các tiêu chí mới:
Học mọi nơi (any where)
Học mọi lúc (any time)
Học suốt đời (life long)
Dạy cho mọi người (any one) và mọi trình độ tiếp thu khác nhau
Thay đổi vai trò của người dạy, người học, đổi mới cách dạy và cách
học.
Đối với các em ở lứa tuổi THCS hầu hết rất thích tìm tòi những cái
mới, lạ. Việc đưa vào bài giảng những tranh ảnh minh họa là rất cần thiết.
Bên cạnh việc sử dụng các thiết bị dạy học, việc khai thác và ứng dụng các
phương tiện dạy học hiện đại trong dạy và học lại càng cần thiết hơn vì no
́
giúp cho giáo viên tiến gần tới phương pháp dạy học tiên tiến trên thế giới.
Bên cạnh sự thay đổi mới của sách giáo khoa, phương pháp dạy học, thiết bị
dạy học giúp cho học sinh được rèn luyện, phát triển tư duy, tương lai được
rèn luyện thành con người năng động; sáng tạo, phát triển toàn diện và đáp
ứng được yêu cầu ngày càng phát triển của xã hội.
Thực hiện Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng
dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-
2012.Năm học 2008 – 2009 được chọn là “Năm học đẩy mạnh ứng dụng
CNTT, đổi mới quản lý tài chính và xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực”. Đây là một hướng mới trong giảng dạy, giảng dạy bằng
CNTT có thể vận dụng được trong hầu hết các bậc học và môn học như:
Toán, Vật Lý, Hoá Học, Sinh Học, Địa Lý, Tiếng Anh, Ngữ Văn, … Với
CNTT giáo viên có thể giới thiệu ngữ liệu mới bằng những tình huống sinh
động với tranh ảnh minh họa phong phú, cùng với sự hỗ trợ công nghệ
Multimedia (truyền thông đa phương tiện) sẽ tạo thành một giáo án hiệu quả
hơn giúp học sinh say mê học tập, phát huy tính chủ động tìm hiểu và khắc
sâu kiến thức bài học.
Do vậy, học sinh được lĩnh hội kiến thức nhanh hơn và vững chắc hơn.
Mặt khác nếu như có sự chuẩn bị chu đáo từ phía giáo viên khi soạn giảng,
học sinh có thể tiếp thu một lượng kiến thức lớn và khó trong một thời gian
ngắn.
- Phát huy được tính tự giác, tích cực và tự lực, tính chủ động sáng
tạo. Học sinh tự tìm kiến thức dưới sự tổ chức và chỉ đạo của giáo viên, kiến
thức thu được sẽ trở thành tài sản của các em.
Học sinh có hứng thú và tiếp thu bài rất nhanh. Khi dạy dùng máy chiếu qua
đầu: Giúp học sinh thấy được sự phát triển lôgic của từng đơn vị kiến thức
cần tiếp thu, do đó học sinh hiểu bài sâu hơn, có kỹ năng và được rèn luyện
nhiều về kỹ năng thực hành. Học sinh say mê, hứng thú hơn với giờ học.
Lượng kiến thức được học sinh tiếp thu một cách tự nhiên nhẹ nhàng và dễ
nhàng hơn. Học sinh hiểu và nhớ kiến thức ngay trên lơ
́
p.
- Sư
̉
dụng phần mềm PowerPoint: đây là một phần mềm dùng soạn
giảng giáo án điện tử rất tiện lợi. Giáo viên có thể thông qua Power point
đưa vào bản trình diễn những hình ảnh ,âm thanh ,các đoạn phim các
dòng chữ chuyển động theo nhiều kiểu góp phần làm cho bài giảng
thêm phong phú ,sinh động tạo ấn tượng tiếp thu ,học sinh nắm vững
kiến thức một cách chắc chắn. Sử dụng phần mềm này có rất nhiều thuận
lợi đối với giáo viên và học sinh.
+ Gia
́
o viên: dễ dàng cung cấp kiến thức theo ý bài soạn của mình,
chủ động làm chủ kiến thức. Có thể tạo hiệu ứng giúp học sinh nhận biết rõ
phần kiến thức cần đặc biệt quan tâm. Bên cạnh đó, giáo viên còn có thể tạo
ra các hiệu ứng giúp thu hút được sự chú ý và say mê học tập của học sinh.
+ Học sinh: Học sinh có thể vừa phát biểu vừa được trực tiếp quan sát
hình ảnh minh hoạ trên màn hình với các màu sắc phong phú, đẹp, nhờ đó
học sinh sẽ nắm chắc kiến thức và say mê học tập hơn. Học sinh sẽ nhớ kiến
thức lâu hơn.
Sau đây là một số bài giảng minh hoạ.