Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.17 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con </b>


<b>người </b>



NGUYỄN QUANG HIỀN


Phịng Đào tạo khơng chính quy trường ĐH Luật TP. HCM


Trong toàn bộ các vấn đề của loài người, quyền con người là


những vấn đề có lịch sử lâu đời về cả phương diện thực tiễn


cũng như lý luận. Đó ln ln là mối quan tâm của nhân loại ở


mỗi thời kỳ phát triển của nó. Mỗi thời kỳ phát triển của quyền


con người đều gắn liền và là thành quả của cuộc đấu tranh giai


cấp, cách mạng, xã hội, phản ảnh q trình nhân loại tự giải


phóng mình. Do vậy hiển nhiên những vấn đề đó bao giờ cũng


là điểm nóng của cuộc đấu tranh giai cấp, đặc biệt thể hiện trên


bình diện đấu tranh tư tưởng. Đứng ở phương diện lợi ích giai


cấp giữ địa vị thống trị xã hội, các giai cấp cầm quyền luôn luôn


coi con người, quyền và lợi ích của họ là trong tầm chiến lược


và sách lược nhằm ổn định và phát triển xã hội mà nó đại biểu.



Đương nhiên do những giới hạn lịch sử khách quan, mỗi giai


cấp thống trị ở mỗi thời kỳ lịch sử chỉ có thể đáp ứng và đảm


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Sự phát triển của lịch sử đã biện minh cho sức mạnh vô định của


nhu cầu về quyền và tự do của con người. Quyền với tính cách


là một nhu cầu độc lập đã tạo ra động lực mạnh mẽ trong hoạt


động của con người, đặc biệt được thể hiện trong lịnh vực chống


áp bức, xây dựng một xã hội công bằng và tự do hơn.


Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập tới quyền con người rất sớm,


người đã đặt nền móng lý luận và thực tiễn bằng việc khẳng


định quyền con người gắn liền với quyền dân tộc, với độc lập


chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ. Người đã chỉ ra rằng


quyền con người chỉ có thể có được bằng con đường đấu tranh


cách mạng chống áp bức, bóc lột của chủ nghĩa thực dân, giành


độc lập dân tộc và đoàn kết toàn dân xây dựng và bảo vệ tổ


quốc. Chỉ có như vậy thì các quyền cá nhân và quyền dân tộc



mới được bảo đảm bền vững.


Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người bắt nguồn sâu xa từ


lịch sử dân tộc, kế thừa có chọn lọc những tư tưởng nhân quyền


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Tây. Đặc biệt là vận dụng có sáng tạo tư tưởng giải phóng con


người và xã hội của Chủ nghĩa Mác-Lênin.


Dân tộc Việt Nam đã có lịch sử lâu dài về dựng nước và giữ


nước từ đó đã hình thành nên những truyền thống cao quý với


những bản sắc văn hóa của riêng mình.


Quy luật lịch sử lớn nhất của dân tộc Việt Nam là xây dựng đất


nước gắn liền với bảo vệ tổ quốc. Độc lập dân tộc là tiền đề cho


sự phát triển đất nước và quyền con người. Tư tưởng nhân


quyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng bắt nguồn từ những


truyền thống của dân tộc và được nâng cao khi tiếp nhận Chủ


nghĩa Mác-Lênin. Bên cạnh đó Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng


nghiên cứu và đánh giá cao thành tựu quyền con người của Cách



mạng tư sản Mỹ và Cách mạng tư sản Pháp, điều này đã được


thể hiện trong Tuyên ngôn độc lập do người soạn thảo và công


bố ngày 2/9/1945 khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng


hòa nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hồ Chí


Minh đã khẳng định một chân lý lớn của thời đại mới trong thế


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và


quyền tự do”. Đây là một khái quát mới mà Hồ Chí Minh, chính


Người thừa nhận, suy rộng ra từ câu mở đầu bất hủ của Tuyên


ngôn độc lập Hoa Kỳ năm 1776: “Tất cả mọi người đều sinh ra


bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền khơng ai có thể xâm


phạm được, trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền


được tự do và quyền được mưu cầu hạnh phúc”.


Là một nhà Mác xít-Lênin nít, Hồ Chí Minh đã thấu hiểu và vận


dụng sáng tạo những tư tưởng nhân quyền mang tính khoa học


và cách mạng nhân loại. Học thuyết Mác-Lênin cho rằng, các



quyền con người chỉ có được bằng con đường đấu tranh giải


phóng dân tộc và cải tạo xã hội. Hầu hết các phạm trù “dân


chủ”, “tự do”, “bình đẳng” dưới chế độ Tư bản chủ nghĩa đều bị


hạn chế bởi tình trạng bất bình đẳng về kinh tế. Mác cho rằng:


bình đẳng là một sản phẩm lịch sử, khơng có quyền bình đẳng


trừu tượng, muốn có bình đẳng thực sự, thì việc xóa bỏ đặc


quyền giai cấp là chưa đủ mà phải xóa bỏ bản thân giai cấp -


nguồn gốc sinh ra mọi sự bất bình đẳng. Và chỉ có một xã hội,


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

sự tự do của tất cả mỗi người - nói cách khác là trong xã hội


cộng sản, thì các quyền con người mới thật sự được đảm bảo,


con người mới được giải phóng hồn tồn. Điều đó khơng có


nghĩa phủ nhận những giá trị nhân quyền hiện đại mà là một sự


nhắc nhở những vấn đề có tính nguyên tắc trong việc đảm bảo


và thúc đẩy nhân quyền. Quyền con người khơng thể thốt ly


tính lịch sử và tính giai cấp.



Ở nước ta Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đầu tiên đề cập tới


khái niệm nhân quyền và dùng khái niệm nhân quyền trong các


lập luận đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, bảo vệ và bênh


vực nhân quyền của các dân tộc thuộc địa. Trong quá trình hoạt


động cách mạng, Người đã sớm giành lại ngọn cờ dân chủ nhân


quyền từ trong tay chủ nghĩa thực dân, xem những quyền đó là


lý tưởng, là bản chất của nhà nước ta. Một điểm nổi bật khác là


Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập tới quyền con người từ truyền


thống dân tộc từ đặc điểm của thời đại và con người hiện thực.


Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945 đã đánh dấu một kỷ nguyên


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

những đoàn thể ấy là tổ chức của dân, phấn đấu cho dân, bệnh


vực quyền của dân, liên lạc mật thiết nhân dân với Chính phủ.


Khi ai có điều gì oan ức, thì có thể do các đồn thể tố cáo lên


cấp trên. Đó là quyền dân chủ của tất cả công dân Việt Nam.


Đồng bào cần hiểu rõ và khéo dùng quyền ấy”.



Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về bảo vệ quyền con người,


đó là chỉnh đốn Đảng, chỉnh đốn hàng ngũ cán bộ trong bộ máy


nhà nước, chống quan liêu, tham nhũng, thối hóa biến chất của


hàng ngũ cán bộ Đảng và Nhà nước. Người cho rằng: “Thắng


lợi của Chủ nghĩa xã hội không thể tách rời với thắng lợi của


cuộc đấu tranh trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân”. Chủ tịch Hồ Chí


Minh đã sớm nhận thức nguy cơ này và xem cuộc đấu tranh


chống thối hóa trong hệ thống chính trị, duy trì mối quan hệ


mật thiết giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước chẳng những là


những điều kiện cơ bản nhất bảo đảm quyền con người mà còn


là điều kiện để duy trì chế độ xã hội chủ nghĩa.


Tóm lại: tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người hết sức


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

dân chủ của dân tộc ta, là sự tiếp thu những tư tưởng về quyền


con người tiến bộ của các nước phương Đông và các nước


phương Tây. Đặc biệt tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con



người là sự vận dụng và phát triển một cách có sáng tạo tư


tưởng của Các Mác, Ph Ănghen và V.I Lênin về sự nghiệp giải


phóng triệt để đối với giai cấp công nhân, nhân dân lao động,


các dân tộc bị áp bức và mọi sự tha hóa đối với con người. Bởi


vậy có thể nói tư tưởng đó là một trong những tư tưởng tiên tiến


nhất của thời đại và tư tưởng đó vẫn cịn ngun giá trị đối với


</div>

<!--links-->

×