Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Gián án Day hat - Chau yeu co chu cong nhan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.16 KB, 2 trang )

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Thứ ngày tháng 12 năm 2010
Hoạt động: Dạy hát “Cháu yêu cô chú công nhân”
1. Hoạt động đón trẻ/thể dục buổi sáng:
- Cô đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ để đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.
- Cho trẻ xem tranh về công việc của các cô chú công nhân.
- Thể dục sáng tập các động tác theo nhạc bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân”
2. Hoạt động học:
2.1 Mục đích yêu cầu:
- Trẻ thuộc bài hát, hát đúng giai điệu bài hát, vận động nhịp nhàng theo bài hát.
- Rèn kỹ năng hát to, rõ lời, khả năng thể hiện tình cảm theo nhịp bài hát
- Trẻ biết kính trọng và biết ơn các cô chú công nhân.
2.2 Chuẩn bị:
- Trống lắc
- Máy + đĩa nhạc bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân”
- Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động góc.
2.3 Tiến trình hoạt động:
a) Hoạt động mở đầu:
- Cô đặt câu đố : Ai làm từ sáng sớm
Với vôi cát xi măng
Với gạch đá lổn cổn
Thành những ngôi nhà cao – Đố các con là ai nào?
- Ngoài những công việc trên, các cô chú công nhân còn làm gì nữa nào?
- Cô mời một vài trẻ trả lời. Bạn nào có ý kiến khác?
b) Hoạt động trọng tâm:
HĐ1: Cô hát cho trẻ nghe bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân”thể hiện sắc thái
tình cảm của bài hát.
- Các con nghe giai điệu của bài hát như thế nào?
- Hôm nay cô sẽ dạy cho các con hát thuộc bài hát này, các con có đồng ý không?
HĐ2: Cô dạy trẻ hát thể hiện qua giọng hát, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ. Cô có thể
chia bài hát thành từng câu hoặc từng đoạn ngắn, dạy trẻ hát nối tiếp từng câu, từ


đầu đến hết bài hát.
- Các con vừa hát bài hát gì? Do ai sáng tác?
- Trẻ hát và nhún theo nhạc bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân”
- Trong mỗi đoạn, nếu có câu nào trẻ hát sai, cô có thể cho trẻ đọc lại lời, hát mẫu
lại, hướng cho trẻ hát đúng.
- Khi trẻ đã hát đúng, cô có thể cho trẻ hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu chậm hoặc
bước nhún theo nhịp bài hát .
- Trẻ hát luân phiên giữa các tổ, nhóm trẻ hát và vận động.
HĐ3: Hát nghe:
- Cô hát cho trẻ nghe bài “Ru em”- Dân ca Xê Đăng
- Cô múa phụ họa và cho trẻ múa theo
HĐ4: Trò chơi âm nhạc: Ô cửa bí mật
- Cô phổ biến cách chơi, luật chơi cho trẻ.
c) Kết thúc hoạt động:
- Trẻ hát bài “Cháu yêu cô chú công nhân”
3. Hoạt động ngoài trời:
- Cô cho trẻ ra sân hít thở không khí trong lành, quan sát thời tiết, lắng nhe các âm
thanh khác nhau ở sân chơi.
- TCVĐ: Bịt mắt bắt dê (Cô phổ biến luật chơi, cách chơi cho trẻ)
- Cho trẻ chơi tự do – Cô quan sát theo dõi trẻ.
4. Hoạt động chơi các góc:
- Góc đóng vai: bán hàng, cô giáo, bác sĩ
- Góc tạo hình: Chơi tô màu, cắt, xé dán làm đồ chơi về một số đồ dùng, dụng cụ
của một số nghề.
- Chơi xây dựng trường học của bé.
5. Hoạt động chiều:
- Cho trẻ hoàn thành các bài tập trong chương trình.
- Chơi tự do ở các góc
* Đánh giá cuối ngày:
………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

×