Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Duyên Dáng ngày Khai trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.45 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Những bản án kỳ lạ - oan sai - Chánh tòa dân sự của cấp Tỉnh , phó </b>



<b>chánh án Tịa cấp Tỉnh cũng... “Nhúng chàm”!</b>



Thứ năm, 07/01/2010 07:12


Chánh án TANDTP Đà Lạt đã không được tái bổ nhiệm chức vụ thẩm phán


(CATP) Ngày 31-12-2009, Báo Cơng an TP. Hồ Chí Minh có bài thông tin tiếp về những sai phạm trong các
bản án oan sai, trái pháp luật của thẩm phán Phan Thị Lệ Thủy (Tòa dân sự TAND tỉnh Lâm Đồng). Bài báo
đã dẫn lời ông Phạm Huy Thận - Cục trưởng Cục Điều tra VKSND tối cao trả lời báo Cơng an TP. Hồ Chí
Minh là đang xem xét tội danh lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ của thẩm phán Phan Thị
Lệ Thủy và khẳng định có dấu hiệu tội phạm; Cục Điều tra đang tiến hành làm rõ thêm những hành vi khác
của một số thẩm phán của TAND tỉnh Lâm Đồng.


<b>COI THƯỜNG PHÁP LUẬT</b>


<i>Vợ chồng ơng Nguyễn Xí</i>


Ngay trong buổi sáng Báo CATP phát hành, chúng tôi tiếp tục nhận được nhiều sự phản hồi của bạn đọc, các
cán bộ ngành tư pháp và nạn nhân của các thẩm phán này. Với các thơng tin, tài liệu có được, chúng tôi
khẳng định, những sai phạm của các thẩm phán này có hệ thống, là sai phạm của một nhóm người. Họ xử án
mà khơng tơn trọng chứng cứ, không tôn trọng sự thật khách quan.


Ngày 15-5-2009, sau khi Báo Cơng an TP. Hồ Chí Minh đăng bài phỏng vấn ơng Lê Thanh Phong - Phó Bí
thư Thường trực Tỉnh ủy tỉnh Lâm Đồng, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh về những sai phạm của thẩm
phán Thủy thì ngay chiều đó, đích thân ơng Chánh án TAND tỉnh Lâm Đồng Bùi Thanh Long đã điện thoại
trực tiếp với phóng viên, hẹn làm việc vào ngày 18-5-2009. Chính trong buổi tiếp xúc này, trả lời câu hỏi của
chúng tôi về việc chỉ riêng thẩm phán Thủy trong năm 2008 có đến 22 bản án bị hủy, bị kháng cáo thì cịn đâu
là sự nghiêm minh của luật pháp, ơng Long nói: “Việc TAND tối cao hủy án hay bản án bị kháng (VKS kháng
nghị, đương sự kháng cáo - PV) là chuyện bình thường. Án bị hủy hay giám đốc thẩm chưa chắc đã đúng! Án


xử sai nhiều khi do yếu tố khách quan”. Ơng Long cịn đề nghị chúng tơi đừng vội phản ánh trên báo, ông sẽ
gửi công văn trả lời đầy đủ, nhưng chờ mãi không thấy ông thực hiện lời hứa.


Có lẽ chính vì suy nghĩ theo kiểu “bật đèn xanh” cho cấp dưới của người đứng đầu ngành tòa án tỉnh Lâm
Đồng Bùi Thanh Long, mà các thẩm phán Văn Thị Xin, Phan Minh Dũng và Phạm Đình Long - Phó Chánh án
TANDTP Đà Lạt cùng đi theo “vết xe đổ” của thẩm phán Thủy. Nhiều bản án sau hai cấp sơ thẩm, phúc thẩm
tại TANDTP Đà Lạt và Lâm Đồng xét xử oan sai, bị TAND tối cao tuyên hủy, trả hồ sơ yêu cầu xét xử lại,
nhưng vẫn bị các thẩm phán này tuyên... y án!?


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

chỉ đạo của cấp trên, thẩm phán Dũng tuyên y án! Cơ sở và lý do tuyên án của hai thẩm phán này đang được
Cục Điều tra của VKSND tối cao điều tra.


<b>TRẮNG TRỢN BÊNH VỰC CHO HÀNH VI LỪA ĐẢO</b>


Thẩm phán Văn Thị Xin còn ngồi ở một vụ án khiến dư luận và người trong cuộc phẫn nộ khi suốt năm năm
trời họ phải vác đơn cầu khẩn các cấp xem xét lại bản án đầy oan trái do TAND hai cấp xét xử. Kết cục là vì
quá uất ức, người chồng của nguyên đơn mới ngoài 40 tuổi đã đổ bệnh mà chết. Trước cái chết oan ức của
người con rể, bố vợ anh đã vác đơn kiện cả ông Chánh án TAND tỉnh và ơng Phạm Đình Long - Phó Chánh
án TANDTP Đà Lạt - Chủ tọa xét xử sơ thẩm cố tình ra bản án trái luật lại cịn địi người bị hại bãi nại cho cán
bộ tồ án có hành vi lừa đảo. Cuối cùng chân lý đã thuộc về lẽ phải.


Ông Nguyễn Văn Lộc (72 tuổi, trú phường 8 - Đà Lạt) tìm đến chúng tơi trình bày oan ức của gia đình ơng.
Liên quan đến vụ án này cịn có Nguyễn Tấn Thanh - ngun thư ký Tồ dân sự TAND tỉnh này đã có hành vi
lừa đảo nhưng sau đó chỉ bị kỷ luật buộc thơi việc rồi về TP. Hồ Chí Minh hành nghề luật sư.


Vụ án tóm tắt như sau: Vợ chồng anh Vũ Bá Trọng, chị Nguyễn Thị Kim Anh (con gái ông Lộc, cùng trú
phường 8 - Đà Lạt) có mảnh đất rộng gần 7.000m2 và một căn nhà tọa lạc trên đó, cần bán. Tháng 8-2002,
Nguyễn Tấn Thanh - khi đó là thư ký tồ dân sự - đã đưa một cặp vợ chồng từ Khánh Hoà đến mua đất với
giá 1,37 tỷ đồng, đặt cọc trước 500 triệu đồng. Thanh nhận làm thủ tục mua bán với điều kiện phải được phía
vợ chồng anh Trọng chi 20 triệu đồng tiền “cò”. Thế nhưng, sau đó Thanh đã câu kết với cặp vợ chồng lừa


đảo dùng giấy tờ nhà đất của gia đình anh Trọng sang nhượng toàn bộ tài sản của anh cho một người khác
với giá 2,8 tỷ đồng và “xù” ln số tiền cịn lại là 870 triệu. Việc làm sổ đỏ sang tên trước bạ này có sự nhúng
tay của cán bộ địa chính phường 8 - TP. Đà Lạt. Người này sau đó đã bị đuổi việc, còn vợ chồng anh Trọng
mòn mỏi theo đuổi vụ kiện. TANDTP Đà Lạt do thẩm phán Phạm Đình Long - Phó Chánh án - làm chủ tọa xử
sơ thẩm đã bênh vực những kẻ lừa đảo, tuyên vợ chồng anh Trọng thua kiện. Tiếp đến, phúc thẩm toà dân
sự tỉnh do thẩm phán Nguyễn Thanh Hải (bị truy tố trong vụ thẩm phán, luật sư “chạy án”) làm chủ toạ, thẩm
phán Văn Thị Xin ngồi bên, đã y án công nhận hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ của vợ chồng anh Trọng đã
hoàn thành và phải chịu mất số tiền cùng mảnh đất, nhà trên!?


Dù nhiều lần làm đơn kêu oan gửi ông Chánh án TAND tỉnh Bùi Thanh Long “đèn trời soi xét”, nhưng ông
Long vẫn nhất mực cùng chung “quan điểm” với các thuộc cấp và ký các văn bản trả lời đương sự kiểu vịng
vo, nguỵ biện, đẩy gia đình ông Lộc suốt nhiều năm trong tình cảnh khốn cùng.


Bản án sau đó đã được TAND tối cao tuyên hủy. Để tìm được cơng lý, gia đình ơng Lộc đã phải đánh đổi
bằng một cái giá quá đắt là chính sinh mạng của người trong cuộc. Vụ án oan trái này khiến nhiều người
phẫn nộ vì luật pháp đã bị những thẩm phán này làm sai lệch, bóp méo sự thật.


Khơng thể kể hết những vụ án bị các thẩm phán “có vấn đề” này cố tình xử oan sai, nhưng qua 48 vụ án bị
hủy, VKS kháng nghị từ năm 2006 đến nay tại TAND tỉnh Lâm Đồng và TP. Đà Lạt, rõ ràng hệ thống toà dân
sự tỉnh này suốt nhiều năm cứ ngang nhiên ra những bản án trái pháp luật, thách thức dư luận và ngành
chức năng.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×