Tải bản đầy đủ (.pdf) (186 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò giới trong gia đình các hộ nhập cư theo cộng đồng (nghiên cứu trường hợp xã bình giả và xuân sơn, huyện châu đức, tỉnh bà rịa vũng tàu)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 186 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

*******

*******

NGUYỄN THỊ HỒNG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VAI
TRỊ GIỚI TRONG GIA ĐÌNH CÁC HỘ
NHẬP CƯ THEO CỘNG ĐỒNG
(Nghiên cứu trường hợp xã Bình Giả và Xuân Sơn, huyện Châu
Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)

LUẬN VĂN THẠC SỸ XÃ HỘI HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2009

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

*******

*******

NGUYỄN THỊ HỒNG


CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VAI
TRỊ GIỚI TRONG GIA ĐÌNH CÁC HỘ
NHẬP CƯ THEO CỘNG ĐỒNG
(Nghiên cứu trường hợp xã Bình Giã và Xuân Sơn, huyện Châu
Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu)

CHUYÊN NGÀNH: XÃ HỘI HỌC
MÃ SỐ: 60.31.30

LUẬN VĂN THẠC SỸ XÃ HỘI HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS TS TRẦN THỊ KIM XUYẾN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2009

2


LỜI CẢM ƠN

Trong qúa trình học tập và nghiên cứu theo chương trình đào tạo Cao
học Xã hội học tại Khoa Xã hội học, Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và
Nhân Văn TPHCM, tôi đã học hỏi được rất nhiều kiến thức do qúy Thầy Cô
truyền đạt. Xin chân thành cám ơn qúy Thầy Cơ đã tận tình giảng dạy và
truyền đạt kiến thức cho chúng tôi.
Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến Ban chủ nhiệm Khoa Xã hội
học, phòng Sau đại học, Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn
TPHCM và qúy Thầy Cô trong khoa đã tạo điều kiện về mặt thời gian cho
tơi trong suốt qúa trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp.

Với lịng biết ơn sâu sắc, tơi xin gửi lời tri ân đến giáo viên hướng dẫn
PGS TS Trần Thị Kim Xuyến, đã hướng dẫn tôi trong thời gian tôi học tập
và thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Đồng thời, trong qúa trình viết luận
văn, tác giả cũng tham khảo ý kiến và nhận được sự góp ý nhiệt tình từ PGS
TS Nguyễn Hữu Minh, PGS TS Phạm Văn Bích, TS Văn Thị Ngọc Lan và
ThS Trần Đan Tâm. Xin cám ơn qúy Thầy Cô.
Xin gửi lời cám ơn chân thành đến linh mục Ngơ Sĩ Đình, OP. Linh
mục Ngô Kỉ, linh mục Nguyễn Văn Huân, gia đình và người thân, đặc biệt là

3


người thân tại hai xã Bình Giã và Xuân Sơn đã giúp đỡ và tạo điều kiện
thuận lợi cho con trong thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Xin cám ơn các học viên cao học Xã hội học khóa 2005, đặc biệt là
ThS Nguyễn Huy Hường, Nguyễn Hồng Thủy, nhóm sinh viên Xã hội học
khóa 2003-2007 và chính quyền địa phương hai xã Bình Giã và Xuân Sơn đã
hỗ trợ tơi trong thời gian khảo sát và hồn thành luận văn tốt nghiệp.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 09 năm 2009
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hồng

4


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp này là cơng trình nghiên cứu
của riêng tơi. Dữ liệu nghiên cứu và kết qủa nêu trong luận văn chưa từng

được cơng bố trong bất kỳ một cơng trình nghiên cứu khoa học nào khác.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 09 năm 2009
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hồng

5


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
STT

NỘI DUNG

TRANG

BẢNG
1

Hoạt động sản xuất tạo thu nhập cho gia đình.

54

2

Mức đóng góp của các thành viên vào kinh tế gia đình.

58


3

Quan niệm “Người phụ nữ cũng cần và có thể đóng góp thu

58

nhập cho gia đình”.
4

Mức độ quyết định về sản xuất làm ăn, mua bán, xây dựng,

59

sửa chữa nhà cửa và mua các đồ dùng đắt tiền.
5

Mức độ quyết định về nghề nghiệp của chồng và nghề

65

nghiệp của vợ.
6

Người quyết định vay tiền.

65

7

Người quyết định sử dụng số tiền vay.


66

8

Người sử dụng số tiền vay tốt nhất.

66

9

Trình độ học vấn và người quyết định vay tiền.

68

10

Trình độ học vấn và người quyết định sử dụng số tiền vay.

69

11

Trình độ học vấn và người sử dụng số tiền vay tốt nhất.

69

12

Hoạt động tái sản xuất của người chồng và người vợ.


71

13

Mối tương quan giữa nhóm nghề chính và cơng việc đi chợ.

75

14

Mối tương quan giữa nhóm nghề chính và cơng việc nấu

76

cơm.
15

Giới tính và quan niệm về cơng việc nội trợ của người phụ

82

nữ.
16

Trình độ học vấn và quan niệm về công việc nội trợ của
người phụ nữ.

6


82


17

Giới tính và quan niệm về sự chia sẻ của người chồng trong

83

cơng việc gia đình.
18

Giới tính và quan niệm “Khơng ai có thể thay thế được

84

người phụ nữ trong việc giáo dục con cái”.
19

Giới tính và quan niệm “Cả cha và mẹ đều có nghĩa vụ và

84

trách nhiệm trong việc chăm sóc con cái”.
20

Người quyết định việc chi tiêu hằng ngày.

85


21

Người quyết định một số việc liên quan đến con cái.

86

22

Người quyết định việc theo đạo của con dâu, con rể tương

88

lai.
23

Người quyết định việc giúp đỡ gia đình bên chồng/bên vợ.

89

24

Mức độ tham gia của vợ/chồng trong hoạt động cộng đồng.

91

25

Người tham gia các khóa tập huấn.

94


26

Quan niệm về “Người phụ nữ có thể tham gia như nam giới

96

một cách bình đẳng”.
27

Người quyết định cơng việc liên quan đến chính quyền.

100

28

Người quyết định cơng việc liên quan đến lễ lạt, tang ma,

101

giỗ chạp và các việc khác.
29

Những người cho vay mượn tiền

103

30

Người giúp đỡ khi ốm đau.


105

31

Người giúp đỡ khi gia đình có việc hiếu hỉ, đột xuất.

106

7


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NCTH

: Nghiên cứu trường hợp

PVS

: Phỏng vấn sâu

TLN

: Thảo luận nhóm

XHH

: Xã hội học

LĐTB&XH


: Lao động Thương binh và Xã hội

THCN

: Trung học chuyên nghiệp

CĐ-ĐH

: Cao đẳng – Đại học

8


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................ 12
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................... 13
2. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu..................................... 15
2.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................... 15
2.2. Khách thể nghiên cứu ........................................................................ 15
2.3. Phạm vi nghiên cứu............................................................................ 15
2.3.1. Về mặt không gian: ......................................................................... 15
2.3.2. Về mặt thời gian:............................................................................. 15
3. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................. 16
4. Nội dung nghiên cứu:............................................................................ 16
5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 17
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ................................................................. 21
7. Thuận lợi và khó khăn.......................................................................... 22
8. Kết cấu của luận văn............................................................................. 23
PHẦN NỘI DUNG .................................................................................... 25

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN............ 26
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ...................................................... 26
1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài................................. 38
1.2.1. Khái niệm Giới. ............................................................................... 38
1.2.2. Vai trò giới. ...................................................................................... 38
1.2.3. Bình đẳng giới.................................................................................. 41
1.2.4. Gia đình, hộ gia đình và hộ gia đình nhập cư theo cộng đồng. .. 45
1.2.5. Phân công lao động theo giới. ........................................................ 46
1.2.6. Mạng lưới xã hội.............................................................................. 47
1.3. Lý thuyết áp dụng trong đề tài ......................................................... 48

9


1.3.1. Thuyết nữ quyền tự do. .................................................................. 48
1.3.2. Lý thuyết Xã hội hóa giới. .............................................................. 49
1.3.3. Lý thuyết vai trị giới....................................................................... 50
1.3.4. Lý thuyết chức năng giới. .............................................................. 51
1.4. Giả thuyết nghiên cứu........................................................................ 53
1.5. Mơ hình khung phân tích .................................................................. 54
CHƯƠNG 2: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VAI TRÒ GIỚI
TRONG GIA ĐÌNH CÁC HỘ NHẬP CƯ THEO CỘNG ĐỒNG....... 55
2.1. Mơ tả địa bàn nghiên cứu.................................................................. 55
2.1.1. Xã Bình Giã ..................................................................................... 55
2.1.2. Xã Xuân Sơn .................................................................................... 58
2.2. Vai trò giới trong gia đình các hộ nhập cư theo cộng đồng. .......... 61
2.2.1. Vai trò của vợ chồng trong hoạt động sản xuất và các yếu tố
ảnh hưởng. ................................................................................................. 61
2.2.1.1. Thực trạng về phân công lao động giữa vợ và chồng trong
hoạt động sản xuất. ................................................................................... 61

2.2.1.2. Quyền quyết định các việc quan trọng trong gia đình. ............ 67
2.2.2. Vai trò của vợ chồng trong họat động tái sản xuất và các yếu tố
ảnh hưởng. ................................................................................................. 79
2.2.2.1. Biểu hiện về vai trò của vợ và chồng trong hoạt động tái sản
xuất. ............................................................................................................ 79
2.2.2.2. Quyền quyết định của vợ chồng đối với các việc liên quan đến
hoạt động tái sản xuất. .............................................................................. 93
2.2.3 Vai trò của vợ chồng trong họat động cộng đồng và các yếu tố
ảnh hưởng. ................................................................................................. 98
2.2.3.1. Vai trò của vợ và chồng trong hoạt động cộng đồng. ............... 98

10


2.2.3.2. Quyền quyết định của vợ chồng đối với những việc liên quan
đến chính quyền, cộng đồng. .................................................................. 107
PHẦN KẾT LUẬN.................................................................................. 121
1. Kết luận ................................................................................................ 122
2. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo. ......................... 124
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH...........................................................126
PHỤ LỤC ................................................................................................. 131
Phụ lục 1. Bảng hỏi.................................................................................. 132
Phụ lục 2. Bảng số liệu…………………………………………………..143
Phụ lục 3. Hướng dẫn thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu……………….....174

11


PHẦN MỞ ĐẦU


12


1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, phạm trù Giới và Gia đình ngày càng được
nhiều ngành khoa học quan tâm, đặc biệt là các ngành thuộc lĩnh vực khoa
học xã hội.
Theo đánh giá của Liên hiệp quốc, Việt Nam là nước có các vai trị giới
đang ở trong giai đoạn qúa độ. So với các nước trên thế giới và so với chỉ số
phát triển con người, nước ta xếp loại khá về chỉ số phát triển giới (GDI).
Năm 2004, chỉ số phát triển con người của Việt Nam là 0,709 xếp thứ 109,
chỉ số phát triển giới là 0,708 xếp thứ 80 trên 177 nước xếp hạng [2, tr.9].
Song bất bình đẳng về giới vẫn còn phổ biến ở nhiều lĩnh vực, quyền quyết
định những việc quan trọng trong gia đình cũng như tiếng nói và cơ hội tiếp
cận các nguồn lực trong cộng đồng của người phụ nữ còn nhiều hạn chế,
nhất là trong bối cảnh xã hội nơng thơn ngày nay.
Vấn đề bình đẳng giới trong xã hội Việt Nam nói chung và trong khn
khổ gia đình Việt Nam nói riêng cũng gặp phải những thách thức mới. Trong
khi điều kiện kinh tế đang thay đổi nhanh chóng thì các giá trị văn hóa liên
quan đến vai trị giới dường như thay đổi rất chậm. Mặc dù phụ nữ Việt Nam
tham gia tích cực vào lực lượng lao động nhưng vẫn còn tồn tại những bất
bình đẳng đáng kể về tiếp cận các cơ hội kinh tế, thu nhập, loại hình nghề
nghiệp/cơng việc, những bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục và đào tạo,
các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, qúa trình ra quyết định,... Điều đó cũng có
nghĩa là các thành qủa của phát triển chưa được phân chia bình đẳng giữa
nam và nữ [3, tr.11].
Ở cấp độ gia đình, sự phân cơng lao động bất bình đẳng trong chia sẻ
việc nhà, chăm sóc con cái và các thành viên khác trong gia đình, cũng như
sự bất bình đẳng trong cơ hội tiếp cận giáo dục giữa con trai và con gái,... là
những vấn đề rất đáng được quan tâm dưới góc độ giới. Đó cũng là những


13


vấn đề đang đặt ra đối với sự phát triển của gia đình Việt Nam, với vai trị là
tác nhân quan trọng cho sự ổn định và phát triển của xã hội [3, tr.11].
Đặc trưng phân cơng vai trị giới truyền thống trong gia đình là người
chồng giữ vai trị trụ cột về kinh tế và người vợ làm những công việc nội trợ.
Một trong những lĩnh vực chủ yếu cịn tồn tại bất bình đẳng về giới là cơng
việc nội trợ. Người phụ nữ thường làm công việc nội trợ nhiều hơn gấp hai
lần nam giới. Vấn đề này không những làm mất thời gian nghỉ ngơi của phụ
nữ mà còn hạn chế cả thời gian họ tham gia vào các hoạt động sản xuất, đào
tạo và các lớp bồi dưỡng kiến thức [36, tr.54].
Phân công lao động theo giới theo kiểu truyền thống dẫn đến hạ thấp
vai trò và địa vị của người phụ nữ và đó là một trong những cơ sở căn bản
tạo nên sự bất bình đẳng nam nữ mang tính phổ biến của lịch sử phát triển
nhân loại. Thông qua sự phân công lao động theo giới trong gia đình có thể
thu nhận thơng tin về cơng cuộc giải phóng phụ nữ được thực hiện như thế
nào trong các gia đình, cũng như gia đình có thể tác động như thế nào đến sự
phát triển của phụ nữ [36, tr.54].
Với mong muốn tìm hiểu rõ hơn về vai trò của người vợ, người chồng
trong gia đình các hộ nhập cư theo cộng đồng và các yếu tố ảnh hưởng đến
vai trò giới trong các gia đình này, những biểu hiện về vai trị giới trong
cộng đồng nhập cư này có gì khác biệt so với các nghiên cứu về giới trước
đây. Đồng thời, tác giả luận văn cũng muốn tìm hiểu sự phân cơng lao động
trong gia đình, quyền quyết định các việc quan trọng trong gia đình, cơ hội
tiếp cận các nguồn lực, quyền hạn và tiếng nói của mỗi giới trong cộng đồng
này như thế nào? Liệu có sự khác biệt nào về vai trò giới giữa cộng đồng mà
đa phần người dân theo đạo Công giáo so với các cộng đồng khác hay
không?


14


Đó là những lý do thúc đẩy tơi chọn đề tài “Các yếu tố tác động đến
vai trò giới trong gia đình các hộ nhập cư theo cộng đồng” (NCTH xã
Bình Giã và Xuân Sơn, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu).
2. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
Luận văn được phân tích dựa trên nguồn dữ liệu đợt thực tập thực tế
của sinh viên hệ chính quy ngành Xã hội học khóa 2003 – 2007 do khoa Xã
hội học trường ĐHKHXH&NV TPHCM thực hiện với đề tài “cơ cấu hộ gia
đình nhập cư theo cộng đồng” tại hai xã Bình Giã và Xuân Sơn, huyện
Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Trong đó, tác giả có tham gia xây dựng
nội dung và hướng dẫn sinh viên đi thực tập thực tế tại địa bàn này.
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò
giới trong gia đình thể hiện qua vai trị của người vợ và người chồng trong
gia đình các hộ nhập cư theo cộng đồng.

2.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của đề tài là những người vợ và người chồng trong
gia đình các hộ nhập cư theo cộng đồng.

2.3. Phạm vi nghiên cứu
2.3.1. Về mặt không gian: Đề tài thực hiện tại hai xã Bình Giã và Xuân
Sơn, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
2.3.2. Về mặt thời gian: từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2007: xây dựng nội
dung và tiến hành thu thập thông tin tại địa bàn.

15



3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu tổng quát:
Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò giới trong gia đình các hộ
nhập cư theo cộng đồng tại hai xã Bình Giã và Xuân Sơn, huyện Châu Đức,
tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

3.2. Mục tiêu cụ thể:
Để đạt được mục tiêu tổng quát trên, đề tài sẽ tìm hiểu thực trạng các
biểu hiện về vai trị giới trong gia đình các hộ gia đình nhập cư theo cộng
đồng. Đồng thời tìm hiểu các yếu tố liên quan đến việc phân công lao động,
quyền quyết định những việc quan trọng trong gia đình, vai trị của đồn thể,
tơn giáo và mạng lưới xã hội đã ảnh hưởng như thế nào đến vai trị của nam
và nữ trong gia đình các hộ nhập cư theo cộng đồng tại hai xã nêu trên.

4. Nội dung nghiên cứu:
Để thực hiện được mục tiêu đã đề ra ở trên, đề tài luận văn sẽ tập trung
giải quyết các nội dung sau đây:
-

Tìm hiểu bối cảnh kinh tế – văn hóa – xã hội của hai xã Bình

Giã và Xn Sơn.
-

Mơ tả các biểu hiện của vai trị giới trong gia đình của các hộ

nhập cư theo cộng đồng.
-


Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến vai trị giới trong gia đình

thể hiện qua các hoạt động như sau:
 Hoạt động sản xuất.
 Hoạt động tái sản xuất.
 Hoạt động cộng đồng.

16


-

Thơng qua đó để hiểu thêm về vấn đề bình đẳng giới được thể

hiện qua quyền hạn, nguồn lực và tiếng nói của mỗi giới trong gia đình và
trong cộng đồng.
Như vậy, những nội dung đề tài quan tâm tìm hiểu nhằm trả lời cho
một số câu hỏi nghiên cứu như sau:
4.1. Bối cảnh kinh tế - văn hóa – xã hội của hai xã Bình Giã và Xn
Sơn có ảnh hưởng như thế nào đến vai trò giới trong gia đình các hộ nhập cư
theo cộng đồng?
4.2. Vai trị giới trong gia đình tại địa bàn hai xã nêu trên biểu hiện
như thế nào?
4.3. Yếu tố nào ảnh hưởng đến vai trị giới trong gia đình? Cách thức
phân cơng lao động giữa người vợ và người chồng có gì khác biệt? Ai là
người có quyền quyết định những việc quan trọng trong gia đình? Quyền
hạn của mỗi giới được thể hiện như thế nào?
4.4. Người phụ nữ trong cộng đồng nơng thơn này có cơ hội tiếp cận
các nguồn lực và tham gia các hoạt động trong cộng đồng hay khơng? Tiếng

nói của mỗi giới thể hiện trong gia đình và cộng đồng này như thế nào?
4.5. Mạng lưới xã hội, các đồn thể xã hội – tơn giáo tại địa phương
có ảnh hưởng như thế nào đối với gia đình các hộ nhập cư theo cộng đồng?

5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn áp dụng một số phương pháp thu thập thông tin sau đây:
5.1 . Phương pháp thu thập và phân tích tư liệu sẵn có:
Tổng quan tư liệu thu thập được từ sách, tạp chí, các cuộc nghiên cứu
liên quan đến đề tài này.
Tổng hợp và phân tích các số liệu thống kê, bảng hỏi xã và các văn
bản báo cáo tổng kết của hai xã Bình Giã và Xuân Sơn.

17


5.2. Phương pháp định tính:
5.2.1. Phỏng vấn sâu bán cấu trúc
Luận văn đã sử dụng 20 biên bản gỡ băng phỏng vấn sâu bán cấu trúc
(trong tổng số 64 cuộc phỏng vấn sâu tại hai xã Bình Giã và Xuân Sơn). Cụ
thể như sau:
STT Biên bản gỡ

Tuổi

băng số

Giới

TĐHV


tính

Nghề

Q

nghiệp

qn

a. Xã Bình Giã
1

24

50

nam

12

Làm rẫy

Nghệ
An

2

42


59

nữ

0

Nội trợ

KonTum

3

43

31

nam

10

Làm rẫy

Hà Tĩnh

4

44

34


nam

3

Làm rẫy

Hà Tĩnh

5

45

35

nữ

9

Làm rẫy

Hà Tĩnh

6

49

57

nữ


8

Nội trợ

Nghệ
An

7

52

43

nam

9

Làm rẫy

Nghệ
An

8

54

64

nam


10

Làm rẫy

Hà Tĩnh

9

59

47

nam

12

Cán bộ

Nam

tư pháp

Định

PCT hội

Nghệ

phụ nữ


An

10

60

48

nữ

11


11

64

68

nam

18

12

Linh

Quảng

mục


Bình


b. Xã Xn Sơn
1

11

57

nam

12

khơng

Ninh
Bình

2

12

27

nữ

7


Làm rẫy

Quảng
Nam

3

13

34

nữ

10

Làm rẫy

Hà Tĩnh

4

14

33

nữ

7

Bn


Hải

bán

Hưng

5

15

52

nam

9

Làm rẫy

Hà Tĩnh

6

17

41

nam

10


Làm rẫy

Quảng
Nam

7

25

57

nam

10

Làm rẫy

Hà Tĩnh

8

29

35

nam

12


Cán bộ

Nam

tư pháp

Định

Linh

Hải

mục

Dương

9

32

52

nam

12

5.2.2. Thảo luận nhóm tập trung
Luận văn sử dụng 13 biên bản gỡ băng thảo luận nhóm thực hiện tại
các ấp thuộc hai xã Bình Giã và Xuân Sơn) theo các tiêu chí như sau:
STT


Biên bản

Đặc điểm nhóm

Nhóm

gỡ băng số
a. Xã Bình Giã
1

1

Nam nữ

Nhập cư trước 1975

2

2

Nam nữ

Nhập cư sau 1975 và trước 1986

3

3

Nữ


Nhập cư sau 1986

19


4

4

Nam

Kết hôn dưới 10 năm

5

5

Nữ

Kết hôn dưới 20 năm

6

6

Nam nữ

Kết hôn trên dưới 30 năm


b. Xã Xuân Sơn
1

1

Nam nữ

Nhập cư trước 1975

2

2

Nam nữ

Nhập cư sau 1975 và trước 1986

3

3

Nữ

Nhập cư sau 1986

4

4

Nam


Nhập cư sau 1986

5

5

Nam

Kết hôn dưới 10 năm

6

6

Nữ

Kết hôn dưới 20 năm

7

7

Nam nữ

5.3.

Kết hôn trên dưới 30 năm

Phương pháp định lượng:

Luận văn sử dụng dữ liệu thô của đề tài “cơ cấu hộ gia đình nhập cư

theo cộng đồng” với data nhập liệu 658 bảng hỏi hộ gia đình thuộc hai xã
Bình Giã và Xuân Sơn; xử lý một số nội dung liên quan đến vai trò giới
trong gia đình các hộ nhập cư theo cộng đồng thuộc hai xã nêu trên bằng
chương trình Excel và phần mềm SPSS.
Về phương pháp chọn mẫu: mẫu nghiên cứu được chọn theo cách
chọn xác suất, loại mẫu hệ thống. Đơn vị thu thập và phân tích thơng tin là
các cá nhân người vợ và người chồng trong gia đình các hộ nhập cư theo
cộng đồng.
Người trả lời bảng hỏi là người đại diện hộ gia đình nhập cư: chủ hộ
hoặc vợ/chồng chủ hộ được phỏng vấn là người nhập cư (hoặc có cha/mẹ là
người nhập cư), am hiểu lịch sử gia đình.
Khung mẫu được sử dụng dựa vào danh sách các hộ gia đình nhập cư
tại hai xã Bình Giã và Xuân Sơn, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

20


5.4.

Cách thức trình bày kết qủa nghiên cứu :
- Tác giả luận văn nêu vấn đề cần phân tích.
- Kế đến, tác giả trình bày dữ liệu định lượng bằng các bảng biểu
và phân tích dữ liệu định lượng.
- Tiếp theo, tác giả trích dẫn các thơng tin định tính (thảo luận
nhóm, phỏng vấn sâu) nhằm bổ sung, giải thích thêm cho dữ liệu
định lượng.
- Đồng thời, tác giả kết hợp với quan điểm của người nghiên cứu
và vận dụng lý thuyết để làm rõ các vấn đề liên quan.

- Sau đó, tác giả đưa ra các nhận định, đối chiếu với giả thuyết và
các nghiên cứu trước đó.
- Cuối cùng là phần bàn luận của tác giả và kết luận từng vấn đề.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Kết qủa nghiên cứu của luận văn nhằm đóng góp phần nào cho hệ thống
lý luận và phương pháp luận về vấn đề Giới.
Vận dụng một số lý thuyết xã hội học, lý thuyết Giới vào nghiên cứu vai
trò giới trong các hộ gia đình nhập cư theo cộng đồng.
Hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò giới trong các hộ gia đình ở
nơng thơn ngày nay, đặc biệt là hai xã Bình Giã và Xn Sơn.
Góp phần làm phong phú hơn nguồn tư liệu phục vụ cho hoạt động học
tập và nghiên cứu khoa học.
Thông qua đề tài nghiên cứu này, tơi có thể vận dụng những kiến thức xã
hội học đã học, các lý thuyết Xã hội học vào lĩnh vực khoa học nghiên cứu
về gia đình và giới. Đồng thời rèn luyện thêm các kỹ năng trong nghiên cứu,
đặc biệt là kỹ năng viết bài nghiên cứu, phục vụ cho công tác giảng dạy và
nghiên cứu sau này.

21


7. Thuận lợi và khó khăn.
7.1 Thuận lợi:
Trong qúa trình thực hiện đề tài, tôi nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ
phía giáo viên hướng dẫn, qúy thầy cơ trong khoa Xã hội học trường
ĐHKHXH&NV TPHCM, một số bạn học lớp cao học XHH khóa 2005 và
nhóm sinh viên ngành XHH khóa 2003-2007.
Kế đến là việc sử dụng dữ liệu thô của đợt khảo sát về “cơ cấu hộ gia
đình nhập cư theo cộng đồng” đã giúp tác giả tiết kiệm được thời gian và

kinh phí khảo sát.
7.2 Khó khăn:
Khó khăn lớn nhất mà tác giả luận văn gặp phải đó là việc sử dụng dữ
liệu thơ của đợt khảo sát về “cơ cấu hộ gia đình nhập cư theo cộng đồng” với
nhiều mục tiêu. Vì vậy, khi xử lý dữ liệu và phân tích chuyên sâu về vai trị
giới đơi lúc dữ liệu khơng đầy đủ và gặp nhiều khó khăn.

22


8. Kết cấu của luận văn.
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phần phụ lục, luận văn gồm có hai
chương được kết cấu như sau:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.2. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài
1.2.1. Khái niệm Giới
1.2.2. Vai trị giới
1.2.3. Bình đẳng giới
1.2.4. Gia đình, hộ gia đình và hộ gia đình nhập cư theo cộng đồng
1.3. Các lý thuyết áp dụng trong đề tài
1.3.1. Thuyết nữ quyền tự do
1.3.2. Lý thuyết Xã hội hóa giới
1.3.3. Lý thuyết vai trị giới
1.3.4. Lý thuyết chức năng giới
1.4. Giả thuyết nghiên cứu
1.5. Mơ hình khung phân tích
CHƯƠNG 2: KẾT QỦA KHẢO SÁT VÀ BÀN LUẬN
2.1. Mơ tả về địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Xã Bình Giã

2.1.2. Xã Xn Sơn
2.2. Vai trị giới trong gia đình các hộ nhập cư theo cộng đồng
2.2.1 Vai trò của vợ chồng trong hoạt động sản xuất và các yếu tố ảnh
hưởng.
2.2.1.1. Thực trạng về phân công lao động giữa vợ và chồng trong hoạt động
sản xuất.

23


2.2.1.2. Quyền quyết định các việc quan trọng trong gia đình.
2.2.2. Vai trị của vợ chồng trong họat động tái sản xuất và các yếu tố ảnh
hưởng.
2.2.2.1. Biểu hiện về vai trò của vợ và chồng trong hoạt động tái sản xuất.
2.2.2.2. Quyền quyết định các việc liên quan đến hoạt động tái sản xuất.
2.2.3. Vai trò của vợ chồng trong họat động cộng đồng và các yếu tố ảnh
hưởng.
2.2.3.1. Biểu hiện về vai trò của vợ và chồng trong hoạt động cộng đồng.
2.2.3.2. Quyền quyết định những việc liên quan đến chính quyền, cộng đồng.
2.2.3.3. Mạng lưới xã hội và vai trị của các đồn thể trong cộng đồng hai xã
Bình Giã và Xuân Sơn.

24


PHẦN NỘI DUNG

25



×