Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

đánh giá tác dụng hạ men gan của viên nang dr (diệp hạ châu – râu mèo) trên chuột nhắt trắng tổn thương gan bằng ethanol

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.37 MB, 100 trang )

.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH
-----------------

NGUYỄN THÀNH THƯỢNG

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG HẠ MEN GAN
CỦA VIÊN NANG DR (DIỆP HẠ CHÂU – RÂU MÈO)
TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG TỔN THƯƠNG GAN
BẰNG ETHANOL

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC CỔ TRUYỀN

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020

.


.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH
----------------NGUYỄN THÀNH THƯỢNG


ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG HẠ MEN GAN
CỦA VIÊN NANG DR ( DIỆP HẠ CHÂU – RÂU MÈO)
TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG TỔN THƯƠNG GAN BẰNG
ETHANOL

Chuyên ngành: Y HỌC CỔ TRUYỀN
Mã số: 8720115
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN THỊ THANH LOAN

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020

.


.

i

LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến:
Ban chủ nhiệm Khoa Y học cổ truyền, Phòng thí nghiệm Y dược cổ
truyền, Văn phịng Khoa Y học cổ truyền, Phòng Đào tạo sau đại học và quý
thầy cơ giáo của Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh đã trang bị kiến thức, tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Thị Thanh
Loan, Khoa Y - Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, PGS. TS Nguyễn Phương
Dung, nguyên Trưởng Khoa Y học cổ truyền Đại học Y Dược TP. Hồ Chí

Minh đã hết lịng dạy dỗ, tận tình hướng dẫn và truyền đạt cho tôi những kiến
thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu và
hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp đã giúp đỡ, động viên và ủng hộ tơi trong suốt quá trình học tập và
hoàn thành luận văn này.

TP.HCM, ngày 14 tháng 8 năm 2020

.


.

ii

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thành Thượng

.


.

iii


MỤC LỤC
MỤC LỤC ......................................................................................... III
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................. VI
DANH MỤC BẢNG ......................................................................... VII
DANH MỤC HÌNH ........................................................................ VIII
ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................... 1
CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................ 4
1.1. TĂNG MEN GAN THEO YHHĐ ............................................. 4
1.2. BỆNH GAN DO RƯỢU ........................................................... 9
1.3. BIỂU HIỆN MÔ HỌC TRONG TỔN THƯƠNG GAN DO
RƯỢU

………………………………………………………………...21

1.4. QUAN NIỆM YHCT VỀ TĂNG MEN GAN VÀ BỆNH GAN
DO RƯỢU. ............................................................................................... 23
1.5. TỔNG QUAN VỀ CHẾ PHẨM VÀ DƯỢC LIỆU TRONG CHẾ
PHẨM…………………… ....................................................................... 26
1.6. MƠ HÌNH GÂY TỔN THƯƠNG GAN BẰNG ETHANOL…32
CHƯƠNG 2.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................. 35
2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU ............................................................ 35
2.1.1

Thuốc thử nghiệm ........................................................... 35

2.1.2

Động vật thí nghiệm: ....................................................... 35


2.1.3

Dụng cụ thiết bị ............................................................... 35

2.1.4

Hóa chất .......................................................................... 36

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................... 36

.


.

iv

2.1.1

Khảo sát ảnh hưởng của viên DR đối với nồng độ AST,

ALT, GGT trên chuột nhắt trắng gây tổn thương gan mạn bằng
Ethanol………….................................................................................... 36
2.1.2

Khảo sát tác dụng chống oxy hóa trong gan chuột của viên

nang DR bằng phương pháp định lượng malondialdehyd (MDA) và
glutathione (GSH) ............................................................................ …..38
2.2.3 Đánh giá sự ảnh hưởng mô học của gan trên chuột nhắt

trắng sau khi dùng viên DR 4 tuần ....................................................... 40
2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU THỰC NGHIỆM ........................................ 40
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................... 41
3.1. KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA ETHANOL LÊN TRỌNG
LƯỢNG CƠ THỂ VÀ PHÂN SUẤT TỬ VONG CỦA CHUỘT NHẮT
TRẮNG……………………………………………………………………41
3. 2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT TÁC DỤNG BẢO VỆ GAN CỦA VIÊN
NANG DR TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG GÂY TỔN THƯƠNG GAN
MẠN BẰNG ETHANOL……………………………………..…………..43
3.2.1 Nồng độ AST, ALT, GGT huyết tương chuột nhắt tuần 4…43
3.2.2 Nồng độ AST huyết tương chuột nhắt tuần 4,6,8 ………….44
3.2.3 Nồng độ ALT huyết tương chuột nhắt tuần 4,6,8………….
Error! Bookmark not defined.
3.2.Nồng độ GGT huyết tương chuột nhắt tuần
4,6,8……………Error! Bookmark not defined.
3. 3 KẾT QUẢ KHẢO SÁT TÁC DỤNG BẢO VỆ GAN THEO
HƯỚNG CHỐNG OXY HÓA QUA VIỆC ĐỊNH LƯỢNG
MALONDIALDEHYD (MDA) VÀ GLUTATHIONE (GSH)…………..50
3.3.1 . Hàm lượng malondialdehyd (MDA) ................................. 50
3.3.2. Hàm lượn glutathion (GSH) .............................................. 51

.


.

v

3.4 KẾT QUẢ KHẢO SÁT SỰ THAY ĐỔI HÌNH ẢNH MÔ HỌC
CỦA GAN TRÊN CHUỘT NHẮT TRẮNG SAU KHI UỐNG VIÊN

NANG DR 4 TUẦN……………………………………………………….53
3.4.1 Hình ảnh đại thể gan .............. Error! Bookmark not defined.
3.4.2 Kết quả khảo sát vi thể gan chuột ....................................... 54
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ................................................................. 60
4.1 KHẢO SÁT TRỌNG LƯỢNG VÀ PHÂN SUẤT TỬ VONG. 60
4.2 TÁC DỤNG BẢO VỆ GAN .................................................... 60
4.3 . TÁC DỤNG CHỐNG OXY HĨA THƠNG QUA VIỆC CẢI
THIỆN CHỈ SỐ MDA, GSH GAN CHUỘT .............................................. 63
4.4 SỰ THAY ĐỔI HÌNH ẢNH MƠ HỌC CỦA GAN TRÊN
CHUỘT NHẮT TRẮNG SAU KHI UỐNG VIÊN NANG DR 4 TUẦN …65
4.5 THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN .................................................. 66
KẾT LUẬN ........................................................................................ 69
HẠN CHẾ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 3
PHỤ LỤC 1 : CÂN NẶNG CHUỘT ................................................. 10
PHỤ LỤC 2: NỒNG ĐỒ AST, ALT, GGT Ở CÁC LÔ ..................... 12
PHỤ LỤC 3: HÀM LƯỢNG MDA VÀ GSH .................................... 15
PHỤ LỤC 4: HÌNH ẢNH MƠ HỌC…………………………………17

.


.

vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Thuật ngữ

Tiếng Anh


Tiếng Việt

Aspartate

AST

aminotransferase

ADH

Alcohol dehydrogenase

ALT

Alanin aminotransferase

ALP

Alkaline phosphatase
Alcoholic

ASH

steatohepatitis

CT

Computed Tomography


DHC

Viêm gan do rượu
Chụp cắt lớp vi tính
Diệp hạ châu
Viên nang Diệp hạ châu -

DR

Râu mèo

RM

Râu mèo
Gamma glutamyl

GGT

transpeptidase

GSH

Glutathion
Hepatocellular

HCC

carcinoma
Mean corpuscular


MCV

volume

MDA

Ung thư biểu mơ tế bào gan

(thể tích trung bình hồng cầu)

Malondialdehyd
Magnetic resonance

MRI

imaging
Reactive Oxygen

ROS

Species

.

Cộng hưởng từ

Gốc tự do oxy hóa


.


vii

Tumor Necrosis Factor

TNF - α

α

Yếu tố hoại tử u

XO

Xanthin oxidase

YHCT

Y học cổ truyền

YHHĐ

Y học hiện đại

.


.

vii


DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Bảng 1.1: Điều trị bệnh gan do rượu dựa vào cơ chế bệnh sinh ………....18
Bảng 1.2: Phân tích thành phần viên nang DR theo YHCT……………….30
Bảng 1.3: So sánh sự tương quan về hoạt chất - tác dụng dược lý của các
dược liệu theo YHHĐ và YHCT………………………………………….31
Bảng 3.1: Sự thay đổi trọng lượng cơ thể của các lô trong thử nghiệm…..41
Bảng 3.2: Phân suất tử vong của chuột sau 8 tuần nghiên cứu……………42
Bảng 3.3: Nồng độ AST, ALT, GGT huyết tương chuột nhắt tuần 4.…….43
Bảng 3.4: Nồng độ AST huyết tương chuột nhắt tuần 4, tuần 6, tuần 8......44
Biểu đồ 3.1: Nồng độ AST huyết tương chuột nhắt tuần 4, tuần 6, tuần 8..44
Bảng 3.5: Nồng độ ALT huyết tương chuột nhắt tuần 4, tuần 6, tuần 8......46
Biểu đồ 3.2: Nồng độ ALT huyết tương chuột nhắt tuần 4, tuần 6, tuần 8..47
Bảng 3.6: Nồng độ GGT huyết tương chuột nhắt tuần 4, tuần 6, tuần 8…..48
Biểu đồ 3.3: Nồng độ GGT huyết tương chuột nhắt tuần 4, tuần 6, tuần 8..49
Bảng 3.7 Hàm lượng MDA trong gan chuột nhắt sau khi dùng DR 4 tuần 50
Biểu đồ 3.4: Hàm lượng MDA trong gan chuột nhắt sau khi dùng DR 4 tuần.50
Bảng 3.8: Hàm lượng GSH trong gan chuột nhắt sau khi dùng DR 4 tuần..51
Biểu đồ 3.5: Hàm lượng GSH trong gan chuột nhắt sau khi dùng DR 4 tuần.52
Bảng 3.9: Kết quả khảo sát vi thể gan chuột……………………………….53
Bảng 3.10: Hình thái đại thể gan chuột nhắt sau khi dùng viên DR 4 tuần..53
Bảng 3.11: Đặc điểm vi thể gan chuột ngày 62…………………………….54

.


.

viii

DANH MỤC HÌNH


Hình 1.1: Tiến trình sinh bệnh của tổn thương gan do rượu……………….11
Hình 1.2: Cơ chế tổn thương gan do rượu ………………………………....12
Hình 1.3: Lưu đồ điều trị bệnh gan do rượu ……………………………….17
Hình 1.4: Sơ đồ cơ chế bệnh sinh theo YHCT…………………………......24
Hình 1.5 Diệp hạ châu……………………………………………………...26
Hình 1.6: Râu mèo………………………………………………………….27
Hình 3.1 : Hình thái đại thể gan chuột nhắt gây tổn thương bằng ethanol mạn
sau khi dùng viên nang DR 4 t̀n………………………………………….53
Hình 3.2: Hình ảnh tổng qt mơ học gan chuột (HE x4) …………………54
Hình 3.3: Hình ảnh vi thể mơ học gan chuột vùng khoảng cửa (HE x20) ...55
Hình 3.4: Hình ảnh vi thể mô học gan chuột ở vùng tĩnh mạch trung tâm …
tiểu thùy (HE x20) ………………………………………………………...55
Hình 3.5: Hình ảnh vi thể gan khác (HE x40)……………………………...56

.


.

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tăng men gan là một tình trạng khá phổ biển và là hậu quả của nhiều
nguyên nhân, trong đó có các nguyên nhân tại gan và cả những ngun nhân
ngồi gan như virus, hóa chất, rượu cũng làm tăng men gan….dẫn đến tình
trạng hoại tử tế bào gan, nếu khơng ổn định men gan sẽ góp phần dẫn đến nhiều
hậu quả xấu, nhiều bệnh mãn tính như viêm gan mạn xơ gan, ung thư gan[1],
[10], [12].
Tình trạng uống rượu, bia ở mức nguy hại đang là thách thức lớn ở Việt

Nam. Năm 2015 có tới 44,2% nam giới uống rượu bia ở mức nguy hại (trong
30 ngày qua có ít nhất 1 lần uống từ 60 gam cồn trở lên). Tỷ lệ này ở nam giới
đã tăng gần gấp đôi sau 5 năm (25,1% năm 2010 và 44,2% năm 2015) [31].Theo
thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) rượu, bia là nguyên nhân gây tử
vong cho 3,3 triệu người, chiếm 5,9% tổng số tử vong trên thế giới mỗi năm
[86]. Rượu, bia là nguyên nhân gián tiếp của ít nhất 200 loại bệnh tật, chấn
thương và là nguyên nhân trực tiếp của ít nhất 30 bệnh nằm trong danh mục
phân loại bệnh tật quốc tế ICD10 [86]. Tại Việt Nam tỉ lệ tử vong do xơ gan ở
nam giới lên tới 39,3/100.000 dân, trong đó 71,7% là do rượu [86].
Bệnh gan do rượu có thể phịng ngừa và hồi phục bằng cách điều trị kịp
thời [65]. Kiêng uống rượu là điều trị quan trọng đối với các bệnh gan do rượu,
đây là một điều khó tuân thủ đối với nhiều bệnh nhân [86]. Đặc biệt, việc điều
trị bệnh nhân bị viêm gan do rượu nặng bằng Corticoid đến nay vẫn còn nhiều
tác dụng phụ của thuốc chưa lường hết được như gây loét dạ dày tá tràng, tăng
đường huyết, tăng nguy cơ xơ vữa mạch máu và biến chứng ờ mắt [41], [76],
[83]. Vì vậy tình hình nghiên cứu thuốc điều trị bệnh gan do rượu hiện nay rất
mạnh mẽ, đặc biệt phát triển xu hướng điều trị thuốc có tác dụng chống oxy
hóa do phù hợp với cơ chế bệnh sinh.

.


.

2

Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu chứng minh các vị thuốc và bài thuốc
YHCT có tác dụng bảo vệ tế bào gan, giúp gan tăng khả năng loại độc tố như:
Diệp hạ châu[4], [13], [22], Nhân trần nam[4], Râu mèo[14], Bụp giấm[28],
Nấm linh chi đỏ[19]. Bài thuốc Tiểu Sài hồ thang[16], Dừa cạn – Cam thảo[24],

viên nang cứng CTH gồm (Diệp hạ châu, Linh chi, Nghệ, Đậu xanh, Sâm đại
hành) [7] Râu mèo – Nghể lông dày [26].
Chế phẩm viên nang DR với 2 vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt giải độc,
tiêu ung táo thấp, thanh can, lợi thủy là Diệp hạ châu – Râu mèo đã được chứng
minh có tác dụng ức chế XO, chống oxi hóa, kháng viêm cấp, hạ acid uric máu
trên mơ hình thực nghiệm[25], [29]. Chưa có nghiên cứu nào đánh giá tác dụng
hạ men gan viên nang DR trên thực nghiệm, hiệu quả của bài thuốc này mới
chỉ là giả thuyết, cần có chứng minh khoa học để đủ bằng chứng thuyết phục
về hiệu quả của nó. Vì vậy chúng tơi tiến hành nghiên cứu khảo sát tác dụng hạ
men gan của viên nang DR trên chuột nhắt trắng tổn thương gan bằng ethanol.

.


.

3

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Viên nang DR có ảnh hưởng đến nồng độ men gan trên mơ hình gây tổn
thương gan bằng ethanol ?
MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
Nghiên cứu ảnh hưởng của viên nang DR trên chuột nhắt trắng tổn
thương gan mạn bằng ethanol.
MỤC TIÊU CỤ THỂ
1. Khảo sát ảnh hưởng của viên nang DR đối với nồng độ AST, ALT,
GGT trên chuột nhắt trắng gây tổn thương gan mạn bằng ethanol.
2. Khảo sát sự ảnh hưởng của viên nang DR đối với nồng độ
Malondialdehyd (MDA) và Glutathione (GSH) ở gan của viên nang DR trên
chuột nhắt trắng gây tổn thương gan mạn bằng ethanol sau 4 tuần dùng viên

nang DR.
3. Khảo sát sự ảnh hưởng của viên nang DR đối với hình ảnh mơ học của
gan trên chuột nhắt trắng gây tổn thương gan mạn bằng ethanol sau 4 tuần dùng
viên nang DR.

.


.

4

CHƯƠNG 1.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

TĂNG MEN GAN THEO YHHĐ

1.1.

Khái niệm về men gan
Gan là cơ quan lớn nhất và quan trọng trong cơ thể đảm nhiệm nhiều
chức năng như chuyển hóa, dự trữ, tổng hợp, giải độc cho cơ thể, men gan là
một loại enzym tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể, nằm
trong tế bào gan. Để thực hiện được các nhiệm vụ trên, gan cần tiết ra một hệ
thống các enzyme, người ta gọi đó chính là men gan. Enzyme trong gan giúp
hồn thiện, tổng hợp và chuyển hóa các chất như lipid, glucid, protid. Một số
enzyme như AST, ALT, GGT,…Trong tế bào gan đều có mặt những loại này,
q trình già rồi chết đi để sinh ra các tế bào mới trong gan được vận động liên
tục[27].

Men gan là hệ thống chất xúc tác sinh học vô cùng quan trọng đối với
các hoạt động tổng hợp và chuyển hóa chất trong cơ thể con người. Tuy nhiên,
khi tế bào gan bị tổn thương, các enzyme được giải phóng ra sẽ đi trực tiếp vào
trong máu, khiến men gan tăng cao. Men gan được phân bố trong dịch mơ kẽ
và hút tương, có thời gian bán hủy riêng cho từng men hiện diện trong huyết
thanh với nồng độ rất thấp, các men này không có chức năng trong huyết thanh
và hoạt động giống như các protein. Chỉ số men gan tăng cao hay nhẹ chính là
biểu hiện tình trạng sức khỏe của gan. Chỉ số này có thể thay đổi theo từng thời
điểm khác nhau [30]. Men gan được phân thành 3 nhóm:
- Nhóm tăng cao trong huyết thanh phản ánh tổn thương tế bào gan
- Nhóm tăng cao trong huyết thanh phản ảnh tình trạng ứ mật
- Nhóm tăng cao trong hút thanh nhưng khơng phản ánh chính xác
cả 2 tình trạng trên .

.


.

5

Đánh giá chức năng gan không dựa vào men gan mà dựa vào chức năng
albumin và các yếu tố đông máu. Men gan có nhiều loại nhưng Aspartate
aminotransferase (AST) và Alanine aminotransferase (ALT) thường được dùng
nhiều nhất và là chất chỉ thị đặc hiệu của hoại tử tế bào gan. Tên gọi khác của
men aminotransferase là transaminase. Các men này được phóng thích vào máu
khi có tổn thương màng tế bào làm tăng tính thấm. Tuy nhiên, sự tăng men gan
khơng tương quan hoàn toàn với trình trạng hoại tử tế bào gan.
ALT hay SGPT (Alanin aminotransferase): được tìm thấy trong huyết
tương và trong các mô cơ thể khác nhau nhưng phổ biến nhất ở gan. Ban đầu

nó được gọi là glutamic pyruvic transaminase (SGPT). Thông thường, mức
ALT thấp tồn tại trong huyết thanh. ALT được tăng lên với tổn thương gan và
được sử dụng để sàng lọc và/hoặc theo dõi bệnh gan. Alanin là một acid amin
giữ vai trò quan trọng trong chu trình glucose – alanine giữa gan và mơ cơ. Khi
nồng độ ALT tăng cao được tìm thấy trong máu, các nguyên nhân tiềm ẩn có
thể được thu hẹp hơn nữa bằng cách đo các enzym khác. [10], [20].
AST hay SGOT: (Aspartate aminotransferase) là một loại enzym được
tìm thấy trong các tế bào trên khắp cơ thể nhưng chủ yếu ở tim và gan và ở mức
độ thấp hơn là ở thận và cơ bắp. AST hiện diện ở ti thể và phần bào tương của
tế bào. AST là một men xúc tác trong phản ứng giữa aspartat và alpha –
ketoglutarat tạo thành oxaloacetate và glutamat .Ở những người khỏe mạnh,
nồng độ AST trong máu thấp. Khi các tế bào gan hoặc cơ bị tổn thương, chúng
giải phóng AST vào máu. Điều này làm cho AST trở thành một xét nghiệm hữu
ích để phát hiện hoặc theo dõi tổn thương gan. [10], [18], [20], [21]
GGT thường được sử dụng để tầm soát độc tính ở những người uống
nhiều rượu, AST, ALT, GGT tăng chủ yếu do hệ thống khử các loại enzym và
đồng thời cũng tăng trong ung thư tế bào gan, tắc mật và nhiều bệnh viêm gan
không do rượu. GGT hiện diện ở màng tế bào trong nhiều mô bao gồm thận,

.


.

6

tuyến tụy, gan, lách, tim, não và túi tinh [51]. GGT hiện diện trong huyết thanh
của người khỏe mạnh với ngưỡng bình thường là 12 – 32 IU/L. Thời gian bán
hủy của GGT là 17 – 26 ngày [58]. GGT là một xét nghiệm để tầm sốt tình
trạng uống nhiều rượu, gia tăng nhiều so với các bệnh lý gan khác. Gần đây

người ta ghi nhận GGT không những chịu ảnh hưởng của lượng rượu mà còn
phụ thuộc vào BMI, phái tính[70].
ALP (Alkaline phosphatase) là một enzym protein đồng hóa của 86
kilodalton. Mỗi monomer chứa 5 cystein, hai nguyên tử kẽm và một nguyên tử
magiê rất quan trọng đối với chức năng xúc tác của nó. ALP có nguồn gốc từ
gan, được tổng hợp bởi tế bào gan và tế bào lót các ống mật nhỏ trong gan. Giá
trị bình thường ALP là 20 – 140 UI/L. Thời gian bán hủy Alkaline phosphatase
là 7 -9 ngày. Vai trị chính của ALP là dấu ấn của tổn thương ứ mật.[60], [69].
Tình trạng tăng men gan:
Tăng men gan là dấu hiệu chỉ điểm của nhiều bệnh lý gây tổn thương
viêm và hủy hoại tổ chức gan. Gan là một tạng đặc lớn với khả năng bù trừ khá
tốt, chính vì vậy khối lượng nhu mô gan phải bị tổn thương hủy hoại tới một
mức nào đó thì chức năng sinh học của gan mới bị thay đổi. Bình thường khi
tế bào gan chết đi do quá trình lão hóa, một lượng men gan sẽ phóng thích vào
máu ở nồng độ dưới 35 UI/L. Triệu chứng rất nghèo nàn như đau nhẹ hạ sườn
phải, ăn không ngon miệng, mệt mỏi, rối loạn tiêu hoá (đầy bụng, chướng hơi,
ăn không tiêu), vàng da, vàng mắt... Thậm chí có rất nhiều trường hợp người
bệnh chỉ số men gan cao nhưng khơng có biểu hiện lâm sàng nào, người bệnh
vẫn sinh hoạt, lao động bình thường [10], [20].
Khi tình trạng viêm gan xảy ra dẫn đến sự phá hủy tế bào gan nhiều hơn
bình thường làm cho nồng độ men gan trong máu tăng cao. Nếu men gan tăng
từ 1 – 2 lần là mức độ nhẹ, 2-5 lần là mức độ trung bình, tăng trên 5 lần giới
hạn bình thường là mức độ nặng [10], [18].

.


.

7


 Tỉ số AST/ ALT có thể hữu ích trong chẩn đoán:
Tỉ số AST/ALT > 2 thường là bệnh gan do rượu. Nguyên nhân của sự
tăng AST so với ALT có thể do thiếu hụt một đồng yếu tố, pyridoxine-5phosphate. Các bằng chứng sinh hóa khác của bệnh gan do rượu bao gồm gia
tăng GGT huyết thanh. Tỉ số AST/ALT > 2 còn gặp trong các trường hợp viêm
gan do thiếu máu như sốc, suy tim, viêm gan tổ chức kẽ trong một số bệnh
nhiễm khuẩn [10], [20].
Tỉ số AST/ALT < 1: bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu thường có ALT
lớn hơn AST. Trong viêm gan virus, tỉ số AST/ALT thường < 1, nhưng có thể
> 1 khi có xơ gan. Trong viêm gan cấp, ALT có khi tăng rất cao, gần 100 lần
bình thường, thường tăng sớm từ thời kỳ ủ bệnh, trước khi xuất hiện vàng da,
AST/ALT < 1 còn gặp trong trường hợp viêm gan do nhiễm độc có hoại tử nhu
mơ gan nặng [10], [20].
 Ý nghĩa lâm sàng của tỷ số AST/ALT: tỷ số De Ritis
Tỷ số AST/ALT tăng > 1,0 có thể được thấy trong: bệnh gan do rượu, xơ
gan, bệnh Wilson, ứ mật, viêm gan tự miễn, bệnh tắc mạch ngoại biên, đột quỵ
do thiếu máu cấp, tổn thương cơ [64], [73], [48]
Tỷ số AST/ALT tăng < 1,0 có thể được thấy trong: viêm gan virus, bệnh
gan nhiễm mỡ không do rượu (Non-alcoholic fatty liver disease) viêm gan
nhiễm mỡ không do rượu (Nonalcoholic steatohepatitis) nhiễm độc
acetaminophen [78], [72], [80], [33].
Nguyên nhân gây tăng men gan
Viêm gan cấp: do siêu vi và do thuốc (giảm đau, chống lao, kháng
retrovirus…) men gan tăng kên gấp 7 – 8 lần.
Viêm gan mạn tiến triển

.


.


8

Tắc đường mật do giun sỏi; viêm tụy, tắc ruột, viêm dạ dày cấp. Các
bệnh truyền nhiễm sốt rét, sởi, sốt xuất huyết, nhiễm trùng máu…cũng làm tăng
men gan.
Ngoài ra do uống nhiều bia rượu, các bệnh chuyển hóa như đái tháo
đường, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu cũng làm men gan tăng cao hơn bình
thường [1], [10], [11], [12].
Điều trị tăng men gan
Các thuốc bảo vệ gan là các thuốc tổng hợp hoặc thuốc có nguồn gốc tự
nhiên, điển hình là các hoạt chất như curcuminoid, lignan, tinh dầu và terpeniod
[54].
Trong các bệnh cảnh tổn thương gan do chuyển hóa ethanol thì các thành
phần chống oxi hóa trong thực vật, đặc biệt là vitamin, flavonoid và acid
phenolic, đóng vai trò ngăn chặn thay đổi cân bằng trạng thái oxi hóa khử của
cơ thể. Một số thành phẩm có tác dụng giải độc gan do ethanol [28].
Thực phẩm chức năng Hepato Protection Complex, dạng viên nang, chứa
các thành phần Vitamin E, vitamin C, glutathion, silymarin, N – acetyl – L –
cystein dịch chiết rễ cây Picrorhiza… Tác dụng giúp dập tắt các gốc tự do,
trung hòa các độc tố gan trong q trình chuyển hóa ethanol như acetaldehyd
và hỗ trợ chức năng tế bào gan [28].
Thực phẩm chức năng Anti – Alcohol Antioxidant của HBC Protocols,
dạng viên nang, thành phần vitamin C, vitamin E, kẽm, selen, silymarin,
flavonoid từ chanh, acid succinic, acid fumaric. … Hoạt chất của các loại thuốc
này từ biphenyl dimethyl dicarboxylate và đây là các loại hợp chất có thành
phần tương tự như ở quả cây Ngũ vị (Fructus Schisandrae) [15].
Các chế phẩm có nguồn gốc từ Diệp hạ châu: Diệp hạ châu Vạn Xuân
(Công ty trách nhiệm hữu hạn Vạn Xuân), Livbilnic (Công ty cổ phần Traphaco


.


.

9

Traphaco), Diệp hạ châu TW3 (Công ty cổ phần dược phẩm TW3), Liverbil
(Công ty cổ phần Dược phẩm OPC)….
BỆNH GAN DO RƯỢU

1.2.

Chuyển hóa rượu trong cơ thể người
a. Hấp thu và phân phối
Rượu được hấp thu qua đường tiêu hóa (chủ yếu ở đoạn đầu của ruột
non), đạt nồng độ tối đa trong huyết thanh sau 20 phút. Mức độ giảm hấp thu
sau khi ăn, gia tăng khi bụng đói và phụ thuộc vào số lượng rượu uống vào. Sau
khi được hấp thu, rượu được phân phối đến nhiều nơi trong cơ thể, phụ thuộc
rất nhiều vào lưu lượng máu. Đối với những cơ quan có nhiều máu như não
chẳng hạn, nồng độ rượu tại mơ não nhanh chóng đạt đến nồng độ tương đương
với nồng độ trong huyết thanh. Rượu hòa tan rất kém trong chất béo, điều này
giải thích tại sao ở phụ nữ khi uống cùng một lượng rượu với đàn ông, nồng độ
rượu trong huyết thanh lại cao hơn
Rượu khơng được dự trữ, nó bắt buộc phải bị oxi hóa, chủ yếu xảy ra tại
gan. Ở một người khỏe mạnh bình thường không khả năng dung nạp nếu uống
hơn 160 - 180g rượu mỗi ngày. Rượu kích thích hệ thống enzym đề dị hóa
(catabolism), vì vậy ở người uống rượu “khơng chun”, có thể lá gan còn tốt
chưa bị ảnh hưởng của rượu nên khả năng chuyên hóa rượu được nhiều hơn
[81].

b. Biến đổi rượu thành acetaldehyd
Bước biến đổi đầu tiên là khoảng 80 - 85% lượng rượu bị oxi hóa sẽ được
chuyển thành acctaldehyde nhờ vào alcohol dehydrogenase (ADH). Tiến trình
này làm cho tỷ lệ NADH/NAD tăng, oxi hóa acetyldehyd cũng tăng gây mắt
qn bình về chuyên hóa sau khi uống rượu và đây được xem là bước đầu tiên
trong sinh bệnh học của gan nhiễm mỡ do rượu [81].

.


.

10

Số lượng rượu cịn lại được chuyển hóa qua con đường của MEOS
(microsomal ethanol - Oxidizing system), liên quan đến một dạng chuyên biệt
của cytochrome P450 mang tên là CYP2EI. Ở những người uống rượu khơng
chun, CYP2EI bị kích thích làm cho gan dễ bị nhiễm độc với nhiều loại thuốc
khác do hệ thống enzym này chuyền hóa thành các chất gây độc [81].
c. Biến đối acetaldehyd thành acetat
Sau khi rượu được oxi hóa biến thành acetyldehyd, hầu hết lượng
acetyldehyd sẽ tiếp tục bị oxi hóa thành acetat dưới sự hiện diện của aldehyde
dehydrogenase (ALDHs). Acetat bị oxi hóa thành CO2 và H2O hoặc chuyển đổi
thành 1 số chất khác (kể cả mỡ) qua chu trình chuyển hóa acid citric [81].
Sinh bệnh học
Bệnh gan do rượu bao gồm gan nhiễm mỡ, viêm gan nhiễm mỡ, xơ hóa
gan tiến triển, xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan. Khoảng 90% trường hợp
uống > 60 g rượu mỗi ngày (khoảng 0,5 lít rượu vang, hoặc khoảng hơn 1 lít
bia) bị gan nhiễm mỡ, nhưng chỉ có một số ít tiến triển từ gan nhiễm mỡ sang
viêm gan nhiễm mỡ và khoảng 10 - 20% rơi vào xơ gan [46].

Gan nhiễm mỡ đơn th̀n thường khơng có triệu chứng, tự giới hạn và
có thể phục hồi hồn tồn sau 4 - 6 tuần ngưng uống rượu. Tuy nhiên, khoảng
5 - 15% trường hợp vẫn có thể tiến triển sang xơ hóa hoặc xơ gan dù đã ngưng
uống rượu. Tiếp tục uống rượu > 40 g/ngày, nguy cơ diễn tiến sang xơ hóa và
xơ gan vào khoảng 30 - 37%” [65].
Nhiều yếu tố di truyền và không di truyền được khảo sát để tìm hiểu mối
liên quan giữa mức độ nhạy cảm của bệnh nhân và tiến trình bệnh gan do rượu.
Tuy nhiên, cơ chế gây tổn thương gan do rượu vẫn chưa hoàn toàn được sáng
tỏ. Hầu hết nghiên cứu về sinh bệnh học được thực hiện trên loài gậm nhắm
uống nhiều rượu và mô hình này cơ bản chỉ tạo ra bệnh gan ở mức trung bình,
xơ hóa khơng trầm trọng. Một số ít được thực hiện trên người và chính những

.


.

11

nghiên cứu này giúp chúng ta biết được mục tiêu tác dụng của nhiều loại thuốc
mới [46].

Rượu

Peroxid-hóa

Acetaldehyde

Protein


Ruột

lipid
Aldehyde

Peroxisome

+

proliferator

Độc tố ruột

Malondialdehyde

Tế bào Kupffer

Tế bào hình sao

acetaldehyde
Tự kháng thể

Collagen

Đáp ứng tự miễn

Đáp ứng gây xơ hóa

TNF-alfa, IL-1, TGF-beta, IL-6
Đáp ứng viêm


Hình 1. 1 – Tiến trình sinh bệnh tổn thương gan do rượu[61]
Rượu gây ra gan nhiễm mỡ
Sau khi uống rượu tác dụng đầu tiên của rượu là tích lũy triacylglycerol
trong gan. Bản thân rượu làm gia tăng tiêu hủy lipid ở mô ngoại biên, gia tăng
nồng độ acid béo tự do. Nguồn cung cấp cơ chất như glycerol. Acid béo tự do
tăng thì tỷ lệ ester – hóa cũng tăng, kết quả cuối cùng là tích lũy TAG tăng. Sự
tích lũy này nhiều hơn do các enzym hỗ trợ đẩy TAG ra khỏi tế bào gan bị ức
chế [68].
Tiến trình oxi hóa rượu và peroxid lipid
Trong bệnh gan do rượu, các chất pro oxidants được sản xuất lấn lướt
tràn ngập hệ thống anti – oxidants nội sinh, hậu quả của tiến trình peroxid – hóa
lipid. Các chất pro – oxidants này hình thành do rượu được chuyển hóa trực

.


.

12

tiếp hoặc từ các tế bào thực bào được hoạt hóa. Tổn thương gan xảy ra khi hệ
thống các chất anti – oxidant nội sinh, đặc biệt là anti – oxidants trong ty thể bị
suy giảm [68].
Rượu

CYP2E1

ADH
Acetaldehyde


Microsome

Tẩm nhuận acid béo

Phóng thích ROS

Tích lũy triglyceride

Peroxid-hóa

Tổn thương tế bào Apoptosis, hoại tử, viêm nhiễm

Tăng tính thấm của ruột
Endotoxins vi trùng

Hoạt hóa tế bào Kupffer

Tổng hợp cytokines
(TNF-α, TGF-β)

Sinh sợi (fibrogenesis)

Tổn thương gan

Hình 1. 2 – Cơ chế tổn thương gan do rượu [68]
Vai trị của acetaldehnd
Acetaldehyde là một chất cực độc, nó có khả năng kết hợp với
phospholipid, với lượng acid amin tồn đọng và ln cả với các chất thuộc nhóm
sulphydryl, Acetaldchyde làm thay đổi bề mặt kháng nguyên, cản trở tiến trình

polimer các loại proteins, làm thay đổi sự uốn khúc (folding) của protein. Một
khi protein có uốn khúc bắt thường hoặc không uốn khúc được tạo ra quá nhiêu
trong hệ lưới nội bào (endoplasmic reticulum = ER) được gọi là hiệp tượng

.


.

13

“chấn động hệ lưới nội bào” và chính hiện tượng này kích thích tổng hợp lipid,
giảm các chất anti-oxidants và cuối cùng là apoptosis [61].

Vai trò của endotoxin và cytokin:
Hiện nay, người ta ghi nhận được một sự liên quan khá phức tạp giữa
bộ ba endotoxin, hoạt hóa tế bào Kupffer và phóng thích cytokin-chemokines.
Khi uống nhiều rượu, rượu làm tăng vi khuẩn chí đường ruột (normal flora),
tăng thảm tính (gut permeability) của ruột, giảm khả năng phá hủy endotoxin
của hệ thống lưới nội mô (reticuloendothelial system) và như thế nồng độ
endotoxin sẽ tăng trong huyết thanh. Một khi endotoxin kích hoạt tế bào
Kupffer làm cho các tế bào này phóng thích cytokines và chemokines như TNFalfa, interleukin -8 (IL-8). TNF-alfa gây ra gan nhiễm, mỡ, tăng sản xuất các
chất có phản ứng với oxygen (reactive oxygen species = ROS), làm cho tế bào
gan chết theo chương trình (apoptosis). IL-8 tăng hoạt hóa bạch cầu đa nhân
trung tính [61].
Tổn thương gan do rượu qua cơ chế miễn dịch.
Trong bệnh gan do rượu, protein adducts hình thành từ các chất chuyển
hóa của ethanol và protein của ký chủ, có tác dụng như neoantigens, kích thích
đáp ứng miễn dịch dịch thể (tế bào B) và đáp ứng tế bào T gây độc. Kháng thể
chống lại protein adducts có nguồn gốc từ acetaldehyde và từ CYP2EI có gốc

hydroxyethyl được ghi nhận có liên quan đến cơ chế tự miễn của bệnh gan do
rượu, tuy nhiên tầm quan trọng của cơ chế này lại khơng rõ, có người cho rằng
đây là một hiện tượng đi kèm (epiphenomenon) của các đáp ứng miễn dịch đối
với protein do tế bào gan hư hỏng phóng thích ra.
Viêm gan nhiễm mỡ do rượu (adlcoholic steatohepatitis = ASH) [46].
Gan nhiễm mỡ do rượu có thể gây viêm nhiễm nhu mơ (chủ ́u là do
bạch cầu đa nhân trung tính) và làm tổn thương gan, tiền đề dẫn đến xơ hóa và

.


.

14

xơ gan. Trong những trường hợp ASH nặng, kháng lực đối với lượng máu đến
gan tăng, làm cho tiên lượng xấu hơn. Nhiều yếu tố được ghi nhận có liên quan
đến ASH như sau:
Acetyldehyd gây độc bằng cách kết hợp với protein và DNA làm thay
đổi chức năng của các protein này, hoạt hóa hệ thống miễn dịch bằng cách hình
thành autoantigens. Điều này làm tổn thương ty thể, gây rối loạn chức năng
glutathione, dẫn đến apoptosis.
Sản sinh các loại oxygen phản ứng (Reactive Oxygen Species = ROS), tăng
peroxid – hóa lipid và hình thành DNA. Nguồn cung cấp ROS chính yếu bao
gồm microsome (hệ thống vận chuyển electron của chuỗi hô hấp ở ty thể),
reductase và xanthine oxidase. Những người uống nhiều rượu và thường xuyên
điêu chỉnh mạnh mẽ CY P2E1, gia tăng chuyển hóa ethanol thành acetaldehyl,
song hành với việc tạo ra Reactive Oxygen Species và các gốc hydroxy- ethyl.
Biến dưỡng rượu làm gia tăng sử dụng oxygen, gây ra một cách biệt rất lớn về
áp lực oxygen giữa vùng l (vùng tĩnh mạch cửa) và vùng 3 (vùng tĩnh mạch

gan) [45].
Rối loạn đường chuyển hóa proteasome gây ra tổn thương gan và hình
thành các ấn thể cytokeratins (thể Mallory – Denk).
Rượu và tiến trình xơ hóa
Trong bệnh gan do rượu, tế bào gan và tế bào Kupffer kích thích tăng
sinh và hoạt hóa tế bào hình sao, gia tăng tổng hợp collagen thơng qua tiến trình
sản xuất TGF -β, TNF-α và Reactive Oxygen Species. Tế bào gan gây ra tiến
trình xơ hóa qua trung gian của Reactive Oxygen Species hoặc apoptosis. TGFβ được tạo ra một khi tế bảo gan chết theo chương trình bị thực bào và hoạt hóa
tế bào hình sao [81].
Bệnh gan do rượu có thể diễn tiến đến xơ hóa tiến triển. Mơ xơ điển hình nằm
ở vùng quanh trung thùy, quanh các xoang. Ở giai đoạn nặng, sợi collagen hình

.


×