Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Quản lý sử dụng một số tài sản nhà nước tại các cơ quan hành chính cấp tỉnh của tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 126 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRƯƠNG THỊ LỆ

QUẢN LÝ SỬ DỤNG MỘT SỐ TÀI SẢN NHÀ NƯỚC
TẠI CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH
CỦA TỈNH HỊA BÌNH

Ngành:

Mã ngành:

Người hướng dẫn khoa học:

Quản lý kinh tế

8340410

GS.TS. Đỗ Kim Chung

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng… năm….…
Tác giả luận văn



Trương Thị Lệ

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc GS.TS. Đỗ Kim Chung đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện nhiệm vụ.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kinh tế nơng nghiệp và Chính sách, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Học viện
Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và
hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức Sở Tài chính đã giúp
đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày… tháng… năm….…
Tác giả luận văn

Trương Thị Lệ

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục .......................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ..................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hộp, sơ đồ ....................................................................................................... ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis abstract................................................................................................................. xii
Phần 1. Đặt vấn đề ......................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung .................................................................................................. 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 2

1.3.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.4.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 3

1.4.1.

Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 3

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 3

1.5.

Những đóng góp mới ......................................................................................... 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý sử dụng tài sản nhà nước ................ 5
2.1.

Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 5

2.1.1.

Khái niệm bản chất của quản lý, sử dụng tài sản nhà nước ............................... 5

2.1.2.

Vai trò của quản lý tài sản nhà nước tại các cơ quan hành chính .................... 11

2.1.3.


Đặc điểm của quản lý tài sản nhà nước tại các cơ quan hành chính ................ 14

2.1.4.

Nội dung nghiên cứu quản lý sử dụng tài sản nhà nước tại các cơ quan
hành chính ........................................................................................................ 17

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài sản nhà nước tại các cơ
quan hành chính ............................................................................................... 25

2.2.

Cơ sở thực tiễn ................................................................................................. 28

2.2.1.

Kinh nghiệm quản lý sử dụng tài sản nhà nước của một số nước trên
thế giới ............................................................................................................. 28

iii


2.2.2.

Kinh nghiệm một số địa phương tại Việt Nam ................................................ 36

2.2.3.


Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Hịa Bình.......................................................... 38

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 40
3.1.

Chọn điểm nghiên cứu ..................................................................................... 39

3.2.

Phương pháp thu thập số liệu........................................................................... 42

3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp .............................................................. 42

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ............................................................... 42

3.3.

Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu ..................................................... 44

3.3.1.

Phương pháp thống kê mô tả ........................................................................... 44

3.3.2.

Phương pháp thống kê so sánh ........................................................................ 44


3.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................................... 45

Phần 4. Kết quả nghiên cứu ........................................................................................ 48
4.1.

Thực trạng quản lý tài sản nhà nước của các cơ quan hành chính thuộc
tỉnh Hịa Bình ................................................................................................... 48

4.1.1.

Hệ thống quản lý tài sản nhà nước của cơ quan hành chính cấp tỉnh .............. 48

4.1.2.

Phân cấp trong quản lý tài sản nhà nước tại các cơ quan hành chính .............. 57

4.1.3.

Quản lý trong đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản nhà nước ............................. 58

4.1.4.

Quản lý bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa TSNN ............................................... 63

4.1.5.

Quản lý trong việc quyết định thuê tài sản ....................................................... 69


4.1.6.

Quản lý trong việc thu hồi, điều chuyển, thanh lý tài sản nhà nước ................ 72

4.1.7.

Quản lý trong việc bán, chuyển đổi hình thức sở hữu TSNN .......................... 76

4.1.8.

Quản lý việc quyết định tiêu hủy TSNN.......................................................... 78

4.2.

Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tsnn trong các cơ quan hành chính
thuộc tỉnh Hịa Bình ......................................................................................... 79

4.2.1.

Các nhân tố thuộc về cơ chế chính sách .......................................................... 79

4.2.2.

Năng lực của cơ quan quản lý .......................................................................... 81

4.2.3.

Năng lực của cơ quan sử dụng ......................................................................... 83


4.3.

Giải pháp tăng cường quản lý tài sản nhà nước trong các cơ quan hành
chính cấp tỉnh thuộc tỉnh Hịa Bình ................................................................. 85

4.3.1.

Hồn thiện hệ thống tổ chức quản lý tài sản nhà nước .................................... 85

4.3.2.

Tăng cường phân cấp quản lý tài sản nhà nước ............................................... 86

4.3.3.

Đổi mới trong quản lý trong đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản nhà nước............ 86

iv


4.3.4.

Đổi mới quản lý trong bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản nhà nước ............ 87

4.3.5.

Đổi mới quản lý sử dụng thuê tài sản nhà nước .............................................. 87

4.3.6.


Hoàn thiên công tác quản lý thu hồi, điều chuyển, thanh lý tài sản nhà nước .......... 88

4.3.7.

Tăng cường quản lý bán chuyển đổi hình thức sở hữu tài sản nhà nước ........ 88

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ..................................................................................... 88
5.1.

Kết luận ............................................................................................................ 89

5.2.

Kiến nghị.......................................................................................................... 90

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 91

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BTC

Bộ Tài chính

GRDP


Tốc độ tăng trưởng kinh tế

HĐND

Hội đồng nhân dân

LĐ-TB

Lao động – Thương Binh

NSNN

Ngân sách nhà nước

NN & PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn



Quyết định

TSNN

Tài sản nhà nước

TT

Thông tư


TW

Trung ương

TP

Thành phố

TCKH

Tài chính kế hoạch

TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

UBND

Ủy ban nhân dân

VP

Văn phòng

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. So sánh tổng hợp cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp ........................... 8

Bảng 3.1. Số lượng mẫu điều tra .................................................................................. 44
Bảng 3.2. Số lượng tài sản gồm đất, nhà và ô tô tại các cơ quan hành chính trong
tồn tỉnh ....................................................................................................... 45
Bảng 4.1. Tình hình sử dụng đất của các cơ quan quản lý hành chính tại tỉnh
Hịa Bình ...................................................................................................... 51
Bảng 4.2. Tình hình sử dụng nhà của các cơ quan hành chính của tỉnh Hịa Bình
năm 2017 ...................................................................................................... 52
Bảng 4.3. Tiêu chuẩn định mức của cơ quan và diện tích thực tế tại các cơ quan
hành chính tiến hành điều tra năm 2017 ...................................................... 54
Bảng 4.4. Hiện trạng sử dụng xe ô tô của các cơ quan hành chính của tỉnh Hịa
Bình .............................................................................................................. 55
Bảng 4.5. Tiêu chuẩn định mức và hiện trạng sử dụng xe ơ tơ tại các cơ quan
hành chính của tỉnh Hịa Bình năm 2017 ..................................................... 56
Bảng 4.6. Đánh giá của các cơ quan nghiên cứu về thực trạng phân cấp trong
quản lý tài sản nhà nước tại tỉnh Hòa Bình .................................................. 58
Bảng 4.7.

Đánh giá của các cơ quan nghiên cứu về thực trạng đầu tư xây dựng, mua
sắm tài sản là trụ sở làm việc tại các cơ quan hành chính của tỉnh Hịa Bình ..... 59

Bảng 4.8. Mặt mạnh, yếu của công tác đầu tư xây dựng, mua sắm TSNN tại các
cơ quan hành chính của tỉnh Hịa Bình ........................................................ 60
Bảng 4.9. Đánh giá của các cơ quan nghiên cứu về công tác mua sắm tài sản là ơ
tơ tại cơ quan hành chính của tỉnh Hịa Bình ............................................... 61
Bảng 4.10. Kinh phí bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa trụ sở làm việc tại các cơ
quan hành chính của tỉnh Hịa Bình ............................................................. 64
Bảng 4.11. Đánh giá của các cơ quan nghiên cứu về bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa tài
sản là trụ sở làm việc tại các cơ quan hành chính của tỉnh Hịa Bình ................ 65
Bảng 4.12. Kinh phí bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa ơ tơ tại các cơ quan hành
chính của tỉnh Hịa Bình .............................................................................. 67

Bảng 4.13. Đánh giá của các cơ quan nghiên cứu bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa
tài sản là ơ tơ tại cơ quan hành chính của tỉnh Hịa Bình ............................. 68

vii


Bảng 4.14. Mặt mạnh, yếu của cơng tác bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa tài sản là trụ
sở làm việc và ơ tơ tại cơ quan hành chính của tỉnh Hịa Bình ........................ 69
Bảng 4.15. Mặt mạnh, yếu của công tác thuê tài sản nhà nước là trụ sở làm việc
và ơ tơ tại các cơ quan hành chính của tỉnh Hịa Bình ................................. 70
Bảng 4.16. Chi phí th khốn xe và chi phí sử dụng xe cơng trong 1 năm tại các
cơ quan hành chính của tỉnh Hịa Bình ........................................................ 71
Bảng 4.17. Số lượng điều chuyển tài sản nhà nước tại các cơ quan hành chính của
tỉnh Hịa Bình năm 2015 đến năm 2017 ..................................................... 73
Bảng 4.18. Số lượng thanh lý TSNN tại các cơ quan hành chính của tỉnh Hịa
Bình từ năm 2015 đến năm 2017 ................................................................. 75
Bảng 4.19. Mặt mạnh, yếu của công tác thu hồi, điều chuyển, thanh lý tài sản nhà
nước tại các cơ quan hành chính của tỉnh Hịa Bình.................................... 76
Bảng 4.20. Giá trị bán, chuyển đổi trong việc bán, chuyển đổi tài sản là đất, nhà,
ơ tơ tại cơ quan hành chính của tỉnh Hịa Bình năm 2015-2017 .................. 77
Bảng 4.21. Điểm mạnh và yếu của công tác bán, chuyển đổi tài sản là trụ sở làm
việc và ô tô của các cơ quan hành chính của tỉnh Hịa Bình ........................ 78
Bảng 4.22. Đánh giá của các cơ quan nghiên cứu vê mức độ phù hợp của các cơ
chế, chính sách đối với quản lý trụ sở làm việc ........................................... 79
Bảng 4.23. Đánh giá của các cơ quan nghiên cứu vê mức độ phù hợp của các cơ
chế, chính sách đối với quản lý ơ tơ tại tỉnh Hịa Bình ................................ 80
Bảng 4.24. Đánh giá của các cơ quan nghiên cứu về năng lực và ý thức của cơ
quan quản lý trong quản lý tài sản nhà nước tại cơ quan hành chính
của tỉnh Hịa Bình ........................................................................................ 82
Bảng 4.25. Đánh giá của các cơ quan nghiên cứu vê năng lực sử dụng tài sản nhà

nước của các cơ quan hành chính của tỉnh Hịa Bình .................................. 83

viii


DANH MỤC HÌNH, HỘP, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Hệ thống tổ chức quản lý tài sản nhà nước .................................................. 17
Sơ đồ 4.1. Hệ thống tổ chức trong quản lý TSNN tại tỉnh Hịa Bình ............................. 48
Hộp 4.1.

Ý kiến đánh giá của lãnh đạo về ảnh hưởng của cơ chế chính sách với
quản lý tài sản nhà nước tại tỉnh Hòa Bình .................................................. 81

Hộp 4.2.

Hộp ý kiến đánh giá về ảnh hưởng của năng lực quản lý và ý thức
chấp hành đối với quản lý tài sản nhà nước tại tỉnh Hịa Bình .................... 84

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Trương Thị Lệ
Tên Luận văn: Quản lý sử dụng một số tài sản nhà nước tại các cơ quan hành chính
cấp tỉnh của tỉnh Hồ Bình
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8340410
Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý tài sản nhà nước tại các cơ quan hành

chính thuộc phạm vi quản lý tỉnh Hịa Bình từ đó đề xuất giải pháp nhằm tăng cường
quản lý có hiệu quả nguồn tài sản nhà nước tại các cơ quan hành chính cấp tỉnh của tỉnh
Hịa Bình thời gian tới. Trong đó, đề tài đánh giá thực trạng của hoạt động quản lý, sử
dụng tài sản nhà nước tại các cơ quan hành chính cấp tỉnh của tỉnh Hịa Bình. Từ đó đề
xuất giải pháp tăng cường quản lý hiệu quả tài sản nhà nước tại các cơ quan hành chính
cấp tỉnh của tỉnh Hịa Bình.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp để thu thập thông tin
về thực trạng quản lý sử dụng tài sản nhà nước tại các cơ quan hành chính cấp tỉnh của
tỉnh Hịa Bình; Kết hợp phương pháp thu thập số liệu sơ cấp thông qua điều tra các đối
tượng liên quan như 20 cán bộ lãnh đạo; 80 người trưc tiếp quản lý; và 180 người sử
dụng tài sản nhằm thu thập các thông tin phục vụ cho nghiên cứu. Nghiên cứu sử dụng
một số phương pháp phân tích số liệu truyền thống như phương pháp thống kê mô tả,
phân tổ thống kê, thống kê so sánh và hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu nhằm làm rõ nội
dung nghiên cứu quản lý sử dụng tài sản nhà nước tại các cơ quan hành chính cấp tỉnh
của tỉnh Hịa Bình.
Kết quả chính và kết luận
Qua kết quả nghiên cứu có thể đánh giá được thực trạng của hoạt động quản lý
sử dụng tài sản nhà nước tại các cơ quan hành chính thuộc phạm vi quản lý cấp tỉnh của
tỉnh Hịa Bình. Hiện nay, hành lang pháp lý về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước dần
được kiện toàn, tạo cơ sở để đổi mới công tác quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại cơ
quan nhà nước. Công tác quản lý sử dụng tài sản nhà nước tại các cơ quan hành chính
cấp tỉnh của tỉnh Hịa Bình đã được thực hiện một cách chặt chẽ, nghiêm túc và hiệu
quả từ các khâu như quản lý đầu tư xây dựng, mua sắm; quản lý việc sử dụng, bảo trì,
bảo dưỡng và sửa chữa tài sản; quản lý trong việc bán, chuyển đổi hình thức sở hữu tài
sản nhà nước; quản lý việc quyết định tiêu hủy tài sản nhà nước. Bên cạnh đó cịn một
số hạn chế như các cơ quan hành chính cịn có hiện tượng kê khai chậm, kê khai lệch

x



giá trị so với thực tế. một số thể chế chính sách cịn được đánh giá là chưa phù hợp
với thực tế. Cơ chế chính sách về việc quản lý TSNN tại các cơ quan hành chính
thuộc phạm vi quản lý cấp tỉnh còn nhiều hạn chế, rườm rà; Việc định giá bán, thanh
lý tại các cơ quan vẫn còn tình trạng giá thanh lý cao hơn giá kê khai; Năng lực của
cơ quan quản lý còn nhiều yếu kém do một số cán bộ nể nang che giấu sai phạm;
Năng lực của cơ quan sử dụng còn một số người chưa nắm vững luật hoặc một số cố
ý làm sai so với luật.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sử dụng tài sản
nhà nước tại các cơ quan hành chính cấp tỉnh của tỉnh Hịa Bình gồm những yếu tố sau:
Các nhân tố thuộc về cơ chế chính sách; năng lực của cán bộ quản lý; năng lực và thẩm
quyền của cơ quan sử dụng.
Một số giải pháp tăng cường quản lý sử dụng tài sản nhà nước tại các cơ quan
hành chính cấp tỉnh của tỉnh Hịa Bình như sau: Hồn thiện hệ thống tổ chức quản lý sử
dụng tài sản nhà nước; Tăng cường phân cấp quản lý tài sản nhà nước; Đổi mới trong
công tác quản lý dầu tư xây dựng, mua sắm tài sản nhà nước; Đổi mới trong quản lý sử
dụng trong bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản nhà nước; Đổi mới sử dụng trong th
tài sản nhà nước; Hồn thiện cơng tác quản lý, thu hồi, điều chuyển, thanh lý tài sản nhà
nước; Tăng cường quản lý trong bán, chuyển đổi hình thức sở hữu tài sản nhà nước.

xi


THESIS’S ABSTRACT
Author: Truong Thi Le
Thesis’s Title: Management of the use of some owned state assets in the provincial
administrative agencies of Hoa Binh province
Major: Economic Management

Code: 8340410


Academic Institution: Vietnam National University of Agriculture
Research Findings:
Objectives
On the basis of assessing the status of management of the use of some owned
state assets in the provincial administrative agencies of Hoa Binh province, the thesis
recommends some solutions to enhance the effective management of the use of owned
state assets at agencies of Hoa Binh province in the coming time. In particular, the
thesis evaluates the management and the use of state property in the provincial
administrative agencies of Hoa Binh province in order to propose some solutions to
strengthen the effective management of state property in the provincial administrative
offices of Hoa Binh province.
Methodologies
The study used a secondary data collection method to collect information on the
status of management of the use of owned state assets in provincial administrative
agencies in Hoa Binh province; Incorporate primary data collection methods through
surveys of relevant stakeholders such as 20 leading officials; 80 direct managers; and
180 owned state assets’ users to collect information for research. The research uses a
number of common data analysis methods such as descriptive statistical methods,
statistical disaggregation, comparative statistics and a research indicator system to
clarify the content of management of the use of some owned state assets in the
provincial administrative agencies of Hoa Binh province.
Main Results and Conclusions
Based on the research results, it is possible to assess the state of management of
the use of state property in administrative agencies under provincial management of
Hoa Binh province. At present, the legal corridor on the management and use of state
property has gradually been strengthened, creating the basis for renovating the
management and use of state property at state agencies. The management of the use of
state property in the provincial administrative agencies of Hoa Binh province has been
implemented strictly, seriously and effectively from the stage of management of

construction investment and procurement; to manage the use, maintenance,

xii


maintenance and repair of assets; to manage the sale or conversion of state property
ownership; to manage the decision on destruction of state property. In addition, there
are some limitations such as late declaration; difference of declared value deviation
from reality; unsuitable policies; mechanisms on management of owned state assets
in administrative agencies under provincial management are still limited and
cumbersome; the sale price, liquidation at the agency still has the liquidation price
higher than the declared price; the capacity of the regulator is still weak due to the
fact that some of the cadres are hiding their faults; as well as the knowledge and
capacity of owned state assets’ users are still limited.
The results show that the factors affecting the management of the use of state
assets in provincial administrative agencies of Hoa Binh province include the following
factors: capacity of management staff and capacity and authority of the users.
There are several recommendations in order to enhance the management of the
use of the owned state assets in the provincial administrative agencies of Hoa Binh
province including: completing the management of the owned state assets system;
strengthening the decentralization of management of the owned state assets; renovating
in the management of construction investment and the purchase of state assets;
renovating in management used in maintenance, maintenance and repair of state assets;
changing the method for renting the owned state assets; enhancing the management,
recovery, transfer and liquidation of state assets; as well as strengthening the
management in selling and converting the form of the owned state assets.

xiii



PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Bất cứ một quốc gia nào muốn tồn tại và phát triển đều phải dựa vào một
trong các nguồn nội lực của mình là tài sản quốc gia, trong đó tài sản công là bộ
phận quan trọng nhất. Tài sản công là tài sản thuộc sở hữu công cộng hay cịn gọi là
tài sản thuộc sở hữu tồn dân ở các nước Xã hội chủ nghĩa. Tại các nước Xã hội chủ
nghĩa, Nhà nước đại diện quyền và lợi ích hợp pháp cho toàn dân nên là người đại
diện sở hữu đối với toàn bộ những tài sản thuộc sở hữu tồn dân. Do đó khái niệm
tài sản cơng và tài sản nhà nước (TSNN) là đồng nhất. Trong khuôn khổ giới hạn, đề
tài chỉ tập trung nghiên cứu TSNN dưới dạng vật chất. Vai trị, vị trí của TSNN đến
nay khơng cịn chỉ là những đánh giá, nhận định mà đã thực sự trở thành nguồn lực
quan trọng đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội, điều hành kinh tế vĩ mô.
TSNN tại các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp cơng lập, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề
nghiệp là những tài sản được nhà nước cung cấp cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị,
thông qua việc giao tài sản bằng hiện vật, quyền sử dụng đất hoặc giao ngân sách để
đầu tư xây dựng mua sắm và các tài sản được hình thành bằng tiền có nguồn gốc từ
NSNN. Bao gồm: đất và vật kiến trúc trên đất thuộc trụ sở làm việc, nhà công vụ,
kho tàng, trường học, bệnh viện, trạm trại nghiên cứu thí nghiệm..; phương tiện vận
tải; máy móc, trang thiết bị làm việc, phương tiện thông tin và các tài sản khác được
đầu tư, mua sắm từ nguồn NSNN hoặc có nguồn gốc từ NSNN, hoặc hình thành từ
những nguồn khác mà theo quy định của pháp luật là tài sản của nhà nước, được nhà
nước giao cho đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng để phục vụ hoạt động của cơ quan,
đơn vị. Việc quản lý, sử dụng đúng mục đích, tiêu chuẩn đối với các tài sản này
khơng những giúp cho các cơ quan, hành chính sự nghiệp thực hiện tốt chức năng,
nhiệm vụ được giao phục vụ công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, cung cấp
dịch vụ cơng cho xã hội mà cịn góp phần vào việc thực hành tiết kiệm chống lãng
phí, khai thác có hiệu quả nguồn lực từ tài sản để phục vụ phát triển kinh tế -xã hội.
Trong những năm qua việc thực hiện công tác quản lý, sử dụng TSNN tại các
cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp cơng lập ở nước ta nói chung và tỉnh Hịa
Bình nói riêng đã đạt được những hiệu quả nhất định. Mọi TSNN đều được Nhà

nước giao cho cơ quan, đơn vị, tổ chức quản lý, sử dụng. Quản lý nhà nước về

1


TSNN được thực hiện thống nhất, có sự phân cơng, phân cấp rõ thẩm quyền, trách
nhiệm của từng cơ quan nhà nước. TSNN có giá trị rất lớn và đóng vai trò quan
trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Trong thời gian qua căn cứ vào
các quy định của nhà nước, sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền
địa phương, cơng tác quản lý, sử dụng TSNN tại cơ quan hành chính, đơn vị sự
nghiệp cơng lập thuộc tỉnh Hồ Bình đã có nhiều chuyển biến tích cực, cơng tác
quản lý, sử dụng TSNN tại các cơ quan, đơn vị từng bước đi vào nề nếp, công khai,
minh bạch, quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản cơng. Bên cạnh những kết quả đạt
được thì cơng tác quản lý TSNN vẫn bộc lộ nhiều sơ hở, yếu kém. Tình hình quản
lý, sử dụng đất đai khơng đúng mục đích; nhà ở thuộc sở hữu nhà nước quản lý lỏng
lẻo, cho thuê, cho mượn không đúng quy định, phát sinh tiêu cực, xe cơng sử dụng
vào mục đích riêng... cũng là một trong những vấn đề nổi cộm nhất trong công tác
quản lý, sử dụng tài sàn nhà nước hiện nay.
Quản lý tài sản công là một phần trong công tác quản lý tài chính cơng, vì
vậy để đáp ứng u cầu chất lượng trong cơng tác quản lý tài chính cơng tại các
cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp cơng lập việc quản lý TSNN là hết sức cần
thiết để phát huy kết quả đã đạt được, khắc phục những tốn tại hạn chế và đáp
ứng nhu cầu quản lý TSNN trong giai đoạn mới.
Nhận thức được vị trí, vai trị quan trọng của nhiệm vụ, xuất phát từ thực
tiễn công việc quản lý, sử dụng TSNN tại cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp
cơng lập trên địa bàn tỉnh Hịa Bình và từ cơng việc chun mơn tác giả đang
công tác, tác giả chọn đề án: “Quản lý sử dụng một số tài sản nhà nước tại các
cơ quan hành chính cấp tỉnh của tỉnh Hồ Bình” từ đó đề xuất những giải
pháp nâng cao hiệu quả quản lý TSNN.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý sử dụng TSNN tại các cơ quan
hành chính thuộc phạm vi quản lý tỉnh Hịa Bình từ đó đề xuất giải pháp nhằm
tăng cường quản lý có hiệu quả nguồn TSNN tại các cơ quan hành chính cấp tỉnh
của tỉnh Hịa Bình thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hố cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý, sử dụng
TSNN tại các cơ quan hành chính;

2


- Đánh giá thực trạng quản lý sử dụng TSNN tại các cơ quan hành chính
cấp tỉnh của tỉnh Hịa Bình;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý sử dụng TSNN tại
các cơ quan hành chính cấp tỉnh của tỉnh Hịa Bình;
- Đề xuất giải pháp tăng cường quản lý sử dụng hiệu quả TSNN tại các cơ
quan hành chính cấp tỉnh của tỉnh Hịa Bình.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thế nào là TSNN? Nội dung nghiên cứu về quản lý sử dụng TSNN của
các cơ quan hành chính cấp tỉnh là gì? Yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác quản
lý các loại tài sản này?
- Thực trạng quản lý và sử dụng TSNN tại các cơ quan hành chính cấp tỉnh
của tỉnh Hịa Bình thời gian qua như thế nào? Những tồn tại, bất cập nảy sinh trong
quản lý, sử dụng TSNN trong phạm vi quản lý tại tỉnh Hịa Bình thời gian qua?
- Để quản lý có hiệu quả TSNN tại các cơ quan hành chính cấp tỉnh của
tỉnh Hịa Bình trong thời gian tới cần đề xuất những giải pháp gì?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
1.4.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về TSNN, quản lý sử dụng
TSNN bao gồm nhà, đất và phương tiện đi lại tại các cơ quan hành chính cấp tỉnh
của tỉnh Hịa Bình.
1.4.1.2. Đối tượng điều tra
- Khách thể: Các phòng, ban quản lý, sử dụng TSNN tại các cơ quan hành
chính cấp tỉnh của tỉnh Hịa Bình.
- Chủ thể: Nhân viên trực tiếp quản lý, sử dụng TSNN thuộc các cơ quan
hành chính cấp tỉnh của tỉnh Hịa Bình.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình phân bổ, quản lý, sử
dụng TSNN tại một số cơ quan hành chính hành chính cấp tỉnh. Trong đó, tác giả
điều tra cả một số cơ quan hành chính cấp huyện.
Lý do: Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh đã phân cấp thẩm quyền quản
lý, sử dụng, mua sắm tài sản cho các cơ quan đơn vị trong phạm vi tỉnh quản

3


lý, tuy nhiên đối với một số loại tài sản UBND tỉnh vẫn tiến hành mua sắm tập
trung như: máy móc thiết bị văn phịng, xe ơ tơ và quyết định đầu tư xây dựng
đối với cả trụ sở làm việc. Mặt khác, việc điều tra cơ quan hành chính cấp
huyện để tìm ra sự khác biệt về quản lý, sử dụng tài sản giữa hai cấp do có sự
khác nhau về địa lý, về điều kiện tiếp cân với các thơng tin và cơ chế chính
sách. Từ đó, có thể đưa ra giải pháp chính xác, hồn hảo nhất để khắc phục
những khó khăn, tồn tại, hạn chế trong quản lý, sử dụng tài sản tại các cơ quan
hành chính cấp tỉnh của tỉnh Hồ Bình. Do đó phạm vi thu thập số liệu bao
gồm số liệu liên quan đến quản lý sử dụng tài sản công ở cấp tỉnh và một số
huyện như Lạc Sơn, Đà Bắc, Tân Lạc, Lạc Thủy,Yên Thủy, Mai Châu. Ở
phạm vi đề tài này loại tài sản chúng tôi nghiên cứu là nhà, đất và xe ơ tơ tại
các cơ quan hành chính cấp tỉnh của tỉnh Hịa Bình.

Về khơng gian: Đề tài nghiên cứu tại các cơ quan hành chính cấp tỉnh và
một số cơ quan hành chính cấp huyện thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Hịa Bình.
Về thời gian: Nguồn số liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài thu thập trong 3
năm 2015, 2016, 2017. Số liệu sơ cấp được điều tra năm 2017.
Đề tài được tiến hành nghiên cứu trong thời gian từ tháng 5/2017 đến
tháng 5/2018.
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI
- Về lý luận: Đã tổng hợp và phát triển được các khái niệm, nội dung và các
yếu tố ảnh hưởng có liên quan đến quản lí một số TSNN tại các cơ quan hành
chính thuộc tỉnh Hịa Bình.
- Về thực tiễn: Nghiên cứu đã chỉ ra trong cơng tác quản lý TSNN tại tỉnh
Hịa Bình hiện nay có rất nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, vẫn cịn những hạn chế
trong quản lý TSNN tại các cơ quan hành chính của tỉnh Hịa Bình. Vì vậy từ
những ưu điểm và hạn chế nghiên cứu đề ra được nhóm giải pháp nhằm tăng
cường quản lí TSNN tại các cơ quan hành chính tại tỉnh Hịa Bình.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG
TÀI SẢN NHÀ NƯỚC TẠI CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Khái niệm bản chất của quản lý, sử dụng tài sản nhà nước
2.1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
a. Khái niệm tài sản nhà nước
Tài sản là của cải vật chất dùng vào mục đích sản xuất hoặc tiêu dùng. Khi
phân loại tài sản theo chu kỳ sản xuất, ta có tài sản cố định và tài sản lưu động.
Còn khi phân loại tài sản theo đặc tính cấu tạo của vật chất, ta có tài sản hữu hình
và tài sản vơ hình (Bách khoa toàn thư, 2017).
TSNN theo điều 200 Bộ Luật Dân sự năm 2005 quy định: “Tài sản thuộc

hình thức sở hữu nhà nước bao gồm đất đai, rừng tự nhiên, rừng trồng có nguồn
vốn từ NSNN, núi, sơng hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi tự
nhiên ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước
đầu tư vào doanh nghiệp, cơng trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn
hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản
khác do pháp luật quy định”.
Thuộc sở hữu của ai đó;
Có đặc tính vật lý;
Có thể trao đổi được;
Có thể mang giá trị tinh thần hoặc vật chất;
Là những thứ đã tồn tại (tài sản trước kia) đang tồn tại và có thể có trong
tương lai.
Tài sản hữu hình khi có càng nhiều đặc tính nêu trên thì càng chắc chắn đó
là tài sản hữu hình.
Theo Bách khoa tồn thư (2017), tài sản vơ hình là những quyền tài sản
(nghĩa hẹp) thuộc sở hữu của một chủ thể nhất định và thường chỉ gắn với một
chủ thể nhất định và không thể chuyển giao. Tuy nhiên một số quyền tài sản có
thể chuyển giao như thương hiệu hàng hóa hoặc ủy quyền cho chủ thể khác. Tài
sản vơ hình là những thứ khơng thể dùng giác quan để thấy được và không thể

5


dùng đại lương để tính. Nhưng trong q trình chuyển giao có thẻ quy ra tiền (cái
này là quan trọng nhất). Tùy từng thời điểm nhất định mà quyền tài sản có giá
như thế nào. Việc gây thiệt hại về tài sản vơ hình của chủ thể sẽ phải bồi thường
nhưng rất khó để xác định giá trị của nó. Ngồi những quy định trong luật cịn
việc xác định giá trị của tài sản vơ hình khơng thể xác định được.
TSNN là những tài sản được hình thành từ nguồn NSNN hoặc có nguồn
gốc từ NSNN, tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước theo quy định

của pháp luật, đất đai, rừng, núi, sông, hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất,
nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời (Chính phủ, 1998).
Chính phủ (1998), TSNN khu vực hành chính sự nghiệp là những TSNN
giao cho các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các đơn vị lực lượng vũ
trang, 5 tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội
- nghề nghiệp quản lý và sử dụng gồm:
+ Đất đai;
+ Nhà, cơng trình xây dựng khác gắn liền với đất đai;
+ Các tài sản khác gắn liền với đất đai;
+ Các phương tiện giao thông vận tải, trang thiết bị làm việc và các tài
sản khác.
b. Khái niệm về quản lý
Khái niệm quản lý là đặc trưng cho quá trình điều khiển và dẫn hướng tất
cả các bộ phận của một tổ chức, thường là tổ chức kinh tế, thông qua việc thành
lập và thay đổi các nguồn tài nguyên như nhân lực, tài chính, vật tư, trí thực và
giá trị vơ hình (Bách khoa toàn thư, 2017).
Các nhiệm vụ cơ bản của quản lý:
Hoạch định: xác định mục tiêu, quyết định những công việc cần làm trong
tương lai (ngày mai, tuần tới, tháng tới, năm sau, trong 5 năm sau...) và lên các
kế hoạch hành động.
Tổ chức: sử dụng một cách tối ưu các tài nguyên được yêu cầu để thực
hiện kế hoạch.
Bố trí nhân lực: phân tích cơng việc, tuyển mộ và phân cơng từng cá nhân
cho từng cơng việc thích hợp.

6


Lãnh đạo/động viên: Giúp các nhân viên khác làm việc hiệu quả hơn để
đạt được các kế hoạch (khiến các cá nhân sẵn lịng làm việc cho tổ chức).

Kiểm sốt: Giám sát, kiểm tra quá trình hoạt động theo kế hoạch (kế
hoạch có thể sẽ được thay đổi phụ thuộc vào phản hồi của quá trình kiểm tra).
c. Khái niệm về sử dụng
Theo Luật Dương Gia (2015) sử dụng là việc dùng vật (tài sản) đó nhằm
thỏa mãn nhu cầu nhất định của chủ sở hữu hoặc của người đang trực tiếp chiếm
hữu, chi phối tài sản. Sử dụng tài sản là quyền có ý nghĩa thực tế cao nhất của
chủ sở hữu. Điều 192 bộ luật dân sự quy định: “Quyền sử dụng là quyền khai
thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản”. Nguyên tắc chung là “Việc
khai thác những giá trị sử dụng của tài sản nhằm để thỏa mãn những nhu cầu về
sinh hoạt vật chất hoặc tinh thần cho bản thân mình”. Ngồi ra, thực hiện quyền
sử dụng còn là việc dựa vào tính năng của vật mà khai thác lợi ích vật chất của
chúng để thỏa mãn các nhu cầu trong sản xuất kinh doanh (bao gồm cả việc thu
nhận những kết quả của tài sản do tự nhiên mang lại như hưởng trứng do gia cầm
đẻ ra, hoa quả trên cây, gia súc nhỏ do mẹ chúng sinh ra,…).
d. Khái niệm cơ quan hành chính
- Cơ quan hành chính nhà nước là: “Một loại cơ quan Nhà nước thực hiện
quyền hành pháp bao gồm chức năng lập quy và chức năng hành chính”. Hệ
thống các cơ quan hành chính bao gồm:
- Cơ quan lập pháp: Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân,
cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và
lập pháp. Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội, đối ngoại;
nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh; những nguyên tắc chủ
yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt
động của công dân. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ
hoạt động của Nhà nước. Các cơ quan của Quốc hội gồm: Ủy ban thường vụ
quốc hội; Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội. HĐND được quy định
là cơ quan quyền lực địa phương khơng có quyền lập pháp.
- Cơ quan tư pháp: Là các cơ quan có quyền phán xét tính hợp hiến, hợp
pháp của các quyết định pháp luật và sự phán quyết về hành vi phạm tội, tranh
chấp dân sự, kinh tế, lao động, hành chính. Hệ thống cơ quan tư pháp gồm các cơ

quan thuộc Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân.

7


- Cơ quan hành pháp: Đó là các cơ quan thực hiện quyền hành pháp của nhà
nước, quản lý chung hay từng mặt cơng tác, có nhiệm vụ chấp hành pháp luật và chỉ
đạo thực hiện chủ trương, kế hoạch của Nhà nước. Hệ thống các cơ quan hành pháp
bao gồm các cơ quan thực hiện quyền hành pháp ở trungương như Chính phủ, Bộ,
ngành...; cơ quan thực hiện quyền hành pháp ở địa phương là UBND các cấp và các
cơ quan hành chính giúp việc có chức năng quản lý nhà nước ở địa phương nhằm
bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác từ trung ương đến
cơ sở (như cơ quan tài chính, giáo dục, y tế, tài nguyên - môi trường, xây dựng...).
Các cơ quan chuyên môn chịu sự chỉ đạo và quản lý của UBND đồng cấp, đồng thời
chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn cấp trên.
- Cơ quan hành chính cấp tỉnh: là cơ quan tham mưu thuộc UBND tỉnh
gồm các sở, ban, ngành thực hiện chức năng tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý
nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương theo quy định của pháp luật và theo
phân công hoặc ủy quyền của UBND cấp tỉnh.
- Cơ quan hành chính cấp huyện:
+ Cơ quan hành chính cấp huyện là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân
dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương và thực hiện
một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện và
theo quy định của pháp luật; góp phần bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành
hoặc lĩnh vực công tác ở địa phương.
+ Cơ quan hành chính cấp huyện chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên
chế và công tác của Ủy ban nhân dân cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm
tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh.
Bảng 2.1. So sánh tổng hợp cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp

Cơ quan hành chính
Đơn vị sự nghiệp
1. Về chức năng
1. Về chức năng
- Cơ quan hành chính thực hiện chức - Đơn vị sự nghiệp công thực hiện chức
năng quản lý nhà nước.
năng cung cấp các dịch vụ công trong các
lĩnh vực, y tế, văn hố, thể thao, phát thanh
truyền hình…
2. Phạm vi quản lý của cơ quan hành 2. Phạm vi quản lý của đơn vị sự nghiệp:
chính:
+ Khơng bị giới hạn hay ràng buộc theo
+ Căn cứ vào phân cấp phân quyền.
địa lý

8


+ Không chồng chéo, trùng lặp trong
quản lý, dựa trên phân cấp, phân
quyền.
3. Về tổ chức hoạt động
+ Cơ quan cấp trung ương: Thẩm
quyền quản lý nhà nước trên cả nước.
+ Cơ quan hành chính địa phương:
Chịu sự kiểm sốt của TW, phạm vi
địa phương.
+ Chấp hành và phục tùng theo Luật
tổ chức chính phủ và Hiến pháp.
+ Kinh phí hoạt động 100% từ NSNN

4. Bản chất sử dụng tài sản công
+ Là tài sản trong tiêu dùng của cải
vật chất
+ Không tham gia trực tiếp vào sản
xuất, không chuyển giao giá trị hao
mịn mặc dù có theo dõi khấu hao.

+ Có thể chồng chéo, trùng lặp trong hoạt
động và phạm vi địa lý.
3. Về tổ chức hoạt động
+ Không nhất thiết phải phân cấp và phân
định hoạt động.
+ Hoạt động trong giới hạn cho phép của
pháp luật về ngành nghề, lĩnh vực và quy
định của cấp trên quản lý.
+ Kinh phí hoạt động tùy thuộc loại hình:
Đơn vị có thu, khơng có thu.

4. Bản chất sử dụng tài sản cơng
+ Một phần tài sản là yếu tố chi phí tiêu
dùng TSNN.
+ Là yếu tố đầu vào của sản xuất tạo ra sản
phẩm, dịch vụ cơng, giá trị hao mịn cấu
thành giá sản phẩm dịch vụ của đơn vị sự
nghiệp có thu.
5. Nguồn hình thành tài sản cơng
5. Nguồn hình thành tài sản cơng
+ Từ NSNN hoặc có nguồn gốc từ tài sản cơng đựơc hình thành từ nhiều
NSNN.
nguồn khác nhau như: từ đầu tư của NSNN,

từ nguồn thu sự nghiệp của các đơn vị hoặc
từ nguồn đặc thù...
Nguồn: Phan Hữu Nghị (2010)

2.1.1.2. Các vấn đề cơ bản về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước trong các cơ
quan hành chính
a. Tài sản nhà nước trong các cơ quan hành chính
Đất đai (Đất sử dụng làm trụ sở làm việc, đất xây dựng cơ sở hoạt động vì
mục đích cơng); nhà, cơng trình xây dựng khác gắn liền với đất đai (nhà làm việc,
nhà kho; nhà, cơng trình đảm bảo cho các hoạt động sự nghiệp...); các tài sản khác
gắn liền với đất đai; các phương tiện giao thông vận tải (ơ tơ, xe máy, tàu, thuyền...);
các máy móc, trang thiết bị, phương tiện làm việc và các tài sản khác.
b. Đặc điểm của TSNN trong các cơ quan hành chính
TSNN tại cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận tài sản quan trọng trong toàn
bộ tài sản cơng và cũng bao gồm nhiều loại tài sản có đặc điểm, tính chất, cơng

9


dụng khác nhau và do nhiều cơ quan sử dụng khác nhau, song chúng đều có
những đặc điểm chung sau:
Thứ nhất: Tài sản cơng trong cơ quan hành chính được đầu tư xây dựng, mua
sắm bằng tiền của NSNN hoặc có nguồn từ NSNN. Trừ một số tài sản đặc biệt như:
đất đai, tài sản được xác lập sở hữu Nhà nước, sau đó được chuyển giao cho cơ quan
hành chính quản lý sử dụng; cịn lại đại bộ phận tài sản cơng dùng trong các cơ quan
hành chính là những tài sản được hình thành từ kết quả đầu tư xây dựng, mua sắm
bằng tiền của NSNN hoặc có nguồn từ NSNN (thừa kế của thời kỳ trước).
Thứ hai: Sự hình thành và sử dụng TSNN phải phù hợp với chức năng,
nhiệm vụ của từng cơ quan. TSNN trong cơ quan hành chính là cơ sở vật chất để
phục vụ hoạt động của các cơ quan. Hoạt động của mỗi cơ quan nhằm thực hiện

các chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của mình. Do vậy, sự hình thành và
sử dụng tài sản công trong các cơ quan hành chính nhà nước tuỳ thuộc vào chức
năng, nhiệm vụ của từng cơ quan. Cụ thể là: đối với cơ quan quản lý nhà nước,
TSNN chỉ đơn thuần là điều kiện vật chất, là phương tiện để cơ quan nhà nước
thực hiện chức năng quản lý kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng. TSNN của các
cơ quan này lớn nhất là trụ sở làm việc (công đường), các phương tiện giao thông
vận tải phục vụ đi lại công tác, các trang thiết bị, máy móc và phương tiện làm
việc. Số lượng tài sản cơng cần phải có tuỳ thuộc vào cơ cấu tổ chức bộ máy và
biên chế cán bộ, công chức, viên chức của mỗi cơ quan, đơn vị.
Thứ ba: Vốn đầu tư xây dựng và mua sắm TSNN khơng thu hồi được trong
q trình sử dụng tài sản. Thực tế các nước trên thế giới cho thấy khoảng 80% chi
NSNN là chi chuyển giao và có rất ít khoản chi là chi thanh tốn, được hồn trả trực
tiếp. Khác với doanh nghiệp kinh doanh, tài sản trong cơ quan hành chính chủ yếu là
những tài sản trong lĩnh vực tiêu dùng của cải vật chất, không thuộc lĩnh vực sản
xuất kinh doanh; trong quá trình sử dụng khơng tạo ra sản phẩm, hàng hố, dịch vụ
để đưa ra thị trường; do đó, khơng chuyển giá trị bị hao mịn vào giá thành của sản
phẩm hoặc chi phí lưu thơng. Vì thế, trong q trình sử dụng, tuy tài sản bị hao mịn
nhưng khơng trích khấu hao được (Đối với tài sản cố định), vì giá trị của nó khơng
được chuyển dần sang giá trị của sản phẩm vật chất, dịch vụ để hình thành bộ phận
giá trị mới cần phải thu hồi. Do khơng thực hiện trích khấu hao tài sản cố định, nên
nguồn vốn đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản không thu hồi được trong q trình sử
dụng và khơng có nghĩa vụ tài chính với NSNN trong việc sử dụng. Mức độ hao
mịn của tài sản cơng trong q trình sử dụng nhanh hay chậm không ảnh hưởng

10


trực tiếp đến lợi ích của cơ quan hành chính, Nhà nước khơng sử dụng địn bẩy trích
khấu hao tài sản cố định để thúc đẩy các cơ quan bảo vệ tài sản công như đối với
các tổ chức kinh tế sử dụng tài sản vào sản xuất kinh doanh. Nhà nước chỉ có thể

buộc các cơ quan này quản lý và sử dụng tài sản công tiết kiệm và hiệu quả bằng
các biện pháp hành chính như quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản
công, cùng với biện pháp quản lý chặt chẽ các khoản chi tiêu về duy trì, bảo
dưỡng, sửa chữa tài sản cơng để buộc các cơ quan hành chính sử dụng tài hiệu
quả hơn. Tuy nhiên, Nhà nước phải nắm chính xác giá trị và giá trị còn lại của tài
sản để phục vụ cho công tác quản lý tài sản thông qua việc quy định chế độ tính
hao mịn tài sản cố định trong khu vực hành chính sự nghiệp.
2.1.2. Vai trị của quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại các cơ quan hành chính
2.1.2.1. Vai trị của tài sản nhà nước tại các cơ quan hành chính
TSNN trong khu vực hành chính sự nghiệp là một bộ phận của tài sản
quốc gia, là tiềm lực phát triển đất nước như Bác Hồ đã khẳng định: “Tài sản
công là nền tảng, là vốn liếng để khôi phục và xây dựng kinh tế chung, để làm
cho dân giàu, nước mạnh, để nâng cao đời sống nhân dân”. Vai trò của TSNN
trong khu vực hành chính sự nghiệp có thể được xem xét dưới nhiều khía cạnh:
kinh tế, chính trị, văn hố, xã hội, giáo dục... ở đây, luận văn chỉ đề cập đến vai
trị kinh tế của nó. Theo đó tài sản cơng trong khu vực hành chính sự nghiệp có
những vai trò chủ yếu sau:
Thứ nhất: TSNN trong các cơ quan hành chính nhà nước là điều kiện vật
chất đầu tiên và không thể thiếu để các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện
nhiệm vụ được nhà nước giao, nhất là nhiệm vụ hoạch định đường lối, chính
sách, xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật, thực hiện quản lý nhà nước, mở
mang dân trí ….
Thứ hai: Đây là điều kiện vật chất khẳng định vai trò lãnh đạo của cơ quan
công quyền, tạo niềm tin, sự uy nghiêm của pháp luật nhưng cũng tạo điều kiện
cho tổ chức, cá nhân sống làm việc theo đúng pháp luật nhà nước, nâng cao hiệu
quả hoạt động của cơ quan hành chính cúng như các bên liên quan.
Thứ ba: Đây là điều kiện vật chất để mọi công dân tiếp xúc, phản ảnh
nguyện vọng của mình với cơ quan nhà nước; là điều kiện vật chất để tiếp thu
khoa học cơng nghệ, kinh nghiệm quản lý, tinh hoa văn hố nhân loại; nơi giao
dịch hợp tác quốc tế trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, quốc phòng, an ninh, văn

hoá, giáo dục và đào tạo, y tế, xã hội, khoa học và công nghệ v.v...

11


×