Tải bản đầy đủ (.pdf) (1 trang)

Giáo án lớp 1 môn Đạo đức - Bài 13: Chào hỏi và tạm biệt (tiết 2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.55 KB, 1 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>DẤU PHẨY VÀ DẤU CHẤM PHẨY. 1.Hỏi: Về công dụng, dấu chấm phẩy giống và khác dấu phẩy ở chỗ nào?. Trả lời: a/ Dấu chấm phẩy là loại dấu dùng để: - Ngăn cách các vế trong câu ghép đẳng lập,VD: “ Dưới ánh trăng này,dòng thác nước sẽ đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn.” (Thép Mới) - Tách các ý lớn trong một câu, VD: “ Nó lấy đầu nén đất của tổ nhiều lần cho chắc rồi sang bằng; không thể nhận ra tổ dế ở chỗ nào nữa.” (Vũ Tú Nam) - Phân cách các ý lớn có quan hệ liệt kê, VD: “ Những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ; dòng song với những đoàn thuyền ngược xuôi.” ( Nguyễn Thế Hội)  Chú ý: Khi đọc, sau dấu chấm phẩy phải nghỉ hơi một quãng bằng nửa quãng nghỉ sau dấu chấm. Khi viết, chữ cái đầu tiên sau dấu chấm phẩy không được viết hoa. b) Như vậy, dấu chấm phẩy giống và khác dấu phẩy ở chỗ: - Giống nhau: + Là loại dấu dùng ở bên trong câu. + Dấu chấm phẩy và dấu phẩy đều được dùng để ngăn cách các vế trong câu ghép đẳng lập. + Khi đọc, quãng nghỉ hơi sau dấu chấm phẩy và dấu phẩy dài bằng nhau. + Khi viết, chữ cái đầu tiên sau dấu chấm phẩy và dấu phẩy đều không được viết hoa. - Khác nhau: Dấu chấm phẩy có một số công dụng khác mà dấu phẩy không có ( như tách các nhóm ý hoặc các ý lớn, phân cách các bộ phận của câu khi các bộ phận này về mặt ngữ pháp có thể tồn tại độc lập như một câu…). Ngược lại, dấu phẩy có một số tác dụng khác mà dấu chấm phẩy không có ( như ngăn cách trạng ngữ, hô ngữ với nồng cốt câu, ngăn cách bộ phận chú thích trong câu, ngăn cách các bộ phận song song…). Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(2)</span>

×