Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn vietgap trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 120 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ DIỆP

PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ THEO TIÊU CHUẨN
VIETGAP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỒNG HỶ,
TỈNH THÁI NGUYÊN

Ngành:

Quản lý kinh tế

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Tất Thắng

Mã số:

8340410

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2018
Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Diệp

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc TS. Nguyễn Tất Thắng đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian
và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Kinh Tế; Khoa Kinh tế và phát triển nông thôn - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã
tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức UBND huyện Đồng Hỷ
đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Diệp

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i

Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ ............................................................................................................... ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis abstract................................................................................................................. xii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu nghiên cứu cụ thể ................................................................................ 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2

1.3.1.


Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.4.

Những đóng góp mới của luận văn về lý luận và thực tiễn ................................ 3

1.4.1.

Về lý luận............................................................................................................ 3

1.4.2.

Về thực tiễn......................................................................................................... 3

1.5.

Kết cấu nội dung luận văn .................................................................................. 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn
VietGAP ............................................................................................................. 4
2.1.

Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP .................... 4

2.1.1.


Các khái niệm ..................................................................................................... 4

2.1.2.

Vai trò, ý nghĩa của phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP .............. 7

2.1.3.

Nội dung nghiên cứu phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP .......... 10

2.1.4.

Yêu cầu phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP ............................... 15

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn
VietGAP ........................................................................................................... 18

2.2.

Cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất chè ........................................................ 20

iii


2.2.1.

Kinh nghiệm từ các nước trên thế giới ............................................................. 20


2.2.2.

Kinh nghiệm từ các địa phương trong nước về phát triển sản xuất chè
theo tiêu chuẩn VietGAP .................................................................................. 21

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm rút ra ............................................................................... 24

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 25
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 25

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 25

2.1.2.

Điều kiện về kinh tế xã hội ............................................................................... 29

2.1.3.

Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong phát triển sản xuất chè theo
tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện Đồng Hỷ ........................................... 34

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 35


3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và chọn mẫu điều tra .............................. 35

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 36

3.2.3.

Phương pháp xử lý số liệu và phân tích thơng tin ............................................ 38

3.3.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................... 39

3.3.1.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ..................................................................... 39

3.3.2.

Các chỉ tiêu đánh giá khác về sản phẩm và chất lượng .................................... 40

Phần 4. Kết quả nghiên cứu ......................................................................................... 41
4.1.

Thực trạng sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện
Đồng Hỷ, Thái Nguyên .................................................................................... 41


4.1.1.

Khái quát về tình hình sản xuất chè của huyện đồng hỷ, tỉnh Thái Nguyên .... 41

4.1.2.

Thực trạng phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP tại huyện
Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên ............................................................................. 46

4.1.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn
VietGAP ........................................................................................................... 76

4.2.

Giải pháp phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP tại huyện
Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên ............................................................................. 84

4.2.1.

Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển sản xuất chè theo tiêu
chuẩn VietGAP ................................................................................................. 84

4.2.2.

Giải pháp phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP ............................ 85

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 97

5.1.

Kết luận............................................................................................................. 97

iv


5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 98

5.2.1.

Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước ............................................ 98

5.2.2.

Đối với hộ nông dân sản xuất ........................................................................... 98

5.2.3.

Đối với người tiêu dùng.................................................................................... 99

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 100
Phụ lục ........................................................................................................................ 103

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ATTP

An toàn thực phẩm

BVTV

Bảo vệ thực vật

DN

Doanh nghiệp

ĐTXD

Đầu tư xây dựng

GAP

Thực hành nông nghiệp tốt

HTX

Hợp tác xã

KD


Kinh doanh

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KTCB

Kiến thiết cơ bản

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

THT

Tổ hợp tác

TKKD

Thời kỳ kinh doanh

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UBND

Ủy ban nhân dân


VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Thực trạng sử dụng đất đai huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2015 - 2017 ......... 27

Bảng 3.2.

Tình hình Dân số - Lao động huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2015 - 2017 ...... 31

Bảng 3.3.

Tình hình phát triển kinh tế huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2015 - 2017 ......... 34

Bảng 3.4

Mẫu nghiên cứu ......................................................................................... 36

Bảng 4.1.

Diện tích chè của huyện Đồng Hỷ qua 3 năm 2015 – 2017 ...................... 41

Bảng 4.2.


Năng suất và sản lượng chè của huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2015 - 2017 ....... 43

Bảng 4.3.

Tình hình sản xuất chè tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đồng
Hỷ, tỉnh Thái Nguyên ................................................................................ 44

Bảng 4.4.

Các hình thức sản xuất chè trên địa bàn huyện Đồng Hỷ giai đoạn
2015 - 2017 ................................................................................................ 45

Bảng 4.5.

Quy mô sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP giai đoạn 2015 - 2017 ........ 46

Bảng 4.6.

Tình hình phát triển quy mơ chè VietGAP tại các xã trên địa bàn
huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên ........................................................... 47

Bảng 4.7.

Các hình thức tổ chức sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP .................. 48

Bảng 4.8.

Tình hình đầu tư phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP
trên địa bàn huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2015 – 2017 ................................ 50


Bảng 4.9.

Đánh giá về sự đầu tư nguồn vốn cho phát triển sản xuất chè
VietGAP trên địa bàn huyện Đồng Hỷ ...................................................... 51

Bảng 4.10. Tình hình đầu tư cơ sở hạ tầng cho sản xuất chè theo tiêu chuẩn
VietGAP trên địa bàn huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2015 - 2017 .................. 52
Bảng 4.11. Kết quả khảo sát nhu cầu về xây dựng cơ sở hạ tầng cho sản xuất chè
theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện Đồng Hỷ ............................ 55
Bảng 4.12. Tình hình phát triển giống cây chè giai đoạn 2015 - 2017 ........................ 56
Bảng 4.13. Tình hình quản lý giống chè theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn
huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên ........................................................... 59
Bảng 4.14. Kết quả điều tra thực hiện chăm sóc chè theo tiêu chuẩn VietGAP
trên địa bàn huyện Đồng Hỷ ...................................................................... 64
Bảng 4.15. Tình hình tiếp cận các kỹ thuật mới trong sản xuất chè theo tiêu
chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện Đồng Hỷ ........................................... 68

vii


Bảng 4.16. Tình hình liên kết trong cung ứng đầu vào của các hộ dân sản xuất
chè theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện Đồng Hỷ ...................... 70
Bảng 4.17. Tình hình liên kết trong chuyển giao khoa học kỹ thuật của các hộ dân
sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện Đồng Hỷ .............. 71
Bảng 4.18. Tình hình tiêu thụ chè VietGAP trên địa bàn huyện Đồng Hỷ.................. 72
Bảng 4.19. Kết quả và hiệu quả sản xuất chè VietGAP trên địa bàn huyện Đồng
Hỷ, Thái Nguyên ....................................................................................... 75
Bảng 4.20 . Kết quả đánh giá các chính sách phát triển sản xuất chè VietGAP
trên địa bàn huyện Đồng Hỷ ...................................................................... 77
Bảng 4.21. Đánh giá về năng lực trình độ của cán bộ ................................................. 81

Bảng 4.22. Trình độ học vấn của chủ hộ trồng chè trong mẫu điều tra ....................... 82
Bảng 4.23. Kinh nghiệm của chủ hộ trồng chè trong mẫu điều tra ............................. 82
Bảng 4.24. Kết quả điều tra, khảo sát về mức độ am hiểu thông tin thị trường
của người sản xuất chè VietGAP............................................................... 84

viii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Hình 4.1. Diện tích chè huyện Đồng Hỷ giai đoạn 2015 – 2017 .................................... 42
Hình 4.2. Quy mơ diện tích sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP .............................. 46
Hình 4.3. Sơ đồ kênh tiêu thụ chè an toàn ...................................................................... 73

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Diệp
Tên luận văn: “Phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện
Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8340410

Cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Huyện Đồng Hỷ là huyện có diện tích chè đứng thứ hai tồn tỉnh Thái Ngun,
với diện tích trên 3,2 nghìn ha, trong đó chè kinh doanh gần 2,9 nghìn ha, năng suất ước
đạt 12.1 tấn/ha/năm, sản lượng chè búp tươi đạt 34,8 nghìn tấn/năm. Cây chè tạo cơng
ăn việc làm cho trên 13 nghìn lao động, chiếm khoảng 50% dân số toàn huyện. Hiện
nay việc sản xuất chè ở Đồng Hỷ chủ yếu là quy mô hộ gia đình, diện tích cịn manh

mún, khơng tập trung, trình độ thâm canh của người sản xuất chưa cao, dẫn đến năng
suất thấp; đồng thời chưa có nhiều doanh nghiệp đủ năng lực tham gia vào chuỗi sản
xuất chè, từ liên kết, thu mua, chế biến đến bao tiêu sản phẩm, thiếu liên kết với thị
trường; người dân thiếu kiến thức; quản lý thuốc BVTV còn nhiều bất cập; tổ chức theo
dõi và kiểm tra đánh giá ATTP còn lỏng lẻo, không quản lý tận gốc. Năm 2017, huyện
Đồng Hỷ duy trì diện tích chè sản xuất theo quy trình VietGAP đã xây dựng được tại
các xã Hịa Bình, Minh Lập, Văn Hán, Khe Mo và thị trấn Sông Cầu. Đồng thời, xây
dựng mới vùng chè an toàn với quy mơ 12,69 ha sản xuất theo quy trình VietGAP tại xã
Văn Hán, nâng tổng số diện tích chè sản xuất theo quy trình VietGAP được cơng nhận
trên tồn huyện đạt 128,31 ha. Để có thể đánh giá đúng thực trạng và đề xuất các giải
pháp phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGap trên địa bàn
huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”.
Mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài là đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố
ảnh hưởng tới phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP, qua đó đề xuất một số
giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn
nghiên cứu. Để tiến hành phân tích, đề tài sử dụng phương pháp chọn điểm nghiên cứu
và chọn mẫu điều tra. Phỏng vấn bán cấu trúc đối với 30 hộ trồng chè VietGAp và 10
hộ chè thường được lựa chọn từ 3 xã Khe Mo, Minh Lập và Hóa Trung. Phỏng vấn sâu
đối với 3 cán bộ nông nghiệp xã và 2 hợp tác xã. Phân tích và xử lý số liệu với phương
pháp thống kê mô tả và phương pháp so sánh. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu gồm: nhóm
chỉ tiêu phản ánh diện tích trồng chè theo tiêu chuẩn VietGAP; nhóm chỉ tiêu về năng
suất, sản lượng chè; nhóm chỉ tiêu về kết quả và hiệu quả kinh tế... Ngồi ra cịn có các
chỉ tiêu đánh giá khác về chất lượng sản phẩm.

x


Kết quả nghiên cứu cho thấy, qui mơ diện tích sản xuất chè theo tiêu chuẩn
VietGAP trên địa bàn huyện Đồng Hỷ có sự tăng lên qua các năm. Năm 2017, diện tích

sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP là 128,31 ha, tăng 13,21 ha, tương ứng tăng
111,48% so với năm 2016. Về kết quả sản xuất, sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP
có chi phí ở cả ba giai đoạn trồng mới, kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh đều thấp
hơn so với sản xuất chè thường. Năng suất chè VietGAP cao hơn hẳn so với chè
thường, đạt 15 tấn/ha. Về hiệu quả sản xuất, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra tỷ lệ lãi thu
được khi bỏ ra một đồng vốn đầu tư sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP là 2,08 lần
lớn hơn xu hướng sản xuất chè truyền thống. Về mặt xã hội và mơi trường cũng đạt
được những hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn tồn
tại nhiều hạn chế cần khắc phục: quy mô diện tích sản xuất chè theo tiêu chuẩn
VietGAP chiếm tỷ lê rất nhỏ chỉ 3,88% tổng diện tích chè tồn huyện, lượng vốn đầu tư
cho sản xuất còn thấp, nhu cầu về cơ sở hạ tầng cho sản xuất chè theo tiêu chuẩn
VietGAP chưa được đáp ứng đầy đủ, về cơ cấu giống chè tỷ lệ chè trung du còn chiếm
tỷ lệ cao 55,89%, sự liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chè theo tiêu chuẩn
VietGAP còn lỏng lẻo… Nghiên cứu cũng xem xét, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP ở địa bàn, qua đó cho thấy các yếu tố
như chủ trương chính sách, quy hoạch phát triển sản xuất, nguồn lực… là các yếu tố ảnh
hưởng chủ yếu đến phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP ở địa bàn.
Qua đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng, nghiên cứu đã đề
xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP
ở địa bàn huyện Đồng Hỷ trong thời gian tới. Cụ thể: Giải pháp phát triển các hình thức
tổ chức sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP; Nhóm giải pháp phát triển đầu tư vốn,
hạ tầng cho sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP bao gồm tăng cường thu hút nguồn
vốn đầu tư, đầu tư máy móc thiết bị và phát triển cơ sở hạ tầng; Nhóm giải pháp phát
triển kỹ thuật trong sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP bao gồm: giải pháp về
chuyển đổi cơ cấu giống chè; tăng cường công tác khuyến nông và tăng cường ứng
dụng khoa học cơng nghệ; Ngồi ra, cần phải có các giải pháp phát triển liên kết sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm.

xi



THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Diep
Thesis title: “VietGAP-based tea production development in Dong Hy district, Thai
Nguyen province”
Major: Economics Management

Code: 8340410

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Dong Hy district is the second-largest by tea producing areas in Thai Nguyen
province, covering an area of over 3.2 thousand hectares, productivity is estimated at
12.1 tons per hectare and the output of fresh tea leaves reaches 34.8 thousand tons per
year. Tea plants created jobs for over 13,000 labors, accounting for about 50% of the
district’s population. Currently, the production of tea in Dong Hy are mainly in
household size, scattered and non-concentrated cultivated land, low level of intensive
farming, causes for low productivity; simultaneously, there are not many qualified
enterprises involved in tea production chain which are from linking, purchasing,
processing to consumption market; lack of knowledge; limited in pesticide
management; monitoring and inspection of food safety is still loose. In 2017, Dong Hy
district maintained the area of tea production using VietGAP standards, which had been
built in Hoa Binh, Minh Lap, Van Han, Khe Mo and Song Cau towns. At the same time,
a new safe tea planting area of 12.69 hectares appling VietGap standards was built in
Van Han commune, bringing the total area of VietGAP-based tea production was
128.31 hectares throughout the district. In order to evaluate the current situation and
recommend solutions to develop tea production based on VietGAP standards in this
area, the study on "VietGAP-based tea production development in Dong Hy district,
Thai Nguyen province" was conducted.
The main research objective were assessing the current situation, analyzing the
factors affecting the development of VietGAP-based tea production, thereby suggesting

some solutions to develop tea production using VietGAP standards in the near future.
To conduct the analysis, the study site and sample site method were used. 30 VietGAPbased tea production households and 10 traditional tea production households were
randomly selected for semi-structured interviews from Khe Mo, Minh Lap and Hoa
Trung communes. Additionally, 3 commune officials and 2 cooperatives were chosen
for in-depth interviews; Descriptive statistics method and comparison method were
applied to analyze and process data. The research indicators were as follows: criterias
reflected the area of VietGAP-based tea planted; criterias on productivity and output of

xii


tea production; criterias on results and economic efficiency... There were also other
indicators of product quality and quantity.
The results showed that the area of tea production using VietGAP standard in
Dong Hy district has increased over the years. In 2017, the area of VietGAP-based tea
production was 128.31 hectares, this corresponded to an increase of 111.48% compared
to 2016. In terms of production result, the total cost of planting, basic construction and
business periods in tea production using VietGAP standards were lower than its cost of
traditional tea production. In terms of production efficiency, the productivity of
VietGAP-based tea was much higher than traditional tea production, reaching 15 tons
per hectares. The study also indicated that the ratio between value added and
intermediate cost in VietGAP-based tea production was 2.08 times greater than that of
traditional tea production. Social and environmental efficiency were also positive.
However, accompany with those achievements, there were many limitations need to
deal with such as the area of tea production area using VietGAP standards occupied a
very tiny proportion, showing only 3.88% of total tea production area of the district; the
capital investment for production was low and the infrastructure for VietGAP-based tea
production had not been fully insured; the linkage between production and consumption
of VietGAP-based tea production was loosely... The research also considered and
analyzed the factors affecting the development of VietGAP tea production in Dong Hy

district. The policy guidelines, the planning of tea production development, resources
and so on were the main factors influencing the development of tea production with
VietGAP procedure in the study site.
Based on the current status evaluation and the factors influencing analysis, the
research proposed some measures to promote the development of VietGAP-based tea
production in Dong Hy district in the following year. Specific solutions include: to
develop the organizational forms of VietGAP-based tea production; to develop capital
and infrastructure for VietGAP-based tea production such as attracting investment
capital, investing machinery and equipment and upgrading infrastructure; Technical
solutions for VietGAP-based tea production including solution on tea seed conversion;
strengthening agricultural extension and enhancing the application of science and
technology; Finally, to enhance the linkaged between production and consumption of
VietGAP-based tea production were also proposed.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay, trong xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới, Việt Nam đang
tích cực mở rộng giao lưu với các nền kinh tế các nước, thúc đẩy kinh tế trong
nước bằng việc mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa trong đó chủ yếu là hàng
hóa nơng sản. Để có thể đẩy mạnh việc xuất khẩu thì trước mắt cần tập trung
phát triển các cây trồng, vật nuôi chủ lực. Cây chè được xác định là một trong số
các cây trồng chủ lực của nền nông nghiệp nước ta. Để có thể tăng năng suất,
chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng được các yêu cầu cao của thị trường thì phát
triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP là một hướng đi đúng đắn. Cả nước
ta hiện đang có khoảng 140.000ha đất trồng chè. Diện tích chè đang cho thu
hoạch là 130.000ha, năng suất bình quân đạt 8 tấn búp tươi/ha. Tổng sản lượng
hàng năm đạt xấp xỉ 180.000-190.000 tấn/năm. Trong đó, xuất khẩu chiếm từ 7580% tổng sản lượng với trên 110 thị trường và đăng ký bảo hộ thương hiệu trên

70 quốc gia và vùng lãnh thổ (Xuân Hải, 2015).
Huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên có diện tích chè đứng thứ hai tồn tỉnh,
với diện tích trên 3,2 nghìn ha, trong đó chè kinh doanh gần 2,9 nghìn ha, năng suất
ước đạt 121 tạ/ha/năm, sản lượng chè búp tươi đạt 34,8 nghìn tấn/năm. Cây chè tạo
cơng ăn việc làm cho trên 13 nghìn hộ dân, chiếm khoảng 50% dân số toàn huyện.
Năm 2017, huyện Đồng Hỷ duy trì diện tích chè sản xuất theo quy trình VietGAP đã
xây dựng được tại các xã Hịa Bình, Minh Lập, Văn Hán, Khe Mo và thị trấn Sông
Cầu. Đồng thời, xây dựng mới vùng chè an toàn với quy mơ 12,69ha sản xuất theo
quy trình VietGAP tại xã Văn Hán, sản xuất chè VietGap đã có sự phát triển.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được hiện nay việc sản xuất chè ở Đồng
Hỷ chủ yếu là quy mô hộ gia đình, diện tích cịn manh mún, khơng tập trung. Trong
tổng số diện tích chè trên địa bàn thì sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGap chỉ là
128,31ha (chiếm 3,88%), trong khi đó khả năng phát triển cịn cao. Các vấn đề như
quy hoạch cịn chưa được hồn thiện, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đáp ứng nhu
cầu, vấn đề liên kết chưa thực sự gắn kết, thơng tin, tiếp thị quảng bá cịn chưa tốt,
trình độ thâm canh của người sản xuất chưa cao, dẫn đến năng suất thấp; đồng thời
chưa có nhiều doanh nghiệp đủ năng lực tham gia vào chuỗi sản xuất chè, từ liên
kết, thu mua, chế biến đến bao tiêu sản phẩm, thiếu liên kết với thị trường; người
dân thiếu kiến thức; quản lý thuốc BVTV còn nhiều bất cập; tổ chức theo dõi và
kiểm tra đánh giá ATTP còn lỏng lẻo, không quản lý tận gốc.

1


Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu về phát triển sản xuất chè theo tiêu
chuẩn VietGAP nhưng chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về phát triển sản xuất chè
theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Câu hỏi
đặt ra là: Nghiên cứu phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP dựa trên cơ sở
lý luận nào? Thực trạng phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa
bàn huyện Đồng Hỷ hiện nay như thế nào? Có những bất cập gì cần giải quyết? Yếu

tố nào ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn
huyện Đồng Hỷ và Giải pháp tăng cường phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn
VietGAP trên địa bàn huyện Đồng Hỷ thời gian tới là gì?
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGap trên địa bàn huyện Đồng
Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP qua
đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn
VietGAP tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất
chè theo tiêu chuẩn VietGAP.
- Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP tại
huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất chè theo tiêu
chuẩn VietGAP tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan đến phát triển sản
xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
* Về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển sản xuất chè theo tiêu
chuẩn VietGAP, các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP

2



từ đó đề xuất các giải pháp phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP tại
huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
* Phạm vi không gian
Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
* Về thời gian
- Thông tin số liệu thứ cấp thu thập 3 năm (2015 - 2017).
- Số liệu điều tra sơ cấp trong năm 2018.
- Thời gian áp dụng các giải pháp đến năm 2020.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN VỀ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN
1.4.1. Về lý luận
Luận văn đã tập hợp, hệ thống và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về phát
triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP về khái niệm, vai trò, ý nghĩa, yêu cầu
của sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP và vận dụng vào công tác phát triển sản
xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
1.4.2. Về thực tiễn
Luận văn đã trình bày với nhiều dẫn liệu và minh chứng về các nội dung
phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh
Thái Nguyên. Từ những nội dung đó luận văn nghiên cứu và phân tích các yếu tố
ảnh hưởng. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất chè theo tiêu
chuẩn VietGAP trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới.
1.5. KẾT CẤU NỘI DUNG LUẬN VĂN
Kết cấu nội dung của Luận văn bao gồm các phần sau:
Phần 1. Mở đầu.
Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất chè theo tiêu
chuẩn VietGAP.
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu.
Phần 4. Kết quả nghiên cứu.
Phần 5. Kết luận và kiến nghị.


3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
SẢN XUẤT CHÈ THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ THEO TIÊU
CHUẨN VIETGAP
2.1.1. Các khái niệm
a. Vài nét về cây chè
Theo cổ thư, ngay từ năm 801 sau công nguyên, các nhà sư Nhật Bản tu
hành tại chùa Quốc Thanh, Thiên Đài, Chiết Giang, Trung Quốc, đã mang hạt
giống chè gieo trồng ở Hạ Huyền - Shiga Ken. Từ đó Nhật Bản phát triển nhanh
chóng thành nước xuất khẩu chè. Đến năm 828 sau cơng ngun, Triều Tiên bắt
đầu có chè (Chu Xuân Ái, 2014).
Việt Nam, Myanma và Lào, người dân đã trồng và chế biến chè từ xa xưa.
Sự phát triển chè quy mô lớn ở Việt Nam chỉ bắt đầu từ năm 1918 khi thành lập
Trạm nghiên cứu nông lâm Phú Thọ (Phú Hộ). Myanma năm 1919 mới có cơ sở
nghiên cứu chế biến chè đen. Sau thế kỷ 17, chè truyền bá nhanh hơn bằng “con
đường chè” trên đất liền và trên biển. Thầy thuốc Andreas Cleyer người Đức, đã
nhập hạt chè lần đầu năm 1654, để trồng tại Java và Sumatra của Indonesia. Năm
1780 Công ty Đông Ấn Độ của nước Anh đã nhập giống chè từ Trung Quốc để
trồng tại Ấn Độ và Bangladesh. Ngay từ thế kỷ 18 Sri Lanka đã nhập hạt chè
Trung Quốc để trồng thử tại vươn bách thảo Peredenia. Sau khi các đồn điền cà
phê đã bị bệnh gỉ sắt xoá sổ, nên mới chuyển sang trồng chè mạnh mẽ với quy
mô rất lớn. Năm 1833, nước Nga Sa Hoàng đã nhập cây chè con từ Trung Quốc
về trồng tại Crưm, bờ biển Đen; rồi ở Grudia, Azecbaizan, Krasnodar. Malaixia,
năm 1914 nhập giống Trung Quốc trồng tại Kuala Lampur (Chu Xuân Ái, 2014)
Trong những năm 20 của thế kỷ 19, người Anh đã lần lượt đầu tư trồng
chè tại Châu Phi, ở Malavi, Kênia, Uganđa, Tanzania. Những năm 1950, Mali,
Ghinê, Pakistan trồng và chế biến chè. Chè Nam Mỹ, Nhật Bản trồng cuối thế kỷ

19 tại Coriantes, Tucuman. Australia, năm 1940 bắt đầu nhập giống của Trung
Quốc và Nhật Bản trồng ở Queensland, đảo Tasmania (Australia. và Nelson (Niu
Dilân). Đến nay cây chè đã được phân bố từ 330 Vĩ tuyến Nam (Miosiones,
Argentina. đến 490 Vĩ tuyến Bắc (Sochi Krasnodar, Nga..
Vùng nguyên sản cây chè là vành đai Á Nhiệt đới, có đặc điểm nhiệt độ

4


ơn hồ, khí hậu ẩm ướt. Các vùng chè trên thế giới đều nằm trong vùng khí hậu
Á Nhiệt đới và Nhiệt đới, từ 330 vĩ Nam đến 490 vĩ Bắc.
Các vùng chè giữa 160 vĩ Nam đến 200 vĩ Bắc là thích hợp nhất; cây chè
sinh trưởng quanh năm mà khơng có thời kỳ ngủ nghỉ rõ rệt. Tại các vùng chè
trên 200 vĩ Bắc, trong chu kỳ sinh trưởng cây chè có thời kỳ ngủ nghỉ rõ rệt.
Phân bố và hiện trạng các vùng chè thế giới:
Vùng biên khu Kratxnôda Liên Xô trên núi Sôchi là khu vực chè ở vĩ
tuyến Bắc cao nhất bắc bán cầu ; vùng chè của Achentina là khu vực chè ở vĩ
Nam thấp nhất nam bán cầu; vùng chè tập trung nhất là ở giữa 6 - 220 vĩ Bắc.
Đến nay trên thế giới đã có 59 nước trồng chè ở các quy mô sản xuất khác nhau,
phân bố ở khắp 5 châu.
Châu Á 20 nước: Trung Quốc, Ấn Độ, Sri Lanka, Đài Loan, Indonesia, Nhật
Bản, Thổ Nhĩ Kỳ, Bangladesh, Iran, Myanma, Nepal, Việt Nam, Thái Lan, Lào,
Malaysia, Nêpan, Philipin, Triều Tiên, Apganistan, Pakistan.
Châu Phi 21 nước: Kênia, Malavi, Uganđa, Tanzania, Môzambich, Ruanda,
Mali, Ghinê, Môrixơ, Nam Phi, Ai Cập, Cônggô (Zaia., Camêrun, đảo Rêuyniông,
Tchat, Rôđêzia, Abitxini, Burunđi, Marốc, Angiêri, và Zimbabuê.
Châu Mỹ 12 nước: Achentina, Braxin, Pêru, Côlômbia, Êcuađo,
Guatêmala, Paraguay, Hamaica, Mêhicô, Bôlivia, Guyana.
Châu Đại dương 3 nước: Papua Tân Ghinê, Fiji và Australia.
Châu Âu 3 nước: Grudia, Azerbhaijan và Nga.

Sản lượng chè Châu Á từ trước đến nay chiếm 80% sản lượng thế giới.
Theo số liệu Uỷ ban chè thế giới (ITC. những năm cuối Thế kỷ 20 đã có
trên một nửa dân số thế giới uống chè, gần 60 nước sản xuất chè chính trên thế
giới. Qua 10 năm từ 2000 đến 2009:
- Diện tích chè thu hoạch tăng từ 2.689.144 ha lên 3.275.606 ha (tăng
21,8%);
- Tổng sản lượng tăng từ 2.948.250 tấn lên 3.794.964 tấn (tăng 28,7%);
trong đó, sản lượng chè xuất khẩu tăng từ 1.257.489 tấn lên 1.549.435 tấn (tăng
23,2%). Hiện có tới 140 nước nhập khẩu chè cho tiêu dùng, trong đó Châu Âu –
31, Châu Mỹ – 20, Châu Phi – 47, Châu Á - 35, Châu Đại Dương – 4, còn lại là
một số vùng lãnh thổ khác (Chu Xuân Ái, 2014).

5


b. Khái niệm phát triển và phát triển sản xuất
Cho đến nay có nhiều nghiên cứu đã nhiều định nghĩa khác nhau về phát
triển đại diện cho mỗi cách đánh giá khác nhau về phát triển.
Theo Ngân hàng thế giới (WB.: phát triển là sự tăng trưởng về kinh tế,
bao gồm những thuộc tính liên quan khác, đặc biệt là sự bình đẳng về cơ hội, tự
do về chính trị và các quyền tự do của con người (World Bank, 1992).
Theo MalcomGills – Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương: phát
triển bao gồm sự tăng trưởng và thay đổi cơ bản trong cơ cấu nền kinh tế, sự tăng
lên của sản phẩm quốc dân, sự đơ thị hố, sự tham gia của các dân tộc của một
quốc gia trong quá trình tạo ra các thay đổi trên.
Theo tác giả Raaman Weitz: “Phát triển là một quá trình thay đổi liên tục
làm tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những thành quả
tăng trưởng trong xã hội”. Có thể hiểu sự phát triển được hình thành bởi nhiều yếu
tố, nó là một q trình thay đổi phức tạp của tập hợp các phạm trù: vật chất, tinh
thần, sống, niềm tin, các quan hệ xã hội khác… Tuy nhiên, phát triển kinh tế được

hiểu là sự lớn lên về mọi mặt như: tăng lên về số lượng, tốt hơn về chất lượng, cân
đối, hiệu quả, công bằng, đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Phát triển kinh tế không
chỉ tạo ra nhiều hơn về số lượng của cải vật chất, tốt hơn về chất lượng mà cịn bao
gồm cả phân phối cơng bằng lợi ích xã hội. Nó bao gồm tăng trưởng kinh tế cùng
với những thay đổi về chất của nền kinh tế (như phúc lợi xã hội, tuổi thọ, v.v.) và
những thay đổi về cơ cấu kinh tế (giảm tỷ trọng của khu vực thô sơ, tăng tỷ trọng
của khu vực chế biến và dịch vụ). Phát triển kinh tế là một quá trình hồn thiện về
kinh tế, xã hội, mơi trường, thể chế trong một thời gian nhất định.
Nội dung của phát triển kinh tế bao gồm: sự tăng lên của tổng sản phẩm
quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc dân (GNP) và GDP theo đầu người; Sự
biến đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, thể hiện ở tỷ trọng các ngành dịch vụ
và công nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân tăng lên, tỷ trọng nông nghiệp
giảm xuống; Mức độ thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của xã hội thể hiện bằng sự
tăng lên của thu nhập thực tế, chất lượng giáo dục, y tế,… mà mỗi người dân
được hưởng. Phát triển cũng được hiểu là đáp ứng nhu cầu hiện tại, nhưng để
đảm bảo phát triển bền vững thì phát triển hiện tại phải khơng làm tổn thương
đến nhu cầu phát triển của tương lai. Do đó trên thế giới đã xuất hiện khái niệm
mới là “phát triển bền vững”. Như vậy phát triển bền vững phải lồng ghép các

6


vấn đề kinh tế, xã hội với bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Phát triển
kinh tế, xã hội và quản lý môi trường vững chắc là những mặt bổ sung cho nhau
trong một chương trình hành động, cho thế hệ tương lai được thừa hưởng thành
quả của thế hệ hiện tại dưới dạng giáo dục, khoa học, kỹ thuật, kiến thức và các
nguồn lực khác. Như vậy phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về
mọi mặt của nền kinh tế. Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả
về lượng và về chất, nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ q trình hồn thiện của
hai vấn đề kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia (Vũ Thị Ngọc Phùng, 2006).

Phát triển bên cạnh tăng thu nhập bình qn đầu người, cịn bao gồm cả
các khía cạnh như nâng cao phúc lợi nhân dân, nâng cao các tiêu chuẩn sống,
cải thiện giáo dục, cải thiện sức khoẻ và đảm bảo sự bình đẳng cũng như
quyền cơng dân. Phát triển còn là sự tăng bền vững về các tiêu chuẩn sống,
bảo gồm tiêu dùng vật chất, giáo dục, sức khoẻ và bảo vệ môi trường. Phát
triển là những thuộc tính quan trọng và liên quan khác, đặc biệt là sự bình
đẳng về cơ hội, sự tự do về chính trị và quyền tự do cơng dân của con người
(Vũ Thị Ngọc Phùng, 2016).
c. Khái niệm VietGAP
VietGAP (là cụm từ viết tắt của: Vietnamese Good Agricultural Practices)
có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam, do Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm thủy
sản, trồng trọt, chăn ni. VietGAP là những ngun tắc, trình tự, thủ tục hướng
dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch nhằm đảm bảo an
toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người
sản xuất và người tiêu dùng; đồng thời bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn
gốc sản xuất (Trung tâm thông tin nghiên cứu và phát triển, 2010).
2.1.2. Vai trò, ý nghĩa của phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP
2.1.2.1. Giúp cho sản xuất chè phát triển ổn định
Thực trạng sản xuất chè Việt Nam cho thấy đa phần là năng suất lao động
thấp, diện tích manh mún nhỏ lẻ, năng suất thu hoạch thấp khiến thu nhập của
người trồng chè chưa đảm bảo cuộc sống và khó có cơ hội tái đầu tư. Mặt khác
cũng cần nhìn nhận là việc tranh mua tranh bán mặc dù chỉ là giá thấp vẫn xảy ra
nên còn hiện tượng nhiều vùng sản xuất chè phơi, chè chất lượng thấp, khơng
tn thủ quy trình quy định đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm… làm ảnh hưởng

7


tới uy tín xuất khẩu. Nhược điểm lớn nhất vẫn là kỹ thuật chăm sóc và thu hái

của người sản xuất, việc thu hái “tận diệt” và cách đầu tư chăm sóc theo kiểu
“bóc màu” của một số nơng dân và doanh nghiệp sản xuất chè những năm qua
đã làm cho chè trở nên không ổn định, ảnh hưởng lớn tới phát triển kinh tế. Bên
cạnh đó là sự tàn phá ghê gớm của nạn chè vàng, chè bẩn đối với ngành công
nghiệp chế biến chè ở nhiều vùng. Hệ quả là hàng loạt doanh nghiệp chè lao đao
khốn khó, khơng ít doanh nghiệp phải ngừng hoạt động. Việc sản xuất chè theo
tiêu chuẩn an toàn như VietGAP là rất quan trọng góp phần đảm bảo năng suất,
chất lượng chè phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, mang lại thu
nhập cho người nông dân (Đỗ Thị Bắc, 2007).
2.1.2.2. Góp phần khai thác sử dụng tốt các nguồn lực, nâng cao hiệu quả
kinh tế cho sản xuất chè
Theo Hồng Ngọc Lĩnh (2007), nguồn lực có vai trị quan trọng đối với
quá trình phát triển sản xuất. Sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP đòi hỏi khai
thác sử dụng tốt nhiều nguồn lực cho phát triển, trong đó đất đai, lao động, tiền
vốn và công nghệ là những nguồn lực quan trọng nhất. Nghiên cứu phát triển sản
xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP sẽ giúp nâng tầm hiểu biết, đánh giá đúng và
có các giải pháp huy động tối đa các nguồn lực nhằm thúc đẩy quá trình phát
triển sản xuất chè trên địa bàn. Địa phương sản xuất chè muốn nhanh chóng thốt
khỏi tình trạng yếu kém, lạc hậu cần phải phát hiện và sử dụng hợp lí, có hiệu
quả các nguồn lực sẵn có, đồng thời tranh thủ các nguồn lực từ các Bộ, ngành
trung ương cho địa phương. Mục đích cuối cùng của sản xuất là đem lại hiệu quả
kinh tế cao nhất. Do đó, phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP sẽ góp
phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho sản xuất chè.
2.1.2.3. Gắn kết các tác nhân trong sản xuất chè, giúp họ có thu nhập ổn định
và tham gia xây dựng nông thôn mới
Giá trị tạo ra từ sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP là nguồn thu nhập
chính của các tác nhân tham gia sản xuất chè. Do đó, phát triển sản xuất chè theo
tiêu chuẩn VietGAP sẽ gắn kết các tác nhân trong sản xuất và có vai trò tạo
nguồn thu nhập ổn định cho các hộ sản xuất, các cá nhân và các doanh nghiệp
này. Hơn nữa, nền kinh tế của các địa phương phụ thuộc vào các ngành sản xuất

trong vùng và lẽ dĩ nhiên sự phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP
cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững nền kinh tế - xã hội của toàn
vùng (Đỗ Thị Bắc, 2007).

8


2.1.2.4. Tạo cơng ăn việc làm ổn định, góp phần xóa đói giảm nghèo một cách
bền vững
Hiện nay, việc phát triển sản xuất chè đã được nhiều địa phương xác định
là chương trình kinh tế nơng nghiệp trọng điểm vì thế nhiều năm nay cây chè
được xác định là cây mũi nhọn nên luôn được đầu tư thâm canh tăng nhanh về
diện tích, năng suất và sản lượng, người dân trồng chè đã coi cây chè là cây xóa
đói giảm nghèo góp phần cải thiện điều kiện sống của người nơng dân. Chè là
cây truyền thống, có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ và đang phát triển
theo hướng hàng hóa hình thành vùng sản xuất tập trung gắn với cơ sở chế biến.
Từ đó tạo cơng ăn việc làm, tăng thu nhập, cải thiện điều kiện sống của người
dân. Phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP sẽ góp phần quan trọng vào
giải quyết thêm việc làm cho hàng nghìn lao động, góp phần từng bước nâng cao
đời sống, bảo vệ môi trường và làm thay đổi nhận thức của một bộ phận người
dân theo hướng sản xuất hàng hoá (Nguyễn Hữu Khải, 2005).
2.1.2.5. Củng cố, phát triển nghề truyền thống, phát huy kinh nghiệm sản xuất
góp phần ổn định an ninh, trật tự và an tồn xã hội
Ở nước ta hiện nay có rất nhiều làng nghề chè truyền thống. Việc phát
triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP cùng với việc áp dụng các khoa học
kỹ thuật mới trong sản xuất chè đã đã giúp khôi phục lại làng nghề truyền thống
đang dần bị mai một do năng suất và chất lượng thấp. Làng nghề phát triển đã
giúp người dân được tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống. Việc
phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP từ đó góp phần xóa đói giảm
nghèo, ổn định an ninh trật tự và an toàn xã hội trong vùng, phát huy kinh

nghiệm sản xuất, củng cố và phát triển nghề truyền thống của địa phương. Ngược
lại sản xuất chè chỉ có thể phát triển bền vững khi tạo được, ổn định được cơng
ăn việc làm và có những đóng góp thiết thực cho cơng cuộc xóa đói giảm nghèo
tại địa phương (Nguyễn Hữu Khải, 2005).
2.1.2.6. Góp phần cải thiện mơi trường
Phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP còn góp một phần khơng
nhỏ vào bảo vệ mơi trường. Việc triển khai phát triển sản xuất chè theo tiêu
chuẩn VietGAP có ý nghĩa quan trọng trong việc thay đổi tập quán canh tác chè
theo hướng truyền thống sang thâm canh cây chè theo hướng sản xuất hàng hóa,
nhằm mang lại năng suất, chất lượng cao. Việc hạn chế sử dụng các loại phân

9


hóa học, phân tươi, hóa chất BVTV bừa bãi, nước tưới không đảm bảo, cũng như
các vùng đất không đủ điều kiện trồng chè sẽ hạn chế được tiếp thêm các dư
lượng hóa chất khơng an tồn vào mơi trường đất, nước và khơng khí. Với mục
đích đảm bảo an toàn thực phẩm, an toàn cho người sản xuất và bảo vệ mơi
trường thì việc áp dụng VietGAP vào sản xuất chè là thực sự quan trọng và có ý
nghĩa thực tiễn (Nguyễn Văn Tạo, 2005).
2.1.3. Nội dung nghiên cứu phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP
2.1.3.1. Phát triển quy mô sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP
Lợi thế kinh tế nhờ quy mô được hoạch định và sử dụng triệt để trong sản
xuất kinh doanh. Nội dung chính là nếu sản xuất với quy mơ càng lớn thì chi phí
và giá thành trên một đơn vị sản phẩm sẽ càng giảm, làm gia tăng lợi nhuận và
khả năng cạnh tranh. Trong kinh tế vi mô, lợi thế có được nhờ vào quy mơ sản
xuất, với chi phí trên mỗi đơn vị đầu ra thường giảm đi với quy mơ ngày càng
tăng khi chi phí cố định được chia đều trên mỗi đơn vị đầu ra (Lê Hồng Vân,
2017). Hiện nay, việc sản xuất chè ở nước ta vẫn gặp nhiều khó khăn do hàng
nghìn hộ sản xuất, chế biến chè xanh và chè đặc sản nhỏ lẻ theo kiểu truyền

thống. Hơn nữa, các cơ sở chế biến nhỏ tự phát không theo quy hoạch với công
nghệ chắp vá, lạc hậu. Nguyên liệu chè cung cấp cho chế biến chủ yếu từ các
giống có chất lượng thấp, quy mơ sản xuất nhỏ với bình qn khoảng 0,2 ha/hộ,
sản xuất kém bền vững. Để phát triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP đạt
hiệu quả mong muốn trước tiên phải gia tăng về mặt sản lượng. Điều đó địi hỏi
quy mô phải được mở rộng, đây là tiền đề đầu tiên để có thể tăng năng suất, giảm
chi phí, giá thành từ đó nâng cao kết quả và hiệu quả về mặt kinh tế trong phát
triển sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP (Lê Hồng Vân, 2017).
2.1.3.2. Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất chè theo tiêu chuẩn
VietGAP
+ Hộ nông dân: Hộ nông dân (nông hộ) là những hộ gia đình chủ yếu hoạt
động nơng nghiệp, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá, và hoạt động phi nơng nghiệp
ở nơng thơn nhưng khó phân biệt các hoạt động có liên quan với nơng nghiệp và
khơng có liên quan với cơng nghiệp. Hay nói cách khác, nơng hộ có phương tiện
kiếm sống từ ruộng đất và sử dụng chủ yếu lao động gia đình và sản xuất; ln
nằm trong hệ thống kinh tế rộng lớn nhưng về cơ bản được đặc trưng tham gia
một phần vào thị trường với mức độ chưa hoàn chỉnh (Wikipedia, 2017). Hộ

10


nông dân sản xuất chè chủ yếu ở quy mô nhỏ, quy mơ sản xuất chè ngun liệu
bình qn chỉ khoảng 0,3 - 0,4 ha/hộ, cho nên khó tiếp cận các tiến bộ kỹ thuật
và chứng nhận chè. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng còn hạn chế, phần lớn diện tích chè
phụ thuộc vào nước trời, chưa phát huy năng suất của giống. Thêm vào đó, mức
đầu tư phân bón của hộ cho chè nhìn chung cịn thấp, mất cân đối và chưa đáp
ứng nhu cầu thâm canh (Lê Hồng Vân, 2017).
+ Trang trại: Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hố
trong nơng nghiệp, nơng thơn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy
mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng

thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản.
Phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ
thuật, kinh nghiệm quản lý góp phần phát triển nơng nghiệp bền vững; có việc
làm tăng thu nhập, khuyến khích làm giàu đi đơi với xố đói giảm nghèo; phân
bổ lao động, dân cư xây dựng nông thôn mới. Q trình chuyển dịch, tích tụ
ruộng đất đã hình thành các trang trại gắn liền với q trình phân cơng lại lao
động ở nông thôn, từng bước chuyển dịch lao động nông nghiệp sang làm các
ngành phi nông nghiệp, thúc đẩy tiến trình cơng nghiệp hố trong nơng nghiệp và
nơng thôn (Lê Hồng Vân, 2017).
+ Tổ hợp tác: Theo quy định tại Khoản 1, Điều 110 Bộ luật Dân sự 2005
“Tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của Uỷ
ban nhân dân xã, phường, thị trấn của từ ba cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài
sản, cơng sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng
chịu trách nhiệm là chủ thể trong các quan hệ dân sự”. Tổ hợp tác là hình thức
hợp tác đơn giản, có khả năng áp dụng rộng rãi, liên kết những người dân có hoạt
động sản xuất nhỏ lẻ, vốn ít, dễ bị thiệt thòi khi tham gia thị trường, cùng thực
hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao năng lực sản xuất và mua
bán hàng hóa nơng sản, tăng khả năng tiếp cận thị trường, góp phần thúc đẩy
kinh tế nông nghiệp nông thôn.
+ Hợp tác xã: Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư
cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương
trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng
nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng
và dân chủ trong quản lý hợp tác xã (Luật HTX, 2012). Hợp tác xã sản xuất chè
là hình thức sản xuất phát huy được sức mạnh của tập thể, với lợi thế về quy mô

11



×