PHẦN A: MỞ ĐẦU
Trong đời sống xã hội hiện nay vấn đề quan liêu, tham ô,
lãng phí một tệ nạn gây nhức nhối và nó gắn liền với nhiều tệ
nạn khác như buôn lậu ...
Quan liêu, tham ô là lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu
nhân dân , ăn hối lộ tiền ,của nhân dân và ăn cắp tài sản của nhà
nước .Hầu hết các đối tượng tham ô đều ở vò trí nắm giữ cơ sở vật
chất nhà nước ,người có chức vụ quyền hạn cụ thể là cán bộ,
nhân viên cơ quan nhà nước .
Các tổ chức xã hội dựa vào chức quyền của mình để làm
việc phi pháp .Từ nhiều năm qua Đảng và nhà nước ta đã đặc biệt
quan tâm đến vấn đề này , nhiều nghò quyết ,chỉ thò , quyết đònh
được ban hành nhằm vận động chấn chỉnh làm trong sạch và nâng
cao sức chiến đấu của các tổ chức Đảng . Đồng thời xác đònh
những nguy cơ đang tác động lớn đến công cuộc xây dựng chủ
nghóa xã hội ở Việt Nam mà biểu hiện của nó đang diễn ra hằng
ngày , hằng giờ đó là bệnh quan liêu, tham ô , lãng phí .
Thực tế trong những năm qua công tác đấu tranh chống
quan liêu,tham ô , lãng phí đã đạt được những kết qủa nhất đònh.
Các vụ vi phạm ngày càng được phát hiện nhiều hơn, thu hồi một
phần tài sản không nhỏ của nhà nước và nhân dân, xử lý nghiêm
minh những vi phạm đúng với hậu qủa ,tội trạng mà các đối tượng
đã gây ra .Mặt khác tác động lớn đến sự nhận thức của các cấp
ủy , chính quyền , đảng viên ngày một khá hơn .
Tuy nhiên cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham ô , lãng phí
còn nhiều hạn chế , tình hình ngăn chặn phát hiện và xử lý nhiều
nơi còn chưa phản ánh đúng thực tế .Tham ô ngày càng tinh vi
dưới nhiều hình thức ,có tổ chức và được bao che thậm chí nhiều
Tiểu luận tốt nghiệp trang1
lúc gây khó khăn không nhỏ trong công tác điều tra xử ly,ù nhiều
vụ phát hiện sau nhưng hậu qủa thì lại cao hơn vụ trước. Tệ quan
liêu , tham ô đã gây hậu qủa lớn đến công cuộc xây dựng và bảo
vệ tổ quốc ,làm suy yếu hệ thống chính trò, làm tha hóa biến chất
một bộ phận không nhỏ cán bộ , đảng viên và là một nguy cơ
thách thức cho một xã hội và quốc gia trên con đường phát triển .
Do đó việc chống quan liêu , tham ô , lãng phí phải dược
thực hiện một cách kiên quyết ,triệt để trong toàn bộ máy ở tất cả
các cấp ,các ngành từ trung ương đến đòa phương cơ sở và xem
đây là vấn đề nóng bỏng , bức bách nhất hiện nay .
Tiểu luận tốt nghiệp trang2
PHẦN B: NỘI DUNG
I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN :
Bác Hồ đã chỉ rõ: Bệnh quan liêu hết sức nguy hiểm.
Những người và những cơ quan nào mắc phải bệnh này thì “có
mắt mà không thấy suốt, có tai mà không nghe thấu, có chế độ
mà không giữ đúng, có kỷ luật mà không nắm vững”(1). Nguy
hiểm hơn, bệnh quan liêu đã ấp ủ, dung túng, che chở cho nạn
tham ô, lãng phí. Có nạn tham ô, lãng phí là vì có bệnh quan liêu.
Nơi nào bệnh quan liêu càng nặng thì nơi ấy càng nhiều lãng phí,
tham ô. Bệnh quan liêu không phải đơn thuần là sai lầm về tác
phong, phương pháp công tác mà chính là một căn bệnh nguy
hiểm, tác động đến lập trường tư tưởng, đạo đức cách mạng, ảnh
hưởng trực tiếp đến tồn vong của Đảng và Nhà nước… Nó làm
“biến dạng” các tổ chức đảng và cơ quan nhà nước dẫn đến cửa
quyền, coi thường quần chúng, làm khó cho họ... Do tác hại to lớn
mà Bác Hồ đã lên án tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ
thù của nhân dân, là “giặc ở trong lòng”, “giặc nội xâm”, là tội
ác.
Bác chỉ rõ: Những cán bộ và cơ quan mắc bệnh quan liêu thường
không đi sâu, đi sát phong trào, không nắm được tình hình cụ thể
của đơn vò, đòa phương mình, không gần gũi học hỏi quần chúng…
Họ ngại đi xuống cơ sở để hiểu đúng thực tế. Bác bảo: Biểu hiện
bệnh quan liêu rất nhiều, nhưng bộc lộ rõ nhất là xa rời quần
chúng và xa rời thực tế. Bác chỉ rõ một số nguyên nhân cơ bản
dẫn đến bệnh quan liêu: Do cái tâm người cán bộ, đảng viên,
công chức nhà nước không trong sáng, động cơ vào Đảng không
rõ ràng, giác ngộ Đảng thấp, quan điểm quần chúng lệch lạc…
Tiểu luận tốt nghiệp trang3
Nghò quyết Trung ương 9 (khóa IX) đã nhấn mạnh: “Bức
xúc nhất hiện nay là tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí,
suy thoái về tư tưởng, chính trò và phẩm chất đạo đức, lối sống
của một bộ phận cán bộ, đảng viên…”. Mới đây, Kết luận số
04/TƯ của Ban chỉ đạo TƯ 6 (2) đã nêu: Trong 2 năm qua, cuộc
vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đấu tranh chống tham
nhũng, lãng phí đã tạo ra những chuyển biến tích cực, nhưng vẫn
chưa đạt yêu cầu, chưa tạo được những chuyển biến cơ bản, chưa
chặn đứng và đẩy lùi được tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí.
Trong thực tế hiện tượng quan liêu, tham nhũng, lãng phí đã,
đang diễn ra hết sức phức tạp.
Theo ông Trần Bạch Đằng thì “ quan liêu là sản phẩm của một
cơ chế lấy đẳng cấp làm chuẩn , lấy quyền lực làm phương châm
hành xử , lấy hư danh làm xúc cảm . Người ta thường đổ cho chế
độ phong kiến vỗ béo bệnh quan liêu . Quả vua chúa đã gây ra tai
nạn này nhưng không phải chỉ có vua chúa , chế độ tư sản cũng
quan liêu không kém . Ngay ở những nước mà vua chúa, tư bản
cuốn gói đi từ lâu , bệnh quan liêu vẫn ở lại . Không chỉ “muôn
tâu bệ hạ ” , “ khép nép kính trình ông chủ ” mà ngay gọi nhau
bằng đồng chí ở nơi này nơi khác với “ báo cáo với anh ” vẫn
chứa vi trùng quan liêu . Có quan liêu thời bao cấp và có luôn
quan liêu thời kinh tế thò trường . Những thủ tục , những lề lối nào
phê duyệt, nào thông qua , nào xét đơn , nào duyệt dự án này ,
dự án kia v...v... như một số sơ đồ của mọi hành trình quan liêu .
Đôi khi quan liêu không đồng nghóa với tham nhũng , song một
cái hấp hàm , một cái quắc mắt , tròch thượng trò giá không kém
hơn một vụ ăn hội lộ . Đồng bào ta tham phiền khi có việc đến
cửa công . Những cán bộ trẽ tiếp dân lạnh hơn “ gió mùa đông
Tiểu luận tốt nghiệp trang4
bắc ” . Những người ấy không cần biết những nhu cầu bức xúc
của dân còn nói gì đến nổi khổ của dân . Guồng máy của Đảng
và Nhà nước tắc nghẽn từ những nhân vật : người gác cổng ,
người thư kí riêng của thủ trưởng .” (2)
Tệ quan liêu biểu hiện ra bằng những mệnh lệnh , hách dòch ,
cửa quyền , ức hiếp , và đàn áp quần chúng , độc đoán chuyên
nghề , đặc quyền , đặc lợi ; sợ dân chủ và công khai .Ngoài ra
quan liêu còn phô trương , hình thức , thích tăng quan tiến chức ,
thích đòa vò , thích chức vụ , muốn một bộ máy tổ chức cồng kềnh
nhiều tầng nấc , nhiều biên chế, nhưng là một bộ máy không có
hiệu lực, một bộ máy ăn bám.
Quan liêu vô trách nhiệm , bảo thủ , trì trệ , sợ trách nhiệm và
lẫn tránh những vấn đề do thực tiễn đặt ra. Như chúng ta đã biết
Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất mà còn phải phát biểu
rằng các bộ trưởng cần nghiêm túc hơn trong vấn đề chất vấn , bộ
trưởng đi công tác đúng lúc chất vấn thế này như đi du ngoạn . Bộ
trưởng khác thì nhận kiến nghò của nhân dân mấy tháng sau mới
trả lời , khi trả lời thì sai nặng nề (3) . Ấy chính vì quan liêu vô
trách nhiệm mà các bộ trưởng lẩn tránh những vấn đề do Quốc
hội chất vấn , vậy là đi ngược lại dân chủ , xem thường kiến nghò
của nhân dân .
Chính Thủ Tướng Phan Văn Khải trong kì họp Quốc Hội cuối
năm 1999 có nêu vấn đề chính sách đúng đắn của Chính phủ đôi
khi bò méo mó biến dạng qua những tầng lớp qua liêu Và cũng
chính vì quan liêu mà niềm tin của nhân dân vào Đảng suy
giảm .“... hình ảnh “Đảng là đạo đức ” đang có sự suy giảm trong
lòng nhân dân , do một bộ phận cán bộ , đảng viên mắc vào quan
liêu, tham nhũng . Họ là số ít nhưng họ lại ở trong số những
Tiểu luận tốt nghiệp trang5
người có chức , có quyền nên tác hại không nhỏ .”(4) Đó cũng là
trăn trở day dứt đối với một bộ phận trong nội bộ Đảng và Chính
quyền hư hỏng , thoái hoá làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và
nhà nước . Bệnh quan liêu trong bộ máy hành chính đã gây trắc
trở về thông tin giữa người lãnh đạo với cơ sở , với dân vẫn còn
tồn tại trong bộ máy của Đảng và nhà nước ta hiện nay .(5)
Chúng ta thấy tệ quan liêu tai hại biết chừng nào , phải tìm
ra những biện pháp để chống chủ nghóa quan liêu .Vấn đề cơ bản
nhất , quyết đònh nhất là thực hiện chế độ dân chủ xã hội chủ
nghóa ; hoàn thiện các hình thức dân chủ đại diện .
Thí dụ Quốc hội phải là cơ quan quyền lực cao nhất đúng
nghóa do dân bầu ra và có quyền bãi nhiệm những thành viên
trong Chính phủ làm việc kém năng lực . Thu hút nhân dân lao
động vào việc tham gia quản lý nhà nước , quản lý kinh tế , phát
triển những hình thức dân chu,û nhân dân trực tiếp quản lý .
Kế đến là vấn đề cải cách bộ máy tổ chức nhà nước , cơ
cấu tổ chức và cơ chế quản lý của nhà nước ; đònh rõ chức năng
lãnh đạo của Đảng và quản lý của nhà nước ; đònh rõ chức năng
lãnh đạo của Đảng và quản lý của nhà nước . Tinh giảm bộ máy
nhà nước cho gọn nhe bớt cồng kềnh .
Chúng ta thấy hai vấn đề trên , thực hiện chế độ dân chủ xã
hội chủ nghóa và cải cách bộ máy tổ chức là hai phạm trù độc lập
nhưng gắn bó mật thiết với nhau .
Theo chủ tòch Trần Đức Lương thì cải cách hành chính phải
được tập trung vào ba tuyến chủ yếu : một là phải thực hiện cho
bằng được quyền dân chủ của nhân dân , nhất là dân chủ cơ sở .
Gắn các phong trào thi đua yêu nước với thực hiện quyền dân chủ
Tiểu luận tốt nghiệp trang6
là để xoá quan liêu , khắc phục sự xa cách giữa hệ thống chính
quyền , công chức Nhà nước với nhân dân . Chúng ta đã có quy
chế , đã có nhiều kinh nghiệm quý báu , cần được triển khai một
cách sâu rộng . Hai là phải tập trung chống tham nhũng , chống
tiêu cực , chống sự sách nhiễu của cán bộ , công chức đối với
dân .
Tất cả những Nghò quyết trung ương 6 lần 2, pháp lệnh
chống tham nhũng , pháp lệnh thực hành tiết kiệm chống lãng phí
cần được tổ chức thực hiện một cách có hiệu qủa ba là phải tiếp
tục hoàn thiện hệ thống chính sách ,hoàn thiện hệ thống luật pháp
, như quốc hội chúng ta đang làm, khắc phục cho được những bất
hợp lý , tránh sự chồng chéo và hướng dẫn thi hành cho sát với cơ
sơ,û sát với người dân, để mọi công dân ,mọi tổ chức trong xã hội
ta đều am hiểu pháp luật , chủ động chấp hành pháp luật . Đó là
những điều rất cơ bản trong qúa trình thúc đẩy cải cách hành
chính ở nước ta .
Ngoài ra , để cải cách nền hành chánh vừa cồng kềnh , nặng
nề vừa kém hiệu qủa này chúng ta phải xem xét thêm ba mặt :
một là hệ thống tổ chức ,hai là chế độ trách nhiệm và ba là cơ
chế vận hành của tổ chức này .Chỉ xem xét và giải quyết riêng
vấn đề bộ máy cồng kềnh không thì chưa đủ ,còn chế độ trách
nhiệm là yếu tố rất quan trọng, vì hiện nay nhiều chủ trương
chính sách thực hiện không tốt nhưng trách nhiệm không rõ .Vì
vậy chúng ta vừa phải giải quyết hệ thống tổ chức bộ máy ,làm
sao cho nó bớt chồng chéo ,bớt xa cách với dân , vừa phải tăng
cường và xác đònh rõ ràng chế độ trách nhiệm của mỗi cán
bộ,công chức .Về cơ chế vận hành ,hiện nay không phải chỉ có
cấp trên quan liêu mà tệ quan liêu ,xa cách dân cũng khá nặng nề
Tiểu luận tốt nghiệp trang7